intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần Thơ hiện đại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần Thơ hiện đại Việt Nam" nghiên cứu với mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng và phát huy những kiến thức đã học để làm tốt phần thơ hiện đại Việc Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần Thơ hiện đại Việt Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ o0o ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “KINH NGHIỆM ÔN THI MÔN NGỮ VĂN 9 PHẦN THƠ  HIỆN ĐẠI VIỆT NAM”                             Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn                             Cấp học: Trung học cơ sở                             Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương                             Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh                             Chức vụ: Giáo viên 1
  2. NĂM HỌC 2021­2022 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I ­ Lí do chọn đề tài  Để  đáp  ứng được những yêu cầu đổi mới của sự  phát triển giáo dục  trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới chương   trình đặt ra nhiều yêu cầu với các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong nhà   trường, đặc biệt là đổi mới trong hoạt động sư  phạm của giáo viên.Vậy làm  thế nào để học sinh có thề nắm bắt được cách làm bài theo hướng đổi mới  và  đạt kết quả  tốt trong các kì thi ­ đặc biệt là với học sinh lớp 9 trong kì thi  tuyển sinh vào lớp 10 đang ở phía trước? Trong môn Ngữ  văn bậc THCS nói chung và môn Ngữ  văn lớp 9 nói  riêng, phần thơ  hiện đại chiếm dung lượng   khá lớn trong cấu trúc chương  trình . Nó phản ánh nhiều mặt với các mảng đề tài khác nhau trong cuộc sống,  chiến đấu, lao động của nhân dân ta từ sau CMT8/ 1945 cho đến sau năm 1975   khi đất nước ta đã hòa bình, non sông đã thu về  một mối. Qua các tác phẩm  thơ, học sinh có thể  cảm nhận được tình đồng chí đồng đội cao đẹp của  những anh bộ đội Cụ  Hồ trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp ( bài Đồng  chí của Chính Hữu), hay tinh thần lạc quan dũng cảm càng phong thái ung  dung của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn ( Bài thơ  về  tiểu đội xe không   kính­ Phạm Tiến Duật)  .  Qua các tác phẩm thơ, các em cũng sẽ  cảm nhận   được khí thế  lao động đầy hào hứng mê say khi miền Bắc đang tiến lên chủ  nghĩa xã hội hay những cảm xúc, suy ngẫm về Bác Hồ kính yêu, về tình cảm  gia đình, quê hương đất nước và những khát vọng khiêm nhường và lớn lao   ( VB mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá,.... )  Có lẽ  do xác định được tầm quan trọng cửa các tác phẩm thơ  hiện đại  mà trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT phần thơ  hiện đại thường   chiếm vị  trí  khá quan trọng trong cấu trúc đề  thi. Bởi vậy, việc tổ  chức ôn   2
  3. tập cho học sinh để có một kiến thức vững vàng để làm tốt bài thi là một vấn  đề khá cấp thiết khi mùa thi đang đến gần. Xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn 9 trong nhiều  năm, với sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần   Thơ  hiện đại Việt Nam ", tôi mong muốn góp một phần nhỏ  cùng với các   giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cụm văn bản này để từng bước khắc phục   những khó khăn, tồn tại về  nội dung, phương pháp.....nhằm nâng cao chất  lượng dạy học và đạt kết quả cao hơn trong kì thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ  văn. II. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng và phát huy những  kiến thức đã học để làm tốt phần thơ hiện đại Việc Nam.  III­ Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm 1­ Đối tượng nghiên cứu  ­ Các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực  học sinh  ­ Các phương pháp dạy học ôn tập văn bản thơ hiện đại Việt Nam ­ Bộ môn Ngữ văn 9 ( chủ yếu là phần thơ hiện đại Việt Nam)  2­ Đối tương khảo sát. thực nghiêm: học sinh lớp 9C IV. Phương pháp nghiên cứu  ­ Phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu lý thuyết  ­Phương pháp nghiên cứu thực tế. ­ Phương pháp vấn đáp trò chuyện ­Phương pháp thực nghiệm  ­ Phương pháp bổ trợ khác..... V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 1. Phạm vi nghiên cứu  3
  4. ­ Khái quát những vấn đề có liên quan đến văn bản thơ hiện đại VN. ­ Đề tài nghiên cứu trọng tâm là phương pháp tổ chức và hướng dẫn học  sinh ôn tập phần thơ hiện đại VN trong sách giáo khoa ngữ văn 9 gồm các bài   cơ bản: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến   Duật), Bếp lửa (Bằng Việt), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Mùa xuân nho  nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương). . . 2. Kế hoạch nghiên cứu ­ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 – 2022 ­ Bắt đầu thực hiện 5/2021 kết thúc quá trình nghiên cứu 2/2022 B­ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN I. Thực trạng vấn đề  1­ Tình trang khi chưa thực hiên: 1.1­ Về phía học sinh  Qua các kì thi, các bài kiểm tra môn Ngữ văn, có thể nhận thấy có nhiều   học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo, không  chú trọng kỹ năng diễn đạt, dùng câu từ...Vì thế kết quả làm bài không cao. 1.2 Về phía giáo viên ­ Vốn kiến thức ngoài SGK của giáo viên còn chưa nhiều, thiếu sự  mở  rộng. Giáo viên quá nhấn mạnh đến nội dung văn bản mà chưa chú ý nhiều   tới liên hệ thực tế, đặc điểm phong cách thơ hay hoàn cảnh sáng tác dẫn đến   việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ. ­ GV chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như  các  biện pháp tổ  chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS, giúp HS nhớ  lâu nội  dung bài học. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. ­ Trong năm học 2021 – 2022 tôi được phân công dạy môn Ngữ  văn lớp 9C.  Khi chưa thực hiện đề  tài này giáo viên đã tiến hành cho học sinh làm bài  4
  5. khảo sát chất lượng với cấu trúc đề  ra giống như  đề  thi vào lớp 10 của Hà   Nội. Chất lượng bài khảo sát như sau: Tổng số học sinh: 47 HS Giỏi:  2 HS = 4 % Khá:  15 HS = 32 % Trung bình:  23 HS = 49 % Yếu:  7 HS = 15 % Trên đây là kết quả  khảo sát lớp 9C khi chưa sử  dụng SKKN. Nhìn  chung kết quả  học tập của học sinh chưa cao. Điểm giỏi chưa có,đa phần   điểm khá,    điểm trung bình, có cả  điểm yếu. Qua kết quả khảo sát tôi thấy   cần thiết phải đổi mới cách học, cách tiếp cận với những vấn đề đặt ra trong   môn Ngữ  Văn để  học sinh có thể  nắm chắc, nhớ  lâu nội dung bài học tự  tin  để làm bài thi vào lớp 10 đạt kết quả cao.  II­ Các biện pháp thực hiện * Đối với giáo viên: ­ Hướng dẫn HS soạn kĩ  ở  nhà, , có biện pháp nhắc nhở, phê bình nếu  HS có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, ... ­ Tìm hiểu bài kĩ lưỡng để  xác định vấn đề  trọng tâm đặt ra trong văn  bản thơ. ­ Xây dựng kế hoạch dạy học và lựa chọn các phương pháp phù hợp với  từng vấn đề, từng dạng bài.  * Đối với học sinh: ­ Cần thuộc hết các bài thơ  hiện đại VN trong chương trình Văn 9, bao  gồm cả hoàn cảnh sáng tác.  ­ Cần chuẩn bị  bài và tự  học, tự  nghiên cứu trên cơ  sở   hướng dẫn của   hệ thống câu hỏi trong SGK, trong tài liệu ôn thi do Sở giáo dục phát hành và   sự hướng dẫn của giáo viên. 5
  6. ­ Ngoài hệ  thống câu hỏi trong SGK, bài tập trong tài liệu ôn, HS cũng  cần đọc sách báo, xem thời sự, truy cập thông tin, tranh ảnh về những vấn đề  liên quan đến nội dung bài học để  có những phát biểu đánh giá theo sự  cảm   nhận riêng của mình. Sau khi thực hiện các công việc trên, trong quá trình dạy học, dẫn dắt   học sinh tiếp cận với những tác phẩm thơ ca hiện đại theo hướng tích cực, tôi  sử dụng biên pháp sau: 1­ Biện pháp 1: Hướng  dẫn học sinh hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác, đặc  điểm phong cách thơ của tác giả và ý nghĩa nhan đề tác phẩm 1.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm phong   cách thơ của tác giả Ví dụ 1. Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu): giáo viên giúp học sinh nắm được: * Tác giả ­ Tên thật: Trần Đình Đắc. Bút danh : Chính Hữu. ­ Là nhà thơ ­ chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp ­ Mỹ.  ­ Sáng tác chủ  yếu tập trung vào hình  ảnh người lính trong hai cuộc  kháng chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với  hậu phương. ­ Phong cách thơ: Bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại  vừa sâu lắng, hàm súc. * Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác:  Bài thơ  sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ  đầu của  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ  được in trong tập "Đầu súng  trăng treo” (1966), giáo viên có thể giảng bổ sung thêm về hoàn cảnh sáng tác   bài thơ do chính tác giả bộc bạch để các em hiểu rõ hơn  . Tác giả Chính Hữu  đã viết: "Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù   ở Việt Bắc và hành quân từ  Bắc Kạn đến Thái Nguyên. Chúng tôi phục kích   6
