intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị ở tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, để quản lý quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách có liên quan đến công tác quản lý và tổ chức thực hiện dự án. Những chính sách đó đã góp phần đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh theo mục tiêu đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị ở tỉnh Quảng Ninh

Trần Đình Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 98(10): 53 - 59<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG<br /> KHU ĐÔ THỊ Ở TỈNH QUẢNG NINH<br /> Trần Đình Tuấn1*, Phan Doãn Thức2, Nguyễn Thị Châu3<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br /> Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, 3Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao. Từ năm 2006 trở lại đây trên địa bàn<br /> tỉnh có 105 dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị. Tổng diện tích<br /> đất thu hồi để quy hoạch thực hiện các dự án là 2.185ha. Tổng mức đầu tư thực hiện các dự án là<br /> 15.295 tỷ đồng. Tổng tiền sử dụng đất các dự án đóng góp cho Ngân sách tỉnh là 2.195 tỷ đồng,<br /> đến nay đã thu được 1.520 tỷ đồng. Năm 2011, tỉnh Quảng Ninh đã phát triển 15 đô thị với 04<br /> thành phố và 11 thị trấn, tỷ lệ đô thị hoá đạt 50,33%, tổng diện tích đô thị là 1.051,12 ha, với qui<br /> mô dân số là 650.323 người. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, để quản lý quá trình xây dựng<br /> cơ sở hạ tầng đô thị, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách có liên<br /> quan đến công tác quản lý và tổ chức thực hiện dự án. Những chính sách đó đã góp phần đáp ứng<br /> có hiệu quả yêu cầu phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh theo mục tiêu đã đề ra. Quá trình đô thị hoá<br /> mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà<br /> nước xây dựng hạ tầng đô thị liên quan đến các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường. Để<br /> tăng cường công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị có hiệu quả cần<br /> xem xét, nghiên cứu để thực hiện các quan điểm và giải pháp theo đề xuất của tác giả. Đó là những<br /> vấn đề trong công tác quản lý xây dựng hạ tầng đô thị mà tỉnh cần phải giải quyết trong tương lai.<br /> Từ khóa: Quản lý xây dựng hạ tầng đô thị, Quản lý xây dựng hạ tầng đô thị ở Quảng Ninh<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Đô thị hoá là một quá trình tất yếu của bất kỳ<br /> quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy<br /> nhiên, đô thị hoá ồ ạt, thiếu quy hoạch khoa<br /> học sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu<br /> dài, thiếu tính bền vững. Quảng Ninh là một<br /> trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao. Từ<br /> năm 2006 trở lại đây trên địa bàn tỉnh có 105<br /> dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng<br /> các khu dân cư, khu đô thị. Tổng diện tích đất<br /> thu hồi để quy hoạch thực hiện các dự án là<br /> 2.185ha. Các dự án khu đô thị mới đã góp<br /> phần giải quyết phần lớn nhu cầu về nhà ở,<br /> lao động việc làm, tạo lập được những khu<br /> dân cư có cảnh quan kiến trúc đẹp, có hệ<br /> thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn<br /> minh, hiện đại, góp phần quan trọng vào tăng<br /> thu ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội<br /> của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện<br /> các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị mới<br /> còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như ô<br /> nhiễm môi trường, tiến độ thi công các dự án<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 039920, Email: trantuankt@gmail.com<br /> <br /> chậm, công tác quản lý Nhà nước còn thiếu<br /> hiệu lực,... dẫn tới hiệu quả thấp. Nguyên<br /> nhân là do chưa thực hiện tốt công tác quy<br /> hoạch và quản lý quy hoạch, thẩm định và<br /> phê duyệt dự án đầu tư, công tác giải phóng<br /> mặt bằng để giao đất sạch cho nhà đầu tư,<br /> công tác thanh kiểm tra xử lý sai phạm,... Vì<br /> vậy, cần phải có các giải pháp để nâng cao<br /> hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước<br /> các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu<br /> đô thị ở tỉnh Quảng Ninh.<br /> TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN<br /> ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI<br /> ĐOẠN 2006-2011<br /> Tỉnh Quảng Ninh tiến hành mạnh mẽ công<br /> cuộc đổi mới tận dụng mọi tiềm năng, thế<br /> mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có sự<br /> chuyển biến mạnh về kinh tế, quá trình đô thị<br /> hoá của tỉnh đã có cơ hội phát triển nhanh.<br /> Năm 2000, tỉnh Quảng Ninh có 15 đô thị,<br /> gồm 01 thành phố, 03 thị xã và 11 thị trấn, tỷ<br /> lệ đô thị hoá đạt 44,6%, với diện tích đô thị là<br /> 844,24 ha, qui mô dân số đô thị là 594.215<br /> 53<br /> <br /> Trần Đình Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> người. Sau 11 năm phấn đấu, năm 2011 tỉnh<br /> Quảng Ninh đã phát triển 15 đô thị với 04<br /> thành phố và 11 thị trấn, tỷ lệ đô thị hoá đạt<br /> 50,33%, tổng diện tích đô thị là 1.051,12 ha,<br /> với qui mô dân số là 650.323 người.<br /> Trước năm 1995 việc đầu tư xây dựng các<br /> khu dân cư và các khu đô thị chủ yếu do Nhà<br /> nước thực hiện. Từ năm 1995 trở lại đây, do<br /> chính sách pháp luật về đất đai thay đổi và do<br /> yêu cầu phát triển đô thị hoá và chuyển đổi cơ<br /> cấu kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã khuyến<br /> khích, thu hút các Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư<br /> xây dựng các khu đô thị. Tính từ năm 2006<br /> đến nay trên địa bàn tỉnh có 105 dự án đầu tư<br /> xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu dân<br /> cư đô thị. Tổng diện tích đất giao thực hiện<br /> các dự án là 2.185ha (trong đó có 06 dự án bị<br /> thu hồi do quy hoạch treo, dự án treo). Tổng<br /> mức đầu tư thực hiện các dự án là 15.295 tỷ<br /> đồng. Tổng tiền sử dụng đất các dự án đóng<br /> góp cho Ngân sách tỉnh là 2.195 tỷ đồng, đến<br /> nay các dự án đã nộp ngân sách 1.520 tỷ<br /> đồng. Một số chỉ tiêu đóng góp của các dự án<br /> khu đô thị mới vào sự phát triển kinh tế - xã hội<br /> của tỉnh Quảng Ninh như sau (xem bảng 1).<br /> Trong quá trình phát triển tỉnh Quảng Ninh<br /> chủ yếu áp dụng 4 phương thức: (1) Phương<br /> thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng (Có 02 dự án,<br /> phương thức này đến nay không thực hiện do<br /> không phù hợp với Luật Đất đai); (2) Phương<br /> thức thanh toán tiền đầu tư cơ sở hạ tầng bằng<br /> quỹ đất kinh doanh (26 dự án); (3) Phương<br /> thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (Hiện<br /> nay, tỉnh Quảng Ninh đang chủ yếu thực hiện<br /> phương thức này với tổng số dự án đang thực<br /> hiện là 72 dự án); (4) Đấu giá quyền sử dụng<br /> đất (Có 02 dự án). Tỉnh Quảng Ninh chưa có<br /> dự án khu đô thị mới do nước ngoài đầu tư<br /> nên chưa áp dụng phương thức thuê đất đối<br /> với khu đô thị mới.<br /> <br /> 98(10): 53 - 59<br /> <br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC<br /> CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ<br /> SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CỦA TỈNH<br /> QUẢNG NINH<br /> Thực trạng việc ban hành các thủ tục hành<br /> chính liên quan đến việc lập, phê duyệt và<br /> thực hiện dự án.<br /> Giai đoạn trước đây theo cơ chế quản lý cũ đã<br /> gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Từ năm<br /> 2006 đến nay thủ tục hành chính về đầu tư đã<br /> được cải thiện rõ rệt, các văn bản liên quan<br /> đến trình tự, thủ tục cơ bản đầy đủ và công<br /> khai minh bạch đã tạo điều kiện cho các Nhà<br /> đầu tư dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư, tiếp<br /> cận nhanh chóng với các thủ tục hành chính,<br /> tiết kiệm được thời gian và chi phí. Trong<br /> những năm gần đây, Nhà đầu tư cơ bản hài<br /> lòng với việc giải quyết thủ tục hành chính<br /> của tỉnh. Tuy nhiên, công tác ban hành cơ chế<br /> chính sách chung về bồi thường, hỗ trợ tái<br /> định cư còn chậm, không đồng bộ, thiếu sự<br /> thống nhất.<br /> Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý<br /> quy hoạch.<br /> Đến nay, tất cả 14 địa phương cấp huyện đều<br /> đã có quy hoạch chung xây dựng đô thị. Một<br /> số đô thị, quy hoạch chung xây dựng được<br /> duyệt đã quá 5 năm, nay được trình lập quy<br /> hoạch xây dựng điều chỉnh cho phù hợp với<br /> tiến trình lịch sử, phát triển kinh tế- xã hội<br /> của tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ hội nhập.<br /> Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác<br /> quản lý và giúp cho các Nhà đầu tư thuận lợi<br /> hơn trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư các<br /> dự án khu đô thị.<br /> <br /> Bảng 1. Một số chỉ tiêu đóng góp của các dự án khu đô thị mới<br /> vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh<br /> Chỉ tiêu\năm<br /> <br /> Đvt<br /> <br /> 1. Số lượng dự án<br /> <br /> dự án<br /> <br /> 2. Thu ngân sách<br /> <br /> tỷ.đ<br /> <br /> 3. Tạo việc làm<br /> 4. Đóng góp vào GDP<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 24<br /> <br /> 26<br /> <br /> 18<br /> 125<br /> <br /> 250<br /> <br /> 450<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 14<br /> 560<br /> <br /> 18<br /> 680<br /> <br /> 2011<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 05<br /> <br /> 105<br /> <br /> 130<br /> <br /> 2.195<br /> <br /> việc làm<br /> <br /> 2.700<br /> <br /> 4.600<br /> <br /> 4.900<br /> <br /> 2.100<br /> <br /> 2.600<br /> <br /> 900<br /> <br /> 17.800<br /> <br /> tỷ.đ<br /> <br /> 1.928<br /> <br /> 2.571<br /> <br /> 2.785<br /> <br /> 1.500<br /> <br /> 1.800<br /> <br /> 500<br /> <br /> 11.084<br /> <br /> Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh<br /> <br /> 54<br /> <br /> Trần Đình Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt và<br /> quản lý giám sát quá trình thực hiện các dự<br /> án đầu tư<br /> Theo phân cấp quản lý của tỉnh Quảng Ninh,<br /> việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô<br /> thị do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh là<br /> cơ quan đầu mối chủ trì cùng các ngành, các<br /> địa phương tổ chức thẩm định trình UBND<br /> tỉnh phê duyệt. Công tác thẩm định và phê<br /> duyệt dự án đầu tư các khu đô thị trong những<br /> năm gần đây có bước đổi mới rõ rệt và có<br /> chất lượng tốt, đảm bảo các quy định của<br /> pháp luật. Trong khâu tổ chức thực hiện dự án<br /> giao rõ trách nhiệm của từng cấp của từng<br /> ngành và trách nhiệm của Nhà đầu tư. Công<br /> tác kiểm tra giám sát được sát sao hơn. Việc<br /> tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình kịp<br /> thời đảm bảo tiến độ thanh toán vốn đầu tư,<br /> làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử<br /> dụng đất giúp chủ đầu tư sớm huy động vốn<br /> đầu tư mua đất của Nhà đầu tư thứ cấp và<br /> người dân để đầu tư công trình. Tuy nhiên,<br /> công tác này cũng còn một số tồn tại như:<br /> Trong công tác thẩm định và phê duyệt dự án<br /> mới chỉ quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và tổ<br /> chức thực hiện; Công tác xây dựng giá đất<br /> còn chưa thay đổi kịp thời, phù hợp với tình<br /> hình mới; Tiến độ thực hiện dự án còn chậm<br /> so với kế hoạch; Việc huy động vốn của Nhà<br /> đầu tư còn yếu so với yêu cầu; Việc phê duyệt<br /> các dự án dàn trải, ít quan tâm đến nhu cầu<br /> thực tế của thị trường, năng lực kỹ thuật và<br /> năng lực tài chính của Nhà đầu tư dẫn đến tình<br /> trạng dư thừa nguồn cung về đất, từ đó dẫn đến<br /> <br /> 98(10): 53 - 59<br /> <br /> việc các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án hoặc<br /> giữ đất không thi công đợi giá đất lên.<br /> Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồi<br /> thường, hỗ trợ và tái định cư.<br /> Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã tập<br /> trung cao độ cho công tác giải phóng mặt<br /> bằng (GPMB) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện<br /> các dự án đầu tư nhằm sớm giải ngân vốn đầu<br /> tư xây dựng cơ bản, thúc đẩy chủ trương kích<br /> cầu của Chính phủ. Vì vậy, công tác bồi<br /> thường GPMB trên địa bàn tỉnh trong những<br /> năm qua được chuyển biến rõ nét và đã đạt<br /> được nhiều kết quả tốt. Bên cạnh những kết<br /> quả đạt được, công tác bồi thường GPMB vẫn<br /> còn tồn tại một số vấn đề sau: (1)Trình tự thủ<br /> tục thu hồi đất và thực hiện GPMB quá dài<br /> làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.<br /> Trong số 105 dự án thì có 90 dự án phải thực<br /> hiện GPMB, trong đó 15 dự án GPMB trong<br /> thời gian 1 năm, 30 dự án kéo dài trong 2<br /> năm, 18 dự án kéo dài trong 3 năm, 12 dự án<br /> kéo dài trong 4 năm, 18 dự án GPMB kéo dài<br /> từ 5 năm trở lên; (2)Thực trạng này đã ảnh<br /> hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất,<br /> mặt khác làm chậm tiến độ GPMB các dự án<br /> do người bị thu hồi đất không đồng tình với<br /> chính sách cũ, yêu cầu thực hiện theo chính<br /> sách mới. Vì vậy đã làm nẩy sinh các tranh<br /> chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.<br /> Theo thống kê cho thấy, các dạng tranh chấp<br /> dẫn đến khiếu nại về đất đai chủ yếu là khiếu<br /> nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái<br /> định cư, thể hiện qua biểu đồ sau:<br /> Khiếu nại hành chính về bồi<br /> thường, tái định cư khi Nhà nước<br /> thu hồi đất (70,64%)<br /> Tố cáo về hành vi vi phạm pháp<br /> luật của cán bộ quản lý nhà nước<br /> trong các cơ quan hành chính<br /> (10,03%)<br /> Khiếu nại về quyết định hành<br /> chính đối với giải quyết tranh<br /> chấp về đất đai (8,59%)<br /> Đòi lại đất cũ hiện do người khác<br /> đang sử dụng (6,8%)<br /> <br /> Các dạng khiếu nại, tố cáo khác<br /> (3,94%)<br /> <br /> Hình 1. Tỷ lệ các dạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai<br /> <br /> 55<br /> <br /> Trần Đình Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 98(10): 53 - 59<br /> <br /> Nội dung khiếu nại hành chính đối với việc bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất<br /> được thể hiện qua biểu đồ sau:<br /> Khiếu nại về giá đất bồi thường<br /> quá thấp so với giá thực tế thị<br /> trường (60%)<br /> Người sử dụng đất đã nhận bồi<br /> thường theo chính sách đất đai<br /> trước đây, nay đòi bồi thường<br /> theo chính sách mới (5%)<br /> Đồi bồi thường đối với đất Nhà<br /> nước đã thu hồi thời kỳ trước<br /> đây chưa được bồi thường (5%)<br /> Khiếu nại về việc chưa giải quyết<br /> tái định cư khi bị thu hồi toàn bộ<br /> đất ở, nhà ở (20%)<br /> Khiếu nại tình trạng bất công<br /> trong bồi thường, tái định cư do<br /> có biểu hiện tham nhũng hoặc sự<br /> bất cập về chính sách (6%)<br /> Các dạng khiếu nại, tố cáo khác<br /> (4%)<br /> <br /> Hình 2. Tỷ lệ các dạng khiếu nại hành chính đối với việcbồi thường, tái định cư<br /> <br /> Thực trạng công tác thu nộp tiền sử dụng đất.<br /> Tổng tiền của 80 dự án đã được tỉnh phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất là 2.195 tỷ đồng, đến nay<br /> các dự án mới nộp 1.520 tỷ đồng (đạt 69,2%). Hầu hết các dự án chưa nghiêm túc thực hiện<br /> nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất. Nhiều chủ đầu tư chây ỳ, dây dưa kéo dài để chiếm dụng<br /> vốn sử dụng vào mục đích khác. Tình hình thu nộp tiền sử dụng đất qua các năm thể hiện qua<br /> bảng sau:<br /> Bảng 2: Tình hình thu nộp tiền sử dụng đất qua các năm<br /> Đơn vị tính: tỷ đồng<br /> Nội dung<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 1. Tổng tiền phải nộp<br /> <br /> 125<br /> <br /> 250<br /> <br /> 450<br /> <br /> 560<br /> <br /> 680<br /> <br /> 130<br /> <br /> 2.195<br /> <br /> 2. Tổng tiền đã nộp vào ngân sách<br /> <br /> 90<br /> <br /> 160<br /> <br /> 290<br /> <br /> 380<br /> <br /> 480<br /> <br /> 120<br /> <br /> 1.520<br /> <br /> 3. Tổng tiền còn nợ đọng<br /> <br /> 35<br /> <br /> 90<br /> <br /> 160<br /> <br /> 180<br /> <br /> 200<br /> <br /> 10<br /> <br /> 675<br /> <br /> Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh<br /> <br /> Nguyên nhân của việc chậm nộp tiền sử dụng<br /> đất là do: (1) Thị trường bất động sản trong<br /> các năm vừa qua chững lại, việc chuyển<br /> nhượng quyền sử dụng đất, huy động vốn gặp<br /> nhiều khó khăn, các Nhà đầu tư khó khăn về<br /> nguồn vốn; (2) Một số dự án vướng mắc<br /> trong quá trình thực hiện GPMB, không có<br /> mặt bằng để thi công. (3) Một số Nhà đầu tư<br /> thi công các công trình cho tỉnh phải tập trung<br /> vốn để thi công, song tỉnh chưa bố trí vốn<br /> thanh toán kịp thời nên các Nhà đầ tư đưa ra<br /> lý do này khi đôn đốc nộp tiền sử dụng đất.<br /> (4)Về phía Nhà đầu tư: Năng lực thực hiện dự<br /> án và năng lực tài chính của một số Nhà đầu<br /> tư yếu; Nhà đầu tư chưa chủ động phối hợp<br /> với chính quyền địa phương để có các biện<br /> 56<br /> <br /> pháp có hiệu quả trong tổ chức GPMB, thực<br /> hiện dự án và triển khai các thủ tục về đầu tư;<br /> Một số Nhà đầu tư còn cố tình chây ì nợ đọng<br /> tiền sử dụng đất để chiếm dụng vốn đầu tư<br /> vào việc khác.<br /> Thực trạng công tác thanh kiểm tra, xử lý<br /> sai phạm và tháo gỡ khó khăn vướng mắc<br /> các dự án.<br /> Qua công tác thanh tra, kiểm tra một số công<br /> trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất<br /> thoát vốn Nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều<br /> công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vực, nhiều<br /> cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những<br /> công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp<br /> cũng tới 8 -10%, cao thì lên tới 20-30%, thậm<br /> <br /> Trần Đình Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> chí có công trình lên đến 60%. Đó là chưa<br /> tính đến những công trình đầu tư kém hiệu<br /> quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra<br /> các sản phẩm với chất lượng kém, giá thành<br /> cao và không tiêu thụ được...<br /> Những vấn đề còn tồn tại đối với công tác<br /> thanh, kiểm tra: (1) Công tác thanh kiểm tra<br /> chưa toàn diện các mặt của quá trình thực<br /> hiện dự án đầu tư; (2) Việc xử lý vi phạm<br /> chưa kiên quyết, còn manh tính hình thức nên<br /> còn nhiều tình trạng vi phạm quy hoạch, vi<br /> phạm ranh giới đất được giao, thi công không<br /> đảm bảo tiến độ, không đảm bảo chất lượng,<br /> cố tình không triển khai dự án đợi giá đất lên,<br /> huy động vốn của người dân không đúng quy<br /> định, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình<br /> thi công…<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU<br /> QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN<br /> ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG<br /> KHU ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG NINH<br /> Quan điểm phát triển: Xây dựng tỉnh Quảng<br /> Ninh trở thành một địa bàn động lực, một<br /> trong những cửa ngõ giao thông quan trọng<br /> của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với<br /> khu vực và quốc tế; Phát triển theo hướng<br /> công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng<br /> mạnh về xuất khẩu; Tăng trưởng kinh tế đi<br /> đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói<br /> giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện<br /> công bằng xã hội đặc biệt chú ý đến vùng núi<br /> hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người<br /> trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật<br /> chất tinh thần của nhân dân; Điều chỉnh và cải<br /> thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ; Kết<br /> hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài<br /> nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền<br /> vững. Đẩy nhanh việc nâng cấp và phát triển<br /> đô thị theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã<br /> được duyệt.<br /> Mục tiêu phát triển: Từ nay đến năm 2020,<br /> phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động<br /> hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực<br /> hiện công nghiệp hoá trước năm 2020. Một số<br /> chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020 như sau: GDP<br /> đạt 167.405,0 tỷ đồng; Về cơ cấu GDP: Trong<br /> đó Công nghiệp, xây dựng là 48,5%; Thương<br /> mại, dịch vụ là 50,1; Nông, lâm nghiệp, thuỷ<br /> <br /> 98(10): 53 - 59<br /> <br /> sản là 1,4%; GDP/người/năm là 6.292,7 USD.<br /> Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt<br /> từ 14% đến 15%.<br /> Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả<br /> quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng<br /> cơ sở hạ tầng khu đô thị trên địa bàn tỉnh<br /> Quảng Ninh: Để đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa,<br /> đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội,<br /> phát huy những tiềm năng và lợi thế so sánh<br /> của tỉnh Quảng Ninh, trong công tác quản lý<br /> nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cơ<br /> bản sau. (1) Cải cách thủ tục hành chính theo<br /> hướng đơn giản, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả,<br /> công khai, minh bạch. Nếu cắt giảm 30% thủ<br /> tục hành chính như hiện nay thì chi phí quản<br /> lý Nhà nước và chi phí của doanh nghiệp<br /> cũng cắt giảm khoảng 30%. Như vậu, vừa tiết<br /> kiệm được thời gian giải quyết công việc của<br /> các cơ quan quản lý Nhà nước, vừa giảm giá<br /> thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đẩy<br /> nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư góp<br /> phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.<br /> (2) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch<br /> và tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy<br /> hoạch. Cải tiến công tác quản lý quy hoạch và<br /> tuân thủ quy hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế<br /> trong qua hoạch và quản lý quy hoạch.<br /> (3) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định,<br /> phê duyệt dự án đầu tư và quản lý giám sát<br /> quá trình thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ<br /> thực hiện dự án. Thực hiện việc lựa chọn các<br /> Nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Áp<br /> dụng rộng rãi hình thức đấu giá đất dự án, đấu<br /> thầu công trình; Bổ sung nội dung thẩm định,<br /> phê duyệt dự án đầu tư gồm các chỉ tiêu đánh<br /> giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án; Tăng<br /> cường chế độ trách nhiệm trong quản lý đầu<br /> tư và xây dựng; Nâng cao hoạt động quản lý<br /> dự án; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án<br /> đầu tư. (4) Làm tốt công tác GPMB và đặc<br /> biệt chú trọng đến việc tạo quỹ đất sạch. Các<br /> cấp chính quyền cần tập trung và phối hợp<br /> với Nhà đầu tư đề giải quyết dứt điểm vấn đề<br /> GPMB tạo điều kiện cho dự án triển khai.<br /> (5) Tăng cường công tác thu nộp tiền sử dụng<br /> đất. (6) Làm tốt công tác thanh kiểm tra, kiên<br /> quyết xử lý sai phạm các dự án. Chấn chỉnh<br /> và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm<br /> tra, giám sát trong đầu tư xây dựng; Kiện toàn<br /> 57<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0