intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỐ 19 - QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC

Chia sẻ: Tôn Thị Cẩm Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyền tham gia quản lý đất nước đầu tiên được ghi nhận trong Điều 21 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế(UDHR). Theo Điều này thì, mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. ... Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng (Khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này đề cập đến một quy định mang tính nguyên tắc bổ sung cho nội dung các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỐ 19 - QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC

  1. SỐ 19 - QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC Quyền tham gia quản lý đất nước đầu tiên được ghi nhận trong Điều 21 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế(UDHR). Theo Điều này thì, mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. ... Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng (Khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này đề cập đến một quy định mang tính nguyên tắc bổ sung cho nội dung các Khoản 1 và 2, trong đó nêu rằng, ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự. Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) tái khẳng định và cụ thể hóa quy định trong Điều 21 UDHR, trong đó n êu rõ: Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào...và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng. Liên quan đến Điều 25, Ủy ban Nhân quyền (HRC) đã giải thích thêm một số khía cạnh của Điều này trong Bình luận chung số 25 thông qua tại phiên họp thứ 57 năm 1996 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng nh ư sau:
  2. Thứ nhất, Điều 25 ICCPR ghi nhận và bảo vệ quyền của mọi công dân được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử và quyền được tham gia các cơ quan công quyền. Nó khẳng định nền tảng của việc quản lý nhà nước là phải trên cơ sở đồng thuận của nhân dân. Cho dù theo thể chế chính trị nào thì các quốc gia thành viên cũng phải thông qua những biện pháp pháp lý và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho mọi công dân đều có cơ hội được hưởng các quyền này (đoạn 1). Thứ hai, các quyền nêu trong Điều 25 có liên quan nhưng không đồng nhất với quyền tự quyết dân tộc. Quyền tự quyết dân tộc quy định trong Khoản 1 Điều 1 ICCPR là quyền của cả một dân tộc được tự do quyết định thể chế chính trị của nước mình, trong khi đó, Điều 25 đề cập đến quyền của các cá nhân được tham gia vào quá trình quản lý các lĩnh vực công (đoạn 2). Thứ ba, không giống như các quyền và tự do khác được ghi nhận trong ICCPR mà có chủ thể của quyền là mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ và thuộc quyền tài phán của một quốc gia, các quyền nêu ở Điều 25 chỉ dành riêng cho những người có vị thế "công dân" của quốc gia. Tuy nhiên, không được có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì bất kỳ lý do gì giữa các công dân trong việc thực hiện những quyền này. Kể cả sự phân biệt giữa những người được hưởng tư cách công dân một cách đương nhiên ngay khi sinh ra và những người có được tư cách công dân bằng việc nhập quốc tịch cũng là trái với Điều 25 (đoạn 3). Thứ tư, các quyền nêu ở Điều 25 có thể bị hạn chế nhưng mọi hạn chế phải hợp lý và khách quan. Ví dụ, một trong những hạn chế đ ược cho là hợp lý là quy định cần phải đạt đến một độ tuổi nhất định mới được quyền bầu cử, ứng cử hay được bổ nhiệm vào những chức vụ cụ thể trong hệ thống chính quyền; hoặc quy định những người bị hạn chế năng lực hành vi có thể không được quyền bầu cử hay ứng cử (đoạn 4). Thứ năm, quyền tham gia điều hành các công việc xã hội là một khái niệm rộng liên quan đến việc thực hiện quyền lực chính trị, cụ thể là thực hiện các
  3. quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý hành chính và việc xây dựng, thực hiện chính sách ở cấp độ quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương (đoạn 5). Công dân có thể trực tiếp tham gia điều hành các công việc xã hội khi thực hiện quyền lực với t ư cách là thành viên của các cơ quan lập pháp hay nắm giữ các chức vụ hành pháp; thông qua việc trưng cầu dân ý hay quá trình bầu cử khác; thông qua việc tham gia vào các hội đồng dân cử có thẩm quyền quyết định các vấn đề của địa phương hoặc các vấn đề của một cộng đồng cụ thể; hoặc tham gia vào các cơ quan được thành lập để đại diện cho công dân trong việc tham vấn với chính phủ (đoạn 6). Công dân cũng có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc tự do lựa chọn các đại diện của mình trong các cơ quan dân cử (đoạn 7), và tranh luận, đối thoại công khai với các đại diện do mình bầu ra hoặc thông qua các cơ chế khác do công dân tự tổ chức (đoạn 8). Thứ sáu, quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý phải được quy định bởi pháp luật và chỉ phải chịu những hạn chế hợp lý, ví dụ như quy định về độ tuổi tối thiểu được quyền bầu cử. Những hạn chế về quyền bầu cử được coi là không hợp lý nếu như chúng được đặt ra dựa trên tình trạng khuyết tật về thể chất hay những đòi hỏi về tài sản, giáo dục, khả năng biết đọc, biết viết, vị thế thành viên của các đảng phái...(đoạn 10). Nếu có những đòi hỏi về cư trú đặt ra trong việc đăng ký cử tri khi bầu cử thì những đòi hỏi đó phải hợp lý và không được nhằm loại trừ quyền bầu cử của những người không có chỗ ở. Pháp luật cần cấm mọi sự can thiệp có tính lạm dụng vào việc đăng ký hay vào quá trình bầu cử cũng như mọi sự đe doạ hay ép buộc các cử tri, và các quy định cấm đó cần phải được thực thi nghiêm chỉnh (đoạn 11). Thứ bảy, quyền tự do biểu đạt, hội họp và lập hội là những điều kiện quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả quyền bầu cử, do đó, cầ n được các quốc gia thành viên bảo đảm đầy đủ. Các quốc gia thành viên cần thực thi các biện pháp tích cực để khắc phục những trở ngại trong việc bảo đảm quyền này, cụ thể như
  4. tình trạng thất học, đói nghèo, những rào cản ngôn ngữ, những khó khăn trong việc đi lại mà cản trở những người có quyền bầu cử thực hiện có hiệu quả các quyền của mình. Thông tin và các tài liệu về việc bầu cử phải được chuẩn bị cả bằng những ngôn ngữ thiểu số. Các biện pháp cụ thể như là tranh ảnh hay biểu tượng cần được đáp ứng để đảm bảo rằng các cử tri mù chữ đều có được thông tin đầy đủ làm cơ sở cho sự lựa chọn của mình (đoạn 12). Thứ tám, các điều kiện liên quan đến việc bổ nhiệm, lệ phí hay đặt cọc trong ứng cử cần phải hợp lý và không có tính phân biệt. Những căn cứ thay đổi những người nắm giữ chức vụ bầu cử cần được quy định bởi pháp luật dựa trên những tiêu chí khách quan và hợp lý và theo những trình tự, thủ tục công bằng (đoạn 16). Không được hạn chế quyền ứng cử một cách vô lý bằng cách đòi hỏi các ứng cử viên phải là thành viên của một đảng phái cụ thể nào. Nếu đòi hỏi một ứng cử viên phải có một số người ủng hộ tối thiểu để được chỉ định thì mức đòi hỏi này cần hợp lý và không được đặt ra để làm rào cản đối với việc ứng cử. Không được coi quan điểm chính trị là căn cứ để tước bỏ quyền tham gia ứng cử của cá nhân (đoạn 18). Cần xác định những giới hạn hợp lý về chi phí tranh cử để đảm bảo rằng không cản trở sự lựa chọn tự do của cử tri, hoặc quá trình dân chủ không bị bóp méo bởi chi phí không tương xứng giữa các ứng cử viên hay các đảng phái (đoạn 19). Thứ chín, cần thành lập một cơ quan độc lập để giám sát quá trình bầu cử và đảm bảo rằng việc bầu cử được tiến hành một cách bình đẳng, không thiên vị, phù hợp với pháp luật quốc gia và với Công ước. Cần có những biện pháp bảo đảm yêu cầu bí mật của việc bỏ phiếu, bảo vệ các cử tri tr ước mọi sự ép buộc hay cưỡng bức khi bỏ phiếu. An ninh cho các hòm phiếu cũng phải được bảo đảm và việc kiểm phiếu phải có sự chứng kiến của các ứng cử viên hay các đại diện của họ. Cần đảm bảo sự bí mật cả quá trình kiểm phiếu và việc xem xét lại về mặt tư pháp hoặc bằng các thủ tục liên quan khác để các ứng cử viên tin tưởng vào sự an toàn của các hòm phiếu và việc kiểm phiếu. Sự trợ giúp cho những người tàn tật,
  5. người mù, hay mù chữ cũng phải mang tính độc lập. Các ứng cử viên cần được thông tin đầy đủ về những đảm bảo này (đoạn 20). Thứ mười, mặc dù Công ước không quy định về một cơ chế bầu cử cụ thể nào nhưng mọi cơ chế bầu cử ở các quốc gia thành viên phải phù hợp với các quyền được ghi nhận tại Điều 25 và phải đảm bảo cho cử tri được tự do thể hiện ý chí (đoạn 21). Thứ mười một, tiểu mục (c) Điều 25 liên quan đến quyền và cơ hội của công dân được tiếp cận một cách bình đẳng với các chức vụ quản lý nhà nước. Để đảm bảo quyền này thì tiêu chí và quá trình bổ nhiệm, thăng tiến, đình chỉ và sa thải công chức nhà nước phải khách quan và hợp lý và việc tham gia các chức vụ trong các cơ quan nhà nước phải dựa trên sự bình đẳng về cơ hội, những nguyên tắc chung về công trạng và quy định nhiệm kỳ có đảm bảo, để đảm bảo rằng những cá nhân nắm giữ chức vụ công không phải chịu những sức ép hay sự can thiệp về chính trị (đoạn 23). (Theo Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật - ĐHQGHN, NXB CTQG, 2009, tr.242 - 247)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2