Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12" được thực hiện với mục đích giúp giáo viên tham khảo để áp dụng vào công tác hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12 cho các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức, kỹ năng để bước vào các kì thi. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa A . ĐẶT VẤN ĐỀ I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Địa Lý là môn học khá hay,trang bị cho học sinh nhiêù kiến thức,hiểu biết về nhiều vấn đề tự nhiên,kinh tế xã hội của thế giới cũng như đất nước Việt Nam.Tuy nhiên đây là môn học ít được học sinh quan tâm,đặc biệt là học sinh giỏi.Thông thường các em học sinh giỏi hay chọn học các môn học thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán,Lý,Hóa,Sinh chứ ít học sinh lựa chọn học các môn học xã hội nói chung và môn Địa Lí nói riêng. Trường THPT Lưu Hoàng là một trường ngoại thành Hà Nội ,là một trường học còn nhiều khó khăn với điểm đầu vào lớp 10 rất thấp, số lượng học sinh khá giỏi vào trường ít.Trong khi đó số ít các em học sinh giỏi vào trường lại không thích thú với việc học tập các môn xã hội nói chung và môn Địa Lí nói riêng, theo xu hướng chung như đã nêunên việc chọn lựa và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi của bộ môn gặp rất nhiều khó khăn . Là một giáo viên trẻ được Ban Giám Hiệu và tổ chuyên môn tin tưởng phân công dạy đội tuyển học sinh giỏi địa lí lớp 12 của trường.Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và kết quả của đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí của nhà trường.Trong những năm đầu tiên được phân công hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí lớp 12 của trường THPT Lưu Hoàng ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội Tôi có khá nhiều bỡ ngỡ .Tuy được các thành viên trong tổ chuyên môn,trong nhóm tận tình trợ giúp,các Thầy, Cô nhiều kinh nghiệm thường xuyên trao đổi chuyên môn,phổ biến nhiều kinh nghiệm ôn thi nhưng bản thân tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Từ những điều kiện khách quan và chủ quan gặp phải kết quả thi học sinh giỏi môn Địa Lí cấp thành phố của nhà trường trong mấy năm gần đây không được như kì vọng. Sau một vài năm được phân công hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 12 của trường THPT Lưu HoàngThành Phố Hà Nội,Tôi đã không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học và đúc rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi. Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm đó để hướng dẫn tốt cho đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa Lí của trường THPT Lưu Hoàng tham dự kì thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội năm học 20182019 và bước đầu đạt được những kết quả và thành tích tốt hơn.Tuy chỉ là thành công bước đầu, nhưng với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã đúc kết 2/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa được với các Anh, Chị và các Thầy, Cô đồng nghiệp. Tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi địa lí lớp 12” để quý đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng phần nào trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi Địa Lí lớp 12. IIPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Quan sát, phân tích, đánh giá,rút kinh nghiệm qua giảng dạy,sưu tầm nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. IIIĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1Đối tượng nghiên cứu Học sinh dự thi học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 12 năm học 20182019 2Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài này áp dụng cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí ở trường THPT đặc biệt là xây dựng và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa Lí lớp 12.Với những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình đảm nhiệm việc ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa Lí lớp 12 tại trường THPT Lưu Hoàng Ứng HòaHà Nội,từ những khó khăn hạn chế,thiếu thốn kinh nghiệm với những kết quả chưa đạt như kì vọng đến những thay đổi hợp lí trong cách hướng dẫn học sinh ôn thi và bước đầu đạt kết quả khả quan hơn, Tôi đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được trong quá trình ôn thi học sinh giỏi địa lí lớp 12 để các đồng nghiệp tham khảo. IV KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Nghiên cứu tình hình Trường THPT Lưu Hoàng làmột trường nằm ở ngoại thành thành Phố Hà Nội với nhiều khó khăn về đầu vào lớp 10 ( điểm thi vào 10 thường nằm trong top thấp nhất thành phố dao động từ 21,5 điểm đến 22,5 điểm) bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng nói chung cũng như tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng gặp rất nhiều khó khăn . Bên cạnh việc điểm đầu vào thấp thì đa phần các em học sinh giỏi lại lựa chọn các môn thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán,Lý,Hóa,Sinh để học chuyên sâu còn lại các em rất thờ ơ và xem nhẹ các môn thuộc khối xã hội trong đó có bộ môn Địa Lí. Ở mỗi kì thi tuyển học sinh giỏi cấp trường thì các em học sinh giỏi cũng thường chọn các môn tự nhiên ,thay vì các môn xã hội trong đó có môn Địa Lí. Thường những em chọn thi môn Địa Lí là những em không có khả năng thi các môn tự nhiên hoặc do các thầy cô động viên thi 3/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa là chính mà không bắt nguồn từ sự yêu thích môn học ngay từ đầu. Việc chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí của nhà trường vì vậy mà cũng gặp rất nhiều khó khăn và việc hướng dẫn các em ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí lại càng vất vả. Khi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí của trường THPT Lưu Hoàng thường gặp hai vấn đề chính: Một là chọn những em có tư duy tốt không được vào các đội tuyển của các môn tự nhiên thì các em lại thiếu kiến thức nền và các kĩ năng cần thiết ở bộ môn do không yêu thích và không học môn học ngay từ đầu.Khi học thì các em cũng ít đầu tư thời gian và cố gắng vì các em phải học nhiều ở các môn học tự nhiên mà các em học chuyên sâu. Hai là chọn những em không học được tự nhiên mà tập trung nhiều vào môn Xã hội, các em này thì tư duy và tính toán không tốt,mà thi học sinh giỏi môn Địa Lí thì đòi hỏi nhiều ở khả năng tư duy,và tính toán vì đề thi học sinh giỏi môn Địa Lí có nhiều bài tập xử lí số liệu cũng như nội dung và câu hỏi ôn tập yêu cầu mức độ từ vận dụng đến vận dụng cao. Với thực trạng như vậy việc chọn đội tuyển học sinh giỏi cũng như hướng dẫn cho các em học sinhgiỏi tham gia kì thi học sinh giỏi môn Địa Lí cấp thành phố của nhà trường trong nhiều năm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa Lí của nhà trường nhiều năm chưa cao và chưa được như kì vọng. 2.Tình hình thực tế Kết quả thi Học sinh giỏi môn Địa Lí cấp thành phố Hà Nội của trường THPT Lưu Hoàng trong những năm gần đây không được tốt,nhiều năm không có học sinh giỏi. Kết quả Cụ thể: Năm học Số lượng học sinh dự Kết quả đạt được thi 20152016 02 01 20162017 02 0 20172018 02 0 *Nguyên nhân chủ quan Việc chọn lựa học sinh giỏi vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn Địa Lí của nhà trường gặp nhiều khó khăn do điểm đầu vào của trường thấp, những học sinh giỏi thường chọn học các môn học tự nhiên chứ không có học sinh giỏi lựa chọn môn Địa Lí để học chuyên sâu và có sự đầu tư ngay từ đầu. *Nguyên nhân khách quan 4/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa Thời gian ôn luyện ngắn,học sinh được chọn thường là những em không được đi thi các môn tự nhiên, không học chuyên sâu môn Địa Lí nhưng giáo viên phụ trách đội tuyển vẫn phải lựa chọn vì các em có tư duy khá hơn các em học sinh học xã hội thuần túy.Tuy nhiên những học sinh này thường thiếu kiến thức nền,thiếu các kĩ năng địa lí cần thiết như kĩ năng vẽ biểu đồ,nhận xét biểu đồ,bảng số liệu, các kĩ năng xử lí số liệu và kĩ năng sử dụng AtLat địa lí.Khi ôn luyện phải dạy lại từ đầu rất vất vả và không đủ thời gian. Nếu chọn những em học môn xã hội thì thường không phải là học sinh giỏi, tư duy và tính toán kém. Thời gian ôn luyện ngắn,giáo viên phải nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn, học sinh có ít thời gian để luyện tập nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên trẻ tham gia công tác giảng dạy,hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi như bản thân người viết sáng kiến còn thiếu kinh nghiệm,việc lên kế hoạch,tổ chức, hướng dẫn học sinh giỏi ôn thi còn nhiều điểm chưa hợp lí,chưa hiệu quả. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 12 ICƠ SỞ LÍ LUẬN Đây là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên trong quá trình giảng dạy,cần nêu cao tối ưu phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vànăng lực tự học của học sinh : Giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung chương trình bồi dưỡng. Sau đó tiến hành hướng dẫn học sinh ôn tập nắm bài và khắc sâu kiến thức cơ bản, tìm tòi khám phá tri thức mới thông qua quan hệ kênh hình và kênh chữ. Tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... một cách thành thạo. Rèn luyện cho học sinh biết kết hợp thành thạo các kiến thức cơ bản từ các tài liệu với kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê... để trình 5/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa bày một số vấn đề tương đối lớn về Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội... của một địa phương cụ thể. Thường kiểm tra theo định kì để có nhận xét, đánh giá mức độ và khả năng nhận thức của học sinh, kịp thời uốn nắn những sai sót cơ bản. Tăng cường sưu tập các bộ đề thi và đáp án môn Địa lí các cấp để làm cơ sở cho việc ôn luyện. II CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Một số giải pháp để có một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí thực sự có chất lượng Nâng cao chất lượng giảng dạy,đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí các tiết học trên lớp,tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các đồ dùng dạy học đa dạng,hiệu quảđể tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó có nhiều học sinh giỏi yêu thích môn học ngay từ lớp 10 để tạo được đội ngũ học sinh giỏi ở tất cả các cấp học,có sự kế thừa liên tục trong nhiều năm học liên tiếp. Trong quá trình giảng dạy cố gắng quan sát,theo dõi, phát hiện những học sinh có khả năng học tập tốt môn Địa Lí để động viên bồi dưỡng thường xuyên bằng cách cho tài liệu,hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nâng cao kiến thức, kĩ năng môn Địa Lí thông qua việc đưa ra những yêu cầu,câu hỏi, bài tập nâng cao của bộ môn để học sinh tự học và giải quyết những yêu cầu theo định hướng mà mình đề ra.Mỗi tháng hoặc mỗi kì lại cho học sinh làm bài khảo sát để đánh giá mức độ nắm kiến thức va tiến bộ của học sinh. Cùng tổ,nhóm chuyên môn thành lập câu lạc bộ Địa Lí để tập hợp những học sinh yêu thích môn Địa Lí trong trường,tổ chức các cuộc thi trong nội bộ câu lạc bộ để học sinh tìm hiểu về các vấn đề địa lí nổi bật từ đó phát hiện thêm những học sinh có khả năng học tốt môn Địa Lí để bồi dưỡng nâng cao khả năng môn học. Sau khi nhà trường tổ chứcthi học sinh giỏi cấp trường thì chọn nhiều học sinh có kết quả cao,có tiềm năng để tiếp tục bồi dưỡng,luyện tập và cho thi loại nhiều vòng để tạo sự cạnh tranh,tạo động lực liên tục cũng như để học sinh làm quen với các kĩ năng thi cử,phân phối thời gian,kĩ năng trình bày. Tư vấn cho Ban Giám Hiệu có kế hoạch thi học sinh giỏi cấp trường và thành lập các đội tuyển học sinh giỏi sớm để có nhiều thời gian ôn luyện.Ban 6/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa Giám Hiệu cần có sự động viên khích lệ kịp thời giáo viên ôn thi,giáo viên dạy trên lớp, tổ nhóm chuyên môn có học sinh có thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Tư vấn cho tổ,nhóm chuyên môn trong việc phối hợp với giáo viên dạy trên lớp, giáo viên hướng dẫn trực tiếp đội tuyển. Phân công và gắn trách nhiệm cũng như quyền lợi cho tất cả giáo viên trong nhóm về kết quả thi học sinh giỏi bộ môn để mọi giáo viên trong nhóm đều có động lực và trách nhiệm trong phối hợp đào tạo học sinh giỏi chứ không phải chỉ phó mặc cho một mình giáo viên phụ trách đội tuyển. Giáo viên phụ trách chính đội tuyểnhọc sinh giỏi theo dõi sát sao trong quá trình ôn thi,nắm bắt ưu điểm,hạn chế của từng học sinh.Cho học sinh làm bài khảo sát nhiều lần trong quá trình ôn tập để nắm được tiến độ ôn tập, sự tiến bộ cũng như khả năng của từng học sinh sau đó báo cáo với nhóm để cả nhóm đưa ra những ý kiến đóng góp, điều chỉnh kế hoạch và phương pháp ôn thi cho phù hợp. Sau mỗi kì thi học sinh giỏi các cấp,các giáo viên dạy đội tuyển cũng như nhóm chuyên môn cần có những báo cáo, rút kinh nghiệm về kế hoạch cũng như quá trình ôn thi,đưa ra những điểm làm được và chưa làm được,tìm nguyên nhân của những kết quả chưa tốt để có giải pháp khắc phụcnhằm thực hiện hiệu quả hơn trong những lần ôn thi tiếp theo. 2. Một sốgiải pháp bồi dưỡng phần lí thuyết: Biên soạn cẩn thận và cung cấp cho học sinh tài liệu chuẩn để học sinh ôn thi. Cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí. Nghiên cứu kĩ nội dung thi học sinh giỏi bộ môn,đề thi học sinh giỏi những năm trước để có cách dạy phù hợp,hiệu quả. Hướng dẫn cho học sinh cách học hiệu quả,tránh học thuộc lòng,ghi nhớ một cách máy móc tất cả các kiến thức .Hướng dẫn học sinh đọc kĩ hiểu rõ được bản chất của sự vật hiện tượng. Trong mỗi bài vấn đề gì cần nhớ,vấn đề gì không ghi nhớ máy móc mà cần hiểu hoặc vận dụng kiến thức từ các lớp khác nhau,hoặc các môn học khác để hiểu rõ vấn đề. Cần tìm mối quan hệ nhân quả học sinh phải nắm thật vững về kiến thức Địa lí đại cương, cần nắm kiến thức một cách chắc chắn từ khái quát đến chi tiết thông qua hướng dẫn học sinh sơ đồ hóa hoặc vẽ bản đồ tư duy. * Một vài vấn đề cần bồi dưỡng: 7/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa Hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức Đại cương từ điều kiện tự nhiên đến các vấn đề về kinh tế xã hội :+Cần hiểu rõ những khái niệm phần địa lí đại cương,hiểu rõ các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội,mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên,kinh tế xã hội. Học sinh cần nắm rõ các hệ quả mà chúng tạo ra và ảnh hưởng của những vấn đề này đến sự tồn tại và phát triển của con người:Sự vậnđộng tự quay quanh trục và vận động quanh Mặt Trời của trái đất.Sự vận động ấy tạo nên các hệ quả tự nhiên như thế nào?Trái Đất quay sinh ra hiện tượng gì? Nắm vững các yếu tố,thành phần của khí quyển,giải thích sự phân bố nhiệt độ, khí