Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2
lượt xem 6
download
Điện não đồ. Con trai tôi năm nay 18 tuổi, thi thoảng cháu hay xuất hiện các cơn co giật, vừa rồi đi khám, làm các xét nghiệm được bác sĩ chẩn đoán động kinh cục bộ. Trong đơn thuốc điều trị bác sĩ có cho dùng tegretol và khuyến cáo sẽ phải dùng thuốc kéo dài. Tôi xin hỏi đây là thuốc gì, dùng lâu dài có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Trần Bích Phương(Hà Nội) Carbamazepin (tegretol, tegretal, timonil...) là dẫn xuất của iminostilben, thuốc có tác dụng làm ổn định màng tế bào do làm chậm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2
- Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2: Khi dùng carbamazepin kéo dài Điện não đồ. Con trai tôi năm nay 18 tuổi, thi thoảng cháu hay xuất hiện các cơn co giật, vừa rồi đi khám, làm các xét nghiệm được bác sĩ chẩn đoán động kinh cục bộ. Trong đơn thuốc điều trị bác sĩ có cho dùng tegretol và khuyến cáo sẽ phải dùng thuốc kéo dài. Tôi xin hỏi đây là thuốc gì, dùng lâu dài có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Trần Bích Phương(Hà Nội) Carbamazepin (tegretol, tegretal, timonil...) là dẫn xuất của iminostilben, thuốc có tác dụng làm ổn định màng tế bào do làm chậm sự hồi phục của kênh natri từ trạng thái không hoạt động về trạng thái hoạt động. Chính vì vậy, thuốc
- được coi là một trong những thuốc cơ bản trong điều trị động kinh cục bộ, động kinh co cứng – giật rung. Thuốc hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, nồng độ tối đa đạt được sau 4 – 8 giờ, phân phối nhanh vào mô và xương, chuyển hóa ở gan, thải trừ quan thận. Ngoài tác dụng chống động kinh, thuốc còn có tác dụng với bệnh hưng - trầm cảm, với các bệnh lý đau do thần kinh. Tuy nhiên khi dùng thuốc kéo dài cần chú ý các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, chán ăn, lợm giọng, chóng mặt, nhìn đôi, trầm cảm, rối loạn chú ý, rối loạn ý thức, các biểu hiện này có thể giảm hoặc hết sau khi dùng thuốc. Carbamazepin có thể gây hạ natri máu và giữ nước, đặc biệt khi lượng thuốc trong máu cao hơn liều điều trị. Nếu lượng natri máu hạ quá nhiều, bệnh nhân có thể bị nhức đầu, lú lẫn, chóng mặt và co giật. Có đến 5 – 10% bệnh nhân có phản ứng dị ứng da như ban, phản ứng dạng sởi, mề đay, vết sẩn. Các biểu hiện này có thể thoái giảm khi ngừng thuốc. Hiếm gặp hơn là mất bạch cầu đa nhân, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tắc mạch, rối loạn dẫn truyền tim ở người già, nặng hơn là thiếu máu bất sản có thể dẫn đến tử vong.
- Khi dùng thuốc quá liều có thể xảy ra ngủ gà, hôn mê, co giật, run, rung rật nhãn cầu, co cứng uốn ván, tim đập nhanh, huyết áp tụt, thiểu niệu, vô niệu; khi đó xử trí bằng rửa dạ dày và điều trị triệu chứng. Như vậy trong trường hợp con bạn, bạn cần hết sức tuân thủ liều dùng và chỉ định của bác sĩ, khi có biểu hiện gì khác thường cần đưa cháu đến bác sĩ khám ngay, không nên tự ý dừng thuốc hay tăng liều sử dụng.
- Có nên uống dầu cá khi mang thai? Khi bà mẹ mang thai, rất cần được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để giúp cho bà mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Hầu hết nhu cầu về các vitamin và khoáng chất ở bà mẹ mang thai đều tăng lên so với trước mang thai, chỉ riêng vitamin A thì lại không cần tăng lên, mà thậm chí nếu dùng quá liều còn gây nguy hiểm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ dùng vitamin A quá liều có thể gây dị Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin từ rau quả. dạng thai nhi hoặc gây đẻ khó do rối loạn cơn co. Vì vậy việc uống dầu cá hằng ngày khi mang thai là không cần thiết, tuy hàm lượng vitamin A trong dầu cá không cao lắm, có thể uống 1 – 2 viên/ngày. Nhưng vitamin A là loại tan trong dầu khi thừa không thải trừ ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà lại tích luỹ trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Hơn nữa vitamin A rất
- sẵn có trong thực phẩm như: gan động vật, trứng, sữa... và dạng tiền vitamin A là beta caroten có rất nhiều trong các loại củ quả có màu vàng, đỏ: cà rốt, đu đủ, gấc, chuối..., các loại rau xanh thẫm: rau ngót, rau muống, rau khoai lang, mồng tơi... Vì vậy phụ nữ mang thai chỉ cần ăn nhiều các thực phẩm này hàng ngày thì cũng cung cấp đủ vitamin A rồi. Hơn nữa, ăn uống đầy đủ còn cung cấp nhiều các vitamin và khoáng chất khác nữa. Sau khi sinh nếu sản phụ ăn uống không được nhiều thì có thể bổ sung một liều vitamin A 200.000UI, hoặc uống viên dầu cá hàng ngày, mỗi ngày 1 – 2 viên trong thời gian nuôi con bú.
- Hen phế quản và dùng thuốc corticoid dạng xịt Tôi bị bệnh hen, trước đây thường được bệnh viện kê đơn thuốc theophylin và prednisolon. Với tôi bị hen lâu rồi uống theophylin ít hiệu quả, nhưng với prednisolon thì rất hiệu quả. Gần đây, tôi mắc thêm bệnh chảy máu dạ dày (đã điều trị khỏi), có người bảo đó là do uống prednisolon. Hiện nay, tôi không uống thuốc này nữa, nhưng bệnh hen lại xảy ra thường xuyên hơn, cơn kéo dài hơn. Tôi đang dùng thuốc xịt ventolin, astalin tuy cắt cơn hen tốt, nhưng dứt cơn không được lâu, cứ phải xịt luôn. Có người khuyên nên dùng corticoid loại xịt, vậy tôi dùng có được không, có gây chảy máu dạ dày không? Kính mong được tư vấn, tôi xin trân trọng cảm ơn. Đỗ Đức Thanh (Nam Sách, Hải Dương) Hen phế quản (HPQ) là sự viêm mạn tính đường hô hấp gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhày, một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu. Cơn hen thường xảy ra khi cơ địa dị ứng gặp lại một chất nào đó mà nó xung khắc (gọi là dị nguyên). Dị nguyên có thể là bụi nhà, vảy và lông súc vật, phấn hoa, hóa chất... HPQ là cơn khó thở có hồi phục, thường xảy ra khá đột ngột với 4 biểu hiện chính: ho, khó thở, thở rít có tiếng khò khè (cò cử) và nặng ngực. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng dị ứng làm các cơ trơn của các tiểu phế quản bị co thắt lại, niêm mạc các ống phế quản phù ra, tăng tiết nhày. Hậu quả là lòng các tiểu phế quản bị hẹp lại gây một sức cản lớn cho sự thông khí, bệnh nhân bị thiếu ôxy nghiêm trọng.
- Một số thuốc bạn dùng (theophylin, ventolin...) có thể dứt cơn hen, nhưng sớm muộn cũng lại tái phát bởi bệnh HPQ vẫn còn, vì thể tạng của bạn không hề thay đổi. Vì vậy cần phải dùng thuốc dự phòng cơn HPQ - dùng thuốc chống viêm, kết hợp với chống co thắt phế quản một cách lâu dài. Những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu sản xuất các chế phẩm corticoid dạng xịt hít như fluticason, budesonid, beclomethason... có tác dụng chống viêm và dị ứng tại chỗ. Những thuốc corticoid mới này có hai ưu điểm nổi bật: một là nhờ cấu trúc đặc biệt và phân tử lớn của thuốc cho nên các thuốc này chủ yếu tác dụng tại đường hô hấp, mà không hoặc rất ít thấm vào máu. Hai là thuốc sử dụng ở dạng hít hoặc xịt với liều lượng rất nhỏ (chỉ một vài trăm microgam) dưới dạng các hạt cực nhỏ như sương mù, thấm sâu vào các tiểu phế quản bám lại tại đường thở gây tác dụng tại chỗ giảm tế bào viêm, giảm mức độ quá mẫn, giảm tần suất cơn HPQ. Do những đặc tính ưu việt này cho phép sử dụng thuốc lâu dài, an toàn, hiệu quả cao. Thuốc không có chống chỉ định với
- người bệnh dạ dày nói riêng và nhiều bệnh khác nói chung (trừ trường hợp bệnh lao phổi). Tuy nhiên, để phòng ngừa cơn HPQ được lâu dài, bạn nên dùng thuốc chống viêm (corticoid dạng xịt) phối hợp với thuốc chống co thắt phế quản như salbutamol, hoặc salmeterol thì tốt hơn. Thí dụ ventid (gồm beclomethason và salbumol), seretid (gồm fluticason và salmeterol) chung trong một bình xịt - sự kết hợp "2 trong 1" rất có lợi, thuốc giãn cơ phế quản hoạt hóa thụ thể corticoid làm tăng tác dụng của corticoid trên thụ thể này. Trong khi đó corticoid lại làm tăng tổng hợp bêta 2, nhờ vậy mà làm tăng tác dụng của thuốc chống co thắt phế quản. Như vậy sự kết hợp này có hiệu quả kép, vừa tăng tác dụng càng nhiều, vừa hoạt hóa lẫn nhau, điều trị HPQ có hiệu quả cao.
- Dùng thuốc kéo dài, nên không? Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, thời gian vừa qua hay có những cơn đau thắt ngực, đi khám được bác sĩ cho dùng nitroglycerin, dùng với liều 2,5mg uống ngày 2 viên, tuy nhiên bác sĩ dặn không được dùng khi huyết áp thấp. Tại sao vậy? Dùng thuốc kéo dài có ảnh hưởng gì không? Xin báo giải thích giùm? Ngô Thụy Vi (Đà Nẵng) Nguyên nhân của đau thắt ngực là do cơ tim bị thiếu ôxy đột ngột vì mất thăng bằng giữa tăng nhu cầu ôxy của cơ tim và sự cung cấp không đủ ôxy của mạch vành. Nitroglycerin là một thuốc đầu bảng trong điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi thể, có tác dụng cắt cơn đau nhanh chóng. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm giãn cơ trơn, có tác dụng rất rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm sử dụng ôxy cơ tim và giảm công năng cơ tim; thuốc còn làm thay đổi phân phối máu cho cơ tim, làm tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu máu. Nitroglycerin được chỉ định trong các trường hợp: phòng và điều trị cơn đau thắt ngực; nhồi máu cơ tim; điều
- trị tăng huyết áp; điều trị suy tim sung huyết. Trong điều trị cơn đau thắt ngực, để cấp cứu dùng dạng đặt dưới lưỡi là thông dụng nhất vì thuốc có tác dụng ngay sau 2 – 3 phút, để phòng ngừa cơn đau thắt ngực dùng thuốc qua đường uống hoặc hệ điều trị qua da. Một trong những tác dụng không mong muốn của nitroglycerin là gây hạ huyết áp khi đứng, nhất là trường hợp có huyết áp thấp và người cao tuổi do thuốc làm giãn mạch toàn thân trực tiếp và thoáng qua. Vì vậy, thuốc không được dùng trong trường hợp huyết áp thấp (huyết áp tối đa dưới 100 mmHg). Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ khác như: làm da bừng đỏ, nhất là ở ngực, mặt, mắt, gây tăng nhãn áp; nhức đầu, tăng áp lực nội sọ; gây phản xạ nhịp tim nhanh. Không sử dụng thuốc trong trường hợp tăng nhãn áp và tăng áp lực nội sọ. Khi sử dụng thuốc liều cao và kéo dài sẽ gây ra hiện tượng dung nạp thuốc làm thuốc kém hiệu lực. Vì vậy, thời gian dùng thuốc và liều lượng phải theo chỉ định của bác sĩ, phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh, các biểu hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc. Có nên phối hợp thuốc? Bố tôi bị tăng huyết áp và mới phát hiện bị bệnh gout, hiện đang dùng nifedipin để hạ huyết áp, tuy nhiên gần đây huyết áp thường dao động, không ổn định. Tôi hỏi ở quầy thuốc gần nhà, được tư vấn dùng thêm cho bố thuốc lợi
- tiểu hypothyazid để hạ huyết áp, tuy nhiên tôi chưa dám cho bố dùng ngay. Xin bác sĩ cho biết dùng 2 loại thuốc như vậy có được không, tôi mong nhận được trả lời sớm. Tôi xin cảm ơn! Nguyễn Minh Anh (Hải Phòng) Nifedipin và hypothiazid đều là những thuốc thường dùng trong điều Người tăng huyếp áp và bệnh gout cần dùng thuốc theo trị tăng huyết áp sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tai biến. dù theo những cơ chế tác dụng khác nhau. Nifedipin làm giãn mạch máu, chủ yếu làm giãn động mạch, dẫn đến làm giảm sức cản ngoại vi nên hạ huyết áp. Gần đây, người ta thấy thuốc còn làm tăng lưu lượng máu tới thận, tăng sức lọc cầu thận nên lợi niệu, góp phần làm hạ huyết áp. Cho tới nay, nifedipin được coi là một trong những thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả. Thuốc có ưu điểm: làm giãn mạch nhiều; không làm ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh tim; cải thiện được chức năng thận do tăng lượng máu vào thận, không làm ứ muối và nước; không ảnh
- hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid. Tác dụng không mong muốn của thuốc là gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy); tăng enzym gan, tăng sản lợi, đau cơ, rối loạn thị giác. Không dùng thuốc trong trường hợp mẫn cảm, thận trọng trong suy gan, người mang thai và thời kỳ cho con bú. Hypothiazid là một thuốc lợi niệu do làm tăng thải trừ muối. Thuốc làm giảm huyết áp thông qua việc giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim; ngoài ra thuốc còn ức chế tại chỗ tác dụng của chất co mạch như vasopressin, nor-adrenalin. Trong điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi niệu được phối hợp với thuốc hạ huyết áp, làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Hypothiazid thuộc nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong các thuốc lợi niệu để điều trị tăng huyết áp nhẹ và trung bình khi tim, thận bình thường; là thuốc thường được lựa chọn cho người cao tuổi. Tuy nhiên, trường hợp bố bạn thì không nên sử dụng hypothiazid do hypothiazid làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận, gây tăng acid uric máu nên làm cho bệnh gout nặng thêm. Vì vậy, bạn cần đưa bố đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho phác đồ điều trị hợp lý, không tự ý sử dụng thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng. DS. Hải Hà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3
11 p | 99 | 14
-
Những thắc mắc thường gặp về cân nặng khi mang bầu
6 p | 128 | 12
-
Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
14 p | 103 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7
9 p | 112 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2
7 p | 92 | 11
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4
11 p | 77 | 11
-
Trả lời thắc mắc về thuốc – Kỳ 1
9 p | 79 | 10
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 6
9 p | 105 | 10
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 5
6 p | 114 | 10
-
Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
10 p | 112 | 10
-
Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ
21 p | 65 | 8
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 1
9 p | 113 | 8
-
Thắc mắc về thuốc – P1
9 p | 98 | 7
-
Thắc mắc về thuốc giảm đau
5 p | 101 | 7
-
Thắc mắc về thuốc – P3
8 p | 93 | 6
-
Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P1
9 p | 89 | 4
-
Siêu vi gây viêm họng
4 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn