intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị ngoại thương - Phần 3

Chia sẻ: NGUYEN HUONG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

303
lượt xem
203
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'quản trị ngoại thương - phần 3', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị ngoại thương - Phần 3

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QU Ả N TR Ị NGOẠ I THƯƠ NG. (Khoa TM-DL). C 10 1. Chứng từ trong xuất nhập khẩu là: a. Chứng từ do người mua lập, gồm các chi tiết về số lượng, trị giá của một lô hàng. b. Chứng từ do người sản xuất hoặc người bán lập, gồm các chi tiết về số lượng, trị giá của một lô hàng. c. Chứng từ do ngân hàng lập, gồm các chi tiết về số lượng, trị giá của một lô hàng. d. Tất cả đều sai. Đáp án: b 2. Công dụng của các chứng từ xuất nhập khẩu: a. Người bán xuất trình cho người mua yêu cầu trả tiền hàng. b. Dùng khai hải quan, giao nhận hàng và khiếu nại đòi bồi thường. c. Cả 2 đều đúng. d. Cả 2 đều sai. Đáp án: c 3. … của các chứng từ xuất nhập khẩu: Người bán xuất trình cho người mua yêu cầu trả tiền hàng. Dùng khai hải quan, giao nhận hàng và khiếu nại đòi bồi thường. a. Mục đích
  2. b. Chức năng c. Nhiệm vụ. d. Công dụng Đáp án: d 4. Hoá đơn thương mại là: a. Chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, do người nhập khẩu trình cho người xuất khẩu sau khi đã gởi hàng. b. Chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, do người xuất khẩu trình cho người nhập khẩu sau khi đã gởi hàng, nhờ đó người xuất đòi người nhập thanh toán tổng giá trị hàng đã ghi trên hoá đơn. c. Chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, do ngân hàng trình cho người nhập khẩu để đòi tiền. d. Cả a và c đều đúng. Đáp án: b 5. Khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại, người lập hóa đơn và người thụ hưởng: a. Nếu L/C không quy định rõ là ai thì người thụ hưởng sẽ là người lập. b. Nếu L/C không quy định rõ là ai thì người thụ hưởng sẽ là người bị lập. c. Nếu L/C không quy định rõ là ai thì người thụ hưởng sẽ là người thứ ba. d. Tất cả đều đúng.
  3. Đáp án: a 6. Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên: a. Giá trị của hàng hóa. b. Bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế c. Cả 2 đều đúng. d. Cả 2 đều sai. Đáp án: c 7. Trong việc …, hóa đơn nói lên: Giá trị của hàng hóa. Bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế a. Ký kết hợp đồng. b. Khai báo hải quan. c. Thanh tóan. d. Giao hàng. Đáp án: b 8. Trong trường hợp chứng từ có hối phiếu kèm theo, qua hóa đơn người mua có thể: a. Kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu. b. Thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và giữ tiền c. Cả 2 đều đúng. d. Cả 2 đều sai.
  4. Đáp án: a 9. Trong trường hợp chứng từ không có hối phiếu, hóa đơn có tác dụng: a. Kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu. b. Thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và giữ tiền. c. Cả 2 đều đúng. d. Cả 2 đều sai. Đáp án: b 10. Vận đơn đường biển là: a. Chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người nhận hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. b. Chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. c. Chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người giao nhận hàng xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: b 11. Chức năng của vận đơn: a. Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng đã chở.
  5. b. Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. c. Là một chứng từ sở hữu hàng hóa qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L… Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: d 12. Câu nào sau đây sai, chức năng của vận đơn: a. Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng đã chở. b. Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. c. Là một chứng từ sở hữu hàng hóa qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L… Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay. d. Cả 3 đều sai. Đáp án: d 13. Chức năng đặc biệt nào mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay: a. Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng đã chở.
  6. b. Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. c. Là một chứng từ sở hữu hàng hóa qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L… d. Tất cả đều sai. Đáp án: c 14. Chức năng là một chứng từ sở hữu hàng hóa mà việc thay thế B/L bằng thủ tục … là việc rất khó khăn hiện nay: a. ADI. b. EDI. c. DEI. d. DAI. Đáp án: b 15. Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): a. Vận đơn không có ghi thêm điều khoản hay khiếm khuyết của hàng hóa và/hoặc bao bì. b. Vận đợn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. c. Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: a
  7. 16. Vận dơn không hoàn hảo (Unclean B/L): a. Vận đơn không có ghi thêm điều khoản hay khiếm khuyết của hàng hóa và/hoặc bao bì. b. Vận đợn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. c. Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. d. Tất cả đều sai. Đáp án: b 17. Vận đợn đã xếp hàng: a. Vận đợn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. b. Vận đơn được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu. c. Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. d. Tất cả đều sai. Đáp án: b 18. Vận đơn nhận hàng hóa để xếp lên tàu: a. Vận đợn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. b. Vận đơn được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu. c. Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.Trên B/ L không ghi rõ ngày tháng được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng. d. Tất cả đều sai.
  8. Đáp án: c 19. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): a. Cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một tàu đi từ cảng xếp hàng đến cảng đích nghĩa là tàu chở đi thẳng từ cảng đến cảng. b. Cấp cho hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc 2 hay nhiều chủ khác nhau. c. Vận đơn do các tàu tham gia chuyên chở cấp, chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa. d. Tất cả đều sai. Đáp án: a 20. Vận đơn suốt (through B/L): a. B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc 2 hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ cuối cùng. b. Cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một tàu đi từ cảng xếp hàng đến cảng đích. c. Vận đơn do các tàu tham gia chuyên chở cấp, chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: a
  9. 21. Vận đơn …: B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc 2 hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ cuối cùng. a. Đi thẳng b. Đi suốt. c. Nội hạt. d. Theo lệnh Đáp án: b 22. Người lập vận đơn có phải là: a. Người chuyên chở b. Đại lí được người chuyên chở chỉ đinh (As agent of the carrier) c. Đại diện được thuyền trưởng chỉ định d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: d 23. Chứng từ bảo hiểm là: a. Chứng từ do người hoặc tổ chức bảo hiểm cấp cho người xuất khẩu, nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm. b. Chứng từ do người hoặc tổ chức bảo hiểm cấp cho người nhập khẩu, nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm. c. Chứng từ do người hoặc tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và
  10. được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: c 24. Câu nào sau đây đúng nhất, giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng: a. Là chứng từ ghi chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa. b. Là chứng từ xác nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. c. Là chứng từ nêu lên chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng thực giao. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: b 25. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do: a. Người cung cấp hàng. b. Cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp. c. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa 2 bên mua, bán. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: d 26. Giấy chứng nhận xuất xứ:
  11. a. Chứng từ do nhà sản xuất cấp hay do cơ quan có thẩm quyền (Thường là phòng thương mại) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. b. Chứng từ do nhà nhập khẩu cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. c. Chứng từ do nhà xuất khẩu cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: a 27. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM A: a. Dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà người mua nước ngoài yêu cầu. b. Dùng cho các sản phẩm hàng dệt vào EU. c. Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: c 28. …Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP. a. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM A. b. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM B. c. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM D. d. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM T
  12. 29. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM B: a. Dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà người mua nước ngoài yêu cầu. b. Dùng cho các sản phẩm hàng dệt vào EU. c. Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP. d. Cả b và c đều đúng. Đáp án: a 30. …Là loại giấy C/O dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà người mua nước ngoài yêu cầu. a. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM A. b. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM B. c. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM D. d. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM T Đáp án: b 31. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM T: a. Dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà người mua nước ngoài yêu cầu. b. Dùng cho các sản phẩm hàng dệt vào EU. c. Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP. d. Dùng cho các mặt hàng xuất khẩu để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung.
  13. Đáp án: b 32. …Là loại giấy C/O dùng cho các sản phẩm hàng dệt vào EU. a. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM A. b. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM B. c. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM D. d. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM T Đáp án: d 33. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM D: a. Dùng cho các mặt hàng xuất khẩu để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. b. Dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà người mua nước ngoài yêu cầu. c. Dùng cho các sản phẩm hàng dệt vào EU. d. Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP. Đáp án: a 34. …Là loại giấy C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. a. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM A. b. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM B. c. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM D. d. Giấy chứng nhận xuất xứ FORM T
  14. Đáp án: c 35. Câu nào sau đây đúng nhất, giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: a. Những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã dược an toàn về mặc dịch bệnh sâu hại, nấm độc… b. Những chứng từ do người sản xuất cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã dược an toàn về mặc dịch bệnh sâu hại, nấm độc… c. Những chứng từ do cơ quan Nhà nước về vệ sinh cấp cho chủ hàng. d. Tất cả đều sai. Đáp án: a 36. Phiếu đóng gói (packing list): a. Chứng từ hàng hóa liệt kê tát cả những mặt hàng loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hàng, container…) và toàn bộ lô hàng được giao. b. Chứng từ hàng hóa ghi tát cả những mặt hàng loại hàng được nhận. c. Chứng từ hàng hóa nêu lên tát cả những mặt hàng loại hàng được đóng gói. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: a
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2