
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5
211
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI
TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI KỸ THUẬT
Dương Thuý Hường1, Nguyễn Thị Thảo2 và Đỗ Kim Phương3
1Đại học Mỏ - Địa chất, email: dthuy.huong@gmail.com
2Đại học Mỏ - Địa chất, email: thaoviet2978@gmail.com
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, sinh viên các trường
đại học và cao đẳng khi tốt nghiệp phải đạt
trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt
Nam (KNLNNVN), tương đương với trình
độ B1 theo Khung đánh giá năng lực ngoại
ngữ Châu Âu. Qua khảo sát nghiên cứu tình
hình thực tế về trình độ tiếng Anh của sinh
viên các trường đại học thuộc khối kỹ thuật ở
Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy sinh viên
còn hạn chế về cả bốn kỹ năng (nghe, nói,
đọc, viết), đặc biệt là kỹ năng nói so với yêu
cầu bậc 3 trong KNLNNVN. Trên thực tế,
việc giảng dạy ngoại ngữ của các trường từ
trước đến nay thường tập trung vào kỹ năng
đọc, viết và trang bị kiến thức về ngữ pháp,
từ vựng cho sinh viên. Do đó, kỹ năng nói và
nghe chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến
phần lớn sinh viên không tự tin khi giao tiếp
bằng tiếng Anh và chưa nắm bắt được các
phương pháp để thực hiện kỹ năng này một
cách hiệu quả. Với những thách thức và yêu
cầu thực tế nêu trên, bài báo đề xuất biện
pháp phát triển kỹ năng nói nhằm giúpcho
những sinh viên đã đạt trình độ tiếng Anh bậc
2 có đủ năng lực khi tham dự kỳ thi chuẩn
đầu ra bậc 3, đồng thời nâng cao khả năng
giao tiếp bằng tiếng Anh phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu sau này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu các biện pháp
nâng cao kỹ năng nói cho người học như
Brown và Yule (1983), Jane Revell (1991),
Nadeem Khan và Arshad Ali (Science
Direct.com, AIT), Mai Thuý Phương (2005),
Nguyễn Minh Hồng (2010). Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chưa thật phù hợp với các
sinh viên trường kỹ thuật ở Việt Nam. Trên
cơ sở nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với
phân tích tài liệu, bài báo đề xuất các biện
pháp rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho
sinh viên. Hiệu quả của việc áp dụng các biện
pháp này sẽ được đánh giá qua việc so sánh
kết quả hai lần kiểm tra trước và sau khi áp
dụng các biện pháp kể trên.
3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG NÓI
Do tiếng Anh chỉ là một môn học cơ bản
cho sinh viên các trường đại học nên thời
gian dành cho việc giảng dạy kỹ năng nói rất
ít, chủ yếu được kết hợp với các kỹ năng
khác để tận dụng thời gian. Thêm vào đó, do
sĩ số lớp quá đông (khoảng 40 sinh viên), độ
hứng thú và động cơ học tập thấp, trình độ
không đồng đều dẫn đến sinh viên thiếu nhiệt
tình trong việc tham gia bài học.
Để khắc phục các tồn tại trong giờ học kỹ
năng nói tiếng Anh, một số biện pháp có thể
áp dụng như yêu cầu sinh viên luyện tập theo
nhóm, cặp; tăng cường thời gian tự học của
sinh viên bằng cách giao bài tập hoặc chủ đề
luyện nói cho buổi sau; cho sinh viên thực
hành các dạng bài luyện tập kỹ năng nói phù
hợp với mục đích của giờ luyện tập (hỏi và