Đề bài: Tiếng nói tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng Giang của Huy <br />
Cậ n<br />
Hướng dẫn<br />
Tràng giang (in trong tập Lửa thiêng, 1940) là một kiệt tác của nền thơ Việt Nam hiện <br />
đại, thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thời kì trước Cách mạng với <br />
giọng “ảo não”, với niềm khắc khoải khôn nguôi trước một không gian xa vắng và thời <br />
gian chiều tà hết sức đặc trưng.<br />
Đoạn trích gồm khổ 2 và khổ 3 của bài thơ, dựng lên sống động hình ảnh của một buổi <br />
chiều muộn trên sông với những đặc điểm nổi bật là mênh mông, đìu hiu, cô liêu, lặng lẽ. <br />
Bức tranh gần như đơn sắc, có màu xanh, màu vàng (bờ xanh, bãi vàng) nhưng những màu <br />
đó nhạt mờ và nhoà lẫn vào nhau. Sự vật trong bức tranh toả đều trên nền rộng, với <br />
những cồn nhỏ nổi lơ thơ, rải rác đây đó; với những hàng bèo nối nhau trôi trên dòng <br />
nước. Động thái ở đây chỉ là sự đưa lướt đìu hiu của gió, nhịp điệu dịch chuyển miên <br />
man, vô định của bèo. m thanh được gợi lên cũng mơ hồ, xao xác như có như không… <br />
Bút pháp tạo hình đã đạt đến trình độ bậc thầy. Mọi chi tiết miêu tả đều gây được cho <br />
người đọc những ấn tượng khó phai mờ.<br />
Cảnh trí hiện lên như thật, gợi tình quê đậm đà. Ta tưởng như nhà thơ chỉ việc vẽ lại <br />
những gì đã thấy, đã quan sát được tại một địa điểm xác định. Kì thực, đây trước hết là <br />
một bức tranh tâm hồn của thi nhân. Cảnh buồn nhưng thực ra là người buồn, lòng buồn. <br />
Trong dáng nét chuyển động của gió, ta nghe được tiếng lòng khắc khoải trước không <br />
gian. Qua cử chỉ lắng tai ghi nhận tiếng chợ chiều ngày muộn, ta thấy được niềm chắt <br />
chiu những âm thanh của sự sống. Qua nét vẽ những véc tơ chuyển động ngược chiều <br />
của nắng xuống, trời lên, ta cảm nhận được rất rõ nỗi chới với rợn ngợp của một tâm <br />
hồn quá nhạy cảm với cái rộng dài vô biên của vũ trụ. Qua chi tiết tả những hàng bèo trôi, <br />
ta thấy hiện lên một tâm sự hoang mang với câu hỏi về đâu cắt cứa âm thầm. Qua ánh <br />
mắt tìm kiếm một chuyến đò ngang, một cây cầu bắc nối hai bờ, ta hiểu được sự cựa <br />
quậy của một niềm mong mỏi, mong mọi sự vật trong cõi đời này không tồn tại cách biệt <br />
nhau đến thế…<br />
Tiếng nói trữ tình trong đoạn thơ, cũng như trong cả bài thơ là tiếng nói của cái tôi cá <br />
nhân. Cái tôi ấy nhìn sâu vào lòng mình và thấy trong đó có cả một thế giới cần được bày <br />
tỏ, với tất cả những gì thật nhất: có nỗi cô đơn, có niềm khát sống. Cái tôi ấy, trong khi <br />
tâm trí hướng về những không gian xa xôi thì các giác quan vẫn luôn mở rộng để ghi nhận <br />
những hình sắc cụ thể, mến thân của cuộc đời.<br />
Đoạn thơ thể hiện rất sâu nỗi sầu nhân thế cũng như nỗi sầu vũ trụ của Huy Cận. Tất cả <br />
quyện chặt vào nhau, làm cho mọi sự vật hiện hữu trước mắt ta cũng mang chở một suy <br />
tư bát ngát, hướng tới những câu hỏi lớn của tồn tại vốn giày vò tâm trí của bao bậc thức <br />
giả xưa nay. Ngược lại, những suy nghĩ siêu hình, trừu tượng cũng nhờ bao cảnh trí, dáng <br />
nét, âm thanh quen thuộc mà về gần với những vui buồn của nhân gian, dễ nhận được sự <br />
chia sẻ, đồng cảm của độc giả rộng rãi.<br />
Nói về tiếng nói tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ, không thể không nhận thấy <br />
sự thiết tha đối với những gì thuộc về “tình tự dân tộc”. Cảnh và tình đều rất Việt Nam. <br />
Phong vị dân tộc, cổ điển thấm đượm trong cách dùng từ (đặc biệt là các từ láy như lơ <br />
thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ), dùng các thi liệu đã quen (tiếng chợ chiều, <br />
cảnh sông dài trời rộng, chuyến đò ngang, những cụm bèo trôi dạt…); trong nghệ thuật <br />
tạo ra chiều sâu ám gợi, tượng trưng của các hình ảnh. Kiểu ứng xử với ngôn từ ở trên <br />
cho thấy sự nặng lòng với truyền thống của một nhà thơ mới, trong khi học hỏi nhiều <br />
kinh nghiệm nghệ thuật của các nền thơ lớn ở phương Tây, vẫn không quên suối nguồn <br />
thi ca mà mình đã được tắm gội trong đó từ tuổi ấu thơ.<br />
<br />