  7. từng  chặng đánh, truy kích binh đoàn Beaufré. Khi đó tôi là chính trị viên đại  đội. Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ  phong  thanh trên người một bộ  áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ  nhiều khi phải rải lá khô để  nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ  vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng phải có trách nhiệm   chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số  tử  sĩ. Sau trận đó, tôi ôm,  phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ôm,  nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ  "Đồng chí". Trong bài thơ  "Đồng chí",  tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả  cuộc chiến đấu chỉ  có một   chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình   đồng đội. “Đồng chí” ở đây là tình đồng đội, không có đồng đội tôi không thế  nào làm tròn được trách nhiệm, không có đồng đội tôi cũng đã chết lâu rồi. Bài   "Đồng chí" là lời tâm sự  viết ra để  tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân   cửa mình. Bài thơ viết có đôi tượng.Tôi hiểu và quý mến người đồng đội của  tôi nên tiếng nói thơ ca giản dị và chân thật” Ví dụ 2: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính * Tác gỉả: Tiến Duật (1941­2007), quê Thanh Ba, Phú Thọ. ­ 1964, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà  Nội, ông gia nhập binh đoàn vận tải Trường Sơn và hoạt động trên tuyến   đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. ­ Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ  trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . * Hoàn ảnh sáng tác: Bài thơ về  tiểu đội xe  không kính nằm trong chùm thơ  của Phạm Tiến  Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ  năm 1969. Bài thơ  được đưa chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha. . . Nam thời kì chống Mỹ  Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm  nền đê nhà tho chiến sĩ khắc họa thành công chân dưng người chiến sĩ lái xe:   ung dung tụ tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, tình đồng   chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha. . . 7
  8. 1.2 Hướng dẫn học sinh nắm được cấu tạo nhan đề. Mỗi nhan đề thường gửi gắm chủ đề  và những điều tác giả  muốn nói  .  Học sinh nắm được ý nghĩa nhan đề là có thể hiểu được chủ đề của bài thơ.  Trong một số  đề  thi vào lớp 10 của SGD Hà Nội có đề  hỏi về  ý nghĩa nhan  đề. Đây là loại câu hỏi thường đạt từ lđ ­ l,25đ. Vì vậy giáo viên có thể hướng  dẫn học sinh làm loại câu hỏi này theo các bước sau: + Nhan đề được cấu tạo bởi từ loại nào? + Nhan đề có cấu trúc ngữ pháp' như thế nào?( trật  tự  thông thường hay  là đảo ngữ tác dụng của trật tự sắp xếp đó? +  Nhan đề  có ý nghĩa như  thê nào đối với việc thể  hiện chủ   đề  tác  phẩm? Ví dụ 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ. Mùa xuân nho nhỏ  ( đề  thi vào  lớp 10 của   và Nội năm 2013­2014) ­ Tên bài thơ  là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ  của nhà   thơ. Danh từ  mùa xuân vốn là khái niệm trừu tượng kết hợp với tính tù nho   nhỏ khiên cho mùa xuân trở nên hữu hình cụ thê, xinh xắn đáng yêu. . . Hình  ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh  túy nhất đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời con người. Nhan đề  thể  hiện nguyện  ước của nhà thơ  muốn làm một mùa xuân,  nghĩa   là sống đẹp, sống với tất cả  sức sống tươi trẻ  của mình nhưng rất   khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của  cuộc đời. Ví dụ  2: Ý nghĩa nhan đề  bài thơ  : Bài thơ  về  tiếu đội xe không kính (Phạm   Tiến Duật) nổi bật một hình  ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình  ảnh  hiếm ­ xe không kính. Hình  ảnh  ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến   tranh.  Vẻ  khác lạ  còn  ở  hai chữ  " bài thơ  ' tưởng như  rất thừa nhưng là sự  khẳng định chất thơ  của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt  lên nhiều thiếu thốn, hiềm nguy của chiến tranh. 8
  9. ­ Nhan đề góp phần làm nôi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm   chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ  kháng   chiến chống Mỹ, đồng thời thể  hiện cảm hứng khai thác chất thơ  từ  trong   hiện thực chiến tranh khốc liệt của chà thơ Phạm Tiến Duật. 2­ Biện pháp 2: Để  hướng dẫn học sinh phân tích thơ  và giá trị  nghệ  thuật rong toàn bài và trong mỗi khổ thơ đoạn thơ. 2.1. Xác định bố cục, nội dung chính và mạch cảm xúc của bài thơ Ví dụ 1. Văn bản : Viếng lăng Bác + Nội dung: Bài thơ  thê hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc   của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. . + Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình  ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đọng. +  Cảm hứng bao trùm:  là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng  biết  ơn và tự  hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả  tù miền Nam ra viếng lăng  Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu cửa bài thơ. Đó là giọng thành kính,  trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng  ở  lăng, nơi vị  lãnh tụ  yên  nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.  + Mạch cảm xúc: đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi   đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và trở  ra về. Mở  đầu là cảm xúc về  cảnh bên ngoài lăng, tập trung    ấn tượng đậm nét về  hàng tre bên lăng gợi  hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người   như  bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về  Bác  được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng,  trời xanh. Cuối cùng là niềm mong  ước thiết tha khi sắp phải trở  về  quê  hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.  Mạch cảm xúc như trên đã tạp nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp  lý của bài thơ. * Bố cục: 4 phần ­ Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. 9
  10. ­ Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác. ­ Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác. ­ Khổ cuối: Cảm xúc của tác giả khi ra về. 2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác các tín hiệu nghệ  thuật trong trong   mỗi khổ thơ. Ví dụ  l: Phát hiện và phân tích các tín hiệu nghệ  thuật  ở  khố  đầu bài thơ   Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra cặp câu với những hình  ảnh  thực và ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời trên lăng là hình ảnh thực: một mặt trời thiên  nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Câu dưới là hình ảnh ẩn dụ  ­ hình ánh Bác Hồ. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn  tượng sâu xa hơn, nói lên tư  tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của  Bác. ­> Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả  vừa nói lên sự  vĩ đại của Bác   Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự  tôn kính của nhân dân, của nhà thơ  đối với Bác.   ­ Hình  ảnh  "dòng người đi trong thương nhớ"  là hình  ảnh thực: ngày  ngày dòng  người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính  cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trâm như  bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. ­ Dâng "bảy mươi chín mùa xuân" : hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng  trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như  những mùa xuân và đã làm lên những mùa xuân cho đất nước, cho con người . Ví dụ 2: Tín hiệu nghệ thuật trong khố đầu bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa ­ Bếp lửa "chờn vờn sương sớm  '. Gợi tả  một hình  ảnh bếp lửa có thật  được cảm nhận bằng thi giác ẩn hiện trong sương sớm "chờn vờn '. 10
  11. ­ Bếp lứa "ấp iu” . Gợi bàn tay dịu đàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng  chi chút của người nhóm lửa. ­> điệp ngữ  "một bếp lửa" + từ  láy chờn vờn,  ấp iu"  gợi lên hình  ảnh  sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người   Việt 2.3. Hướng dẫn học sinh phân tích nội dung từng phần, từng khổ thơ Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi . Học sinh cần phân tích được các ý sau: ­ Cảnh đoàn thuyền ra khơi với âm hướng bài ca lao động ngân vang, khoẻ  khoắn. ­ Đó là cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức  sống "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa" ­ Phân tích cảm nhận độc đáo của tác giả  về  hình  ảnh mặt trời  . . . qua  biện pháp so sánh và nhân hoá  đặc sắc. Huy Cận  đã miêu tá rất thực sự  chuyển đổi thời khác giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ  vĩ, tráng lệ  như  thần thoại đồng thời gợi sự  gần gũi như  ngôi nhà thân quen,  gợi sự bình yên đối với người dân chài.  ­ Màn đêm mở  ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ,  đất trời như chuyên sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu  hoạt động   "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi".  11
  12. + Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải  là một con thuyền đơn độc ra khơi. Từ"lại'điễn tả công việc lao động thường   ngày. + Ở  đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu   hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực  ­> khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người  lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biền khơi. 3­ Biện pháp 3: Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn nghị luận văn học về  một đoạn thơ, khổ thơ có sử dụng các yếu tố tiếng Việt . Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chi hướng dẫn học sinh cách  viết đoạn văn nghị luận về một khổ thơ, đoạn thơ chứ không phân tích cả bài. Bởi lẽ  mục đích chính của kinh nghiệm là nhằm giúp các em đạt điểm cao   trong kì thi vào lớp 10 phần thơ  hiện đại. Theo xu hướng đề  thi của Sở  giáo  dục Hà Nội thì đề  thi chỉ  yêu cầu thí sinh viết được đoạn văn khoảng 12 ­14  câu để phân tích một khổ thơ chứ không yêu cầu các em viết cả bài văn nghị  luận. Tuy nhiên, để viết được đoạn văn này cũng không phải là điều dễ dàng  bởi trong đoạn văn còn yêu cầu về kiểu đoạn văn, về phép liên kết trong đoạn  văn và cả  sử  dụng một số  yêu cầu về  tiếng Việt như  trong đoạn văn có sử  dụng câu ghép, câu bị  động hoặc câu phủ  định hoặc cũng có thể  là các thành  phần biệt lập.....loại bài tập này thường chiếm khoảng từ  3 đến 3,5­ điểm  trong thang điểm 10. Để làm được điều này ,tôi hướng dẫn học sinh theo các  bước sau . 3.1. Củng cố kiến thức cho học sinh về hình thức các kiểu đoạn văn cơ   bản. Có rất nhiều hình thức viết đoạn văn như  đoạn văn diễn dịch, quy nạp,   song hành, móc xích, đoạn vàn so sánh, đoạn văn tổng­ phân hợp......Tuy nhiên,  có ba kiểu đoạn văn mà học sinh hay sử dựng nhất là đoạn diễn dịch, quy nạp   và tổng ­ phân – hợp. Vì vậy cần phải hướng dẫn học sinh kĩ càng hơn đối  với ba loại đoạn văn này a. Đoạn văn diễn dịch 12
  13. Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ  đề  mang ý nghĩa khái  quát đứng  ở  đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ  đề, mang ý   nghĩa minh hoạ, cụ  thê. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác  giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thế kèm những nhận xét, đính  giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. ­> Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi  là câu chủ đề. Các câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. b. Đoạn văn quy nạp  ­ Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể  nhằm hướng tới ý khái quát nằm  ở  cuối đoạn. Các câu trên được trình bằng  thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, phân tích đoàn kết bài thơ  "Đồng chí” của Chính   Hữu Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.(1) Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt người  chiến sĩ đã có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ  như  một   tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Ba hình  ảnh gắn kết:  người lính, khẩu súng và vầng trăng đã làm nên tính biểu tượng về  cuộc đời  của người lính. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra  được sự gắn bó gần gũi (5) Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết  thắng kẻ  thù xâm lược. (6)Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên  vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử  dựng   nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở (8).   Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo   nên hình tượng thơ độc đáo và đặc sắc (9)..Như vậy, khô thơ cuối là một bức  tranh đẹp về sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn của anh bộ  đội cụ  Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc(10).  13
  14. ­> Mô hình đoạn văn : Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ  trong đoạn cuối bài thơ  "Đồng chí", từ  đó khái quát vấn đề  trong câu cuối ­   câu chủ  đề  thể  hiện ý chính của đoạn: đánh giá về  hình tượng thơ. Đây là  đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp. c . Tổng hợp phân tích: Đoạn văn tông phân hơn là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.   Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát,  câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những   câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích,  bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, đê từ đó đề xuất nhận định đối với   chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. ­> Mô hình đoạn văn : Câu mở đâu đoạn văn là câu chủ đề nêu nội dung  chính của đoạn văn cần phân tích các câu tiếp theo làm nhiệm vụ  phân tích,  chứng minh để làm rõ cho câu chủ đề. Câu cuối ( câu chốt khẳng định lại nội   dung và mở rộng nâng cao kiến thức).Đây là đoạn văn quy nạp. 3.2. Củng cố kiến thức về các phép liên kết trong đoạn văn.  Trong bất kì một đoạn văn nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu liên kết  về nội dung và hình thức.Vì vậy giáo viên cần củng cố để học sinh nắm chắc   đặc điểm của đoạn văn để  đoạn văn đó được mạch lạc. Sự  liên kết trong  đoạn văn gồm: * Liên kết nội dung:  Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dưng, nghĩa  là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì  bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề... * Liên kết hình thức: + Phép nối: sử  dựng  ở câu đứng sau các từ  ngũ có tác dựng liên kết với   câu đứng trước như các từ: tóm lại, nói tóm lại, bởi vậy, vì thế, cho nên,và.. ... 14
  15. Ví dụ: Hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền   bỉ kiên cường của dân tộc. Cho nên nhà thơ không khỏi xúc động trước hình  ảnh quen thuộc ấy bên lăng Bác. + Phép lặp: sử  dụng  ở  câu đứng sau từ  ngữ  đã có  ở  câu đứng trước để  liên kết . Ví dụ: Hàng tre là hình ảnh thực, là loài cây gần gũi quen thuộc trong làng quê  đất nước VN. Hàng tre cũng là hình  ảnh mang tính biểu tượng cho dân  tộc  việt Nam ngay thắng, kiên trung. + Phép thế: sử  dụng ở câu đứng sau từ ngữ  có tác dụng thay thế cho từ  ngữ đã có ở câu đứng trước để kiên kết câu.  Ví dụ: Vầng trăng từng theo Bác vào nhà lao, trên chiến trận . Ánh trăng  đó  giờ đây lại tỏa ánh sáng dịu hiền nơi Bác nghỉ. Ngoài ba phép liên kết trên, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách  sử dựng một số phép liên kết khác như phép liên tưởng, phép nghịch đối, ...... 3.3. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn về một khổ thơ, đoạn thơ có   yêu cầu về tiếng Việt và các yêu cầu khác Bước 1 : ­ Đọc kỹ một đoạn thơ, khổ thơ cần viết để xác định được nội  dung, vị trí ...của đoạn thơ trong mối quan hệ với tác phẩm. Đặc sắc về  nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn là gì, phân tích nội dung và hiệu quả  của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó. Bước 2 ­ Hướng dẫn học sinh lập ý cho đoạn văn và định hình vị  trí các  câu trong đoạn, phương tiện liên kết. Bước 3 ­ Xác định mô hình cấu trúc đoạn văn.   Bước  4   ­ Người viết dùng phương tiện ngôn ngữ  (lời văn của mình) để  viết đoạn văn. Khi viết cần chú ý diễn đạt sao cho lưu loát, mạch lạc.    Bước  5   ­ Đọc lại và sửa chữa: Viết xong, học sinh cần đọc kiểm tra lại  xem đoạn văn đã đáp  ứng được những yêu cầu của bài tập về  nội dung  và hình thức chưa, nếu thấy chỗ nào chưa ổn cân chỉnh sửa lại. 15
