intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp phòng trị bệnh trên một số cây rau ăn quả

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

324
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là cách phòng trừ một số bệnh trên cây rau ăn quả thường gặp là dưa leo, cà chua, đậu côve. 1. Đốm lá đậu côve .Những đốm lá màu nâu đen trên lá là do một số nấm bệnh trên cây đậu rau (như đậu côve, đậu đũa....) gây ra. Nếu quan sát thấy trên lá vết bệnh có hình tròn, màu nâu và trên mặt vết bệnh có những hạt bào tử màu đen, trên thân và trái cũng có vết bệnh hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống, trên đó cũng có các hạt màu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp phòng trị bệnh trên một số cây rau ăn quả

  1. Phương pháp phòng trị bệnh trên một số cây rau ăn quả Dưới đây là cách phòng trừ một số bệnh trên cây rau ăn quả thường gặp là dưa leo, cà chua, đậu côve. 1. Đốm lá đậu côve
  2. Những đốm lá màu nâu đen trên lá là do một số nấm bệnh trên cây đậu rau (như đậu côve, đậu đũa....) gây ra. Nếu quan sát thấy trên lá vết bệnh có hình tròn, màu nâu và trên mặt vết bệnh có những hạt bào tử màu đen, trên thân và trái cũng có vết bệnh hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống, trên đó cũng có các hạt màu đen, vết bệnh không có vòng đồng tâm thì là do nấm Ascochyta pisi gây ra. Còn nếu quan sát thấy vết bệnh là những đốm nhỏ ở hai mặt lá, màu nâu tím, về sau lớn dần, đường kính 2- 3mm, trên mặt có lớp bụi phấn mịn màu xanh xám hoặc nâu đen, lá bị bệnh nặng sẽ vàng khô và sớm rụng chỉ còn lại 2-3 lá non trên ngọn và quả non. Vết bệnh cũng không có vòng đồng tâm và không bị thủng lỗ... thì tác nhân là do nấm gây bệnh đốm nâu Cercospora cruenta. Bà con có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ gần như nhau: - Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch. - Sau thu hoạch cày đất sớm, vùi sâu lớp đất mặt xuống dưới. - Gieo trồng mật độ vừa phải cho vườn thông thoáng. - Phun các thuốc gốc đồng, hoặc các thuốc Dipomate, Carbenzim, Hexin, Thio- M,.... - Bón phân cân đối NPK, chú ý bón kali.
  3. - Ngắt bỏ quả và lá bị bệnh đem tiêu hủy triệt để tránh lây lan mầm bệnh, không sử dụng hạt của vụ trước đã nhiễm bệnh làm giống cho vụ sau. 2. Đốm lá dưa leo Một số tác nhân vi sinh vật gây ra hiện tượng đốm lá dưa leo là các nấm Pseudopperonospora sp gây bệnh sương mai, nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư, vi khuẩn Xanthomonas gây đốm lá. Các bệnh này chủ yếu cũng gây hại nặng vào mùa mưa và cũng thường phát sinh gây hại đầu tiên trên lá. Bệnh sương mai và thán thư lúc mới phát sinh có vết bệnh khá giống nhau đó là các đốm nhỏ màu vàng nhưng sau đó khi các vết bệnh này lớn lên thì có vài điểm khác biệt. Bệnh sương mai thì các đốm có màu nâu, hình đa giác có góc cạnh rất rõ, nếu quan sát kỹ thì mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt, vết bệnh già rất dòn và dễ vỡ (lá bị thủng lỗ chỗ), bệnh xuất hiện ở các lá vàng phía dưới rồi lan dần lên, lá bệnh khô vàng và rụng đi, trên cây chỉ còn lại lá non. Bệnh thán thư thì khi vết bệnh phát triển to ra sẽ có màu nâu và quanh vết bệnh có các vòng tròn đồng tâm màu nâu sẫm và khi vết bệnh khô thì lá cũng bị rách vỡ...Đối với bệnh vi khuẩn, vết bệnh có vẻ hơi ướt, lúc đầu cũng màu vàng nhưng sau đó chuyển sang màu trắng bạc và có lỗ thủng ở giữa. Đối với hai bệnh do tác nhân là nấm như bệnh sương mai và thán thư thì có thể áp dụng các biện pháp cơ bản như nhau là:
  4. - Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm. - Nếu vụ trước ruộng bị hại nặng, nên luân canh cây khác trong 1 năm. - Trồng mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm. - Ngắt bỏ bớt các lá già và lá bị bệnh, dùng màng nilon phủ đất, không để lá tiếp xúc với mặt đất. - Khi cây dưa có 3-4 lá thật, dùng các thuốc gốc đồng như Copforce Blue, Dosay hay các thuốc Zin, Zineb Bul,.. phun phòng bệnh 2-3 lần cách nhau khoảng 10 ngày. Khi bệnh mới phát sinh cũng dùng các thuốc gốc đồng như trên hoặc các thuốc Dipomate, Thio-M, Mexyl –MZ, Carbenzim phun đẫm tán lá và cả gốc cây dưa. - Không dùng hạt ở quả bị bệnh để làm giống. Riêng đối với bệnh vi khuẩn, cần chú ý thêm các yêu cầu sau: - Xử lý hạt giống trong dung dịch thuốc gốc đồng từ 5-10 phút.
  5. - Khi bệnh mới phát sinh phun các thuốc gốc đồng hoặc các thuốc như Hỏa Tiễn, Saipan. 3. Xoăn lá cà chua Bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ đến tận lúc thu hoạch, nhưng phổ biến nhất là từ lúc cây bắt đầu ra hoa. Nguyên nhân là do một trong các loại virus tấn công gây hại cây cà chua ở vùng nhiệt đới như CMV, ToMV, TSWV, CTV,... Các loại virus này phải nhờ côn trùng làm môi giới để lây lan từ cây này sang cây khác mà cụ thể ở đây là một loài bọ phấn. Mật độ bọ phấn càng cao thì tỉ lệ cây bị xoăn lá càng nhiều. Bệnh này không lan truyền qua đất hoặc hạt giống. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô ráo, nắng nhiều mưa ít. Đối với bệnh có tác nhân do virus thì thường không có thuốc trị, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: - Dùng giống kháng bệnh. - Vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, không bón nhiều đạm. - Không trồng cà chua gần ruộng trồng khoai tây, bầu bí. - Nhổ bỏ cây bị bệnh đưa xa ruộng để tiêu hủy. - Phun thuốc trừ bọ phấn ngay từ trong vườn ươm và ngoài đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2