intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông gió, nguyên tắc thông gió hầm hàng

Chia sẻ: Le Hai Hoang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

596
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng hóa xếp trong hầm có thể bị hư hỏng bởi các hiện tượng mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hóa và các tác động xấu khác của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong hầm trong quá trình hành trình của tàu qua các vùng có các đặc trưng khí hậu khác nhau. Trong điều kiện cho phép việc thông gió hầm hàng đúng lúc, kịp thời và phù hợp đối với tính chất mỗi loại hàng giúp ra có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế được hư hỏng hàng xảy ra....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông gió, nguyên tắc thông gió hầm hàng

  1. 6.Thông gió, nguyên tắc thông gió hầm hàng 1.6.1. Nguyên tắc thông gió Hàng hóa xếp trong hầm có thể bị hư hỏng bởi các hiện tượng mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hóa và các tác động xấu khác của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong hầm trong quá trình hành trình của tàu qua các vùng có các đặc trưng khí hậu khác nhau. Trong điều kiện cho phép việc thông gió hầm hàng đúng lúc, kịp thời và phù hợp đối với tính chất mỗi loại hàng giúp ra có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế được hư hỏng hàng xảy ra. Để tiến hành thông gió hay không thông gió cần dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau: - Có thể tiến hành thông gió hầm hàng bằng không khí bên ngoài nếu điểm sương không khí ngoài hầm nhỏ hơn hoặc bằng điểm sương không khí trong hầm. - Không được thông gió hầm hàng bằng không khí ngoài trời nếu điểm sương không khí bên ngoài lớn hơn điểm sương không khí trong hầm. Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên cùng với sự theo dõi không khí trong và ngoài hầm ta còn phải xét đến tính chất của loại hàng hóa trong hầm mà đề ra biện pháp thông gió hữu hiệu. Xét về mặt ảnh hưởng của môi trường xung quanh thì hàng hóa được chia làm hai loại chính như sau: - Hàng có tính hút ẩm (Hygroscopic Cargo): Đây chủ yếu là các loại hàng gốc thực vật như các loại ngũ cốc, các loại bột ngũ cốc, bông, gỗ, thuốc sợi...Loại hàng này dễ bị sự tác động của độ ẩm, chúng có thể hút ẩm, giữ ẩm và tỏa hơi ẩm. Hàng hút ẩm làm tăng hiện tượng mồ hôi thân tàu khi nhiệt độ thay đổi, nhất là khi chở hàng từ vùng nóng sang vùng lạnh. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra mạnh khi nhiệt độ bên ngoài giảm đột ngột. - Hàng không hút ẩm (Non - hygroscopic cargo): Là các loại hàng gốc từ các vật liệu cứng như các sản phẩm sắt thép, máy móc, các đồ bằng đất nung, các hàng hóa đóng thùng, đóng hộp... . Các loại hàng này dễ bị tác động bởi hiện tượng mồ hôi hàng hóa gây han gỉ, bẩn, làm biến màu...dẫn đến hư hỏng đặc biệt khi chở hàng từ vùng lạnh sang vùng nóng hơn. Từ hai nguyên tắc thông gió và hai loại nhóm hàng cơ bản trên có 4 trường hợp đặc trưng sau cần đặc biệt lưu ý khi tiến hành thông gió hầm hàng. a. Đối với hàng hút ẩm: - Hành trình từ vùng lạnh sang vùng nóng (Cold to warm voyage): Lúc đầu điểm sương không khí trong hầm thấp hơn điểm sương không khí ngoài hầm. Trong quá trình chuyển dần về vùng nóng điểm sương không khí trong hầm cao dần lên nhưng chưa đạt đến hoặc lớn hơn điểm sương không khí ngoài hầm thì không cần thiết thông gió. Tại thời điểm mở hầm hàng tại cảng dỡ sự ngưng tụ có thể xuất hiện trên bề mặt hàng (mồ hôi hàng hóa) nhưng sẽ mất đi khi hàng hóa được dỡ khỏi hầm hàng. - Hành trình từ vùng nóng sang vùng lạnh: Theo mức độ chuyển dần tới vùng lạnh nhiệt độ và điểm sương không khí bên ngoài thấp dần và làm lạnh các mạn và boong tàu dẫn đến sự ngưng đọng hơi nước tại các mặt trong thân tàu. Hàng hút ẩm trong điều kiện này sẽ tỏa ẩm mạnh. Trường hợp này cần thông gió hầm hàng liên tục với cường độ càng mạnh càng tốt ngay từ khi chớm vào vùng lạnh. Đây là trường hợp khó khăn để tạo được sự thông gió thoả mãn nhất là khi điểm sương bên ngoài quá thấp. b. Đối với hàng không hút ẩm - Hành trình từ vùng lạnh sang vùng nóng (Cold to warm voyage). Trường hợp này nhiệt độ của hàng thấp hơn điểm sương không khí bên ngoài nhiều nên không được thông gió. Nếu thông gió không khí nóng ẩm từ bên ngoài vào sẽ gây ngưng tụ hơi nước làm hư hỏng hàng. - Hành trình từ vùng nóng tới vùng lạnh: Trường hợp này mồ hôi thân tàu chắc chắn xảy ra nhưng hàng hóa không bị ảnh hưởng trừ khi sự ngưng đọng ở các thành vách, trần nhỏ giọt vào hàng. Việc thông gió ở mức độ bình thường. 1.6.2. Mục đích và phương pháp thông gió: 1.6.2.1. Mục đích thông gió hầm hàng: - Làm giảm nhiệt độ hầm hàng, giữ cho hàng hóa không bị hỏng vì nóng. - Làm nhiệt độ điểm sương không khí trong hầm hàng thấp hơn nhiệt độ thành, vách hầm và nhiệt độ trên bề mặt của hàng hóa để tránh mồ hôi hầm hàng gây ẩm ướt hàng hóa. - Làm lưu thông không khí để giảm hư hỏng đối với những loại hàng dễ bị biến chất hoặc thối rữa do thiếu không khí. - Đề phòng hàng tự cháy. - Thải khí độc, hôi, ô nhiễm trong hầm hàng ra ngoài. 1.6.2.2.Phương pháp thông gió: *Thông gió tự nhiên: - Muốn cho không khí trong hầm thoát ra mà (hạn chế) không cho không khí bên ngoài vào hầm ta quay các miệng ống thông gió xuôi theo chiều gió để không khí trong hầm thoát ra. - Muốn cho không khí trong và ngoài hầm lưu thông tuần hoàn, ta quay một miệng ống ngược chiều gió còn miệng ống kia xuôi theo chiều gió. Lưu ý rằng thông gió không đúng còn hại hơn là không thông gió. Cũng phải thấy rằng thay đổi hướng thông gió so với hướng gió sẽ làm thay đổi rất nhiều lượng gió vào trong hầm. Hướng chạy của tàu so với hướng gió cũng ảnh hưởng đến dòng không khí. * Thông gió nhân tạo: - Trên một số tàu tại các ống thông gió có lắp các quạt gió 2 chiều, ta có thể tiến hành cho đẩy không khí ra hoặc hút không khí từ ngoài vào theo ý muốn và cường độ hay lưu lượng gió vào, ra cũng có thể thực hiện được đối các chế độ tốc độ của quạt.
  2. - Thông gió nhân tạo có thể chủ động trong mọi tình huống không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài mà có hiệu quả cao so với các phương pháp khác. Hệ thống thông gió nhân tạo cho phép tạo được nhiệt độ và độ ẩm không khí đưa vào hầm theo ý muốn. Hệ thống này thường được lắp đặt cố định trên các tầu chuyên dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2