áp, gió,mưa trên Trái Đất . Trình bày và giải thích các nhân tố hình thành đất ,sinh vật,các quy luật địa đới, phi địa đới. Hiểu các khái niệm,các yếu tố kinh tế xã hội như gia tăng dân số,cơ cấu dân số,giải thích các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, ảnh hưởng của đô thị hóa… Hiểu rõ vai trò,đặc điểm của các ngành kinh tế,các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố các ngành kinh tế,sự phù hợp của các ngành với sự phát triển của từng nhóm nước và Việt Nam. Thông qua các phương tiện dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vịtrí địa lí Việt Nam trên thế giới từ vị trí đó thấy được Việt Nam có những đặc điểm chung, những đặc điểm riêng nào của tự nhiên, các đặc điểm này nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của ViệtNam. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm chung về khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật Việt Nam. Sự tác động các yếu tố tự nhiên, những ảnh hưởng của sự tác động đó đến việc phát triển kinh tế xã hội. Thông qua sự tìm hiểu này học sinh sẽ nắn vững được các mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với xã hội. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các miền tự nhiên cụ thể trên cơ sở của đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam thì trong miền cụ thể này có những đặc điểm chung gì và những đặc điểm riêng gì khác với các miền tự nhiên khác và những đặc điểm chung và riêng đó học sinh dự đoán, phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng và từ đó đề ra được các giải pháp để khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong vùng và từ đấy học sinh có thể nêu được vài thế mạnh của vùng trong nền kinh tế nước ta. Tập cho học sinh làm việc với một đơn vị lãnh thổ cụ thể trên bản đồ như: 8/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa Nêu được vị trí và những đặc điểm về tự nhiên trên lãnh thổ; Phân tích, tổng hợp so sánh để tìm ra kiến thức mới trên bản đồ; Nêu ảnh hưởng của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng thử đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tìm ra được thế mạnh của từng vùng để từ đó so sánh đặc điểm giống và khác nhau trong tự nhiên và từ đó học sinh thấy được sự giống và khác biệt về phát triển kinh tế giữa hai vùng với nhau. Ví dụ So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của hai vùng trung du và miền núi bắc bộ với Tây nguyên? Từ đó rút ra sự khác nhau cơ bản về phát triển kinh tế của hai vùng * Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần có một hệ thống câu hỏi để hướngdẫn học sinh giải quyết, cụ thể: Câu hỏi có yêu cầu so sánh, buộc học sinh phải phân tích được sự giống và nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng Địa lí.Ví dụ so sánh đặc điểm của nông nghiệp và công nghiệp,so sánh sự giống nhau và khác nhau về điều kiện và hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Câu hỏi phân tích chứng minh: Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức, các ước hiệu cũng như các số liệu thống kê để phân tích hoặc chứng minh.Ví dụ chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Câu hỏi yêu cầu trình bày để học sinh tái hiện kiến thức rồi sắp xếp theo trình tự nhất định.Ví dụ trình bày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu hỏi tại sao đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng Địa lí. Trong trường hợp này, yêu cầu trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy và phải lưu ý các mối quan hệ nhân quả.Ví dụ giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ. Hoặc sự hình thành các hoang mạc trên thế giới. Giáo viên hướng dẫn cần đưa ra được hệ thống câu hỏi theo từng cấp độ ở từng chủ đề ôn tập để học sinh tìm hiểu và nắm vững các kiến thức.Đặc biệt đối với học sinh giỏi cần trả lời được các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao từ việc nắm chắc các kiến thức cơ bản. Một số câu hỏi tiêu biểu hướng học sinh tìm hiểu ôn thi học sinh giỏi Địa Lí 12: 9/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa (Nội dung chương trình thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 12 tập chung ở chương trình Địa Lí lớp 10 và lớp 12). 1.Trình bày các chuyển động của Trái Đất ,các hệ quả chuyển động của Trái Đất.Nếu Trái Đất không có những chuyển động như vậy thì các hệ quả gì sẽ xảy ra? 2.Phân tích ảnh hưởng của Lực coriolits đến hoàn lưu khí quyển? 3.Giải thích sự hình thành các vành đai động đất,núi lửa và một số dãy núi trẻ thông qua thuyết kiến tạo mảng? 4.Giải thích sự hình thành các khối khí,sự phân bố nhiệt độ,khí áp, gió,mưa ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tự nhiên các khu vực và Việt Nam? 5.Trình bày và giải thích các nhân tố hình thành đất và sinh vật trên Thế giới,giải thích sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và độ cao? 5.Hiểu rõ khái niệm,nguyên nhân ,biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí,quy luật địa đới và phi địa đới .Chứng minh quy luật địa đới và phi địa đới qua các thành phần tự nhiên Việt Nam? 6.Nêu các các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh,tỉ suất tử ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế xã hội? 7.Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội? 8.Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư trên Thế Giới? 9.Nêu vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp.Tại sao ở các nước đang phát triển,đông dân đẩy mạnh sản xuất lương thực là chiến lược hàng đầu? 10.Trình bày cách phân loại cây công nghiệp,đặc điểm sinh thái của các cây lương thực,cây công nghiệp? 11.So sánh đặc điểm của ngành công nghiệp và nông nghiệp.Tại sao ngành công nghiệp có tính tập trung cao độ? 12.Tại sao các nước đang phát triển cần đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm? 13.Tại sao trong phát triển kinh tế ngành công nghiệp điện lực phải đi trước một bước? 14.Nêu Vai trò ,đặc điểm ngành giao thông vận tải?Phân tích những thuận lợi để phát triển các ngành giao thông vận tải ở Việt Nam? 15.Tại sao hầu hết các hải cảng lớn trên Thế giới đều phân bố ở hai bên bờ Đại Tây Dương? 16.Nêu khái niệm về Thị Trường ,xuất siêu,nhập siêu,phân tích cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây? 10/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa 17.So sánh vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển,nêu các giải pháp cho vấn đề môi trường hiện nay? 18.Phân tích, ý nghĩa,ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế,xã hội Việt Nam? 19.Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ Việt Nam,tại sao nước ta phải bảo vệ các đảo,quần đảo? 20.Trình bày đặc điểm địa hình nước ta ,ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế,xã hội? 21.Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam? 22.Tại sao thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới,ẩm,gió mùa?Thiên nhiên này mang lại thuận lợi,khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế,xã hội nước ta? 23.Nguyên nhân thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng ?Chứng minh sự phân hóa đó? 24.Nêu các biện pháp sử dụng và cải tạo tài nguyên,thiên nhiên nước ta? 25.Trình bày các thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống? 26.Phân tích đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế,xã hội của đất nước? 27.Phân tích thế mạnh và hạn chế của lao động nước ta,nêu phương hướng giải quyết vấn đề việc làm? 28.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta,giải thích nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch này? 29.Phân tích thuận lợi và khó khăn để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.So sánh sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa? 30.Trình bày đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.Tại sao ngành điện lực được coi là ngành trọng điểm? 31.Tại sao Đông Nam Bộ là khu vực có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta? 32.So sánh những thế mạnh giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên? 33.Tại sao Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành?nêu hiện trạng và hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng? 34.Tại sao Bắc Trung Bộ phải xây dựng cơ cấu NôngLâmNgư nghiệp? 35.Chứng minh Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển? 11/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa 36.Tại sao Đông Nam Bộ phải khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?Trình bày các giải pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong các ngành kinh tế của vùng? 37.Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên?Nêu các giải pháp thực hiện vấn đề này? 38.Tại sao nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tê biển,đảo?Trình bày các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên biển, đảo? 38.Trình bày đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế trọng điểm?So sánh thế mạnh giữa các vùng? 3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần thực hành: a.Một số bài tập tính toán,xử lí các bảng số liệu: Môn Địa lí có khá nhiều những bài tập tính toán, xử lí bảng số liệu quan trọng thường xuyênnằm trong nội dung thi học sinh giỏi các tỉnh,thành phố cũng như đề thi học sinh giỏi quốc gia như tính giờ,tính tọa độ địa lí,tính góc nhập xạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh ở các địa điểm khác nhau,thời gian ngày đêm ở các vĩ độ ở từng thời điểm, tính nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao,nhiệt độ của không khí khô khi xuống núi,tính tỉ suất sinh,tỉ suất tử,tỉ suất tăng dân số tự nhiên, tính năng suất lúa, bình quân lương thực,tính bình quân thu nhập,mật độ dân số,độ che phủ rừng,giá trị xuất,nhập khẩu,cán cân thương mại…Cần cho học sinh hiểu rõ về từng dạng tính toán chứ không chỉ thuộc công thức một cách máy móc, yêu cầu học sinh luyện tập nhiều lần với mỗi dạng bài tập tính toán,xử lí số liệu.Qua các số liệu đã xử lí học sinh liên hệ đến phần lí thuyết.Ví dụ sau khi tính góc nhập xạ học sinh sẽ hiểu hơn về sự thay đổi góc nhập xạ theo vĩ độ,theo ngày đêm,theo mùa từ đó hiểu rõ ảnh hưởng của góc nhập xạ đến sự khác nhau về nhiệt độ tại các vĩ độ hoặc các thời điểm trong ngày hoặc giữa các mùa. b.Hướng dẫn học sinh vẽ các loại biểu đồ phổ biến, nhận xét,giải thích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội Cần hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng biểu đồ thích hợp đối với từng yêu cầu cụ thể ở các bảng số liệu như: + Biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang: Được sở dụng để biểu hiện động thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng ( Nhưng cũng có khi thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể )Ví dụ biểu đồ thể hiện dân số ,sản lượng lương thực,bình quân lương thực,bình quân thu nhập…Biểu đồ cột có thể vẽ bằng đại lượng tuyệt đối hoặc tương đối(%) như tỉ suất sinh,tỉ 12/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa suất tử,tỉ suất gia tăng tự nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia ở từng giai đoạn. +Biểu đồ cột chồng: Vừa thể hiện tổng số vừa thể hiện các thành phần trong tổng số.Ví dụ biểu đồ thể hiện tổng diện tích rừng,diện tích rừng tự nhiên,diện tích rừng trồng hoặc vẽ biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam và giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế Việt Nam. +Biểu đồ hình tròn : Thường được sử dụng thể hiện cơ cấu(%) hoặc quy mô và cơ cấu giữa thành phần của một tổng thể.Trước khi vẽ phải đưa về số liệu tương đối %.Nếu yêu cầu thể hiện cả quy mô thì phải tính tỉ lệ bán kính của các vòng tròn sau so với vòng tròn đầu.Ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo ngành ,theo thành phần kinh tế… + Biểu đồ đường: Thường được sử dụng để thể hiện tiến trình phát triển, tốc độ tăng trưởng (năm gốc là 100 %) của mộthiện tượng địa lí qua nhiều thời điểm xác định.Biểu đô đường có thể vẽ bằng số liệu thực tế hoặc số liệu tương đối (lấy năm đầu là 100%) tùy theo yêu cầu của bài. Ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng diện tích, sản lượng,năng suất lúa của Việt Nam,biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp, số lượt khách du lịch, doanh thu du lịch của Việt Nam… + Biểu đồ kết hợp: Gồm một biểu đồ hình cột và một biểu đồ đường để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.Ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện dân số Việt Nam (triệu người) và tỉ lệ tăng dân số Việt Nam(%). + Biểu đồ miền: Được biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần trong tổng thể qua nhiều giai đoạn (từ 4 mốc thời gian trở lên).Biểu đồ miền cũng phải vẽ bằng số liệu tương đối (%) trừ biểu đồ miền giá trị là vẽ bằng số liệu thực tế. Ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành của nước ta các giai đoạn 2000200520102018. Hướng dẫn học sinh vẽ các loại biểu đồ cần chú ý đến tính đặc thù và nội dung thể hiện của mỗi loại biểu đồ để vẽ đúng, chính xác.Ví dụ biểu đồ cột thì cột đầu tiên phải cách trục giá trị còn biểu đồ đường năm đầu từ trục giá trị, Biểu đồ tròn cần chia đúng tỉ lệ có thể hướng dẫn học sinh sử dụng thước đo độ để chia cho chính xác, cần chia và kí hiệu các thành phần theo chiều kim đồng hồ và kí hiệu giống nhau cho các thành phần nếu có 23 vòng tròn trở lên và dùng một bảng kí hiệu chung.Cần hướng dẫn học sinh kí hiệu,chú giải,ghi tên biểu đồ cho đúng.( tên biểu đồ chính là yêu cầu của bài).Sau khi 13/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa hướng dẫn cần cho học sinh luyện tập nhiều lần ở mỗi loại biểu đồ và chỉnh sửa ngay trên bài làm nếu học sinh còn sai sót. Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng tự nhiên,kinh tế xã hội dựa vào biểu đồ, bảng số liệu: +Học sinh cần nắm rõ yêu cầu phần nhận xét :nếu câu hỏi có yêu cầu nhận xét về các vấn đề tự nhiên,kinh tế xã hội cụ thể thì nhận xét đúng trọng tâm yêu cầu ,còn nếu câu hỏi yêu cầu nhận xét chung chung thì cần khai thác tối đa các dữ kiện từ biểu đồ hoặc bảng số liệu tránh bỏ sót thông tin. +Nhận xét đảm bảo từ đặc điểm khái quát đến chi tiết +Trong mỗi ý nhận xét cần có số liệu chứng minh, số liệu có thể là số liệu thực tế hoặc qua xử lí. +Nắm vững nội dung đặc trưng của từng biểu đồ,từng bảng số liệu Ví dụ : Nhận xét về quy mô, giá trị của nhiều lãnh thổ trong một giai đoạn thì nhận xét về sự đồng đều hay chênh lệch về giá trị đó giữa các lãnh thổ,đưa ra các lãnh thổ có giá trị cao nhất để so sánh với những lãnh thổ có giá trị thấp nhất. Nhận xét quy mô,giá trị của một đối tượng qua nhiều giai đoạn thì nhận xét giá trị đó tăng hoặc giảm,tăng nhanh hay chậm,tăng liên tục hay không liên tục ,tăng đêù hay không đều,nếu tăng không liên tục thì phải chỉ ra năm nào bị giảm,nếu tăng không đều thì đưa ra các giai đoạn tăng nhanh và tăng chậm. Nếu có từ hai giá trị trở lên qua nhiều giai đoạn thì phải so sánh tốc độ tăng hoặc giảm của các giá trị nàyđể xem giá trị nào tăng nhanh hơn hoặc giảm nhanh hơn .(Nếu không cùng đơn vị thì phải xử lí về số liệu tương đối lấy năm đầu của các giá trị làm gốc =100%). Nhận xét,so sánh tốc độ tăng giữa các giai đoạn thì số năm phải tương ứng, hoặc xử lí số liệu để có thời gian tương ứng giữa các giai đoạn . Ví dụ nhận xét quá trình tăng dân số của Việt Nam qua các thời kì thì khi đưa ra các giai đoạn tăng nhanh,tăng chậm thì số liệu lấy để chứng minh giữa các giai đoạn phải có số năm tương ứng hoặc tính tỉ lệ tăng cho từng năm trong các giai đoạn thì nhận xét mới chính xác. Nhận xét về cơ cấu của nhiều lãnh thổ thì so sánh tỉ trọng giữa các thành phần của các lãnh thổ, nếu cơ cấu qua nhiều năm thì cần nhận xét sự thay đổi cơ cấu đưa ra tỉ trọng từng thành phần tăng,giảm,số liệu chứng minh…Nếu yêu cầu của câu hỏi thể hiện cả quy mô của các năm hoặc các lãnh thổ thì phải nêu được quy mô đó tăng hay giảm,lớn hơn hay nhỏ hơn. 14/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa Các bảng số liệu hoặc biểu đồ có những nội dung đặc thù thì phải nêu bật được nội dung đó ví dụ nhận xét về cơ cấu dân số của một quốc gia thì cần nêu ra là quốc gia đó có cơ cấu dân số già hay trẻ, nếu qua nhiều giai đoạn thì phải nhận xét được cơ cấu đó thay đổi theo hướng nào. Nhận xét về cơ cấu xuất, nhập khẩu thì phải xem là nước đó là nước xuất siêu hay nhập siêu. Nhận xét về cơ cấu lao động hoặc cơ cấu GDP của các nước theo khu vực kinh tế thi cần xem cơ cấu đấy lạc hậu hay tiến bộ,đã phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hay chưa. Giải thích các hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội sau phần nhận xét: Đây là phần yêu cầu khó đòi hỏi học sinh phải có tư duy,nắm vững kiến thức của môn học thậm trí các môn học khác, cần cho học sinh luyện tập thường xuyên với việc giải thích các hiện tượng tự nhiên,kinh tế xã hội trong chương trình Địa Lí THPT. c. Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ,AtLat Địa Lí để làm bài: Học sinh giỏi môn Địa lí khác với những môn khác là phải biết sử dụng bảnđồ,AtLat địa lí trong học tập cũng như trong các bài kiểm tra, các kì thi bởi vì bản đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức quan trọng. Qua bảnđồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộnglớn, xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa có điều kiện đến tận nơi để quansát, qua bản đồ học sinh có thể thấy được bức tranh khá toàn cảnh về vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ ,các điều kiện tự nhiên cũng như các hiện tượng kinh tế xã hội của Thế Giới và Việt Nam. Khai thác tốt bản đồ,AtLat địa lí giúp học sinh nắm được nhiều kiến thức quan trọng,hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa nhiều yếu tố tự nhiên,kinh tế xã hội,giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội trên Thế Giới và Việt Nam mà không phải học thuộc lí thuyết một cách máy móc và khô khan. Tuy nhiên đọc bản đồ và AtLat địa lí là một nội dung khó nếu muốn đạt hiệu quả tối đa. Để học sinh biết cách khai thác bản đồ và AtLat địa lí một cách thuần thục và hiệu quả giáo viên cần phân tích kĩ những nội dung mà các bản đồ có thể biểu đạt,cần nắm vững các mức độ đọc bản đồ,AtLat để hướng dẫn học sinh cho phù hợp và hiệu quả. Đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau: + Mức nhận biết: Chỉ mới đọc được vị trí các đối tượng Địa lí thông qua các kí hiệu trong bảng chú giải.Ví dụ xác định vị trí các quốc gia,các tỉnh,thành phố các mỏ khoáng sản, các dãy núi, con sông,các tuyến đường giao thông,các nhà máy, sân bay,cảng biển… 15/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa + Mức thông hiểu: Đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết trên bản đồ, kết hợp với các kiến thức Địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng Địa lí biểu hiện trên bản đồ.Ví dụ sử dụng bản đồ tự nhiên học sinh giải thích được tại sao một quốc gia,khu vực có khí hậu nóng ẩm, khô hạn hoặc lạnh giá,ôn hòa dựa vào yếu tố vĩ độ,gần hay xa biển,các yếu tố khí áp, gió,dòng biển,bức chắn của địa hình. + Mức vận dụng: Đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh phải biết kết hợp với kiến thức Địa lí sâu hơn để so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ, biết phân tích, chứng minh thông qua những đối tượng Địa lí trên bản đồ. Ví dụ sử dụng bản đồ tự nhiên học sinh có thể phân tích ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của một khu vực.Ví dụ dưạ vào bản đồ sông ngòi học sinh có thể đánh giá tiềm năng phát triển thủy điện,giao thông, tưới tiêu,nuôi trồng Thủy Sản của con sông qua diện tích, quy mô,chiều dài độ dốc của địa hình .Nếu sông ở miền núi độ dốc cao thì khả năng thủy điện lớn còn sông chảy ở vùng đồng bằng thì tiềm năng về giao thông lớn. Đặc biệt học sinh giỏi môn Địa lí là phải thành thạo ở hai mức độ cao. Sau khi hướng dẫn học sinh sử dụng AtLat địa lí giáo viên hướng dẫn cần đưa ra những câu hỏi cụ thể để học sinh luyện tập nhiều lần,trong đó có những câu hỏi thuộc đề thi học sinh giỏi cấp thành phố và đề thi học sinh giỏi quốc giamôn Địa Lí lớp 12 những năm trước.Cần đưa ra các yêu cầu từ mức độ thấp đến mức độ cao và học sinh giỏi thì bắt buộc phải thành thạo ở mức độ cao.Sau khi học sinh luyện tập sử dụng AtLat Địa Lí Việt Nam thông qua việc trả lời các câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn chuẩn bị sẵn giáo viên cần sửa chữa,bổ sung ngay những thiết sót trên bài làm của học sinh để học sinh thực hiện tốt hơn các yêu cầu sau đó. IIIKHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Kết quả thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lí cấp thành phố của trường THPT Lưu Hoàng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã có sự khởi sắc so với các năm học trước. Cụ thể kết quả thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lí cấp thành Phố của trường THPT Lưu HoàngTP Hà Nội năm học 20182019 như sau: Năm học Số học sinh dự thi học Học sinh đạt giải sinh giỏi cấp thành phố 20182019 02 02( 1 hs đạt giải 3 , 1 học sinh đạt giải 16/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa khuyến khích kì thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố) 17/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa CKẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đểcó một đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa Lí thực sự chất lượng của trường THPT Lưu Hoàng cần sự cố gắng của cả Thầy và trò, giáo viên dạy bộ môn ở trên lớp cũng như giáo viên phụ trách đội tuyển.Cần có sự định hướng lập kế hoạch, chỉ đạo sát sao và động viên kịp thời từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn.Cần tạo được hứng thú,yêu thích môn học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp,phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 10 thông qua các giờ dạ,cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho những học sinh tự nghiên cứu,thành lập câu lạc bộ Địa Lí và các nhóm học tập môn Địa Lí ở các lớp hoặc nhóm học sinh giỏi Địa Lí ở các khối.Khi dạy đội tuyển học sinh giỏi giáo viên phụ trách cần có kế hoạch bài bản,thực hiện các biện pháp hiệu quả.Cần có đúc kết rút kinh nghiệm trong tổ nhóm chuyên môn qua mỗi đợt tổ chức ôn tập để có những thay đổi phù hợp,hiệu quả hướng đến những kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo. Với khoảng thời gian không dài và do trình độ có hạn chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Hà Nội, ngày 02/02/2019 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Trần Viết Cường 18/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa MỤC LỤC A . ĐẶT VẤN ĐỀ I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. IIIĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1Đối tượng nghiên cứu 2Phạm vi nghiên cứu đề tài IVKHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Nghiên cứu tình hình 2.Tình hình thực tế B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ICƠ SỞ LÍ LUẬN IICƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Một số giải pháp để có một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí thực sự có chất lượng 2. Một số cụ thể giải pháp về bồi dưỡng phần lí thuyết 3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần thực hành: IIIKHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. CKẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19/17
- Trần Viết CườngTrường THPT Lưu HoàngỨng Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1)Sách giáo khoa Địa Lí 10, Lê Thông (chủ biên) NXB GD 2007 2)Sách giáo khoa Địa Lí 12, Lê Thông (chủ biên) NXB GD 2007 3)Đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá môn Địa lí 10, Nguyễn Hải Châu (chủ biên) NXB Hà Nội 2007 4)Tuyển tập đề thi olimpic 304 lần thứ 23, NXB ĐHQG Hà Nội 2017 5)Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa Lí 12, Phạm Văn Đông (chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội 2017 6)Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia, Trần Ngọc Diệp (chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội. 7)Hướng dẫn thực hành Địa Lí 10, Lâm Quang Dốc (chủ biên), NXB ĐHSP 8)Hướng dẫn thực hành Địa Lí 12, Lâm Quang Dốc (chủ biên), NXB ĐHSP 9)Hướng dẫn sử dụng AtLat Địa Lí Việt Nam, Lê Huỳnh (chủ biên), NXB Giáo Dục. 20/17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 288 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 195 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 180 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn