Tài liệu môn Quản lý dự án
lượt xem 29
download
Quản lý dự án là gì? Khái niệm: dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, trong 1 khoảng thời gian nhất định với những tiêu chí về tài chính và tài nguyên đã được xác định trước. Những nhân tố ảnh hưởng đến dự án: Những nhân tố ảnh hưởng chính đến dự án: + Nhà tài trợ: Chịu trách nhiệm cuối cùng đến sự thành công của dự án. Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Quản lý dự án
- Chương I: Nhập môn về quản lý dự án Quản lý dự án là gì? Khái niệm: dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, trong 1 khoảng thời gian nhất định với những tiêu chí về tài chính và tài nguyên đã được xác định trước. Những nhân tố ảnh hưởng đến dự án: Những nhân tố ảnh hưởng chính đến dự án: + Nhà tài trợ: Chịu trách nhiệm cuối cùng đến sự thành công của dự án. Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi. Đồng thời cho phép nhóm QLDA sử dụng nguồn nhân lực và có trách nhiệm xem xét lại các tiến trình và chất lượng của dự án. + Nhà QLDA: làm việc vói các đôi tượng liên quan để định nghĩa dự án. Lập kế hoạch sắp xếp lịch, dự toán ngân sách các hoạt động của dự án. Giám sát hiệu quả hoạt động và thực hiện hiệu chỉnh các hoạt đọng. Thường xuyên thong báo với nhà tài trợ và các đối tượng có liên quan vì vậy đóng vai trò là người trung gian giữa nhóm dự án. + Nhà quản lý chức năng: Nhà QL này chịu ảnh hưởng các hoạt động cảu dự án.là QL nguồn lực và đáp ứng cá yêu cầu của cấp trên. + Khách hang: nhận đầu ra của dự án, là người đánh giá chất lượng của dự án. + Ngoài những nhân tố trên chúng ta còn 1 nhân tố đó là nhà cung cấp: nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp các thiết bị , sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho hoạt động của dự án. Các lĩnh vực quản lý dự án: Lập kế hoạch tổng thể là quá trình tổ chức dự án theo 1 trình tự logic, chi tiết hoá các mục tiêu của duej án thành những công việc cụ thể và hoạch định những công việc cụ thể. Quản lý phạm vi: là việc xác định phạm vi, giám sát, xác định công việc của dự án đồng thời xác đinh những công việc nào nằm ngoài phạm vi dự án. Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành sản phẩm. Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí , giám sát chi phí theo tiến độ từng công việc và toàn bộ dự án. Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng của dự án nhằm đảm boả đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Quản lý nhân lực: là quá tình hướng dẫn, phối hợp những nổ lựu của mỗi thành viên tham gia dự án. Quản lý thong tin: là quá trình các dòng thông tin thông suốt, nhanh chóng và chính xác giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý. Quản lý rủi ro: là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án Quản lý hợp đồng và các hoạt động mua sắm: là quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá, thương lượng với họ nếu cần thiết. Vai trò của nhà QLDA: Kỹ năng lãnh đạo: lãnh đạo là kỹ năng cơ bản của của nhà quản lý dự án, có trách nhiệm định hướng, khuyến khích và phối hợp các thành viên trong nhóm. 1
- Kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát dự án: phải là người chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể giữa nhà tài trợ và khách hàng. Nhà QLDA phải có khả năng lập lịch dự án. Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong QLDA: nhà QLDA có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hoạt động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan vì vậy phải có kỹ năng giao tiếp. Nhà quản lý dự án cũng cần giỏi kỹ năng thông tin truyền thông và kỹ năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Kỹ năng thương lượng và giải quyết sự cố khó khan vướng mắc: nhà QLDA phải có kỹ năng thương lượng giỏi với các nhà quản lý cấp trên và những người đứng đầu các bộ phận liên quan nhằm tranh thủ tối đa sự quan tâm của cấp trên. Đồng thời giải quyết những mâu thuẫn trong quản lý dự án. Kỹ năng tiếp thị và quan hệ khách hàng: nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà QLDA là hoạt động maketing sẽ giúp đươn vị được khách hàng hiện tại và tăng them khách hàng tiềm năng. Kỹ năng ra quyết định : là lựa chọn dự án và cách thức thực hiện thực công việc. Dự án công nghê thông tin: Đặc điểm: một dự án CNTT liên quan đến 3 thành phần: Phần cứng, phần mềm và mạng. Các giai đoạn của dự án: Lập kế hoạch (Xây dựng ý tưởng): trong giai đoạn này những giai đoạn được xét đến là muc đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức độ chi phí, mức độ rủi ro và nguồn nhân lực cần thiết. Giai đoạn phát triển: là giai đoạn chi tiết xem dự án cần những nội dung nào, thực hiện ra soa cần thực hiện những công việc sau: Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức. Xây dựng kế hoạch tổng thể và lập bảng chi tiết công việc. Lập kế hoạch tiến độ thời gian. Lập kết hoạch ngận sách. Lập kế hoạch nguồn nhân lực cần thiết. Xin phê chuẩn các kế hoạch. Giai đoạn thực hiện: đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nổ lực nhiều nhất như xây dựng phòng ốc, hệ thống, lựa chọn công cụ, phát triển hệ thống… Giai đoạn kết thúc: là giai đoạn hoàn thành sản phẩm, bàn giao hệ thống và những tài liệu có liên quan. vd: + hoàn chỉnh và lập kế hoạch lưu trữ hồ sơ liên quan đến dự án. + kiểm tra lại sổ sách kế toán + thanh quyết toán. + Giải phóng và bố trí lại thiết bị và nhân lực. *Các tiến trình trong một giai đoạn : Gồm có các tiến trình sau: + khởi tạo + lập kế hoạch. + thực thi kế hoạch. 2
- + kiểm soát. + Kết thúc. Chương II: Quản lý Phạm vi 2.1. Tầm quan trọng: Phạm vi là 2 danh sách tất cả những gì dự án phải làm(nếu có thể liệt kê danh sách những gì dự án không phải làm). Một dự án phải có 1 phạm vi được viết rõ rang, nếu không dự án không bao giờ kết thúc. 2.2. Xác định phạm vi: Đảm bảo rằng loại dự án và quy mô dự án được xác định rõ. Đảm bảo rằng các phần được chuyển giao và ranh giới dự án được xác định rõ. Đảm bảo rằng trách nhiệm được xác định rõ. Đảm bảo phải phát hoạ những rủi ro có khả năng xãy ra. 2.3. Bảng chi tiết công việc: 2.3.1. Định nghĩa: bảng kê công việc là tài liệu kiểm soát dự án có thể sử dụng như là 1 hợp đồng pháp lý gồm những nội dung sau: Công việc được thực hiên. Ngày tháng , thời gian, địa điểm. Ai chịu trách nhiệm thực thi công việc. Nguyên vật liệu và kỹ thuật để thực thi công việc. Chi phí thực thi công việc Tiêu chí chấp nhận công việc. 2.3.2. Cấu trúc của bảng kê công việc: Trong bảng kê công việc có chiều hướng từ trên xuống, Bắt đầu từ sản phẩm toàn bộ và chia nó ra thành những yếu tó nhỏ hơn. Bảng kê công việc gồm 3 thành phần chính. Danh sách sản phẩm. Danh sách công việc Danh sách thời gian. *Các bước: Bước 1: viết ra sản phẩm chung nhất. vd:ql nhân sự Bước 2: Tạo danh sách sản phẩm: vd:tên tuổi giới tính…. Danh sách công việc Danh sách về thời gian Danh sách mã cho mỗi ô trong bảng kê công việc 2.4. Xét duyệt và điều kiện phạm vi: Đảm bảo mọi yêu cầu thay đổi được ghi lại và sàn lọc để chấp nhận hoặc từ chối. Giám sát toàn bộ phạm vi.Nếu phạm vi bị thay đổi ở mức độ nhỏ giám đốc dự án có thể xử lý, nếu ảnh hưởng vừa phải thì phải chuẩn bị một báo cáo về sự ảnh hưởng và tìm sự đồng tình của các đối tượng liên quan. Nếu ảnh hưởng lớn hãy cố đàm phán để hạn chế ảnh hưởng. 3
- Chương III: Quản lý thời gian 3.1.Tầm quan trọng của quản lý thời gian: Kết thúc dự án CNTT là trong những thách thức lớn. Vì vậy trong quản lý dự án việc quản lý thời gian cho mỗi công việc là hết sức quan trọng và xác định mỗi gói công việc thực hiện mất bao nhiêu thời gian. 3.2. Ước lượng thời gian: ước lượng phi khoa học là dựa vào kinh nghiệm chủ quan, cảm tính, nhanh và rất dễ dàng nhưng kết quả kém tin cậy --> chỉ nên áp dụn trong những trường hợp dự án có đội ngủ nhiều kinh nghiệm kỹ năng cao, đội hình cố định hoặc trường hợp dự án được quy định thời gian trước. ước lượng thời gian theo PERT: đây là ước lượng đòi hỏi phải có tính sang taojm coi trọng chất lượng hơn thời gian. + Gọi ML là ước lượng khả dĩ: nghĩa là ước lượng thời gian hoàn thành dự án ở mức độ lạc quan nhất. + Gọi MO là ước lượng thời gian ở điều kiện bình thường: + Gọi MP là thời gian xấu nhất để hoàn thành dự án. Khi đó gọi EST làm thời gian hoàn thành dự án. EST = (ML + 4000 + MP)/6 Để tạo độ chính xác cho thời gian cuối của dự án, chúng ta tăng thêm 7-10% vào EST sẽ tìm ra EST cuối cùng VD: ML MO MP EST EST end Lấy t 2 +10% 2 3 5 3,33 3,66 3,5+10% PT 2/4 3/6 7/14 3,85 3.3. Điều khiển lịch thời gian: Trong quá trình thực hiện dự án người QLDA vừa theo dõi và vừa đồng thời thay đổi lịch trình thời gian nếu thấy cần thiết. 3.3.1. Theo dõi lịch thời gian: Để theo dõi lịch thời gian của dự án ta thực hiện theo công thức BĐ t/g = t/g thực hiện được - t/g theo kế hoạch Ghi chú: kết quả là:(-) thì vượt tiến độ nếu là: (+)thì chậm tiến độ Nếu biến động thời gian có giá trị (-) có nghĩa là nhiệm vụ thực hiện vượt tiến dộ thời gian, nếu biến động thời gian (+) thì dự án đang ỏ tình trang chậm tiến độ. 3.3.2. Cập nhật lại thời gian: Để cập nhật lại thời gian của dự án chúng ta tiến hành các bước: Sử dụng thông tin để cập nhật lại lịch thời gian của dự án. Tính toán chi phí dự toán theo kế hoạch. Tính toán chi phí dự toán đã thực hiện. Sau đó tính toán chi phí biến động thời gian để xem dự án kiệp tiến độ hay không kiệp tiếp độ. Cập nhật lại lịch trình(xác định xem có nên sử dụng khoảng thời gian dự phòng hay thời gian của những công đoạn sau…còn thiếu) Chương IV: Quản lý chi phí dự án 4
- 4.1.Tầm quan trọng của QLDA: Đây là chiếm vị trí rất quan trọng trong dự án. Vì nó đánh giá được tiêu chuẩn của người QLDA. Nếu quản lý chi phí tốt giữ được giá thành sản phẩm và giữ được mối quan hệ giữa nhà đầu tư, khách hàng, nhà quản lý chức năng. 4.2.Ước lượng chi phí dự án: 4.2.1. Các nguyên tắc ước lượng: Để tính ước lượng chi phí của dự án chúng ta lượng đặt các câu hỏi: + Yêu cầu nghiệp vụ có rõ rang và cụ thể không + Yêu cầu các chức năng trong dự án có cụ thể không. + Dự án có đánh giá hết tiềm năng và tiềm lực không + Chi phí nguồn lực bên trong và bên ngoài đầy đủ chưa + Lập chi phí đơn giá, định mức đã theo giá thị trường của các nguyên vậy liệu nhân công chưa. + Lập hoá đơn chứng từ cụ thể chưa. 4.2.2. Chi phí nguyên vật liệu(Tài nguyên): Chi phí nguyên vật lieu là dung để chi cho tất cả các phần, bộ phận và nguồn cung cấp cho toàn bộ dự án. 4.2.3.Chi phí cho cơ sở vật chất: Là chi phí dùng để chỉ các công cụ, thiết bị vật chất, cơ sở hạ tầng dùng cho toàn bộ dự án. 4.2.4. chi phí lao động: Là sự hoạch định nguồn nhân lực cho dự án này bằng cách mỗi nguồn nhân lực lỷ lệ với thời gian 4.3. Các loại ước lượng: 4.3.1. Ước lượng từ dưới lên: Đây là ước lượng từ giai đoạn chi tiết đến toàn bộ dự án nghĩa là tính chi phí chi tiết từng công việc rồi mới tính đến chi phí toàn bộ dự án. Đây là ước lượng đòi hỏi có kỹ thuật chính xác vì vậy người quản lý phải có: Kỹ năng : người quản lý phải có kỹ năng tính chi phí và gói chi tiết từng công việc cụ thể. Tính chính trực: Đòi hỏi người quản lý phải nghiêm túc với dự án. Không đánh giá dự án quá cao hoặc quá thấp về thời gian hoàn thành công việc: Độ chính xác công việc đòi hỏi người quản lý không mặc sai lầm trong từng giai đoạn công việc. 4.3.2. Ước lượng từ trên xuống: Đây là kỹ thuật bắt đầu từ toàn bộ dự án chia ra tỷ lệ phần tram từng giai đoạn công việc nhỏ. Đòi hỏi nhà QLDA phải: QLDA có tính tương tự nghĩa là dựa vào những dự án trước để phân chia tỷ lệ % thích hợp đảm bảo độ chính xác của toàn bộ ước tính. 4.3.3. Ước lượng giai đoạn: Chúng ta tính toán chi phí theo từng giai đoạn của dự án. Đòi hỏi người quản lý phải xác định chi tiết về nhóm dự án và giai đoạn triển khai dự án. 4.4. Dự toán ngân sách: 5
- Dự toán ngân sách là 1 loạt các hoạt động nghiệp vụ như theo dõi tất cả các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Sau đó lấy doanh thu trừ đi 2 loại chi phí này. 4.5. Điều khiển chi phí: Gióng như điều khiển chi phí về mặt quản lý thời gian Chương V: Quản lý chất lượng dự án 5.1. Quản lý chất lượng là gì? Là 1 việc quản lý nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của dự án, khả năng đáp ứng các yêu cầu cảu khách hàng. Việc quản lý chất lượng giúp hạn chế những sai sót trong công việc và tránh tình trạng làm đi làm lại tốn thời gian và chi phí của dự án. 5.2. Lập kế hoạch QLCL: Để quản lý chất lượng chúng ta phải lập kế hoạch cho dự án gỗm những bước sau. Kiểm duyệt các tài liệu và các yêu cầu của khách hàng nếu cần thiết. vì vậ đảm bảo các yêu cầu được định nghĩa rõ ràng. Xác định thước đo chất lượng dùng cho dự án nghĩa là đưa ra các chuẩn và mục tiêu của dự án. Xác định lịch trình để kiểm tra chất lượng trên những đặc điểm kỹ thuật. Xây dựng vòng lặp để kiểm tra việc điều chỉnh biến động của chất lượng. 5.3. Vai trò của nhà QLCL: Trong việc quản lý chất lượng dự án thì vai trò của nhà quản lý gồm: Trong cuộc nói chuyện với khách hàng, yêu cầu của họ được ưu tiên số 1 Trong cuộc nói chuyện với nhân viên, yêu cầu của họ sẽ là định hướng, quyết định cho hàng động của nhà QL. Nhà QL phải tận dụng năng lực của họ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nguồn nhanan lực cũng là thành phần quyết định việc hoàn thiện hệ thống. Trong cuộc nói chuyenj với nhà cung cấp hãy làm việc với họ về vấn đề chất lượng cũng như yêu cầu về chất lượng. Chú Ý: Khi các vấn đề đó bị phát sinh câu hỏi đầu tiên của nhà quản lý là có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không, từ đó sẽ trả lời các câu hỏi 1, 2 , 3, 4…còn nữa viết thiếu Chương VI: Quản lý nhân lực dự án 6.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc dự án, họ đều thực thi tất cả công việc. 6.2. Xây dựng nhóm dự án: Để xây dựng 1 nhóm dự án, qua các bước sau Hình thành nhóm: giai đoạn hình thành nhóm các thành viên trong đội dự án thường phân vân không biết kỹ năng và chất lượng của các thành viên khác, khi nhóm dự án được hình thành, các thành viên nhóm thường đối xử nhau lịch sự, khiêm tốn vì khong có điều kiện ràng buộc. Giai đoạn này các thành viên trong nhóm thường tìm hiểu nhiệm vụ của các thành viên khác. Giai đoạn nảy sinh mâu thuẫn: các thành viên dự án thường bảo thủ vì thến nảy sinh mâu thuẫn vì mỗi thành viên thường đưa ra chính kiến riêng của mình, giai đoạn này giám đốc dự án thường phải có kỹ năng giải quyết xung đột. 6
- Hoà giải: giai đoạn này nhóm dự án bắt đầu hoạt động có năng suất vì vậy giám đốc dự án phải thêm các tiêu chí để các thành viên tập trung vao công việc .Cụ thể: +Tập trung nâng cao năng xuất lao động +Xóa bỏ những rào cản gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhóm +Tạo cơ hội để ban quản lý ,khách hàng cũng như các nhóm khác ghi nhận hiệu quả làm việc của nhóm Giai đoạn thực hiện: giai đoạn này nhóm QLDA làm việc có năng suất cao nhất.Việc cộng tác trao đổi được thực hiện dễ dàng .Vai trong của nhà QLDA trong giai đọan này ,phải công nhân những thành tích của nhóm đạt được . 6.3. Những đặc trưng của nhóm hiệu quả: Các mục tiêu rõ ràng: đây là điều cần thiết để mọi người biết rõ mục đích và tầm nhìn của nhóm. Các thành viên của nhóm biết được nhóm họ đang thực thi công việc gì. Nếu mục tiêu rõ ràng sẽ cỗ vũ tinh thần làm việc ngược lại sẽ sinh ra tính hoài nghi. Xác định vai trò: các thành viên trong nhóm phải biết được vai trò của mình trong nhóm và hiểu được lý do tại sao mình tham gia nhóm. Quá trình truyền thông rõ ràng cởi mở, yếu tố này quan trọng đối với 1 nhóm hiệu quả: vì các thành viên hiểu về nhau dễ bày tỏ quan điểm và có người nghe khi thành viên khác bày tỏ. Ra quyết định hiệu quả: Các thành vien trong nhóm có những quyết định khác nhau vì vậy việc đưa ra 1 quyết định kiệp thời đúng lúc sẽ giải quyết được sự mâu thuẫn và tốn kém thời gian. Đảm bảo sự công bằng : đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm đều tham gia đầy đủ và có nghĩa vụ gióng nhau. Tính đa dạng được coi trọng: một nhóm có thể là có khác nhau về giới tính, chủng tộc, suy nghĩ, quan niệm, kinh nghiệm và phong cách làm việc. Giải quyết xung đột: đảm bảo rằng các xung đột được giải quyết và công khai, xem đây là 1 yếu tố tích cực . Không khí tích cực :để 1 nhóm thành công thì nhóm đó phải có sự tin cậy và cởi mở với nhau.Các thành viên của nhóm có khả năng sáng tạo dám chấp nhận rủi ro và đối diện sai lầm . Các quan hệ cộng tác :các thành viên trong nhóm phải luôn giúp đỡ nhau về lĩnh vực chuyên môn . Nếu đặc điểm này được phát huy thì nhóm sẽ làm việc hiệu quả. Sự tham gia của lãnh đạo : lãnh đạo có nhiệm vụ khen thưởng ,hỗ trợ và đảm bảo sự công bằng. Chương VII: Quản lý rủi ro 7.1. Tầm quan trọng của quản lý rủi ro: QL rủi ro là công cụ để quản lý các yếu tố xác định và ko xác định 1 cách có hệ thống nhằm tăng cường khả năng đạt được các mục tiêu ban đầu của hệ thống. 7.2. Lập kế hoạch quản lý rủi ro: Lập kế hoạch quản lý dự án bao gồm: - Kế hoạch quản lý rủi ro. - Kế hoạch dự phòng và kế hoạch rút lui. 7
- - Kế hoạch dự phòng: (đối phó với tình huống bất ngờ) là những kế hoạch xác định trước những hoạt động của thành viên tỏng quá trình thực thi dự án nếu xuất hiện 1 sự kiện rủi ro. - Kế hoạch rút lui: nếu rủi ro của dự án quá lớn tác động đến mục tiêu ban đầu thì chọn phương án này. -Lập quỹ dự phòng là nguồn ngân sách được phân bổ trong ngân sách của dự án nhằm ứng phó những rủi ro bất ngờ. * Các bước đi xây dựng việc quản lý rủi ro: Bước 1: xác định phương pháp và chiến lược để quản lý rủi ro. + Chấp nhận rủi ro: đồng nghĩa với việc nhà QL hiểu được rủi ro đó và hậu quả của nó. Đây là chiến lược thường được áp dụng nếu chi phí rủi ro thấp hơn chi phí ứng phó. + Né tránh rủi ro: bằng cách không thực hiện 1 phần của dự án. Việc né tránh rủi ro dẫn đến việc xoá bỏ 1 phần dự án sẽ ảnh hưởng đến dự án và dẫn theo chất lượng của sản phẩm và thu nhập của dự án. + Giám sát rủi ro và chuẩn bị các kế hoạch dự phòng: với phương pháp này đòi hỏi nhà QL có sự khéo léo trong quá trình giám sát và dự báo rủi ro đúng lúc để có phương án xử lý kiệp thời. + Dịch chuyển rủi ro: Vd: mua bảo hiểm phòng rủi ro đó là nhằm dịch chuyển rủi ro do công ty chi trả hoặc thuê chuyên gia hoặc làm những hợp đồng thầu phụ để đẩy trách nhiệm rủi ro cho chuyên gia hoặc nhà thầu phụ + Giảm thiểu rủi ro: Bước 2: tạo ra 1 bảng kế hoạch: Tạo ra bản ghi nhận các rủi ro: là 1 danh mục liệt kê các rủi ro đang được quản lý theo 1 trình tự từ thấp đến cao. Bước 3: lập kế hoạch dự phòng: bằng cách xác định các phương pháp đối phó và chiến lược giảm thiểu. Bước 4: định nghĩa các dấu hiệu rủi ro làm dấu hiệu cảnh báo sớm khi có thể. Bước 5: chỉ định người chịu trách nhiệm cho từng rủi ro. Định nghĩa những rủi ro mà họ cần giám sát và các biện pháp để giải quyết rủi ro đó. Bước 6: lập quỹ dự phòng. Bước 7: Lập quy trình cập nhật kế hoạch trong suốt quá trình dự án. 7.3. Xác định rủi ro: Nhận diện rủi ro do kế hoạch: giai đoạn phát triển công việc, xây dựng cấu trúc công việc, ước lượng thời gian, lập lịch biểu xác định sản phẩm Rủi ro do cơ cấu tổ chức: quá trình tuyển nhân sự, phân bổ nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức… Nhận diện rủi ro do kiểm soát: kế hoạch dự phòng, việc theo dõi giữa kế hoạch so với thực tế… Nhân diện rủi ro do kỹ thuật: thủ tục kiểm thử, phát triển chuyển giao vòng đời, công cụ phát triển, tài liệu người dùng. 7.4. Vai trò của nhà quản lý dự án: Duy trì khoản dự phòng cho các sự việc không lường trước được trong giới hạn ngân sách của dự án. Chịu trách nhiệm cho kết quả giải quyết sự rủi ro. 8
- Phải dưa ra sự nhìn nhận của mình về giá trị quản lý rủi ro(có thể bị chỉ trích) Thông qua mối quan hệ giữa chi phí, kế hoạch chất lượng và rủi ro. Bộ ba ràng buộc là chi phí thời gian, chất lượng có liên hệ với nhau vì mất thời gian và chi phí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng , còn yếu tổ rủi ro mang tính chất cố hữu. *** tóm lại nếu các chiến lược dự án mà cắt bớt thời gian và chi phí sẽ làm cho gia tăng rủi ro. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án quán cà phê Nốt Lặng
20 p | 467 | 251
-
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 4 BƯỚC PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU ĐI LẠI TRONG QUY HOẠCH GIAO THÔNG
13 p | 1309 | 237
-
Đề thi môn Lập và Quản Lý Dự Án
1 p | 676 | 230
-
Bài tập ôn Quản lý dự án
7 p | 1908 | 229
-
Một số dạng bài tập Quản lý dự án
7 p | 1021 | 190
-
Chương 2: Tổ chức quản lý dự án
7 p | 412 | 162
-
Bài giảng Quản lý dự án: Giới thiệu môn học - TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
19 p | 309 | 33
-
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN.
3 p | 336 | 29
-
Chương trình học phần môn Lập và thẩm định dự án đầu tư - ĐH Nha Trang
5 p | 196 | 26
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 1 - Nguyễn Vũ Bích Uyên
9 p | 255 | 23
-
Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Nguyễn Trọng Tiến
13 p | 124 | 14
-
Bài giảng Quản lý dự án: Giới thiệu môn học - Nguyễn Thị Trang
13 p | 70 | 9
-
Bài giảng Quản lý dự án: Giới thiệu môn học - Nguyễn Thị Đức Nguyên
18 p | 51 | 9
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Giới thiệu môn học - GV. Phạm Lê Thông
5 p | 107 | 8
-
Đề cương chi tiết học phần: Xây dựng và quản lý dự án
6 p | 81 | 7
-
Đáp án môn Quản trị dự án đổi mới sáng tạo
14 p | 57 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý dự án năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn