Thực hành Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
lượt xem 57
download
Hiện nay ở Việt Nam trong đào tạo CTXH chưa có chuyên ngành CTXH y tế riêng biệt. Đây còn là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Đẩy mạnh triển khai thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế không chỉ là một nhu cầu bức thiết hiện nay mà đó còn là một giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hành Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BV Bệnh viện 3 BVĐK Bệnh viện đa khoa 4 CBCCVC Cán bộ công chức viên chức 5 CK Chuyên khoa 6 CSSK Chăm sóc sức khỏe 7 CTXH Công tác xã hội 8 HIV Human Immunodeficiency Virus 9 KCB Khám chữa bệnh 10 LĐTBXH Lao động thương binh xã hội 11 TTDSKHHGĐ Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình 12 TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng 13 UBND Ủy ban nhân dân 1
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, văn hóa đến giáo dục và y tế,... diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì trong những năm gần đây ngành y tế nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, công tác CSSK cho nhân dân được thực hiện tốt hơn. Trong 65 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, ngành y tế nước ta đã đạt đ ược những thành tựu to lớn, mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, hệ thống pháp luật, chính sách về y tế đã được ban hành và từng bước đ ược hoàn thiện trong thực tiễn; những tiến bộ khoa học - kỹ thuật về y tế ngày một phát triển, cơ sở vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo của cộng đồng trong đó có hoạt động nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh đã góp phần tích cực hỗ trợ cho người dân, những người yếu thế trong xã hội khắc phục những rủi ro gặp phải trong quá trình KCB, CSSK. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, đối mặt với tình hình giá cả, lạm phát tăng cao trong nước, ngành y tế phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của riêng mình như chất lượng y tế cơ sở còn thấp, hệ thống KCB ngày càng quá tải, công tác BHYT cũng còn nhiều vấn đề, các dịch bệnh vẫn rình rập và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt con người trước những nguy cơ mới. Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã liên tục đăng tải những vấn đề bất cập liên quan đến lĩnh vực y tế. Đó là các vấn nạn nảy sinh trong BV như : tình trạng quá tải, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ, giữa người nhà bệnh nhân với các cơ sở y tế, “cò BV”, 2
- những vướng mắc trong làm thủ tục KCB,…Những vấn nạn này nếu không được khắc phục sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, tại cộng đồng, hiện nay, nhiều chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và rất cần có sự tham gia của nhân viên CTXH, đặc biệt là các chương trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, phòng chống lao, phòng chống bệnh tâm thần, quản lý sức khoẻ hộ gia đình, sức khoẻ sinh sản, phòng chống tai nạn thương tích… CTXH là một ngành, một lĩnh vực có thể cung cấp các dịch vụ giải quyết tốt các vấn đề nêu trên. Đẩy mạnh triển khai thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế không chỉ là một nhu cầu bức thiết hiện nay mà đó còn là một giải pháp tối ưu đ ể nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Theo Từ điển Bách khoa Xã hội, “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã đ ược đ ưa vào r ất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…) trong toà án, trường học và nhất là trong lĩnh vực y tế. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 15/07/2011, Bộ Y tế đã chính thức triển khai “Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế”, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình KCB. Hiện nay ở Việt Nam trong đào tạo CTXH chưa có chuyên ngành CTXH y tế riêng biệt. Đây còn là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Là một nhân viên CTXH trong tương lai, thực hành CTXH trong 3
- lĩnh vực y tế cũng là một nội dung hoạt động của ngành CTXH nên tôi thực sự quan tâm và muốn tìm hiểu về vấn đề này. Với tất cả những lý do trên, cùng với sự động viên khuyến khích của giáo viên hướng dẫn đã tạo động lực để tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện đa khoa Can Lộc, Hà Tĩnh) làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành CTXH của mình. 1.2. Lý thuyết Công tác Xã hội 1.2.1. Lý thuyết hệ thống trong CTXH Trong tiến trình thực hành CTXH nói chung và CTXH cá nhân nói riêng, nhân viên xã hội khi giúp đỡ thân chủ của mình cần áp dụng rất nhiều kĩ năng và kiến thức như: thuyết hành vi, lý thuyết phân tâm học, thuyết nhân văn, hiện sinh…và nhiều lý thuyết khác để giải thích hành vi của thân chủ từ đó đưa ra được tiến trình giúp đỡ phù hợp mang lại hiệu quả cao. Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng đ ược vận dụng trong công tác xã hội. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ không thể thiếu được lý thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm được như vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự hoàn thành tiến trình giúp đỡ của mình. Chỉ khi nào thân chủ được sự giúp đỡ và tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà CTXH hướng đến. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork - Mĩ. Ông đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna(1948), London(1949), Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ông là một lí thuyết sinh học cho rằng “ mọi tổ chức hữu cơ đ ều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và đ ược tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Lý thuy ết này 4
- được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển. Hanson cho rằng giá trị của thuyết hệ thống là nó đi vào giải quyết những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội con người. Mancoske thì cho rằng thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer. Theo Siporin đã tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát thực tế trong xã hội cuối thế lỉ XIX ở Anh để tìm hiểu và phát triển thuyết này. Và cũng có trường phái các nhà xã hộsi học sinh thái Chicago vào những năm 1930 cũng trở thành những người tiên phong trong phong trào nghiên cứu và tìm hiểu về thuy ết hệ thống. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới. Hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống. Theo từ điển tiếng Việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.” Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.” Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Và mỗi cá nhân được coi như là một hệ thống. Cũng có nhiều cách phân loại hệ thống khác nhau như: hệ thống đóng, hệ thống mở, các hệ thống sinh học hay hệ thống xã hội. Trong công tác xã hội, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống đ ược phân biệt rõ ràng là: Lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái. Lý thuyết hệ thống tổng quát trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập” trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp d ụng lý 5
- thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội. Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp… Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn… Hệ thống xã hội: BV, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường… Như vậy, BV là một hệ thống xã hội. Bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong BV cùng thuộc một hệ thống và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Mô hình đời sống về thực hành CTXH của Germain và Gitterman(1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc đời nhìn nhận cá nhân như việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trường sống của họ.Tất cả chúng đều biến đổi thông qua môi trường. Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống trong đó không thích ứng được với môi trường sống của họ. Áp dụng lý thuyết này vào vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề và có cách giải quyết tốt nhất. Mỗi cá nhân là một hệ thống, như vậy mỗi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là bệnh viện. Những vấn đề trong bệnh viện xảy ra khi sự tương tác giữa các tiểu hệ thống hay giữa các hệ thống khác nhau liên quan đến các tiểu hệ thống này có vấn đề. Theo thuyết hệ thống thì người bệnh có thể nằm trong các hệ thống như: gia đình, bạn bè, các nhóm cộng đồng, các tổ chức đoàn thể… Hiểu được lý thuyết hệ thống sẽ tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải , thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đ ề đó và đưa ra được những giải pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao. 1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội 6
- Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩ chủ quan nào đó. Hành động kể cả hành động thụ động và không hành động đều được coi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đ ến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. Max Weber cho rằng: “Hành động” có nghĩa là một thái độ của con người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan. “Hành động xã hội” thì lại là hành vi có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người khác”. M.Weber cho rằng việc phân loại hành động xã hội của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học vì, mặc dù nghiên cứu hành đ ộng người, khoa học xã hội học chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội. M.Weber đã phân hành động xã hội thành 4 loại cơ bản là: Hành động duy lý - công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục tiêu phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác. Vận dụng thuyết hành động xã hội vào tiến trình CTXH giúp ta hiểu được vì sao bệnh nhân lại có những thái độ, cách ứng xử như vậy. Ở mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì bệnh nhân có những hành động khác nhau được thể hiện thông qua thái độ, cử chỉ, lời nói và những suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân. Nhân viên CTXH phải hiểu được động cơ và mục đích của người bệnh để có sự trợ giúp tốt nhất. 7
- 1.2.3. Lý thuyết vai trò Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Thí dụ, bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc. Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu hiện ra bên ngoài mà nhiều khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết. Trên thực tế, mỗi người có thể đóng nhiều vai trò cùng một lúc. Ở BV vai trò của bác sĩ là chữa bệnh cho bệnh nhân, vai trò của y tá, điều dưỡng là chăm sóc cho bệnh nhân. Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ y tế thấy được những vai trò khác nhau mà họ có thể đóng tuỳ vào hoàn cảnh cá nhân và tiềm năng mà họ huy động được. 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 1.3.1. CTXH trong lĩnh vực y tế 1.3.1.1. Trên thế giới Ở Mỹ, CTXH lần đầu tiên được đưa vào BV năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các BV đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện đ ể các BV được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ. Tại BV, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp trị liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ, tư vấn về điều trị… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện. CSSK tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần có sự tham gia của nhân viên xã hội. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng như: truyền thông, giáo dục sức khoẻ, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần… Sự xuất hiện của nhân viên xã hội trong CSSK t ại cộng đồng là phương thức để mở rộng mạng lưới CSSK đến với người dân ở mọi 8
- nơi, mọi lúc, nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết những vấn đ ề sức khoẻ bằng chính khả năng của mình và với các phương pháp thích hợp. Đ ồng thời, CTXH còn cần thiết phải được ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về CSSK. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, CSSK được xác định là một trong những lĩnh vực của an sinh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính sách về CSSK cần phải ứng dụng những tri thức của CTXH sao cho mọi người dân đều có cơ hội được hưởng lợi. Ở Singapore, Philippines tại hầu hết ở các BV đều thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động thực hành CTXH trong BV. Về cơ cấu tổ chức có thể là một bộ phận trực thuộc BV do ngành y tế quản lý, cũng có thể là một b ộ phận độc lập hoạt động tại bệnh viện nhưng do ngành chủ quản (như ngành LĐ- TB&XH) quản lý. Kinh phí để duy trì hoạt động có thể từ kinh phí Nhà nước, song cũng có thể huy động từ quỹ của bệnh nhân hoặc quỹ KCB tại BV do cộng đồng quyên góp. 1.3.1.2. Việt Nam Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay cả nước có hơn 1.000 BV, với gần 300.000 giường bệnh. Trong số đó, có 42 BV TW với gần 22.000 giường bệnh, 348 BV tuyến tỉnh với 199.342 giường bệnh... Tuy nhiên, hiện tại, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong BV và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự tham gia của CTXH. Những năm gần đây, tại một số BV tuyến TW cũng đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong BV và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc BV hay nhóm CTXH tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường… 9
- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2011, Bộ Y tế đã chính thức triển khai Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020”, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề y tế nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện mô hình CTXH đang được triển khai thí điểm ở BV Nhi TW (Hà Nội) và BV Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh). BV Nhi TW là một trong những BV đã thành lập tổ CTXH sớm nhất ở nước ta. Năm 2008, Tổ CTXH của BV được thành lập. Với hoạt động giúp đỡ, chia sẻ với bệnh nhân; trợ giúp bác sỹ trong KCB; theo dõi, chăm sóc bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo; gây quỹ; tổ chức các sự kiên… Tổ CTXH đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật của bệnh nhi, trợ giúp đắc lực cho bác sỹ, tạo ra mối thiện cảm, sự gắn kết giữa bệnh nhân - cơ sở y tế - người nhà bệnh nhân. Việc triển khai thí điểm Đề án ở BV Nhân dân 115 cho thấy CTXH thực sự mang lại hiệu quả: Các nhân viên CTXH có vai trò tích cực trong giải thích cho người dân về BHYT, về cơ sở vật chất của BV, giải thích những thắc mắc của bệnh nhân trong quá trình điều trị và báo cáo kịp thời diễn biến tâm tư của người bệnh với thầy thuốc để có hướng điều trị tối ưu. Thực tế, tại hầu hết các BV, hoạt động KCB chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về CTXH trong cơ cấu nhân sự và chưa có phòng CTXH trong tổ chức bộ máy của BV. Tại BV Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng 1 đã tổ chức các hoạt động CTXH hỗ trợ cho cán bộ y tế và bệnh nhân, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua những lo lắng bệnh tật. Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong Ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát, chưa được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi. Theo phản ánh của đại diện Sở Y tế tỉnh Lào Cai, hiện nay, trong các BV tại tỉnh chưa có cán bộ làm CTXH, cán bộ y tế người Kinh ít biết tiếng dân tộc, thiếu kỹ năng về CTXH. 10
- Từ đòi hỏi thực tế và bản chất quan trọng của CTXH trong lĩnh vực y tế, công tác này đã được xác định là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong công tác CSSK nhân dân. Tại Hội thảo “Phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế”, Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phát triển CTXH trong Ngành. Bộ trưởng đã giao Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế, Bộ Y tế thường trực báo cáo để triển khai lĩnh vực này. Như vậy, ngành CTXH trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đã có một hướng đi rõ ràng. Thực hiện thành công việc đưa CTXH vào lĩnh vực y tế sẽ góp phần đáng kể cải thiện năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam. Có thể nói, CTXH trong ngành Y tế là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực CTXH, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 1.3.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. CTXH trong lĩnh vực y tế không phải là một vấn đề mới ở nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực khá mới mẻ. Trên thực tế ở nước ta cũng chưa có nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, phê duyêt Đề án “Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020”. Muc tiêu chung cua ̣ ̣ ̉ Đề án là phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, nâng cao nhân thức cua ̣ ̉ toan xã hôi về nghề CTXH. Theo đó, ngày 15/07/2011, Bộ Y tế đã chính thức triển ̀ ̣ khai “Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020”. Đề án tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ ngành y tế về vai trò quan trọng của nghề CTXH; từng bước hình thành mạng lưới hoạt động CTXH tại các BV để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động CSSK ban đầu, đem dịch vụ y tế đến gần với bệnh nhân hơn. Ngày 06/07/2010, tại Hà Nội, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực Y 11
- tế”. Tại Hội thảo nhiều bài viết, bài tham luận, ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà quản lý, các chuyên gia trong n ước và quốc tế đã nêu rõ vai trò, tác động của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; kết quả bước đầu, khó khăn, thuận lợi của hoạt động này và định hướng cho sự phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế trong thời gian sắp tới. Bài viết “Cần đưa CTXH vào lĩnh vực y tế” của tác giả Phương Mai đăng ngày 10/11/2011 trên mục Tin tức - Sự kiện của Báo điện tử Giađinh.net cho thấy nhu cầu và sự cần thiết phải đưa CTXH vào lĩnh vực y tế. Trong thời gian gần đây nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vực y tế liên tiếp xảy ra làm mất dần niềm tin của người dân vào ngành y. Qua việc nêu lên thực trạng các vấn đề và đ ưa ra những dẫn chứng xác đáng tác giả bài viết cho rằng để giải quyết những vấn đ ề đó cần có sự tham gia của CTXH trong các cơ sở y tế. Ngày 15/11/2011 trên trang Web Giaoduc.edu.vn tác giả Thanh Bình có bà i viết “Vai trò của CTXH trong chăm sóc sức khỏe” . Bài viết đã đề cập đến vị trí và vai trò của ngành CTXH trong lĩnh vực y tế, xác định những hoạt động mà nhân viên CTXH có thể tham gia trong công tác CSSK cho nhân dân. Bài viết “Một mô hình cần nhân rộng” của tác giả Hương Lan đăng ngày 30/11/2011 trên Trang tin điện tử truyền thông giáo dục sức khỏe giới thiệu về cách làm sáng tạo và hoạt động hiệu quả của phòng CTXH ở BV Nhi TW. Phòng CTXH, BV Nhi TW được xem là mô hình thí điểm để các đơn vị trong ngành Y tế tham quan, học hỏi. Mặc dù các công trình nghiên cứu, các bài viết nói trên đã phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến CTXH trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn còn quá ít các công trình nghiên cứu về thực hành CTXH trong một BVĐK tuyến huyện. Những tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu về vấn đề này rất hiếm. Đặc biệt ở BVĐK huyện Can Lộc thì hầu như chưa có. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện đa khoa Can Lộc ) là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chứ không phải là một phát kiến mới của cá nhân người nghiên cứu. Tuy nhiên, nét riêng của đề tài này là dưới góc nhìn của CTXH, bằng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp đã được học người nghiên cứu 12
- muốn mô tả lại các thực hành CTXH trong BV, tìm hiểu nhu cầu và những hoạt động mà nhân viên CTXH có thể tham gia để từ đó đưa ra được mô hình thực hành CTXH phù hợp. Đây là một hướng nghiên cứu mới và đầy khó khăn, thử thách đối với người nghiên cứu trong việc kế thừa những thành quả có trước để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 1.3.3. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.3.3.1. Công tác xã hội Theo Từ điển Bách khoa Xã hội: “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Tại Đại hội Montreal (tháng 7/2000) Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế - IFSW định nghĩ về CTXH như sau: “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội,việc giải quyết các vấn đề trong các mỗi quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyên tắc cơ bản của nghề”. CTXH còn được hiểu là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình. 1.3.3.2. Nhân viên CTXH Đó là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hoá sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội. 13
- 1.3.3.3. Y tế Theo từ điển Tiếng Việt thì “Y tế là một ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ”. Khoa học sức khỏe là một ngành thuộc khoa học ứng dụng nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho con người và động vật. Khoa học sức khỏe được chia là hai ngành: sức khỏe công cộng (dự phòng) và sức khỏe lâm sàng. Nghiên cứu, khảo sát và kiến thức, thái độ, kỹ năng về sức khỏe; và cách vận dụng kiến thức đó vào việc giữ gìn sức khỏe, ngừa bệnh, chữa bệnh và hiểu biết những chức năng tâm sinh lý, tâm lý, sinh lý, sinh hóa trong cơ thể con người và động vật. Nghiên cứu dựa vào các môn khoa học thuần túy: sinh vật học, sinh hóa học, vật lý học, tâm thần học, xã hội học,hành vi học, tâm lý học, giáo dục và nâng cao sức khỏe. 1.3.3.4. Bệnh Viện BV hay nhà thương là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng. BVĐK là những BV lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị. Các BV này thường có phòng cấp cứu, phòng xét nghiệm máu và quang tuyến và phòng điều trị tăng cường. Một số BV được thành lập chuyên ngành vì nhu cầu điều trị đặc biệt. Thí dụ: BV nhi khoa, BV mắt, BV lão,… Bệnh xá hay trạm xá là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời người bệnh địa phương thường do y tá quản lý. Nếu bệnh trầm trọng sẽ được gửi lên BV lớn. 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 14
- 1.4.1. Tổng quan về huyện Can Lộc Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Can Lộc là một huyện đồng bằng nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh. Vào 170 46- 18 002 vĩ độ Bắc, 105-1060 kinh độ Đông. Huyện Can Lộc nằm trên trục đường quốc lộ 1A kéo dài khoảng 20km. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330km, cách thành phố Vinh khoảng 30km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách Thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. Có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà. • Địa hình: Huyện Can Lộc được thiên nhiên kiến tạo đủ cả đồi núi, các loại hình đồng bằng. Đồng bằng huyện có diện tích khoảng 25.281 ha, nằm gọn giữa hai triền núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh. Gần như cân đối giữa địa phận huyện, theo hướng Đông Nam, dải sông Nghèn chạy dọc từ đầu đến cuối huyện, tạo cho địa thế huyện có mặt bằng nhiều bậc, nhiều tầng có độ chênh lòng máng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thương, phát triển kinh tế. • Khí hậu: Can Lộc chịu tác động của nền khí hậu Miền Trung khắc nghiệt, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Nam. Thời tiết hằng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 8 - 12. Chịu ảnh hưởng của nhiều bão và áp thấp nhiệt đới, gây lũ lớn tập trung vào tháng 9, tháng 10. L ượng mưa bình quân 2200-2300mm. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7. Trong đó từ tháng 1 đến tháng 3 thường có gió mùa Đông bắc gây những đợt rét đậm kéo dài, nhiệt độ từ 100-130c. Từ tháng 4 đến tháng 8 thường có từng đợt gió Tây nam (nam Lào) gây nắng nóng gay gắt từ 370c-390c. Nhiệt độ trung bình hằng năm cao nhất 380-390 c, thấp nhất 80c- 150c. Độ ẩm trung bình 76% - 90%. 15
- • Đất đai: Huyện Can Lộc có tổng diện tích tự nhiên là: 30.128,33ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 19.460,24ha. + Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha. + Đất chưa sử dụng: 3.077,74ha. Thổ nhưỡng huyện Can Lộc nhìn chung là đất sét, đất feralit, đ ất cát pha ít bazan thuận lợi cho trồng rau màu, lương thực.. • Tài nguyên thiên nhiên Nước: Can Lộc là một huyện có nhiều hồ đập, sông suối đã tạo ra trữ lượng nước mặt lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản cũng như thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đó là đập Cù Lây(Thuần Thiện) có s ức chứa: 8 triệu m3 nước, đập Nhà Đường( Thiên Lộc), đập An – Hùng(Tùng Lộc), Hồ Cửa Thờ – Trại Tiểu(Đồng – Mỹ Lộc) có sức chứa: 16 triệu m3 nước, sông Nghèn... Khoáng sản: Khu vực Trà Sơn: có Quặng Mangan với trữ lượng tương đối lớn tập trung ở Nhân – Phú – Thượng Lộc... ngoài ra còn có khoáng sản vật liệu xây dựng: cát, sỏi, đá, đất sét... Khu vực ven núi Hồng Lĩnh: chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn như: đất sét, sỏi, cát, đá xây dựng... Rừng: Diện tích rừng huyện Can Lộc: 6.640,42ha. Trong đó: + Đất rừng phòng hộ: 2.676,25ha. + Đất rừng sản xuất: 3.964,17ha. 16
- Có thể nói điều kiện tự nhiên của huyện Can Lộc đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CSSK được thực hiện tốt. Tuy nhiên, do vị trí đ ịa lý n ằm dọc theo đường quốc lộ 1A nên dễ lây truyền dịch bệnh từ các địa phương khác. Hơn nữa, do nằm ở miền trung Việt Nam trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu khắc nghiệt, hằng năm lại phải gánh chịu nhiều hậu quả do thiên tai, hạn hán, lũ lụt…gây ra đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi người dân nói riêng và công tác CSSK trên địa bàn huyện nói chung. Trong thời gian qua, cùng với sự biến đổi khí hậu cộng với tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp nên nhiều dịch bệnh phát sinh, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện gây không ít khó khăn cho các hoạt động y tế. Điều kiện kinh tế - xã hội • Về kinh tế Trong năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, thời tiết diễn biến khắc nghiệt, rét đậm kéo dài, giá cả tăng cao, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên đ ịa bàn và các vùng lân cận ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện cũng như các s ở, ban nghành nên huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tổng giá trị sản xuất đ ạt 1.743 tỷ đồng (tăng 557 tỷ đồng so với 2010) có thể nói là bước nhảy vượt bậc, trong khi đó năm 2010 chỉ tăng 156 tỷ (22,1%) so với 2009. Tốc độ tăng tr ưởng kinh t ế ước đạt 10% bình quân giá trị sản xuất 14,7 triệu đồng/người. Trong đó nông nghiệp đạt 806 tỷ đồng chiếm 46, 24%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 404 t ỷ đồng chiếm 23.2%, thương mại và dịch vụ 533 tỷ đồng chiếm 30.58%, thương mại và dịch vụ tăng nhanh (50%) so với năm 2010 nhưng dịch vụ nông nghiệp lại tăng không đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt là chủ yếu chiếm 462 tỷ, tăng 26,3% so với 2010, năm 2010 chỉ đạt 365,7 tỷ, tăng 113, 59 tỷ (45,1%). Chăn nuôi chiếm 303 tỷ đồng, tăng 58,5%, thủy sản chiếm 12.5 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp chiếm 18.2 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng 19.562 ha/20.530 ha kế hoạch, đạt 93%, năng suất bình quân đông xuân 52,91 tạ/ha, hè thu 47,55 tạ/ ha. Tổng sản lượng 78.628 tấn, đạt 93% so 17
- với kế hoạch, tăng so với năm 2010 là16.300 tấn. Về chăn nuôi: đàn gia cầm 771.000 con (đạt 139.6% so với kế hoạch). Công tác phòng chống dịch gia cầm đạt kết quả cao, không để xảy ra dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng có xảy ra nhưng nhanh chóng được dập tắt. Tuy vậy, tỷ lệ tiêm phòng cho gia súc gia cầm còn thấp, công tác kiểm soát giết mổ kiểm dịch còn chưa chặt chẽ là nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh. Ngoài ra nuôi trồng thuỷ sản cũng là một thế mạnh của vùng, diện tích nuôi thả thuỷ sản 810 ha, tăng 32 ha so với năm 2010 trong đó nuôi ao hồ nh ỏ 220 ha, nuôi m ặt nước lớn là 308 ha, nuôi cá ruộng là 172 ha, sản lượng dự kiến ước đ ạt 589 tấn. Nhưng do đợt lũ vào tháng 11 đã làm nghành thuỷ sản thiệt hại khoảng 305 so với sản lượng. Năm 2009 thu được 13,94 tỷ đến năm 2010 giảm 16,7% so với năm 2009 do các xã bị tách thuộc vùng hạ Can phát triển nuôi trồng thuỷ sản, còn 11,61 tỷ và đến năm 2008 có 12,5 tỷ (tăng 7,7%) so với năm 2010 dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2009 thu được 25,42 tỷ đến năm 2010 tăng lên 27,09 tỷ, tăng 6,6% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 5,2% so với năm 2010, chiếm 28 tỷ. • Về xã hội Huyện Can Lộc có địa bàn hành chính hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc, Hồng Lộc). Tổng quy mô dân số là: 126.199 người theo đặc điểm tự nhiên và xã hội phân bố như sau: Thành thị và nông thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dân số: 12.734 người, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 113.465 người. Đồng bằng và miền núi: Địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùng núi thấp với tổng dân số: 52.245 người, vùng đồng bằng còn lại gồm 14 xã với tổng số dân: 73.954 người. 18
- Phân theo các xã có giáo dân và các xã người lương(không có giáo dân): Đ ịa bàn huyện Can Lộc có 10/23 xã có giáo dân sinh sống, các xã còn lại có tổng số dân là 65.566 người. Về giao thông, xây dựng: chất lượng các công trình đảm bảo. Trong năm hoàn thành đưa một số công trình, dự án vào sử dụng. Các trục đường chính như đường quốc lộ, tỉnh lộ và các ngã đường chính đã được tu sửa, làm mới, thuận lợi cho đi lại. Xây dựng 42 km đường bê tông, đường nhựa đ ến các thôn xóm đ ạt 123% kế hoạch. Một số đơn vị làm tốt như Yên Lộc 5km, Sơn Lộc 6.5km, Đồng Lộc 3km...với chất lượng tiến bộ hơn trước. Giá trị đầu tư xây dựng trên đ ịa bàn ước đạt 127 tỷ đồng. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên từ huyện đến xã. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn, 40 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc, 130 năm ngày sinh Ngô Đ ức Kế...Tập trung chỉ đạo thực hiện toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gây dựng làng văn hoá, xã văn hoá, gia đình văn hoá. Đài phát thanh huyện đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đ ược giao. Các chương trình có tác dụng tuyên truyền kịp thời, động viên khích lệ nhân dân hăng hái thi đua sản xuất. Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển nhanh, đáp ứng thông tin liên lạc. Trong năm lắp đặt thêm 1.300 máy điện thoại cố định, hệ thống internet được tăng cường đến xã và trường học, đến nay toàn huyện có 12.800 máy điện thoại cố định, bình quân 9,4 người dân/máy. Công tác giáo dục tiếp tục chuyển biến tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng dạy và học được nâng lên, hạn chế tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Tổng kết năm học 2010-2011 có 1 giáo viên giỏi quốc gia, 229 giáo viên giỏi huyện, 9 học sinh giỏi quốc gia, 317 học sinh giỏi tỉnh, 2.417 học sinh giỏi huyện. Xếp thứ nhất toàn tỉnh về học sinh giỏi giải toán trên máy tính CASIO, giải nhất tin học trẻ lần thứ 11. Tốt nghiệp tiểu học: 98.13%, THCS: 96.03%, THPT: 93.2%, 716 em đậu đại học, 676 em đậu cao đẳng, 192 em đ ậu 19
- trung học chuyên nghiệp, và xây dựng được thêm 3 trường chuẩn quốc gia, xây dựng thêm 15 công trình với 150 phòng học, mua thêm thiết bị trường học trị giá 22 tỷ đồng. Công tác khuyến học được các địa phương hết sức quan tâm. Kinh tế phát triển, điều kiện sống của người dân được nâng cao dẫn đến nhu cầu KCB cũng tăng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhu cầu về các dịch vụ KCB có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng giao thông tuy có được đầu tư nâng cấp, xây dựng nhưng do sự gia tăng các loại phương tiện giao thông và ý thức của người dân còn kém nên tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn thương tích ở mức báo động. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã kéo theo sự phân hóa giàu nghèo diễn ra sâu sắc hơn, lối sống, thói quen sức khỏe của người dân thay đổi. Một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền nhiễm, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường trước… Bên cạnh đó nhiều cơ sở y tế xuống cấp; trang thiết bị cũ, lạc hậu, không đồng bộ; cán bộ y tế còn thiếu, trình độ chưa cao, cơ cấu và phân bổ cán bộ y tế mất cân đối, chưa đáp ứng đ ược nhu cầu CSSK của nhân dân; chi tiêu công cho y tế còn thấp; một số cơ chế chính sách ngành còn chậm đổi mới… tất cả đang đặt ra cho ngành y tế huy ện nhà nhiều thách thức. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng ý thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền vào công tác CSSK ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong công tác CSSK ngày càng rộng rãi và hiệu quả nên tổ chức mạng lưới y tế sau một thời gian có thay đổi nay đã dần ổn định, là điều kiện quan trọng đ ể phát triển trong thời gian tới. Nhờ vậy, ngành y tế vẫn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra: khám bệnh đạt 77904 lượt người, tăng 17% so với năm 2010 là 15.056 lượt người, tăng 4,9% so với năm 2011, trung tâm y tế dự phòng được thành lập đi vào hoạt động hiệu quả, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đồng bộ và đ ạt hiệu quả cao, sau đợt lũ tháng 10 trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh, hệ thống y t ế cơ sở, các trạm xá xã hoạt động ổn định… 1.4.2. Tổng quan về BVĐK huyện Can Lộc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phần 1.1: Lý thuyết chung về thực hành công tác xã hội
29 p | 311 | 46
-
Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội ở Việt Nam và Canada - Trần Thị Hằng, Nguyễn Lê Trang (biên dịch)
31 p | 160 | 24
-
Lý thuyết và thực hành trong công tác xã hội: Phần 1
144 p | 160 | 14
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người cao tuổi (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
57 p | 137 | 13
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người nghiện ma túy (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
55 p | 72 | 10
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số (Dành cho cán bộ cấp xã)
53 p | 53 | 10
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người khuyết tật (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
63 p | 101 | 9
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với cá nhân và gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
52 p | 108 | 9
-
Thực hành công tác xã hội trường học của sinh viên khoa công tác xã hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
6 p | 41 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người bị hại và người làm chứng chưa thành niên trong hệ thống tư pháp (Dành cho cán bộ cấp xã)
49 p | 56 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
102 p | 65 | 8
-
Sổ tay hướng dẫn thực hành công tác xã hội trường học
105 p | 16 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người mại dâm (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
47 p | 72 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thực hành công tác xã hội của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở
3 p | 10 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với nạn nhân buôn bán người (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
54 p | 75 | 4
-
Ứng dụng mô hình thực hành theo dự án trong đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Hồng Đức
10 p | 51 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Thực hành công tác xã hội 2 (Thực hành công tác xã hội nhóm)
8 p | 45 | 3
-
DRD và thực hành công tác xã hội
6 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn