intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Chia sẻ: Tho Tho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.791
lượt xem
316
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ do thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ Điên; Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời. Mời các quý thầy cô cùng các em học sinh cùng tham khảo bài văn "Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử" để nắm được chủ để chính của bài thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

 PHÂN TÍCH BÀI THƠ "ĐÂY THÔN VĨ DẠ" CỦA HÀN MẶC TỬ

Chúng tôi xin giới thiệu phần tóm tắt nội dung của bài văn "Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử". Mời quý bạn đọc tham khảo trên trang TaiLieu.VN để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của bản thân.
1. Mở Bài:

Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo ra một bất ngờ lớn nhưng sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử còn tạo ra sự ngạc nhiên hơn nhiều. Một đời thơ không dài nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" và làm người ta nhớ mãi không quên. Hàn Mặc Tử khiến người ta nhớ đến bởi giọng thơ độc đáo mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Tất cả thể hiện một tình yêu đời tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. Mười hai câu thơ là một mạch cảm xúc chan chứa tình cảm với xứ Huế thơ mộng, với con người trần thế.

2. Thân Bài:

Mở đầu bài thơ là khổ thơ viết về thiên nhiên thôn Vĩ với những vẻ đẹp đầy thơ mộng qua dòng hồi tưởng của nhà thơ. Câu thơ đầu có một khả năng gợi mở rất lớn :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Câu thơ là lời mời, lời trách hay sự nuối tiếc? Có lẽ là cả ba. Đó là chủ thể trữ tình của-lời mời của cô gái nào đó đang trách hờn "anh" bài thơ hay câu thơ chính là sự phân thân của nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của mình vì không được trở lại thôn Vĩ nữa. Ba câu sau được nối với câu trước bởi nghệ thuật "vắt dòng" của câu hai. Nhìn nắng hàng cau là lời giải thích "sao anh không về để nhìn nắng" còn nắng mới lên tồn tại độc lập. Đây là lời của cô gái hay chàng trai. Lời của cô gái nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình. Cảnh và một loại-người thôn Vĩ hiện lên rõ dần. Bắt đầu là hình ảnh hàng cau cây quen thuộc trong những khu nhà vườn xứ Huế.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Ta đã từng gặp hình ảnh hàng cau trong Nhớ của Hồng Nguyên :

Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau

3. Kết Bài:

Với hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ ngữ cực tả luôn trong trong sáng, súc tích, cách sử dụng xuyên suốt những câu hỏi tu từ, cách sử dụng nhịp điệu thơ theo cảm xúc có khi là tha thiết đắm say, có khi là chậm rãi buồn tẻ, Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỷ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt.

Mời các bạn xem tiếp các phần hoàn thiện của bài văn trong bài viết Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Các bạn có thể đọc trực tiếp trên website hoặc đăng nhập để tải về máy dùng làm tư liệu tham khảo khi cần thiết. 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2