Sai lầm khi quản lý nhân viên bán hàng - Sai lầm phải tránh trong khâu tuyển dụng nhân tài
lượt xem 10
download
Quản lý một đội ngũ bán hàng có thể được xem là công việc luôn gặp nhiều khó khăn. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây để có cách thức quản lý phù hợp đối với nhân viên của mình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sai lầm khi quản lý nhân viên bán hàng - Sai lầm phải tránh trong khâu tuyển dụng nhân tài
- Sai lầm khi quản lý nhân viên bán hàng! - Sai lầm phải tránh trong khâu tuyển dụng nhân tài
- Quản lý một đội ngũ bán hàng có thể được xem là công việc luôn gặp nhiều khó khăn. Với những người bán hàng mới vào nghề, kinh nghiệm cũng như kỹ năng bán hàng thường non trẻ, là người quản lý đội ngũ bán hàng đó, chắc hẳn bạn sẽ phải phụ trách công tác bồi dưỡng những nhân viên đó. Còn với bộ phận những người tỏ ra đã có kinh nghiệm hay các kỹ năng bán hàng, những người mà thường để sự thể hiện của bản thân lên cao một chút, có xu hướng thể hiện cái tôi cá nhân, hay nói một cách không hoa văn mĩ miều là hơi tinh tướng, thì người quản lý đội ngũ bán hàng này lại phải thể hiện sự vượt trội cũng như nghệ thuật quản lý của mình ở đây. Hôm nay, xin chia sẻ 4 bước vô cùng quan trọng khi quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng mà bất kỳ một nhà quản lý nào cũng không thể xem thường: Bước 1: Đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ biết rõ mọi chuyện diễn ra trong lúc bán hàng
- Thông thường, những người bán hàng hay nói cho bạn nghe về những thành công của họ và tránh đề cấp đến những thất bại. Đừng tự dối mình rằng bạn biết rõ mỗi cơ hội mất đi. Nếu bạn chủ động tiếp cận và cô gắng biến mỗi trường hợp thất bại thành cơ hội học hỏi, bạn sẽ nhận ra đội ngũ bán hàng của bạn đang muốn giấu đi thông tin. Hãy chọn thời điểm giáo huấn hợp lý và đừng quên rằng bạn đang đối mặt với vấn đề liên quan đến tâm lý con người. Việc huấn luyện để phát triển lâu dài tốt hơn là để bán hàng ngắn hạn.
- Bước 2: Khi cùng tham gia gặp khách hàng, đừng tự động đảm nhận vai trò dẫn đầu Hãy để cho nhân viên bán hàng của bạn giữ vai trò dẫn đầu. Nhiệm vụ của bạn là trợ giúp lâu dài cho nhân viên của mình và bạn chỉ làm điều đó tốt nhất khi trợ giúp lúc cần thiết. Khi giúp đỡ, đừng bao giờ thực hiện theo cách soi mói nhân viên của bạn. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng là của họ. Bước 3: Khi làm việc với một nhân viên bán hàng, đừng bao giờ nói xấu một nhân viên khác Có rất nhiều nhà quản lý khi làm việc cùng một nhân viên này lại nói về những nhân viên khác trong cùng một nhóm. Nếu bạn làm vậy, ngay lập tức nhân viên của bạn sẽ cho rằng bạn cũng làm điều tương tự như vậy với họ trước mặt những người khác trong nhóm. Việc này chỉ thích hợp khi bạn muốn chia sẻ những điều tích cực về người người khác trong cuộc nói chuyện. Bước 4: Hãy nhớ rằng bạn đang quản lý con người, không phải hàng hóa Trạng thái tinh thần luôn có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhóm bán hàng nhiều hơn là bạn tưởng. Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải bảo bọc nhân viên, nhưng bạn cần phải cho họ thấy sự quan tâm của bạn đối với họ và hỗ trợ họ thực hiện mục tiêu của mình.
- Đừng quên rằng dù mức thưởng của bạn là gì đi nữa, bạn vẫn đang dẫn dắt một đội ngũ và họ phải luôn trao đổi với nhau. Càng tạo ra một môi trường làm việc thành công, bạn càng có cơ hội thành công. Nếu bạn không tích cực thì nhân viên của bạn cũng sẽ như vậy. Nếu bạn chỉ ngồi đó quản lý và thúc ép những phòng ban khác, họ sẽ theo gương của bạn và làm điều tương tự. Sai lầm phải tránh trong khâu tuyển dụng nhân tài Sai lầm phải tránh trong khâu tuyển dụng nhân tài Một nhân viên y tế thành công được thăng tiến và trở thành một nhà quản lý. Thử thách đầu tiên của anh ta là tuyển dụng một nhân viên mới thay thế cho vị trí cũ của anh. Nhà quản lý xác định những kỹ năng cần thiết cho nhân viên mới là: trao đổi thông tin bằng điện thoại xuất sắc, đặc biệt là khả năng tạo ra mối quan hệ tốt nhanh chóng và biết được khách hàng quyết định gì. Ngoài ra, nhân viên mới cần phải có khả năng giao tiếp hoạt bát, thân thiện và chuyên nghiệp. Ứng viên còn phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhà quản lý đã phỏng vấn khoảng 12 ứng viên. Anh ta đã chọn được 2 ứng viên xuất sắc, đáp ứng được mọi yêu cầu công việc. Nhưng, cả 2 đều đã từ chối lời đề nghị của anh. Thế là anh ta bắt đầu chú ý đến ứng viên thứ 3. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp của người này khá cứng nhắc và quá trang trọng. Ngoài ra ứng viên này không có kinh nghiệm và cũng hiểu biết rất ít trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ứng viên này chấp nhận lời
- đề nghị và sẵn sàng làm việc. Trong vòng 2 tuần tuyển dụng, nhân viên không có kinh nghiệm và không có khả năng làm việc, nhà quản lý đã nhận ra mình đã tuyển dụng không đúng người. Anh ta đến bộ phận nhân sự để tìm kiếm ý kiến. Anh ta nhận ra rằng, mình cần phải thay thế nhân viên mới. Việc tìm kiếm nhân viên thích hợp cho vị trí còn trống mất khoảng vài tháng. Cuối cùng, anh ta kết thúc cuộc tuyển dụng. Anh quyết định sẽ đăng thông báo tuyển dụng lại, sẽ phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên lại lần nữa. Chính sự quyết định sai lầm trước đây của anh đã khiến anh mất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc. Trong những đợt tuyển dụng cho công ty của mình, gockynang.vn hy vọng bạn có thể sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn đúng thời điểm và đừng quên câu nói nổi tiếng sau: “Thất bại chỉ là cơ hội để chúng ta có được khởi đầu sau này sáng suốt hơn”.
- Bạn có thể lấy câu chuyện của người quản lý trên làm bài học cho mình. Nếu ứng viên thứ 3 được chọn thay các ứng viên khác không có đủ những kỹ năng cần có thì bạn cần phải hỏi bản thân: “Vậy mình cần phải làm gì?”. Bạn nên chấp nhận sự thật là nên kết thúc cuộc tuyển dụng, tìm kiếm người thích hợp hơn. Các nhà quản lý thường kết thúc cuộc tuyển dụng khi hai ứng viên họ vừa từ chối lời đề nghị của công việc. Điều này có nghĩa họ sẽ phải làm lại tất cả từ đầu. Tuy nhiên, nếu hai ứng viên từ chối vì tiền thưởng của họ thấp, thì bạn nên suy nghĩ lại. Việc đánh giá toàn diện giúp bạn nhận ra mình có nên chấp nhận lời đề nghị của hai ứng viên đó hay không hay phải bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc vào chi phí quảng cáo và chi phí phỏng vấn cho đợt tuyển dụng tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch
12 p | 2886 | 583
-
Phương pháp đánh giá kết quả làm việc của nhân viên
2 p | 425 | 194
-
Những sai lầm không đáng có của cán bộ lãnh đạo khi đánh giá hoạt động của nhân viên
4 p | 311 | 120
-
NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CẮT GIẢM NHÂN SỰ TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1 p | 267 | 76
-
Những sai lầm không đáng có của cán bộ lãnh đạo khi đánh giá hoạt động của nhân viên
5 p | 219 | 68
-
Biến các sai lầm thành sự thành công trong tương lai Bạn nhận được thông tin
5 p | 166 | 68
-
3 sai lầm hàng đầu của lãnh đạo
4 p | 191 | 66
-
5 Sai Lầm Bạn Trẻ Thường Mắc Phải Khi Tự Học
5 p | 144 | 43
-
BẠN CÓ MẮC PHẢI NHỮNG SAI LẦM KHI QUẢN TRỊ NHÂN SỰ?
5 p | 184 | 42
-
Sai lầm thường gặp khi “khích” tinh thần làm việc của nhân viên
3 p | 123 | 21
-
10 sai lầm tiền bạc mà ai cũng mắc phải.
7 p | 116 | 21
-
10 sai lầm mà những nhà quản lí non kinh nghiệm hay mắc phải
5 p | 101 | 18
-
7 sai lầm bạn gái nên tránh khi bắt đầu hẹn hò
3 p | 137 | 18
-
4 sai lầm của nhà lãnh đạo khi cắt giảm quy mô
4 p | 113 | 12
-
Những sai lầm có thể tránh trên đường công danh.
3 p | 91 | 10
-
Quan hệ nhân viên - sếp
3 p | 82 | 7
-
7 sai lầm trong tuyển dụng
3 p | 77 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn