intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận bệnh nhân đau đầu cấp

Chia sẻ: Phan Văn Trường _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau đầu là đau ở bất kỳ phần nào của đầu do kích hoạt các cấu trúc nhận cảm đau, bao gồm cả da đầu, mặt (bao gồm cả khu vực quanh mắt-thái dương) và bên trong đầu. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận bệnh nhân đau đầu cấp

  1. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐAU ĐẦU CẤP TS. Phạm Hồng Phương; BSCKI. Trần Bá Biên 1. ĐỊNH NGHĨA Đau đầu là đau ở bất kỳ phần nào của đầu do kích hoạt các cấu trúc nhận cảm đau,   bao gồm cả da đầu, mặt (bao gồm cả khu vực quanh mắt­thái dương) và bên trong đầu.  Đau đầu là triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là nguyên  nhân không nguy hiểm, triệu chứng lành tính (> 90%), các nguyên nhân gây tử  vong chỉ  chiểm tỷ lệ thấp. Vì vậy trên lâm sàng cần phải phân biệt được đau đầu lành tính với các  nguyên nhân nguy hiểm. 2. CHẨN ĐOÁN  2.1. Định hướng chẩn đoán  2.1.1. Lâm sàng  Đánh giá ý thức  tỉnh hoàn toàn, hay mê, loạn thần, kích động. Khám phát hiện dấu hiệu thần kinh khu trú  có thể  gặp trong động kinh cơn nhỏ  toàn thể hóa, các tai biến xuất huyết não, vỡ dị dạng mạch. Phát hiện các hội chứng màng não  Nếu sốt cần định hướng tìm viêm não, màng não. Nếu không sốt cần tìm xuất huyết màng não. Hội chứng tiểu não  đau đầu, cần tìm u hố sau. Liệt dây thần kinh sọ  có thể phát hiện 1 hay nhiều dây sọ nếu phối hợp hội chứng   khu trú, nên nghĩ đến xuất huyết não, hay bệnh lý choán chỗ. Khám mắt và đáy mắt  Nếu đau đầu 1 bên dữ dội, mất thị lực cùng bên cần tìm nguyên nhân tăng nhãn áp   hoặc viêm động mạch thái dương cấp (bệnh Horton). Đau đầu 1 bên phù gai cùng bên, có nôn cần tìm u não. Đau đầu, phù gai 2 bên, nôn cần tìm tăng áp lực sọ não. Khám các chuyên khoa liên quan  Khám tai mũi họng  tìm viêm xoang trán và xoang bướm. Khám răng hàm mặt  cần tìm hội chứng sai khớp cắn, áp xe quanh răng, răng 8 mọc   lệch, đau dây thần kinh V. 2.1.2. Cận lâm sàng 
  2. Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học cơ bản, các xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm   như máu lắng, đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn. Hội chứng màng não có sốt cần chọc dịch não tủy sớm làm xét nghiệm tế  bào, vi   khuẩn định hướng chẩn đoán. Hội chứng màng não không có sốt cần tìm xuất huyết màng não, nên chụp CLVT sọ  não có tiêm thuốc cản quang hoặc phối hợp chụp mạch não. Đau đầu có dấu hiệu thần kinh khu trú cần chụp CLVT sọ não. Đau đầu 1 bên, hốc mắt, rối loạn nhìn cần đo nhãn áp tìm bệnh lý tăng nhãn áp. Soi đáy mắt thường qui nếu đau đầu, nôn. Điện não đồ cho các đau đầu khu trú hoặc nghi ngờ động kinh. Điện tâm đồ thường quy cho bệnh nhân THA, rối loạn nhịp. 2.1.3.  Một số định hướng chẩn đoán  Cơ sở để chẩn đoán là dựa vào triệu chứng học và bệnh cảnh khởi phát. Đau đầu có từ lâu, tính chất chu kỳ có nhiều khả năng là cơn đau nửa đầu. Trước một cơn đau mới xuất hiện (vài tuần trở lại), cường độ tăng dần và thời gian  kéo dài dần, sau đó thành đau liên tục cần tìm xem có phải khối u trong não không. Đau đầu bán cấp (xuất hiện từ vài ngày), cấp tính (xuất hiện từ  vài giờ) có thể  do  viêm màng não, hay khối choán chỗ nội sọ tiến triển nhanh (áp xe, máu tụ). Khi tình trạng  đau đầu diễn ra tối cấp, kiểu như dao đâm, có thể gợi ý một xuất huyết màng não. Đau đầu mạn tính đã được biết rõ cũng có thể có thêm nguyên nhân mới. Vì vậy khi   có các thay đổi về triệu chứng học của một đau đầu mạn tính cần tìm kiếm nguyên nhân   mới xuất hiện thêm vào. Có thể  điều trị bằng giảm đau nếu người bệnh quá đau, nhưng nếu điều kiện cho   phép, chỉ  cho giảm đau khi xác định được nguyên nhân đau đầu. Nếu cần, nên cho các   thuốc giảm đau thông thường như paraceramol. 2.1.4.  Các nguyên nhân đau đầu thường gặp  Chỉ có một trường hợp thật sự cấp cứu là xuất huyết màng não hay xuất huyết não  – màng não hay xuất huyết não do tình trạng này có thể tiến triển nặng lên rất nhanh chóng   trong vài phút đến vài giờ. Vì vậy cần cho bệnh nhân nhập viện vào khoa cấp cứu và tốt   nhất bằng xe ô tô chuyên vận chuyển cấp cứu. Đau đầu triệu chứng ít gặp hơn, nguyên nhân có thể  do bệnh lý thần kinh (như  u  não), bệnh lý màng não, tai biến mạch máu não (nhất là tai biến xuất huyết nội sọ), hay   đau đầu do nguyên nhân bị bệnh toàn thân (như trong tăng huyết áp, bệnh viêm động mạch  
  3. thái dương, bệnh Paget), hay đau đầu do bệnh của mắt, tai mũi họng hay răng hàm mặt.   Cần khám cẩn thận chuyên khoa thần kinh. Đau đầu do cơn nửa đầu (Migraine) và đau đầu tiên phát gặp  ở  15% tổng số bệnh   nhân đau đầu nói chung. Các cơn đau đầu này có thể  biểu hiện bằng các đợt cấp tính tới   mức độ cần được điều trị cấp cứu. Đau đầu do nguyên nhân tâm lý rất hay gặp. Đôi khi xẩy ra thứ  phát sau chấn  thương vùng đầu ­ cổ (sau khi đã loại trừ trường hợp tụ máu dưới màng cứng mạn tính).  3. ĐIỀU TRỊ  3.1. Điều trị bệnh căn  ­ Chủ yếu là từng căn nguyên nhức đầu và điều trị  nhằm xoá bỏ  nguyên nhân đó, ví   dụ  tăng huyết áp, viêm màng não...  ­ Trong trường hợp đặc biệt đau đầu sau chọc  ống sống thắt lưng  dự  phòng bằng   cách dùng kim có đường kính nhỏ  và để  người bệnh nằm sấp 1 ­ 2 giờ rối tiếp tục nằm   bất động trên giường 24 giờ sau khi chọc.  3.2. Điều trị bệnh sinh  ­ Chống phù não  dung dịch mannitol 20%, magie sulfat 25%, natri clorua 10%.  ­ Thuốc an thần  giúp ích trong một số trường hợp đặc biệt nhức đầu do căn nguyên  tâm lý (meprobamat, andaxin, seduxen, librium, midazolam ...).  ­ Điều trị Migraine   + Điều trị cơn bằng các thuốc đặc hiệu như Ergotamin tartrat viên 1 mg, ngậm dưới   lưỡi khi có biểu hiện tiền triệu, sau 30 phút không có kết quả ngậm tiếp viên thứ hai. Lưu   ý chống chỉ  định của thuốc và dùng không quá 6 mg trong 24 giờ  và 10 mg trong tuần.  Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau thông thường kết hợp với thuốc chống nôn để  điều  trị  cơn như    aspirin, paracetamol... kết hợp với primperan, metoran... Dùng thuốc điều trị  cơn đặc hiệu nhóm triptan.  + Điều trị  dự  phòng   dihydroergotamin (tamik) viên 3mg uống mỗi ngày 1 ­ 2 viên   trong thời gian 10 ­ 12 tuần. Các thuốc khác như    chẹn beta (propranolon), chẹn calci   (flunarizin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng... cũng có thể  sử  dụng như  điều trị  dự  phòng  Migraine. 3.3. Điều trị triệu chứng  ­ Nghỉ ngơi thể lực và tránh căng thẳng tâm lý là một biện pháp cần thiết trong tất cả  mọi trường hợp. 
  4. ­ Thuốc giảm đau   có hiệu quả  trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng không nên  dùng trong thời gian dài. Thông dụng nhất là acid axetin salixylic (aspirin), noramidopinn  (anagin), paracetamol... phối hợp hoặc không với cafein, codein hoặc các chất khác.  ­ Phương pháp vật lý  chườm ấm khi sốt cao, xoa bóp, day huyệt.  ­ Châm cứu các huyệt  thái dương, ấn đường, bách hội, đầu duy.  ­ Cần chú ý tất cả các biện pháp trên đều tiến hành trên cơ sở liệu pháp tâm lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Vũ Văn Đính và Cộng sự “Hồi sức cấp cứu toàn tập”, NXB Y học 2015. 2.  Các xét nghiệm hóa sinh thường gặp trong thực hành lâm sàng năm 2013. 3.  The Lancet – Tiếp cận và xử trí trong thần kinh học, 2015. 4.   Rosen’ Emergency medicine   Concepts and Clinical Practice, 8th edition, Mosby   2019. 5.  Cẩm nang điều trị nội khoa Harrison. 6.   Current diagnosis and treatment Emergency Medicine, 8th edition, McGraw Hill   2019. 7.  The Washington manual of medical therapeutics, 36nd edition, Lippincott Williams   & Wilkins 2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2