  16. Ví dụ 1. Viết đoạn văn 10 câu theo cách lâp. Luận tống­phân ­hợp làm rõ lẽ   sống cao đẹp của con người trong đoàn thơ. " ta làm con chim hót.....dù là khi   tóc bạc”, sử dụng phép nối, TP phụ chú . Trong đoạn thơ  trên, con người  có lẽ  sống, khát vọng cao đẹp và đáng   trân trọng. Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của thiên nhiên, đất  nước thân yêu được cống hiến hết mình cho cuộc đời chung. Điều tâm niệm  ấy được thể hiện một cách chân thành tro những hình ảnh tự nhiên, giản dị và  đẹp.Nhà thơ  đã dùng những hình  ảnh đẹp của thiên nhiên để  nói lên  ước  nguyện của mình:" Ta làm con chim hót­ ta làm một cành hoa”  . . . Trong cái  lớn lao của mùa xuân đẹp, nhà thơ xin góp mình như 1 chi tiết nhỏ: một tiếng   chim trong giọng hát muôn loài, một cành hoa trong hương sắc muôn hoa, một   nốt trầm trong bản hoà tấu muôn điệu, muôn lời ca . Điều đó vừa thể hiện 1  khát vọng sống có ích, vừa chứng tỏ ý thức đúng đắn về quan hệ giữa cá nhân  và xã hội. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cùng với những hình ảnh cành hoa, con   chim, nốt trầm xao xuyến đã mang lại một vẻ đẹp bình dị khiêm nhường, thể  hiện điều tâm niệm chân thành thiết tha của nhà thơ. " Dù là tuổi 20/ dù là khi   tóc bạc" thì nhà thơ vẫn mong muốn được cống hiến. Ông muốn mình là một   " mùa xuân nho nhỏ” bé bỏng, lặng lẽ góp vào cái mùa xuân bao la vô tận, vô  biên của cuộc đời, của đất nước. Đấy là một ước nguyện thật giản dị và cảm  động. Tóm lại ước nguyện của nhà thơ đã giúp chúng ta hiểu mỗi người phải   biết sống, cống hiến cho đời nhưng dâng hiến mà  vẫn không làm mất đi nét   riêng của mỗi người (dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm   trong bản hoà ca nhưng phải là nốt trâm xao xuyến ") ­> Mô hình cấu trúc đoạn văn: là đoạn tổng ­ phân­ hợp: ­ Câu chủ đề : nêu nội dung của đoạn ­ Câu chốt: đánh giá khái quát, hơn liên hệ mở rộng ­ Sử dụng từ "Tóm lại" làm phép nối để  liên kết câu, phần in nghiêng là   thành phần phụ chú. Ví dụ 2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử   dụng phép thế  để  liên kết và một câu cảm thán, phân tích khổ  cuối bài thơ   16
  17. Đoàn thuyền đánh cá để làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình   minh.   Khổ thơ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của  Huy Cận đã diễn tả  thật đẹp niềm phấn khởi hân hoan của đoàn thuyền đánh cá trở  về  lúc rạng   đông. Đó là một dư  âm đẹp về  khung cảnh lao động đầy khí thế  của con   người mới trong ánh sáng rực rỡ của bình minh.Hình ảnh :" câu hát căng buồm   "  ở  đầu bài thơ  được lặp lại  ở  khổ  cuối những từ  "cùng ' đã được thay thế  bằng từ  "với".Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của ngư  dân hoà trong gió thổi  căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước nay lại công đoàn thuyền  đầy ắp cá về bến trong niềm hân hoan thắng lợi. Đoàn thuyền với cánh buồm  phồng căng trong gió đang vun vút lao trên biển chạy đua cùng mặt trời rất   hiện thức mà cũng rất đỗi lãng mạn, hào hùng . Nhà thơ miêu tả  " mặt trời  đội biển nhô màu mới" là hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng cho người đọc về hai  mặt trời đang từ  từ  đội biển nhô lên với màu hồng rực rỡ  tinh khôi. Dường  như ánh mặt trời đã phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà  thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang toả sáng niềm vui. Sự vận   động của đoàn thuyền thắng lợi trở  về hoà nhập với hành trình của mặt trời  đi lên từ  lòng biên sâu đã thể  hiện khí thế  hùng mạnh của con người đã làm  chủ  đất nước, làm chủ  biên trời bao la.  Hình  ảnh mặt trời đã khép lai một   hành trình và mở ra một một ngày mới huy hoàng làm sao! ­> Mô hình đoạn văn: đoạn diễn dịch  ­ Câu chủ đề : nêu nội dung chính của khổ thơ  ­ Các câu sau: phân tích dẫn chứng làm rõ cho câu chủ đề ­ Phép thế: nhà thơ Huy Cận ­ Câu cảm thán: Câu gạch chân 4­ Biện Pháp 4: Hướng dẫn.học sinh cách ôn bài Đây là một nội dung rất quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập   đạt hiệu quả. Bởi vì nếu học sinh chỉ  tiếp thu bài trên lớp nhưng về  nhà   không có phương pháp ôn tập khoa học thì cũng khó đạt hiệu quả  cao. Qua   17
  18. kinh nghiệm ôn thi cho học sinh khối 9 đã nhiêu năm, tôi đã hướng dẫn học   sinh một số cách ôn tập sau: 4.1­ Ôn bài theo hệ thống chủ đề, đề tài. Ở cách ôn tập này, tôi hướng dẫn học sinh sắp xếp các tác phẩm cùng đề  tại thành một nhóm đê tìm ra những nét đặc điểm chung và riêng của từng tác   phẩm ­ Đề tài người lính : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. ­ Đề  tài cuộc sống lao động, con người mới trong công cuộc xây dựng  CNXH: Văn bản : Đoàn thuyền đánh cá ­ Đề  tài tình cảm gia đình : Bếp lửa, Nói với con, Con cò , Khúc hát ru   những em bé lớn trên lưng mẹ.  ­ Đề  tài về  thiên nhiên, đất nước, con người, lãnh tụ: Sang thu, Viếng   lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ. Ngoài việc sắp xếp các tác phẩm thành từng   nhóm đề tài, giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách liên hệ với các tác phẩm   cùng đề tài, chủ đề , kết cấu đã học ở các lớp 6,7,8 Ví dụ : Khi ôn bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, học sinh cần nhớ  vả  liên hệ  với bài Quê hương của Tế  Hanh trong môn Ngũ văn 8 ( cùng nội   dung), bài viếng Lăng Bác ( cũng kết cấu đầu cuối tương ứng) .  4.2. Ôn bài bằng bản đồ tư duy hoặc các sơ đồ khác Học sinh dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống  kiến thức sau mỗi chương, phần .Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem   lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng 5­ Biên Pháp 5: Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài thi vào lớp 10 môn   Ngữ văn ­ Đọc thật kỹ đề, chú ý gạch chân những từ ngữ quan trọng  ­ Khi làm bài thi, học sinh nên đọc từ câu một đến cuối cùng  ­ Hướng dẫn học sinh khi bài làm phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung  và hình thức: 18
  19. Với hình thức: Chữ viết rõ ràng, cách trả lời theo từng yêu cầu đề, không  được trả  lời chung chung. Mỗi câu phải tách bạch bằng việc đánh số  câu   tương ứng với số câu trong đề, trả  lời trọn vẹn những ý đã hỏi. Khi hết câu,  các em phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác.  Về nội dung: Thí sinh phải trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi, sát nghĩa và   mang tính khoa học  Phần nghị luận văn học: Thí sinh nắm rõ xuất xứ, chủ đề, tác phẩm văn   học ra đời trong hoàn cảnh nào, các chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng  tạo độc đáo trong tác phẩm.  Phần nghị luận xã hội: GV hướng dẫn HS cách tổ chức các ý như sau: + Nêu được đánh giá hoặc khái niệm về vấn đề bàn luận + Trình bày những biểu hiện tốt­xấu của vấn đề + Liên hệ mở rộng về vai trò ý nghĩa  của vấn đề đối với cá nhân, cộng   động + Rút ra bài học nhận thức và hành động Học sinh cũng cần chú ý tới việc phân bố  thời gian hợp lí cho từng loại   câu hỏi. ­ Trong quá trình ôn tập, giáo viên nên thường xuyên kết hợp với việc cho  học sinh làm bài kiểm tra. Có thể làm bài kiểm tra từng phần hoặc cả một đề  thi. Giáo viên nên ra các dạng đề có kết cấu giống đề thi của Sở giáo dục Hà  Nội để các em làm quen với cách làm bài và dạng đề. Căn cứ vào kết quả làm  bài giáo viên sẽ đánh giá được khả năng kiến thức của các em đê có hướng ôn   tập sao cho phù hợp. III. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 1. Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài. Theo kết quả  khảo sát môn ngữ  văn thi vào lớp 10 mà tôi cho các em  kiểm  tra ngày 5/2/2022, kết quả của  lớp 9C đạt được như sau: 19
  20. Tổng số 47 học sinh Giỏi 4 = 8% Khá 18 = 38% TB 22 = 47% Yếu 3 = 7 % 2. Nhận xét: Qua bảng đối chiếu ở hai thời điểm trước và sau khi thực hiện đề tài, tôi  nhận thấy kết quả bài kiểm tra phần Văn của các em dã được nâng lên, đạt  kết quả tốt hơn..Bên cạnh đó, các em có hứng thú hơn trong quá trình ôn tập.  Việc học trở lên nhẹ nhàng hơn, kiến thức các em nhớ  được lâu hơn.Và như  vậy kết quả bài thi sẽ tốt hơn.  C . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Quả thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: * Về phía giáo viên: ­ Yêu cầu học sinh thuộc tất cả các tác phẩm thơ trong chương trình. ­ Khi hướng dẫn HS ôn tập, cần chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí   đế  khai nội dung của bài học, lập ra một hệ thống các tác phẩm có cùng đề  tài, chủ đề để có sự so sánh đối chiếu ­ Lựa chọn những phương pháp/ kĩ thuật dạy học linh hoạt với từng bài,   từng phần để  giờ  học sôi nồi, sinh động, đồng thời giáo đục được nhiều kỹ  năng làm bài cho học sinh ­ Thường xuyên rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn và nghị  luận văn chương về đoạn thơ, khổ thơ. ­ Tìm đọc tài liệu tham khảo liên quan đến tác phẩm để có sự liên hệ cần   thiết 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0