intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng chất lượng hạt giống lạc

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng chất lượng hạt giống lạc Lạc vụ thu đông ở các tỉnh phía Bắc trồng nhân giống cho vụ xuân có hiệu quả kinh tế cao. Lạc chủ yếu trồng trên chân ruộng 2 lúa - 1 màu, thời vụ tập trung vào trung và hạ tuần tháng 9 dương lịch. Giai đoạn củ non đến già vào tháng 11, tháng 12 do gặp thời tiết lạnh, mưa phùn ẩm ướt khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về nên bị các bệnh mốc sương, đốm nâu và gỉ sắt hại nặng gây thối, rụng lá sớm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng chất lượng hạt giống lạc

  1. Tăng chất lượng hạt giống lạc Lạc vụ thu đông ở các tỉnh phía Bắc trồng nhân giống cho vụ xuân có hiệu quả kinh tế cao. Lạc chủ yếu trồng trên chân ruộng 2 lúa - 1 màu, thời vụ tập trung vào trung và hạ tuần tháng 9 dương lịch. Giai đoạn củ non đến già vào tháng 11, tháng 12 do gặp thời tiết lạnh, mưa phùn ẩm ướt khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về nên bị các bệnh mốc sương, đốm nâu và gỉ sắt hại nặng gây thối, rụng lá sớm hàng loạt. Nếu bộ lá bị hại trước thời gian thu hoạch 15 ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hạt giống cuối vụ.
  2. Xin mách cách chăm sóc làm tăng chất lượng hạt giống lạc. Bón phân: Bón vôi bột cho lạc khi vừa tắt hoa với liều lượng 10kg/sào Bắc bộ. Vôi bột rắc trên mặt luống có tác dụng nâng cao độ pH đất, giải phóng chất độc trong đất, gia tăng hoạt động của vi sinh vật có ích, cải tạo làm tơi xốp đất, làm sáng vỏ, mẩy hạt, to củ. Phun bổ sung phân kali qua lá Multy-K; Siêu kali 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày từ lúc tắt hoa nếu trước đó chưa bón đủ 6 kg kali clorua/sào. Phân kali có tác dụng tăng khả năng chống rét, chống lại sâu, bệnh hại, tăng khả năng tổng hợp và vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt. Phun phân bón qua lá chứa nhiều vi lượng (Vườn sinh thái; K-H701/702; A- H502/503; K-Humate…) cho lạc thêm 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, các nguyên tố vi lượng, a xít hữu cơ có trong các loại phân lá làm tăng độ mẩy, tăng sức sống cho hạt giống.
  3. Phòng trừ sâu, bệnh hại: Sâu xanh, sâu khoang hại lá đầu tháng 11, chú ý kiểm tra định kỳ nếu thấy sâu non tuổi nhỏ xuất hiện gặm biểu bì mặt dưới của lá, đục thủng lỗ chỗ lá non, lá bánh tẻ cần phun thuốc trừ sâu ngay. Có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu mạnh nhiều tác dụng sau: Tasodant 600EC; Secpatin 36EC; Dragon 585EC…cho thêm chất bám dính để tăng khả năng bám thuốc vào sâu hại. Đối với bệnh sương mai, đốm lá sử dụng thuốc có tác động nội hấp, tiếp xúc phổ rộng phòng trừ nhiều loại bệnh như: Ridomin gold 68WG; Aliete 80WG; Ziram 80WP, Daconil 40WP… phun phòng, trừ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày khi thấy vết bệnh chớm xuất hiện. Thu hoạch, bảo quản: Vụ thu đông nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nên phơi nắng tự nhiên củ lạc chỉ lúc lắc, sáng vỏ là đạt yêu cầu. Thu hoạch gặp
  4. mưa nhiều ngày cần rải mỏng củ trên sàn nhà, quạt cho se vỏ chống nóng, tốt nhất tổ chức sấy bằng lò than, lò củi tránh để lâu trong môi trường ẩm ướt làm củ lạc bị mốc, vỏ chuyển sang màu thâm đen ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2