Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá trị kinh tế rất cao, có chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp nên khắp nơi trên cả nước ngày càng có nhiều người thích trồng giống chuối này. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quy trình nhân giống chuối tiêu hồng bắng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Quy trình nhân giống chuối tiêu hồng
bắng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá trị
kinh tế rất cao, có chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp nên khắp nơi trên
cả nước ngày càng có nhiều người thích trồng giống chuối này. Do đó việc
nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn
định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích
thước, sạch bệnh với số lượng lớn.
1. Giai đoạn chọn mẫu.
Chọn mẫu từ vườn cây mẹ tốt, sạch bệnh.
- Cách chọn mẫu : Chọn cây con có chiều cao từ 0,5 – 1m, đường kính thân gần củ
15< D< 20cm cây to, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân và củ không bị tổn
thương.
2. Cách vào mẫu cấy.
- Giai đoạn 1: Cây mẫu lấy về dùng dao cắt bỏ vợi phần thân lá→ gọt bỏ phần rễ
và củ chuối → bóc bớt 2 lớp vỏ ngoài cùng phần bệ lá.
- - Giai đoạn 2: Đưa mẫu vào phòng cấy tiến hành gọt bớt một phần bẹ lá → Đưa
mẫu vào tủ cấy.
- Giai đoạn 3: Khử trùng trong tủ cấy
+ Tủ cấy được bật đèn cực tím trong vòng 30 phút→ Lau sạch tủ cấy bằng cồn
90o→ Lấy giấy được khử trùng dải hết ra phần tủ cấy→ Đưa mẫu vào tủ dùng dao
bóc tiếp phần bẹ lá→ dùng dao chuyên dụng bóc đến gần đỉnh sinh trưởng→ dùng
dao cấy, panh cấy lấy đỉnh sinh trưởng đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.
3. Nhân giống (Nhân nhanh)
Môi trường nhân giống chuối Tiêu Hồng là môi trường MS
(Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù.
Môi trường vào mẫu chồi:
MS+ 100ml nước dừa + 20g đường + 4,3g a gar/ 1 lít
- Sau 3 – 4 tuần ta tiến hành bổ mẫu lần 1 ( bổ đôi ).
MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.
Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần 2.
MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.
Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần n.
MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.
Sau 6 – 8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.
MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 0,1g BA + 4,3g agar/
1 lít.
Sau 8- 10 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ.
Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống chuối Tiêu Hồng là 25- 28oC, pH thích
- hợp 5,2- 5,4.
4. Tạo cây hoàn chỉnh invitro.
- Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi
trường ra rễ (MS+ 10g đường+ 0,3mg NAA+ 1g than hoạt tính+ 4,3g agar/1 lít).
5. Chuyển cây ra vườn ươm
Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 6-10cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành
ra cây với giá thể bầu đất.
N:P:K+ vi lượng+ Vitamin sau 4 – 5 tuần đưa ra vườn sản suất.
- Cách chiết Hồng xiêm Xuân Đỉnh in gửi mail Lần xem: 1223
Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở
miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô
để kịp trồng trong mùa mưa. Chú ý sửa cành tạo tán cho cây con ở vườn ươm.
Mỗi cây chỉ nên để 1 cành chính và 2-3 cành phụ ở cách bầu chiết
Là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số
nhân giống không cao.Khi chiết nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn
ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 - 3,0 cm. Chọn cành chiết tốt,
chiết đúng thời vụ và kỹ thuật chiết tốt cành chiết sẽ ra rễ sau 3 - 4 tháng. Thời vụ
chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 - 4) và
có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp
trồng trong mùa mưa.
Sau khi chọn cành dùng dao sắc khoanh bỏ lớp vỏ thân 1 đoạn dài 3 - 5 cm, cạo
sạch lớp vỏ đến tận gỗ, để phơi trong 3 - 7 ngày sau đó bọc bầu chiết. Vật liệu bó
bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm,
bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng
giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn
hoặc bé. Thường bầu chiết có đường kính 6 - 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 - 12 cm,
- lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 - 300g.
Để tăng cường khả năng ra rễ của cành chiết người ta dùng các chất kích thích sinh
trưởng đã pha sẵn, quét lên thành mép khoanh vỏ phía trên của cây chiết khi
khoanh vỏ. Chất kích thích sinh trưởng là NAA hay IBA, dùng riêng rẽ hay tốt
nhất là phối hợp IBA + NAA.
Khi nhìn qua túi bầu thấy rễ cành chiết đã dầy đặc và có màu vàng nâu là có thể
cưa xuống. Không đem trồng ngay mà dùng bùn rơm quấn thêm ngoài bầu một lớp
mỏng (sau khi đã bóc lớp vỏ bọc bằng giấy nilông) đặt cành chiết dưới giàn che,
phủ cát kín bầu chiết và tưới ẩm, giữ thêm khoảng 1 - 1,5 tháng cho bộ rễ phát
triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng, như vậy tỷ lệ cây sống sẽ khá hơn
là cắt xuống đem trồng ngay. Nếu phải đem đi xa nên tỉa bớt lá cho đỡ cồng kềnh
và giảm bớt sự thoát hơi nước.