Thí nghiệm bộ môn Chế tạo máy - Bài 2: Bài thí nghiệm đo độ ồn
lượt xem 2
download
Bài thí nghiệm này được thực hiện với mục đích nhằm giúp sinh viên làm quen với thiết bị đo độ ồn cầm tay NL-20, biết cách bố trí vị trí, địa điểm đo, cách ghi chép các số liệu và xử lý các kết quả đo, tập đưa ra nhận xét, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài thí nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thí nghiệm bộ môn Chế tạo máy - Bài 2: Bài thí nghiệm đo độ ồn
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn BÀI THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ ỒN I. MỤC ĐÍCH - Giúp sinh viên làm quen với thiết bị đo độ ồn cầm tay NL-20 - Biết cách bố trí vị trí, địa điểm đo, cách ghi chép các số liệu và xử lý các kết quả đo. - Tập đưa ra nhận xét, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn. II. NỘI DUNG Theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm sinh viên sẽ quan sát, ghi chép, thực hiện đo mức ồn do nguồn ồn điểm gây ra, vẽ đường cong các mức ồn trên cơ sở các số liệu đo và số liệu tính toán, cho nhận xét. III. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH MỨC ỒN GIẢM THEO KHOẢNG CÁCH Nếu mức âm đặc trưng của nguồn ồn (thường đo ở độ cao 1,5m) ở điểm cách nguồn ồn một khoảng là r1 đã biết (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị công nghiệp và bằng 7,5m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông) thì mức ồn ở điểm cách nguồn ồn là r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách là r1 và được xác định theo công thức sau: Đối với nguồn ồn điểm: L = 20.lg , (dB) (1) Đối với nguồn ồn đường: Ld = 10.lg , (dB) (2) Trong đó, a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất: - Đối với mặt đường nhựa và bê tông thì a = - 0,1. - Đối với mặt đường đất trống trải không có cây thì a = 0. - Đối với đất trồng cỏ thì a = 0,1 IV. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM RION NL-20
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn Hình 1: Thiết bị đo độ ồn cầm tay Rion NL-20 Hình 2: Các phím chức năng Hình 3: Cách cầm thiết bị đo * Giới thiệu các phím chức năng: Phím Chức năng Start/Stop Bắt đầu/kết thúc quá trình đo được thiết lập sẵn. Store Lưu trữ dữ liệu đo vào bộ nhớ. Mode Dùng để đọc kết quả đo. Mỗi lần nhấn phím này màn hỉnh sẽ chuyển đổi các chế độ hiển thị kết quả đo trong bộ nhớ. Pause/Cont Trong khi đo, phím này có thể dùng tạm ngưng quá trình đo để loại bỏ các giá trị không mong muốn. Menu Khi chọn phím này sẽ xuất hiện menu 1/3 cho phép cài đặt các tùy chọn,
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn có thể chuyển đổi giữa 3 menu khác nhau bằng cách nhấn phím Page A/C/FLAT Cài đặt dải tần số là A, C hoặc FLAT. Fast/Slow Cài đặt thời gian đo là Fast hoặc Slow. Range Dùng để chọn khoảng đo của thiết bị, có 6 lựa chọn khác nhau như sau: 20 đến 80, 20 đến 90, 20 đến 100, 20 đến 110, 30 đến 120, 40 đến 130. Recall Dùng để xem lại các dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ. Recall Data Dùng để chuyển đổi giữa các giá trị khác nhau đã lưu trong bộ nhớ. Light Dùng để mở/tắt đèn màn hình hỗ trợ việc đọc dữ liệu nếu thiếu ánh sáng. Print Khi có kết nối với máy in như DPU-414, CP-11 hoặc CP-10 thì khi nhấn phím này dữ liệu đo sẽ được in ra. Cal Dùng để kích hoạt chế độ hiệu chuẩn. Power Dùng để mở/tắt thiết bị đo khi nhấn giữ khoảng hơn 1 giây. Chú ý: Dây đeo tay được đeo vào tay như hình 3 để tránh làm rơi thiết bị đo. Hướng dẫn cách đo: Bước 1: Nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để mở thiết bị đo. Bước 2:(Dùng khi thiếu ánh sáng) Nhấn phím Light để mở đèn màn hình hỗ trợ đọc dữ liệu. Bước 3: Để đo âm thanh thông thường nhấn phím A/C/FLAT chọn “A”, nhấn phím Fast/Slow để chọn “Fast” và nhấn phím Range để chọn khoảng đo phù hợp. Bước 4: Thiết bị đã sẵn sàng, có thể tiến hành thí nghiệm. Bước 5: Sau khi thí nghiệm xong nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để tắt thiết bị đo. V. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM Đo mức ồn, tính và vẽ đường cong mức ồn tại một nguồn ồn điểm: V.1 Chọn nguồn ồn điểm là một máy công cụ hay một máy móc, thiết bị đang hoạt động có phát ra tiếng ồn. V.2 Đặt hoặc cầm thiết bị đo ở độ cao 1,5m cách tâm nguồn ồn 1m, hướng mi crô của thiết bị vào tâm nguồn ồn, đo mức ồn (số đo là đêxiben - dB) và ghi lại số đo (cách thao tác xem phần thiết bị thí nghiệm). Chỉ đọc tròn số đến dB, không cần đọc số lẻ. Cách 1 giây đọc 1 lần theo nhịp thở, khi gặp các con số khác thường như lớn quá thì bỏ qua để đỡ gây đột biến khi xử lý số liệu. Đọc và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu mỗi lần đo vào các bảng sau.
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn A. Đo mức ồn trong xưởng C1 Bảng 1: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 1 mét 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1: __________ 2) Lùi máy ra xa nguồn ồn 3m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào bảng 2. Bảng 2: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 3 mét 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 3) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 2: __________ 4) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): __________ 5) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: __________ Gợi ý: Mức ồn tính toán theo công thức ở khoảng cách 3m = giá trị trung bình từ bảng 1 (ở khoảng cách 1m) – độ giảm mức ồn tính theo công thức ở vị trí 3m so với 1m Ví dụ: giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1 là 90dB, độ giảm mức ồn theo công thức (1) tính được là 20dB thì giá trị mức ồn tính toán theo công thức là: 90 dB – 20 dB = 70dB. 6) Lùi máy ra xa nguồn ồn 5 m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào bảng 3. Bảng 3: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 5 mét 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn 7) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 3: __________ 8) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): __________ 9) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: __________ Gợi ý: Cách tính tương tự như ở bảng 2 nhưng lúc này độ giảm mức ồn tính theo công thức ở vị trí 5m so với 1m 10) Vẽ các đồ thị có trục tung là các giá trị trung bình đo được, trục hoành là vị trí khoảng cách tới nguồn ồn. Gợi ý: Vẽ nét liền là giá trị trung bình của kết quả đo, nét đứt là giá trị mức ồn tính toán theo công thức dB 1,5m 3m 5m 11. Cho các nhận xét: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
- Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế tạo một số thiết bị thí nghiệm dùng cho dạy học phần điện tích, điện trường Vật lý 11
4 p | 81 | 6
-
Thí nghiệm bộ môn Chế tạo máy - Bài 3: Đo độ rung động
6 p | 65 | 5
-
Đặc tính địa chất công trình của đất bùn sét pha chứa hữu cơ phân bố ở Kiên Giang và biện pháp cải tạo chúng bằng xi măng kết hợp với vôi
6 p | 57 | 3
-
Thí nghiệm bộ môn Chế tạo máy - Bài 1: Đo độ rọi của phòng học
7 p | 52 | 2
-
Sử dụng bộ thí nghiệm máy thủy lực theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí 8
12 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn