YOMEDIA
ADSENSE
Thay đổi thế giới với 17 phương trình: Phần 2
58
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiếp nối phần 1, tài liệu Thay đổi thế giới với 17 phương trình phần 2 sẽ tiếp tục mang đến cho các bạn một cái nhìn mới mẻ về vẻ đẹp toán học thông qua các phương trình như: Phương trình Navier-Stokes, phương trình Maxwell, phương trình Schrodinger, phương trình Black-Scholes. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thay đổi thế giới với 17 phương trình: Phần 2
9<br />
<br />
Gợn sóng và đốm sáng<br />
Phép biến đổi Fourier<br />
vô cùng<br />
<br />
phép biến đổi<br />
<br />
hàm số<br />
<br />
tần số<br />
<br />
2,718...<br />
<br />
3,141...<br />
căn bậc hai<br />
của −1<br />
<br />
hàm số<br />
<br />
f( )=<br />
<br />
∞<br />
−∞<br />
<br />
f (x)e–2 πix dx<br />
không gian<br />
<br />
tích phân<br />
âm vô cùng<br />
<br />
tần số<br />
<br />
Phương trình này cho ta biết điều gì?<br />
Bất kỳ hình mẫu dao động nào trong không gian và<br />
thời gian đều có thể xem là chồng chất của các hình<br />
mẫu dạng sin với các tần số khác nhau.<br />
<br />
Tại sao nó lại quan trọng?<br />
Các thành phần tần số có thể được sử dụng để phân<br />
tích các hình mẫu, tạo nên các hình mẫu để tìm các<br />
đặc điểm quan trọng và bỏ đi các ồn nhiễu ngẫu nhiên.<br />
<br />
Nó đã dẫn tới những gì?<br />
Kỹ thuật của Fourier được sử dụng rất rộng rãi,<br />
chẳng hạn, trong xử lý ảnh và cơ học lượng tử. Nó<br />
được sử dụng để tìm kiếm cấu trúc của các phân tử<br />
sinh học lớn như ADN, để nén dữ liệu ảnh trong các<br />
bức ảnh kỹ thuật số, để làm sạch các bản thu âm<br />
cũ kỹ hoặc bị hư hỏng, và còn để phân tích các trận<br />
động đất nữa. Các biến thể hiện đại được sử dụng<br />
để lưu trữ dữ liệu về dấu vân tay hiệu quả hơn và để<br />
cải thiện các phép chụp chiếu trong y tế.<br />
<br />
C<br />
<br />
uốn Những nguyên lý của Newton đã mở ra cánh cửa cho<br />
những nghiên cứu toán học về tự nhiên, nhưng những<br />
<br />
người đồng hương của ông đã quá bận tâm tới cuộc tranh luận<br />
về chuyện ai là người được hưởng quyền sở hữu trí tuệ của phép<br />
tính vi tích phân để có thể tìm ra những thứ nằm bên ngoài nó.<br />
Trong khi những bộ óc tinh tế nhất của nước Anh đang sôi sùng<br />
sục lên với thứ mà họ đã biết là những luận điệu đáng hổ thẹn<br />
về nhà toán học vĩ đại nhất còn đang sống của đất nước – hầu<br />
hết trong số đó có lẽ cũng là lỗi lầm của chính Newton, bởi ông<br />
nghe theo những người bạn có thiện chí nhưng kém hiểu biết<br />
– thì những đồng nghiệp ở châu lục đã mở rộng những ý tưởng<br />
của Newton về các định luật của tự nhiên tới hầu hết các ngành<br />
trong khoa học vật lý. Phương trình sóng xuất hiện và nhanh<br />
chóng theo sau là các phương trình tương tự về hấp dẫn, tĩnh<br />
điện, đàn hồi và dòng nhiệt. Một số mang tên của những người<br />
khám phá ra chúng, như phương trình Laplace, phương trình<br />
Poisson. Nhưng phương trình cho nhiệt thì không; nó mang<br />
một cái tên rất nôm na và không hoàn toàn chính xác: “phương<br />
trình nhiệt”. Phương trình này do Joseph Fourier đề xuất, và<br />
những ý tưởng của ông đã dẫn tới việc sản sinh ra một lĩnh vực<br />
mới của toán học mà những phân nhánh của nó đã tỏa rộng ra<br />
rất nhiều so với ban đầu. Những ý tưởng này có lẽ đã được khởi<br />
phát từ phương trình sóng, nơi mà những phương pháp tương<br />
tự đã thấp thoáng xuất hiện trong ý thức tập thể của cộng đồng<br />
toán học, nhưng lịch sử chọn nhiệt.<br />
<br />
Gợn sóng và đốm sáng<br />
<br />
Phương pháp mới đã có một khởi đầu đầy hứa hẹn: năm<br />
1807, Fourier đã gửi một bài báo về dòng nhiệt cho Viện Hàn<br />
lâm Khoa học Pháp, dựa trên một phương trình đạo hàm<br />
riêng mới. Mặc dù, cơ quan đầy uy tín này từ chối cho đăng<br />
công trình đó, nhưng nó đã thúc đẩy Fourier phát triển xa<br />
hơn ý tưởng của mình và thử lại một lần nữa. Vào thời đó,<br />
Viện Hàn lâm hằng năm có giải thưởng cho những nghiên<br />
cứu về bất kỳ chủ đề nào mà họ cho là đủ thú vị, và họ chọn<br />
chủ đề về nhiệt cho giải thưởng năm 1812. Fourier đệ trình<br />
đúng lúc công trình đã chỉnh sửa và mở rộng của mình và đã<br />
giành được giải thưởng. Phương trình truyền nhiệt của ông<br />
có dạng:<br />
<br />
trong đó u(x, t) là nhiệt độ tại vị trí x của một thanh kim loại<br />
tại thời điểm t, với giả thiết rằng thanh này là vô cùng mảnh,<br />
và α là một hằng số gọi là hệ số khuếch tán nhiệt, do vậy lẽ ra<br />
nên gọi nó là phương trình nhiệt độ. Ông cũng phát triển một<br />
phiên bản có số chiều cao hơn:<br />
<br />
đúng cho bất kỳ miền xác định nào cho trước trong mặt<br />
phẳng hoặc không gian.<br />
Phương trình truyền nhiệt giống phương trình sóng một<br />
cách kỳ lạ, chỉ có một khác biệt quan trọng. Phương trình<br />
sóng sử dụng đạo hàm cấp hai theo thời gian:<br />
<br />
, nhưng<br />
<br />
trong phương trình truyền nhiệt nó được thay thế bởi đạo<br />
hàm cấp một<br />
<br />
. Đây dường như chỉ là một sự thay đổi<br />
<br />
nhỏ, nhưng ý nghĩa vật lý thì lại rất lớn lao. Nhiệt không duy<br />
trì vô hạn định, như một dây đàn violin có thể dao động mãi<br />
<br />
239<br />
<br />
240<br />
<br />
17 phương trình thay đổi thế giới<br />
<br />
mãi (theo phương trình sóng, không có ma sát hay dao động<br />
tắt dần). Thay vì thế, nhiệt tiêu tán, mất dần theo thời gian,<br />
trừ phi có nguồn nhiệt nào đó liên tục bổ sung cho nó. Như<br />
vậy, bài toán điển hình ở đây là: đốt nóng một đầu của thanh<br />
kim loại để giữ nó ở một nhiệt độ ổn định và làm lạnh đầu kia<br />
một cách tương tự để xem nhiệt độ biến thiên dọc theo thanh<br />
sẽ như thế nào khi nó được đặt trong trạng thái dừng. Câu trả<br />
lời là nhiệt sẽ giảm dần theo hàm mũ. Một bài toán điển hình<br />
khác, đó là chỉ định profin (profile) nhiệt độ ban đầu dọc theo<br />
thanh và xem nó biến thiên thế nào theo thời gian. Có lẽ nên<br />
để cho một nửa thanh ban đầu ở nhiệt độ cao và nửa kia ở<br />
nhiệt độ thấp hơn; phương trình sẽ cho ta thấy nhiệt truyền<br />
thế nào từ phần nóng hơn sang phần lạnh hơn.<br />
Có lẽ khía cạnh hấp dẫn nhất trong bài báo giành giải<br />
thưởng của Fourier không phải là phương trình, mà là cách<br />
ông giải nó. Nếu profin nhiệt độ ban đầu là hàm lượng<br />
giác, chẳng hạn sin x, thì việc giải phương trình này khá dễ<br />
dàng (đối với những người đã có kinh nghiệm), và đáp số là<br />
e– αt sinx. Nó giống với mode cơ bản của phương trình sóng,<br />
nhưng ở phương trình sóng nghiệm là sin ct sin x. Dao động<br />
vĩnh cửu của dây đàn violin tương ứng với thành phần<br />
sin ct, ở đây đã được thay thế bằng hàm mũ với số mũ âm –αt<br />
cho chúng ta thấy rằng toàn bộ profin nhiệt độ giảm dần trên<br />
thanh theo cùng một tốc độ (Sự khác biệt về mặt vật lý ở đây<br />
là sóng bảo toàn năng lượng nhưng dòng nhiệt thì không).<br />
Tương tự, với profin sin5x, nghiệm là e–25αt sin5x, cũng tắt<br />
dần, nhưng nhanh hơn nhiều. 25 là 52, và đây là ví dụ về một<br />
hình mẫu tổng quát, áp dụng được cho các profin ban đầu có<br />
dạng sinnx hay cosnx1. Để giải phương trình truyền nhiệt, ta<br />
chỉ cần nhân với e–n αt.<br />
2<br />
<br />
Gợn sóng và đốm sáng<br />
<br />
Bây giờ câu chuyện cũng đi theo cùng nguyên tắc chung<br />
như phương trình sóng. Phương trình truyền nhiệt là tuyến<br />
tính, do vậy chúng ta có thể chồng chất các nghiệm. Nếu<br />
profin ban đầu là<br />
u(x,0) = sinx + sin5x<br />
thì nghiệm sẽ là<br />
u(x,t) = e–αt sinx + e–25αt sin5x<br />
và ở mỗi mode nghiệm này sẽ tắt dần với tốc độ khác nhau.<br />
Nhưng các profin ban đầu như thế này có vẻ hơi giả tạo.<br />
Để giải bài toán mà tôi đã nhắc đến lúc trước, chúng ta cần<br />
một profin ban đầu thỏa mãn u(x, 0) = 1 ở nửa thanh, nhưng<br />
bằng –1 ở nửa thanh còn lại. Profin này không liên tục, mà có<br />
dạng vuông góc theo thuật ngữ thường dùng trong kỹ thuật.<br />
Nhưng các đường hình sin và cos lại liên tục, cho nên không<br />
sự chồng chất nào của các hàm sin và cos có thể biểu diễn<br />
một sóng vuông góc như thế.<br />
Không có chồng chất hữu hạn nào, đó là điều chắc chắn.<br />
Nhưng, lại một lần nữa, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho<br />
phép một tổ hợp có vô hạn các số hạng? Khi đó chúng ta có thể<br />
thử biểu diễn profin ban đầu như là một chuỗi vô hạn có dạng<br />
u(x,0) = a0 + a1cosx + a2cos2x + a3cos3x + ...<br />
+b1sinx + b2sin2x + b3sin3x + ...<br />
<br />
với các hằng số a0, a1, a2, a3,...,b1, b2, b3... phù hợp (không có<br />
b0 vì sin 0x = 0.) Bây giờ, dường như chúng ta có thể thu được<br />
<br />
một sóng vuông góc (xem hình 40). Thực ra, hầu hết các hệ<br />
số có thể cho bằng 0. Chỉ riêng các bn với n lẻ là cần thiết và<br />
khi đó bn = 8/nπ.<br />
<br />
241<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn