YOMEDIA
ADSENSE
Sự phát triển của bèo tấm, Lemna minor L., phơi nhiễm với đồng và crôm trong điều kiện phòng thí nghiệm
27
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kim loại vi lượng là thành phần tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng của chúng ngày càng tăng cao trong môi trường bao gồm thủy vực, dưới các hoạt động phát thải của con người. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của đồng (Cu) và crôm (Cr) ở nồng độ từ 5 – 500 µg/L lên sự phát triển của bèo tấm ở điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 10 ngày.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phát triển của bèo tấm, Lemna minor L., phơi nhiễm với đồng và crôm trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÈO TẤM, LEMNA MINOR L., PHƠI NHIỄM VỚI ĐỒNG VÀ CRÔM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Vũ Nguyên1, Trịnh Hoàng Phúc1, Hồ Diễm Châu1, Đặng Văn Sơn2, Đào Thanh Sơn1* 1 Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM 2 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Tác giả liên hệ: dao.son@hcmut.edu.vn (Ngày nhận bài: 08/04/2017; Ngày duyệt đăng: 08/05/2017) TÓM TẮT Kim loại vi lượng là thành phần tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng của chúng ngày càng tăng cao trong môi trường bao gồm thủy vực, dưới các hoạt động phát thải của con người. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của đồng (Cu) và crôm (Cr) ở nồng độ từ 5 – 500 µg/L lên sự phát triển của bèo tấm ở điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 10 ngày. Kết quả cho thấy, Cu làm suy giảm số cây và sắc tố quang hợp của bèo tấm. Nồng độ cao nhất của Cu trong thí nghiệm (500 µg/L) kìm hãm sự tốc độ tăng trưởng của bèo tấm. Kim loại Cr ở nồng độ dùng trong thí nghiệm, kích thích tốc độ phát triển và gia tăng quần thể bèo tấm. Sự kết hợp hai kim loại Cu và Cr tạo nên tương tác đối kháng dẫn đến sự suy giảm độc tính của Cu đối với bèo tấm. Nên có những nghiên cứu chi tiết hơn về độc tính kim loại làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh chỉ tiêu Cu trong QCVN và nhằm bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái thủy vực. Từ khóa: Bèo tấm, kim loại vi lượng, độc tính, tốc độ tăng trưởng, sắc tố. DEVELOPMENT OF DUCKWEED, LEMNA MINOR L., EXPOSED TO COPPER AND CHROMIUM IN THE LABORATORY CONDITIONS Vu Nguyen1, Trinh Hoang Phuc1, Ho Diem Chau1, Dang Van Son2, Dao Thanh Son1* 1 HCM City University of Technology, Vietnam National University HCM City 2 Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology * Corresponding author: dao.son@hcmut.edu.vn ABSTRACT Trace metals are essential part of nature. However, their concentrations have increased day by day upon the emission of human beings’ activities. This study evaluates the single and combined effects of copper (Cu) and chromium (Cr) at the concentrations of 5 – 500 µg/L on the development of duckweed in the laboratory conditions over a period of 10 days. The results showed that Cu decreased the number and pigments of duckweed. The metal Cr at the used concentrations stimulated the growth rate and population enhancement. The combination of Cu and Cr resulted in the antagonistic effect consequently the decrease of Cu toxicity to duckweed. Further investigations on the metal toxicity for the adjustment of Cu in QCVN and for protection on the aquatic ecosystem balance. Keywords: Duckweed, trace metals, toxicity, growth rate, pigments. MỞ ĐẦU phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt Bèo tấm (Lemna minor L.), thuộc họ Bèo ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, là nguồn cám (Lemnaceae), là loài thực vật nước thức ăn quan trọng cho một số thủy sinh 47
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 vật như loài chim nước, cá và gia cầm kim loại vi lượng trong môi trường (FAO, 1999; APHA, 2012). Trong hệ (Strady và cộng sự, 2017). Ở Việt Nam, sinh thái thủy vực, bèo tấm là nhóm sinh hàm lượng kim loại (như Cu, Cr) hòa tan vật sản xuất, có vai trò lớn trong việc trong thủy vực tự nhiên không cao (Le và khắc phục tình trạng phú dưỡng hóa (N, P) Dao, 2016) nhưng nồng độ của chúng trong các thủy vực nước ngọt do chúng có trong trầm lắng là rất đáng kể, đặc biệt khả năng phát triển nhanh và hấp thụ các khu vực đô thị và gần nơi phát thải do phần lớn các chất này. Đồng thời, nhóm hoạt động của con người, có thể lên đến thực vật thủy sinh này còn được dùng cho 1,3 g Cu/kg trầm lắng hoặc 2,3 g Cr/kg việc đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm lắng (Thuy và cs., 2007). Cho đến mang lại nhiều thành quả có giá trị khoa nay, đã có tương đối nhiều nghiên cứu về học và thực tiễn (Lembi, 2009; Lê Hữu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại lên bèo Thắng và Lê Huy Hoàng, 2016). tấm được công bố trên thế giới. Mặc dù Sự phát triển của bèo tấm bị chi phối bởi vậy, ảnh hưởng kết hợp của Cu và Cr lên nhiều yếu tố môi trường bao gồm ánh bèo tấm vẫn chưa được hiểu biết. Những sáng, nhiệt độ, pH, độ sâu vực nước và cả nghiên cứu ở Việt Nam về mối tương hàm lượng kim loại vi lượng (FAO, quan giữa kim loại và bèo tấm có nguồn 1999). Các kim loại vi lượng (như Cr, Ni, gốc Việt Nam chỉ ở bước khởi đầu. Do đó, Zn, Cu ,..) rất cần thiết cho sự phát triển mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu của bèo tấm. Tuy nhiên, khi nồng độ của ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của hai kim các kim loại này tăng cao ở mức độ nhất loại vi lượng (Cu, Cr) lên sự phát triển định, sẽ gây ảnh hưởng xấu lên sự phát của bèo tấm có nguồn gốc Việt Nam triển của bèo. Các nhà khoa học của Iran trong điều kiện phòng thí nghiệm. đã có nghiên cứu và cho thấy ảnh hưởng của kim loại lên sự phát triển của bèo tấm VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP giảm dần theo thứ tự Cu > Cd > Ni > Zn Vật liệu (Khellaf và Zerdaoui, 2009). Nồng độ của Bèo tấm được thu từ ao trồng rau nhút kết Zn và Cu trong nước có tương quan với hợp nuôi cá ở Quận 12, thành phố Hồ Chí tốc độ tăng trưởng và trọng lượng tươi Minh. Sau khi thu về, bèo tấm được rửa của bèo (Dirilgen và Inel, 1993). Tuy sạch bằng nước cất, chọn lựa những cây nhiên, ở nồng độ cao Cu và Cd sẽ gây tốt nhất (trung bình có hai lá xanh, một rễ) những thay đổi mạnh lên hoạt tính của và nuôi trong môi trường Z8 (Kotai, 1972) nhóm enzyme kháng oxy hóa khử như qua nhiều tháng. Bèo phát triển tốt trong Catalase và Peroxidase (Cvjetko và cs., môi trường Z8, trong điều kiện phòng thí 2010). Kim loại Cu ở nồng độ từ 25 – 50 nghiệm, ở nhiệt độ 25 ± 1ºC, cường độ µM thúc đẩy sự phân hủy sắc tố của bèo ánh sáng khoảng 1.700 Lux và chu kỳ tấm (Lemna trisulca L.) và sự suy giảm sáng tối là 12h sáng: 12h tối. Quan sát và chlorophyll a và carotenoid trong lá bèo định danh tên khoa học mẫu bèo theo tấm cũng tỷ lệ thuận với sự gia tăng nồng phương pháp hình thái so sánh, dựa vào độ của Cu trong phơi nhiễm (Prasad và tài liệu phân loại của tác giả Phạm Hoàng cs., 2001). Hộ (2000). Hai kim loại vi lượng dùng Kim loại vi lượng trong thủy vực tự nhiên cho nghiên cứu là Cu và Cr được cung có nguồn gốc từ hoạt động xói mòn tự cấp từ công ty Merck (Đức) ở dạng dung nhiên và sự hòa tan vào nước từ đất hay dịch gốc, có nồng độ là 1.000 mg/L. trầm lắng. Bên cạnh đó, những hoạt động Thiết kế thí nghiệm phát thải của con người (công nghiệp, Thí nghiệm phơi nhiễm bèo tấm với kim nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị) làm gia loại được thực hiện dựa theo hướng dẫn tăng đáng kể và nhanh chóng nồng độ của APHA (2005) và Khellaf và Zerdaoui 48
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 (2009). Theo đó, trong nghiên cứu ảnh của thí nghiệm (ngày 10), số cây trung hưởng riêng lẻ của kim loại, bèo được nuôi bình trong một bình xấp xỉ 84 cây (hình trong môi trường Z8, có chứa Cu hoặc Cr 1a). Số cây bèo trong phơi nhiễm với Cu (Merck) ở các nồng độ 0 (đối chứng) và 5, 5 và Cu 50 tăng chậm hơn so với trong lô 50 và 500 µg/L. Trong nghiên cứu ảnh đối chứng và đạt lần lượt 61 và 71 hưởng kết hợp của Cu và Cr, bèo được cây/bình, vào ngay thí nghiệm thứ 10. nuôi trong môi trường có chứa hỗn hợp Cu Đặc biệt, sự phát triển số cây bèo trong lô và Cr ở các nồng độ (i) 2,5 µg Cu/L + 2,5 thí nghiệm Cu 500 gia tăng rất yếu ớt và µg Cr/L , (ii) 25 µg Cu/L + 25 µg Cr/L, và không thay đổi vào hai ngày cuối của thí (iii) 250 µg Cu/L + 250 µg Cr/L. Trong nghiệm (đạt 12 cây/bình). Phơi nhiễm với mỗi nồng độ kim loại (đối chứng hoặc Cu cho thấy, các nồng độ Cu 5, Cu 50 và phơi nhiễm) của thí nghiệm, 3 cây bèo đặc biệt Cu 500 kìm hãm mạnh mẽ sự gia được nuôi trong 200 môi trường Z8. Số tăng số cây bèo tạo sự khác biệt rõ rệt có mẫu lặp lại 5 lần cho mỗi nồng độ (n = 5). ý nghĩa thống kê (p < 0,05, phép thử Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện Kruskal-Wallis) so với lô đối chứng (hình phòng thí nghiệm như đề cập phần trên và 1a). Trong phơi nhiễm với Cr, số cây bèo kéo dài trong 10 ngày. Số lượng cây bèo trung bình trong một bình nuôi tăng mạnh tấm trong từng bình của các lô thí nghiệm vào ngày thứ 4 và đến kết thúc thí nghiệm, được theo dõi, ghi nhận hàng ngày. Hình số cây bèo trung bình trong các lô thí thái, màu sắc bên ngoài của bèo tấm trong nghiệm Cr 5, Cr 50 và Cr 500 lần lượt là các lô thí nghiệm cũng được quan sát, 120, 138 và 125 cây/bình (hình 1b). Sự chụp ảnh. khác biệt về số cây bèo giữa 3 lô phơi Xử lý số liệu nhiễm với Cr và lô đối chứng có ý nghĩa Tốc độ tăng trưởng của bèo tấm (R) được thống kê xuất hiện vào hai ngày cuối của tính theo công thức của Schoen (1988): R thí nghiệm (p < 0,05). Trong phơi nhiễm = (lnX2 – lnX1)/(t2 – t1). Trong đó X1 và với hỗn hợp Cu và Cr, bèo trong 3 lô phơi X2 lần lượt là số cây bèo tấm đạt được nhiễm (ở 3 nồng độ khác nhau) gia tăng vào thời điểm thí nghiệm (ngày) thứ 1 (t1) số cây rất nhanh chóng, đạt mức trung và thứ 2 (t2). bình từ 90 – 109 cây/bình nuôi (hình 1c). Phép thử Kruskal Wallis (phần mềm Điều thú vị là, kết quả xử lý thống kê cho Sigma Plot, phiên bản 12.0) được dùng để thấy sự khác biệt (tăng nhanh hơn) về số tính toán giá trị P, nhằm xác định sự khác cây bèo trong các lô phơi nhiễm với hỗn biệt có ý nghĩa thống kê về sự phát triển hợp kim loại (Cu + Cr) so với lô đối của bèo, giữa lô thí nghiệm đối chứng và chứng xảy ra từ ngày thứ 2 kéo dài cho các lô phơi nhiễm. Sự khác biệt có ý đến kết thúc thí nghiệm (hình 1c). nghĩa thống kê, khi giá trị P không lớn Đồng là yếu tố vi lượng quan trọng trong hơn 0,05. thực vật, tham gia vào cấu trúc nhiều protein và enzyem trong tế bào liên quan KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN đến nhiều quá trình như hô hấp, quang Ảnh hưởng của kim loại lên sự gia tăng hợp, tổng hợp sắc tố và hoạt tính enzyme số cây của bèo tấm (Sigh, 2015). Tuy nhiên, khi nồng độ Cu Số cây bèo tấm trong các lô của thí tăng cao trong môi trường sẽ dẫn đến việc nghiệm, nhìn chung, ổn định và tăng ức chế, kìm hãm một số quá trình khác chậm trong 2 ngày đầu, sau đó bắt đầu như xáo trộn hoạt tính bình thường của tăng lên. Số cây bèo trung bình trong lô nhóm enzyme kháng oxy hóa và suy giảm đối chứng vào ngày thứ 3 của thí nghiệm lượng sắc tố quang hợp (Prasad và cs., (6,2 cây/bình) đạt gấp đôi số cây ngày bắt 2001; Cvjetko và cs., 2010) dẫn đến sự đầu (3 cây/bình) và đến ngày cuối cùng phân chia tạo cây non của bèo. Sự kìm 49
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 hãm phát triển số cây bèo tấm tương quan chia cây non trở nên nhanh chóng hơn. thuận với sự gia tăng nồng độ Cu trong Tuy nhiên, cơ chế của việc thúc đẩy này nghiên cứu hiện tại. Kết quả của nghiên vẫn chưa được hiểu cụ thể và vấn đề này cứu này cho thấy Cr có đặc điểm thúc đẩy nên được nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ tế quá trình sinh sản của bèo tấm. Điều này bào. tương tự như ghi nhận trong một nghiên Theo QCVN (2008) nồng độ Cu cho phép cứu trước đây về khả năng kích thích sự trong nước thải bề mặt là 200 µg/L. phát triển của Cr về mặt sinh sản trên Nghiên cứu hiện tại cho thấy độc tính của động vật phù du của Cr (Tran và cs., Cu đối với thủy thực vật, bèo tấm, đã xảy 2014). Ghi nhận trong tác động kết hợp ra ở nồng độ nằm trong giới hạn cho phép của Cu và Cr cho thấy, ở mức độ cá thể, của QCVN. Do đó, cần có thêm nghiên tác dụng kết hợp của Cu và Cr mang tính cứu cụ thể nhằm điều chỉnh mức cho triệt tiêu hay đối kháng, mà điều này cũng phép trong xả thải/hiện diện của Cu trong từng được phản ánh trong một nghiên cứu QCVN nhằm bảo vệ sự cân bằng hệ sinh trước đây của Tran và cộng sự (2014). Sự thái thủy vực. kết hợp của hai kim loại này giúp sự phân Hình 1. Sự phát triển số lượng bèo tấm trong phơi nhiễm với Cu (a), Cr (b) và hỗn hợp của Cu và Cr (c). Dấu # cho thấy sự khác biệt về mặt thống trong hình là nồng độ (µg/L) của kim loại kê (về số cây bèo) giữa lô phơi nhiễm với riêng lẻ hoặc hỗn hợp. kim loại và lô đối chứng (p < 0,05, theo Ảnh hưởng của kim loại lên tốc độ tăng phép thử Kruskal Wallis ). Control: lô thí trưởng của bèo tấm nghiệm đối chứng. Các giá trị 5, 50, 500 Tốc độ tăng trưởng trung bình của bèo 50
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 tấm ở lô đối chứng trong 10 ngày nghiên hợp và quá trình sinh lý của thực vật. Do cứu vào khoảng 0,33 cây/ngày. Tốc độ đó, nồng độ 500 µg Cu/L đủ lớn để ức tăng trưởng của bèo tấm trong các lô thí chế mạnh mẽ sự phát triển, làm suy giảm nghiệm Cu 5, Cu 50 và Cu 500 lần lượt là tốc độ tăng trưởng của bèo. Nguyên tố Cr 0,30 cây/ngày, 0,31 cây/ngày và 0,15 là một trong các yếu tố vi lượng thiết yếu cây/ngày (hình 2a). Nồng độ cao nhất của cho thực vật nói riêng và bèo nói chung. Cu làm suy giảm mạnh mẽ tốc độ tăng Ắt hẳn, nồng độ Cr trong nghiên cứu này trưởng của bèo tấm. Tương tự sự kích (5 – 500 µg/L) vẫn nằm trong khoảng thích gia tăng cây non, Cr cũng làm tăng chịu đựng tốt của bèo tấm, nên Cr không tốc độ tăng trưởng của bèo (lên 0,37 – ức chế tốc độ tăng trưởng của bèo tấm. 0,38 cây/ngày) và cao hơn đối chứng (p < Sự kết hợp của Cu và Cr trong nghiên 0,05; hình 2b). Hỗn hợp Cu và Cr cũng cứu tốc độ tăng trưởng của bèo cho thấy kích thích sự tăng trưởng của bèo tấm, lên hai yếu tố này dường như có tác động 0,34 – 0,35 cây/ngày (hình 2c). triệt tiêu nhau trong gây ảnh hưởng xấu Như đã trình bày phần trên, Cu khi tăng cho thực vật, và điều này cần có nghiên nồng độ sẽ có tác dụng tiêu cực, ức chế cứu sâu hơn để kiểm chứng. nhiều hoạt động nội bào, quá trình quang Hình 2: Tốc độ tăng trưởng của bèo tấm trong phơi nhiễm với Cu (a),Cr (b) và hỗn hợp của Cu và Cr (c) 51
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 Dấu # cho thấy sự khác biệt về mặt thống phơi nhiễm bèo tấm với CuSO4 ở nồng kê (về số cây bèo) giữa lô phơi nhiễm với độ từ 0,5 mg/L hoặc cao hơn. Trong kim loại và lô đối chứng (p < 0,05, theo nghiên cứu hiện tại, sự suy giảm sắc tố phép thử Kruskal Wallis). Chú thích: quang hợp được minh chứng ở nồng độ tương tự hình 1. 50 µg Cu/L thấp hơn rất nhiều so với Ảnh hưởng của kim loại lên hình thái công bố trước đây (Singh, 2015). Rất có của bèo tấm thể các dòng khác nhau của cùng một loài Kim loại Cu được biết đến như là yếu tố thực vật (Lemna minor L.) sẽ có những có khả năng ức chế hàm lượng sắc tố mức độ chịu đựng và phản ứng khác nhau (chlorophyll a và b) trong tế bào lá bèo với cùng một chất độc. Điều này cần có tấm. Nghiên cứu của Singh (2015) cho thêm những nghiên cứu sâu hơn để làm thấy sự suy giảm tổng Chlorophyll khi sáng tỏ. Hình 3. Màu sắc lá bèo bình thường trong lô thí nghiệm đối chứng (a), và màu lá bị thay đổi (chuyển sang trắng, đầu mũi tên) trong phơi nhiễm với Cu (b). xem xét điều chỉnh QCVN liên quan đến KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ kim loại (Cu). Tác động của những chất ô Kim loại Cu ở nồng độ từ 5 – 500 µg/L nhiễm khác trong thủy vực (kim loại khác, gây nên sự ức chế trong phân chia, sinh thuốc trừ sâu, diệt cỏ) và độc tính kết hợp trưởng, phát triển và sắc tố quang hợp của của các chất ô nhiễm lên bèo tấm nên bèo tấm. Ngược lại kim loại Cr với được nghiên cứu để có cơ sở khoa học khoảng nồng độ tương tự lại có đặc điểm đầy đủ trong đánh giá an toàn và cân kích thích sự phát triển và gia tăng quần bằng hệ sinh thái thủy vực dưới tác động thể bèo trong điều kiện phòng thí nghiệm. của các chất ô nhiễm. Sự kết hợp hai kim loại Cu và Cr tạo nên Lời cảm ơn: tương tác đối kháng/triệt tiêu dẫn đến sự Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường suy giảm độc tính của Cu đối với bèo tấm. Đại học Bách Khoa, ĐH Quốc gia Tp. Nên có những nghiên cứu chi tiết hơn, HCM, thông qua đề tài sinh viên nghiên sâu hơn (cấp độ tế bào) để hiểu rõ cơ chế cứu khoa học mã số SVCQ-2016- tác động của kim loại lên bèo tấm, và để MT&TN-113. TÀI LIỆU THAM KHẢO American Public Health Association (APHA), 2012. Standard methods for the examination of water and wastewater. Washington DC. CVJETKO, P., TOLIC, S., SIKIC, S., BALEN, B., TKALEC, M., VIDAKOVIC- CIFREK, Z., PAVLICA, M., 2010. Effects of copper on the toxicity and genotoxicity of cadmium in duckweed (Lemna minor L.). Arh Hig Rada Toksikol 52
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 61, 287-296. DIRILGEN, N., INEL, Y., 1994. Effect of zinc and copper on growth and metal accumulation in duckweed, Lemna minor. Environmental Contamination and Toxicology 53, 442 pp. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), 1999. Duckweed: A tiny aquatic plant with enormous potential for agriculture and environment. Roma, Italy FAO Publications. KHELLAF, N., ZERDAOUI, M., 2009. Growth response of the duckweed Lemna minor to heavy metal pollution. Journal Enviroment Health Science Engineering 6, 161-166. KOTAI, J., 1972. Instructions for preparation of modified nutrient solution Z8 for algae. Norwegian Institute for Water research, Oslo B-11/69, 1-5. LÊ HỮU THẮNG, LÊ HUY HOÀNG, 2016. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong bèo tây, rong đuôi chồn và rong xương cá tại 3 nguồn nước ở thành phố Thái Nguyên. Tạp Chí Khoa học và Công Nghê 59 (11), trang 28. LE, V.N., DAO, T.S., 2016. Highly potent toxicity of nickel in river water to Daphnia lumholtzi. International Journal of Development Research 6 (9), 9526-9531. LEMBI, A, 2009. Control of duckweed and watermeal. Aquatic Plants Management 2, 1- 2. PHẠM HOÀNG HỘ, 2000. Cây Cỏ Việt Nam, quyển 3. XNB Trẻ. PRASAD, M.N.V., MALEC, P., WALOSZEK, A., BOJKO, M., STRALKA, K., 2001. Physiological responses of Lemna trisulca L. (duckweed) to cadmium and copper bioaccumulation. Plant Science 161, 881-89. SCHOEN, S., 1988. Cell counting. In LOBBAN, C.S., CHAPMAN, D.J., KREMER, B.P. (Eds). Experimental Phycology – A laboratory Mannual. Cambridge University Press, pp.16 – 22. SIGH, P., 2015. Response of Lemna minor L. (Duckweed) to the heavy metal copper. International Journal of Research in Engineering and Applied Sciences 5 (11), 128-132. STRADY, E., DINH, Q.T., NEMERY, J., NGUYEN, T.N., GUEDRON, S., NGUYEN, N.S., DENIS, H., NGUYEN, P.D., 2017. Spatial variation and risk assessment of trace metals in water and sediment of the Mekong Delta. Chemosphere 179, 367-378. THUY, H.T.T., VY, N.N.H., LOAN, T.T.C., 2007. Anthropogenic input of selected heavy metals (Cu, Cr, Pb, Zn and Cd) in the aquatic sediments of Hochiminh City, Vietnam. Water Air Soil Pollution 182, 73-81. TRAN, P.T., DO-HONG, L.C., DAO, T.S., 2014. Long-term impacts of copper and chromium on survivorship, maturation, fecundity and growth of Daphnia magna. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 52 (3A), 309-315. 53
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn