intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng trí nhớ cho sĩ tử bằng thuốc Thực hư thế nào?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cứ đến mỗi mùa thi là câu chuyện về dùng thuốc nào để làm tăng cường sức khỏe và trí nhớ cho các sĩ tử lại là mối quan tâm của không ít phụ huynh và học sinh. Nhiều người đã dày công bồi bổ con không chỉ bằng ăn uống mà còn tìm đến với những loại thuốc với hy vọng để có thêm trí nhớ… Trí nhớ và giải pháp dùng thuốc Quan tâm tới việc học tập của con cái là một việc làm chính đáng của các bậc phụ huynh. Việc “cắn răng” mua một đống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng trí nhớ cho sĩ tử bằng thuốc Thực hư thế nào?

  1. Tăng trí nhớ cho sĩ tử bằng thuốc - Thực hư thế nào? Cứ đến mỗi mùa thi là câu chuyện về dùng thuốc nào để làm tăng cường sức khỏe và trí nhớ cho các sĩ tử lại là mối quan tâm của không ít phụ huynh và học sinh. Nhiều người đã dày công bồi bổ con không chỉ bằng ăn uống mà còn tìm đến với những loại thuốc với hy vọng để có thêm trí nhớ… Trí nhớ và giải pháp dùng thuốc Quan tâm tới việc học tập của con cái là một việc làm chính đáng của các bậc phụ huynh. Việc “cắn răng” mua một đống thuốc đắt tiền để bồi dưỡng các sĩ tử cũng là chuyện hoàn toàn dễ gặp. Tất cả những việc đó đều nhằm một mục đích duy nhất là làm sao con trẻ nhớ được lâu và khi đi thi không bị quên. Song trái với những gì họ đang kỳ vọng, giải pháp thuốc ở đây không phải là giải pháp tốt nhất. Thứ nhất, quá trình học tập và ghi nhớ là một quá trình tích luỹ mang tính chất lâu dài và cần có thời gian. Chúng ta không thể cố gắng nhồi nhét một tải lượng kiến thức quá lớn trong một thời gian quá ngắn vào não của đứa trẻ. Công việc này, nếu có thì chỉ hình thành được trí nhớ ngắn hạn mà thôi. Và đương nhiên, một thời gian ngắn sau, đứa trẻ sẽ quên. Thậm chí vừa học xong là quên luôn. Tốt nhất là hãy sẵp xếp lịch học hợp lý cho con cái ngay từ khi bắt đầu vào năm học mới. Thứ hai, cho đến nay, các thuốc được tìm ra đều “đánh” vào những khâu còn mang tính mơ hồ. Chưa một loại thuốc nào làm thay đổi hoạt động của tế bào thần kinh cũng như làm thay đổi
  2. mức độ liên kết các tế bào thần kinh với nhau. Mà đây lại là vấn đề mấu chốt của việc ghi nhớ và tái hiện. Ví dụ, các vitamin nhóm B được cho là tốt với thần kinh nhưng thực ra chúng chỉ là những thuốc làm giảm nồng độ homocysteine trong não bộ và do đó được coi là tăng khả năng nhớ. Vitamin B không làm thay đổi mức độ liên kết của hệ thần kinh. Một thuốc khác là choline được cho là có tác dụng cải thiện trí nhớ vì nó làm tăng nồng độ của acetylcholin trong não bộ. Mà người ta thì đang tạm chấp nhận acetylcholin có vai trò trong vịêc tạo ra trí nhớ. Thế nên thuốc này có thể có tác dụng. Nhưng đáng tiếc là acetylcholin không phải là chất trung gian thần kinh đặc hiệu cho trí nhớ vì nó còn có ở các điểm tiếp xúc thần kinh cơ, những bộ phận không liên quan gì đến nhớ và quên. Đồng thời, thuốc chỉ có tác dụng với những người bị thiếu hụt acetylcholin chứ với người bình thường thì thuốc hầu như không làm thay đổi Thứ ba, việc học và việc nhớ rất cần một tinh thần thoải mái. Tức là cần một không khí học tập bình thường, một tâm lý học thoải mái, giờ giấc hợp lý, thực hiện một chế độ ăn uống đủ chất sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc gượng ép bắt óc phải nặn ra trí nhớ. Chúng ta không thể cứ uống thuốc, không học là tự khắc có kiến thức. Tri thức chỉ được hình thành sau một quá trình tích lũy.
  3. Chưa có hoạt chất nào chứng minh được tính ưu việt trong việc tăng trí nhớ. Có hay không thuốc tăng trí nhớ? Đây không chỉ đơn thuần là những trăn trở của các bậc phụ huynh mà đó là những đắn đo của cả các nhà khoa học. Câu trả lời cho câu hỏi trên là “có”, nhưng chỉ là với người bệnh. Cho đến nay, người ta đã tìm ra được một số dược chất có khả năng cải thiện trí nhớ và nhận thức của bộ não cho những người không may mắn. Đó là những thuốc để điều trị những bệnh nhân bị bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer là một bệnh của não bộ đặc biệt nguy hại tới khả năng nhận thức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng suy nghĩ, tư duy, nhận thức, hiểu biết, lĩnh hội, ghi nhớ và học thuộc. Bằng những nghiên cứu khoa học, người ta đã bào chế ra
  4. những thuốc có thể cải thiện được tình hình. Donepezil, galantamine và rivastigmine là những thuốc có thể cải thiện trí nhớ ở những bệnh nhân Alzheimer và đã được chỉ định điều trị. Chúng tác dụng bằng cách ức chế enzym phân huỷ acetylcholin là acetylcholinesterase. Do đó mà nồng độ acetylcholin trong não bộ được tăng lên. Tuy nhiên, có một vấn đề là các thuốc này có vẻ như ít có tác dụng với những người bình thường. Bên cạnh đó, chúng lại còn có thể gây ra những tác dụng phụ. Điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhịp tim nhanh, rối loạn dẫn truyền trong tim. Thế nên, chúng không được coi là thuốc giúp nhớ tốt. Ngoài ra, các thuốc vitamin B, gingko, piracetam, vinpocetin, cinnarizine, caphein, trà, sâm... cũng đang được quảng bá là có thể làm tăng cường khả năng nhớ. Trên thực tế thì chúng không có khả năng như ta nghĩ. Ví dụ, piracetam là thuốc được dùng trong trường hợp bị “suy giảm chức năng nhận thức và suy giảm thần kinh cảm giác mạn tính ở người già, chứng khó học ở trẻ”. Thế nhưng thực tế, không ít người đã thổi phồng là thuốc có thể làm cho thông minh, nhớ tốt, học giỏi. Dưới góc độ dược học, piracetam chỉ đơn thuần là một dẫn xuất của GABA, một chất trung gian hoá học. Nó chỉ có tác dụng làm thay đổi lưu lượng máu tới não và làm tăng khả năng chuyển hoá dinh dưỡng trong tế bào thần kinh. Tức là làm cho tế bào thần kinh “ăn” khoẻ hơn. Nó không tác động rõ ràng vào việc hình thành nên trí nhớ. Vả lại, rất ít bằng chứng chứng minh là thuốc có tác dụng trên người khoẻ mạnh. Cho đến nay, các hoạt chất tác động vào trí nhớ có khá nhiều nhưng chưa một hoạt chất nào chứng minh được tác dụng ưu
  5. việt của mình. Chúng chỉ là những thuốc dừng lại ở mức “cải thiện” mà thôi. Người ta mới chỉ biết là các tế bào tháp ở vỏ não chịu trách nhiệm hoạt động tư duy trong đó có việc nhớ. Và một số chất trung gian hoá học thần kinh có một vai trò nào đó trong việc nhớ như acetylcholin, dopamin. Do chưa tìm ra được điểm mấu chốt “vàng” cho nên chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào được tìm ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2