intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Một số vấn đề về kinh doanh của ngân hàng thương mại trong điều kiện suy thoái kinh tế, chương 2 - Thực trạng kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái của kinh tế và chương 3 - Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế đến năm 2020. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> ----------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THỊNH<br /> KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN<br /> ĐÔNG NAM Á TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: THƢƠNG MẠI (QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI)<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia. Hệ thống<br /> ngân hàng của nhiều quốc gia lâm vào đổ vỡ. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm<br /> 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu Á.<br /> Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm như Lehman<br /> Brothers, Ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ; các tập đoàn tài chính hàng đầu<br /> tại Wall Street như Morgan Stanley, Merill Lynch, Goldman Sachs trước đó ít lâu<br /> còn hoạt động hăng hái nhất cũng bị tác động mạnh, thua lỗ lớn và Chính phủ phải<br /> can thiệp.<br /> Việt Nam là nước mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên chắc chắn sẽ chịu<br /> tác động của cuộc suy thoái. Gần như tất cả các thành phần kinh tế đều chịu ảnh<br /> hưởng từ suy thoái, tuy nhiên, hệ thống ngân hàng bị tác động nhiều nhất. Trong bối<br /> cảnh kinh tế mấy năm gần đây, ngoài việc chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế<br /> giới kéo dài, các ngân hàng trong nước còn đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt với<br /> nhau. Trong môi trường với quá nhiều khó khăn, thách thức như vậy, để đứng vững<br /> trên thị trường đã là một điều khó, còn để tăng trưởng và phát triển lại là vấn đề vô<br /> cùng khó khăn hơn.Yêu cầu của các ngân hàng thương mại là cần phải cải tiến và<br /> tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh để xứng đáng với vai trò huyết mạch<br /> chính của nền kinh tế.<br /> Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á trong những năm qua<br /> đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu nhưng cũng phải đối mặt với các<br /> vấn đề khó khăn chung của nền kinh tế. Làm thế nào để việc kinh doanh của ngân<br /> hàng ngày càng phát triển trong điều kiện suy thoái kinh tế là mối quan tâm hàng<br /> đầu của ngân hàng hiện nay. Đó là lý do học viên chọn đề tài “ Kinh doanh của<br /> ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế” làm nội dung<br /> nghiên cứu luận văn thạc sĩ.<br /> Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn<br /> kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế.<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi không gian: Thực tiễn hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Nam Á<br /> trong điều kiện suy thoái kinh tế.<br /> Phạm vi thời gian: Hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong giai<br /> đoạn 2007 – 2012, 6 tháng đầu năm 2013.<br /> Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận<br /> văn gồm 3 chương:<br /> Chƣơng 1: Một số vấn đề về kinh doanh của ngân hàng thương mại trong điều<br /> kiện suy thoái kinh tế<br /> Chƣơng 2: Thực trạng kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong<br /> điều kiện suy thoái của kinh tế<br /> Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của ngân hàng TMCP<br /> Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế đến năm 2020<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ<br /> Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa<br /> trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời<br /> gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng<br /> kinh tế âm liên tục trong hai quý).<br /> Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần<br /> này là sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi<br /> mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau<br /> đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị<br /> trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua<br /> nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán<br /> nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.<br /> Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của suy thoái đến nền kinh tế thế giới là<br /> thương mại toàn cầu sụt giảm.<br /> Sự suy yếu của kinh tế Mỹ và việc FED liên tiếp cắt giảm lãi suất USD đã<br /> khiến giá trị đồng tiền này giảm mạnh so với nhiều đồng tiền khác như Euro, Yên<br /> và Won. Đồng USD yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, nhưng lại là cơn ác mộng<br /> đối với các nhà xuất khẩu Đức, Nhật và Hàn Quốc - những nước vốn phụ thuộc<br /> nhiều vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ.<br /> Suy thoái kinh tế kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu. Đối với<br /> Việt Nam, mặc dù hệ thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh<br /> doanh xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, kiều hồi… đã bị tác động tương đối rõ.<br /> Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt<br /> 5,32% và năm 2010 đạt 6,78%. Năm 2011,tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội đạt<br /> 5,89%, lạm phát năm ở mức 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế<br /> <br /> giới, năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến<br /> tăng trưởng.<br /> Toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại đã tập trung đẩy mạnh công tác<br /> huy động vốn, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Mặc dù lãi<br /> suất huy động vốn đang có xu hướng giảm nhưng nguồn tiền gửi của khách hàng<br /> đều tăng. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả<br /> nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng,<br /> ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do ngân hàng nhà nước<br /> mạnh tay quản lý<br /> Gần đây, thoát ra tình trạng cầu tín dụng quá thấp như giai đoạn trước, qui<br /> mô tín dụng của Ngân hàng thương mại tăng trưởng một cách khá khả quan, đồng<br /> thời nâng cao về mặt chất lượng đầu tư. Tích tụ từ những năm trước, bắt đầu nổi<br /> cộm trong 2012 và nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục là khó khăn lớn trong 2013<br /> Vượt qua các thách thức chung của kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm<br /> qua, ANZ đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt trội trong lĩnh vực kinh<br /> doanh tài chính cá nhân và được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam<br /> năm 2012 do tạp chí uy tín Asian Banker trao tặng, vượt qua hàng loạt các ngân<br /> hàng khác tại một thị trường cạnh tranh như Việt Nam. Tổng dư nợ tính đến tháng<br /> 3/2013 tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012, doanh số tăng 38%, dẫn đầu thị trường<br /> về số khách hàng sử dụng dịch vụ Quản lý tài sản, kiểm soát tốt nợ xấu,… là những<br /> điểm sáng thành công của ANZ. Lựa chọn phân khúc khách hàng cao cấp, khách<br /> hàng triển vọng tại các đô thị lớn hợp lý và khai thác triệt để thế mạnh chuyên môn<br /> của mình, ANZ Việt Nam đã đưa ra thị trường những giải pháp tài chính tổng thể có<br /> tính cá nhân hóa cao, đáp ứng nhiều nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2