intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN: Nghiên cứu soát xét, bổ sung quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là soát xét, bổ sung cho quy trình thí nghiệm nén tĩnh dọc trục cọc thể hiện trong các tiêu chuẩn hiện hành trên cơ sở phân tích, đánh giá các kinh nghiệm thí nghiệm cọc trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thí nghiệm và thiết kế móng cọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN: Nghiên cứu soát xét, bổ sung quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN ĐÌNH HỢP NGHIÊN CỨU SOÁT XÉT, BỔ SUNG QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD & CN Hà Nội – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------- NGUYỄN ĐÌNH HỢP KHÓA: 2013 – 2015 NGHIÊN CỨU SOÁT XÉT, BỔ SUNG QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD & CN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG Hà Nội – 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa sau dại học trường kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy và chỉ bảo tận tình trong quá trình học tập và trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp “ Nghiên cứu soát xét và bổ sung quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc”. Và đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS Đoàn Thế Tường đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian có hạn, luận văn còn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, nên khó tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Đình Hợp
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Hợp
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1 Lý do chọn đề tài: .............................................................................................1 Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ..................................................................2 Các vấn đề cần giải quyết:.................................................................................2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................................2 Những tài liệu cơ sở của luận văn: ...................................................................2 Cấu trúc luận văn:.............................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ XÁC ĐỊNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC………………...........................................4 1.1. Các vấn đề chung:……………………………………………………......4 1.1.1. Định nghĩa về cọc :…………………………..…….…………………..4 1.1.2. Phân loại cọc :……………………………………..…….......……....…5 1.1.3. Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng:………………..…….……....…..7 1.2. Sức chịu tải dọc trục của cọc:…………………........................................8 1.2.1. Lý thuyết về sức chịu tải thẳng đứng của cọc:.......................................8 1.2.2. Công thức tổng quát về sức chịu tải dọc trục của cọc:...........................9 1.3. Các phương pháp dự báo và xác định sức chịu tải của cọc:.....................10 1.3.1. Các phương pháp dự báo:………………………………………….….10
  6. 1.3.2. Phương pháp nén tĩnh xác định sức chịu tải của cọc:………...……….28 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC……………………………………….………...43 2.1. Phân tích một số quy trình thí nghiệm nước ngoài :……........................43 2.1.1. Tiêu chuẩn của Mỹ ASTM D1143-81: …………………………….....43 2.1.2. Tiêu chuẩn của Anh BS 8004: 1986:………………………………….49 2.2. Phân tích quy trình thí nghiệm ở nước ta theo TCVN 9393: 2012..........50 2.2.1. TCVN 9393:2012 Cọc–Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục:…………………………………………………….....51 2.2.2. So sánh quy trình thí nghiệm của tiêu chuẩn TCVN 9393: 2012 với ASTM D1143-81 và BS 8004: 1986:…………………………………......…55 2.2.3. Nội dung nghiên cứu của luận văn:……………………………….…..58 2.3. Nghiên cứu cơ sở đánh giá hiệu quả quy trình thí nghiệm theo TCVN :………………………………………………..………………..........58 2.3.1. Đánh giá mục tiêu thí nghiệm:………………………………….…….58 2.3.2. Đánh giá số liệu thí nghiệm theo sức chịu tải cực hạn:……..….….….67 2.3.3. Đánh giá thông số đầu vào thiết lập chương trình thí nghiệm:…....….78 CHƯƠNG 3. SOÁT XÉT, BỔ SUNG QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC :…………………………………………………………………83 3.1. Các yêu cầu cần đạt được của quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc : .……83 3.2. Các khiếm khuyết của quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện nay:…... 84 3.3. Những điểm bổ sung, điều chỉnh của quy trình thí nghiệm:…………... 87 3.3.1. Những định hướng cho điều chỉnh và bổ sung quy trình thí nghiệm:.. 87 3.3.2. Những điều chỉnh và bổ sung quy trình thí nghiệm:…………............ 88 3.4. Ví dụ áp dụng quy trình sửa đổi cho một công trình thí nghiệm cọc:…. 90
  7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................98 Kết luận...........................................................................................................98 Kiến nghị.........................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BTCT Bê tông cốt thép SCT Sức chịu tải SMT Sức mang tải TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, Tên bảng, biểu Trang biểu Bảng 1.1 Hệ số giảm cường độ Ks, trong nền đá 11 Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc đóng hoặc 13 Bảng 1.2 ép qb Bảng 1.3 Cường độ sức kháng trên thân cọc đóng hoặc ép fi 16 Các hệ số điều kiện làm việc của đất và gcq và cf 17 Bảng 1.4 cho cọc đóng hoặc ép Bảng 1.5 Hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất cf 20 Bảng 1.6 Các hệ số chuyển đổi 1, 2 và i 23 Cường độ sức kháng qb và fi, của đất đối với cọc 24 Bảng 1.7 khoan nhồi theo qc
  9. Giá trị sức chịu tải giới hạn ứng với chuyển vị giới 32 Bảng 1.8 hạn Bảng 2.1 Các đặc trưng của cọc và kết quả thí nghiệm 59 Giá trị các điểm đặc trưng trên đường cong tải - lún 68 Bảng 2.2 của cọc Giá trị các điểm đặc trưng trên đường cong tải - lún 72 Bảng 2.3 của cọc Kết quả tính toán ngoại suy sức mang tải cực hạn 76 Bảng 2.4 bằng các phương pháp khác nhau Cấu tạo địa tầng và các chi tiêu cơ lý của các lớp 79 Bảng 2.5 đất- CT1 Bảng 2.6 Kết quả tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc- CT1 79 Cấu tạo địa tầng và các chi tiêu cơ lý của các lớp 80 Bảng 2.7 đất- ĐN 3-CT5 Kết quả tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc- ĐN 80 Bảng 2.6 3-CT5 Tính toán dự báo sức chịu tải cực hạn của cọc từ các 81 Bảng 2.9 phương pháp khác nhau Cấu tạo địa tầng và các chi tiêu cơ lý của các lớp 79 Bảng 2.5 đất- CT1 Bảng 3.1 Đặc điểm các cọc thí nghiệm 90
  10. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Biểu đồ xác định hệ số  và fL 26 Hình 1.2 Phương pháp xác định Qu theo công thức (1-26) 33 Hình 1.3 Phương pháp xác định Pu theo công thức (1-31) 35 Hình 1.4 Phương pháp xác định Pu theo công thức (1-32) 35 Hình 1.5 Cấu tạo một Strain Gauge 37 Hình 1.6 Biến dạng của vật liệu 38 Hình 1.7 Cơ cấu làm việc của Strain Gauge 40 Hình 1.8 Cách bố trí của Strain Gauge 40 Hình 1.9 Phân bố tải trọng dọc trục ở một số cấp gia tải 41 Hình 1.10 Giãn kế - Extensometer 41 Hình 2.1 Gia tải bằng kích thủy lực, dùng dàn chất tải và đối 54 trọng làm phản lực Hình 2.2 Gia tải bằng kích thủy lực, dùng cọc neo làm phản 54 lực Hình 2.3 Gia tải bằng kích thủy lực, dùng dàn chất tải và đổi 54 trọng kết hợp cọc neo làm phản lực Hình 2.4 Sơ đồ bố trí hệ kích thủy lực và hệ đo đạc trong thí 54 nghiệm nén tĩnh Hình 2.5 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị 55
  11. Hình 2.6 Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian 55 Hình 2.7 Biểu đồ quan hệ tải trọng - thời gian - chuyển vị 55 Hình 2.8 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị công trình CT1 61 Văn Quán với cọc BTCT Hình 2.9 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị công trình 61 CT2B Văn Quán với cọc BTCT Hình 2.10 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị công trình No- 62 VP2 Linh Đàm với cọc khoan nhồi Hình 2.11 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị công trình New 62 Sky Line –CC2 Văn Quán với cọc khoan nhồi Hình 2.12 Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian công trình CT1 63 Văn Quán với cọc BTCT Hình 2.13 Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian công trình 64 CT2B Văn Quán với cọc BTCT Hình 2.14 Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian công trình No- 65 VP2 Linh Đàm với cọc khoan nhồi Hình 2.15 Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian công trình New 66 Sky Line – CC2 Văn Quán với cọc khoan nhồi Hình 2.16 Biểu đồ đường cong quan hệ tải trọng – độ lún cọc- 68 CT1 Văn Quán Hình 2.17 Biểu đồ theo phương pháp Davission- CT1 Văn Quán 69 Hình 2.18 Biểu đồ theo phương pháp Canadian- CT1 Văn Quán 70 Hình 2.19 Biểu đồ theo phương pháp Chin- CT1 Văn Quán 71 Hình 2.20 Biểu đồ theo phương pháp Brinch Hansen- CT1 Văn 71
  12. Quán Hình 2.21 Biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị công trình Đơn 72 nguyên 3 - CT5 – Mỹ Đình 2 với cọc khoan nhồi Hình 2.22 Biểu đồ đường cong quan hệ tải trọng – độ lún cọc- 73 ĐN 3 - CT5 Hình 2.23 Biểu đồ theo phương pháp Davission- ĐN 3 - CT5 73 Hình 2.24 Biểu đồ theo phương pháp Canadian- ĐN 3 - CT5 74 Hình 2.25 Biểu đồ theo phương pháp Chin- ĐN 3 - CT5 75 Hình 2.26 Biểu đồ theo phương pháp Brinch Hansen- ĐN 3 - 76 CT5 Hình 3.1 Thí nghiệm nén tĩnh cọc 96 Hình 3.2 Phân bố tải trọng dọc trục ở một số cấp gia tải 96 Hình 3.3 Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ lún cọc 62-1200 97
  13. 1 MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về xây dựng rất nhiều đặc biệt ở thủ đô Hà Nội, việc sử dụng giải pháp móng cọc là khá phổ biến ở các công trình. Tính toán dự báo, xác định và lựa chọn sức chịu tải của cọc ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố kinh tế - kỹ thuật của công trình. Thí nghiệm nén tĩnh xác định sức chịu tải của cọc là thí nghiệm tin cậy nhất cung cấp các số liệu cho phép thiết kế móng cọc kinh tế và hiệu quả. Điều bất cập hiện nay là, tuy các hướng dẫn và tiêu chuẩn về thí nghiệm nén tĩnh cọc đã được ban hành và áp dụng từ những năm 80 (tiêu chuẩn 20 TCN 82 - 88, TCXDVN 269: 2002, TCVN 9393: 2012), nhưng kinh nghiệm thí nghiệm và thiết kế trong nhiều năm qua cho thấy các kết quả thí nghiệm cọc chưa cho phép thiết kế xác định tin cậy, hiệu quả sức chịu tải của cọc. Thí nghiệm cọc chưa cung cấp được giá trị sức chịu tải cực hạn của cọc thí nghiệm, vì vậy không đủ cơ sở tin cậy để xác định sức chịu tải cho phép, thiết kế của cọc. Cần thiết soát xét, đánh giá lại tính hiệu quả của quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện hành được quy định trong các tiêu chuẩn trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm thí nghiệm đã có, cập nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay trong lĩnh vực thí nghiệm cọc để đề xuất bổ sung cho quy trình hiện dùng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thí nghiệm cọc. Luận án của học viên với đề tài “Nghiên cứu soát xét, bổ sung quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc” được hình thành theo hướng đó.  Mục đích nghiên cứu Soát xét, bổ sung cho quy trình thí nghiệm nén tĩnh dọc trục cọc thể hiện trong các tiêu chuẩn hiện hành trên cơ sở phân tích, đánh giá các kinh nghiệm
  14. 2 thí nghiệm cọc trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thí nghiệm và thiết kế móng cọc.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm nén tĩnh dọc trục các cọc xác định sức mang tải nén dọc trục. - Phạm vi nghiên cứu: Kết quả nén tĩnh cọc của cọc bê tông cốt thép và cọc khoan nhồi hiện có.  Các vấn đề cần giải quyết - Thu thập và phân tích các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện có. - Phân tích, đánh giá tính hiệu quả, thực tiễn của quy trình thí nghiệm nén tĩnh dọc trục cọc thể hiện trong tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện hành (TCVN 9393: 2012 Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục ). - Đề xuất các bổ sung cho quy trình thí nghiệm cọc hiện có nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thí nghiệm.  Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả của luận văn giúp cho người thiết kế có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn hợp lý sức chịu tải cho phép của cọc nâng cao hiệu quả của thiết kế móng cọc.  Những tài liệu cơ sở của luận văn - Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện có. Tác giả đã thu thập được kết quả thí nghiệm nén tĩnh của 38 công trình, đa số các công trình đều ở khu vực Hà Nội và một số công trình ở Bắc Ninh và Nam Định. - Tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện hành Cơ sở của luận văn dựa vào tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9393: 2012 Cọc – phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục. Ngoài
  15. 3 ra còn tham khảo thêm tiêu chuẩn nước ngoài về thí nghiệm nén tĩnh như ASTM D1143-81 của Mỹ và BS 8004 – 1986 của Anh.  Cấu trúc luận văn Luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận và 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về các phương pháp dự báo và xác định sức chịu tải của cọc - Chương 2: Các phân tích tính hiệu quả của quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc - Chương 3: Soát xét, bổ sung quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc.
  16. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  17. 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu của luận văn cho phép tác giả rút ra kết luận: 1. Mục tiêu thí nghiệm của quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc trong tiêu chuẩn TCVN 9393: 2012 quy định chưa cụ thể và tường minh. Các thí nghiệm của 38 công trình đều chưa xác định được sức chịu tải cực hạn của cọc: - 100% các thí nghiệm vẫn chưa đạt tới sức mang tải cực hạn và các cọc thí nghiệm đều chưa bị phá họai; - Độ lún đầu cọc rất nhỏ so với tiêu chuẩn độ lún giới hạn quy ước về phá hoại: cọc ép (đóng) có độ lún đầu cọc trung bình khoảng 2.73% D, cọc khoan nhồi độ lún đầu cọc trung bình khoảng 1.28% D. 2. Cơ sở để lập chương trình thí nghiệm hiện nay của quy trình gia tải là sức mang tải thiết kế, chưa hợp lý. Các phương pháp tính toán dự báo sức chịu tải cực hạn của cọc mà thiết kế sử dụng cho các kết quả rất khác nhau. Sức chịu tải của cọc từ các công thức chỉ tiêu cơ lý đất nền và công thức Meyerhof so với công thức Nhật Bản cho kết quả nhỏ nhất và lớn nhất chênh lệch nhau rất nhiều 73% và 142%, 80% và 129% đối với cọc ép (đóng); 61% và 97%, 51% và 76% đối với cọc nhồi. Các kết quả so sánh cho thấy tính bất định của các phương pháp dự báo. Mà thiết kế thường chọn giá trị nhỏ nhất trong các phương pháp dự báo để làm kết quả sức chịu tải cho phép của cọc, như vậy rất thiên về an toàn gây lãng phí. 3. Quy trình thí nghiệm chưa đảm bảo tính khách quan do vẫn phụ thuộc vào ý chí của người thiết kế thường thiên về an toàn, tải trọng thí nghiệm lớn nhất - Ptn vẫn do thiết kế quy định. Các phương pháp xác định sức chịu tải cực hạn của cọc từ kết quả thí nghiệm như chuyển vị giới hạn, Davission, Canadian đều cho kết quả lớn hơn so với Ptn lần lượt như sau: 1.7 - 1.82 - 1.86 lần đối với cọc ép (đóng) và 1.45 - 1.85 – 2.2 lần đối với cọc nhồi. 4. Kết quả thí nghiệm cọc hiện nay mang tính phiến diện do không cho phép xác định riêng biệt sức kháng mũi và sức kháng bên của cọc, không cung
  18. 100 cấp đủ các số liệu để giải quyết bài toán nội suy tin cậy của cọc có kích thước khác nhau, cọc có mô hình làm việc khác với mô hình thí nghiệm. 5. Công nghệ thí nghiệm lạc hậu: quy trình thí nghiệm hiện nay trên cơ sở TCVN 9393-2012 dựa trên các công nghệ từ những năm 40 của thế kỷ trước, chưa áp dụng tiến bộ trong khoa học công nghệ để loại trừ các sai số khách quan xuất phát từ con người và cung cấp các số liệu cần thiết để giải quyết được nhiều bài toán thiết kế.  Kiến nghị Do khối lượng số liệu và thời gian nghiên cứu còn hạn chế. Các nghiên cứu trong luận văn chỉ đưa ra được một số phân tích và nhận định về quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện nay. Tác giả kiến nghị nên điều chỉnh, bổ sung một số điểm sau đây để góp phần hoàn thiện hơn cho quy trình thí nghiệm nén tĩnh cọc: - Mục tiêu thí nghiệm tối thiểu phải là sức chịu tải cực hạn của cọc, kết quả thí nghiệm phải cho được giá trị này ở những mức khác nhau theo yêu cầu thiết kế. - Thông số đầu vào phục vụ lập phương án thí nghiệm do người thí nghiệm quyết định. - Cọc chuẩn thí nghiệm được thiết kế và thí nghiệm đặc biệt nhằm thu được nhiều thông số có độ tin cậy cao. - Áp dụng các công nghệ đo đạc tiên tiến vào thí nghiệm cọc. - Quy trình lập phương án thí nghiệm tách độc lập giữa hai khâu thiết kế và thí nghiệm.
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học và công nghệ (2012), TCVN 9393: 2012 Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc truc. 2. Bộ Khoa học và công nghệ (2014), TCVN 10304: 2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế. 3. Bộ Xây dựng (1998), TCXDVN 205: 1998 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 4. Công ty cổ phần kiểm định và kỹ thuật xây dựng Hà Nội (2008), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi Khu nhà ở, văn phòng nơ – vp2, Hoàng Mai, Hà Nội. 5. Công ty cổ phần kiểm định và kỹ thuật xây dựng Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi công trình New Sky Line, Lô CC2, khu đô thị Văn Quán, Yên Phúc, Hà Nội. 6. Công ty cổ phần kiểm định và kỹ thuật xây dựng Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi công trình Hud Tower, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội. 7. Công ty cổ phần kiểm định và kỹ thuật xây dựng Hà Nội (2014), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, 31 Láng Hạ, Hà Nội. 8. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng ADCOM (2011), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi công trình Đồng Tháp, 129D Trương Định, Hà Nội. 9. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD-CIC (2002), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Đơn nguyên 1 – chung cư CT5, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Hà Nội.
  20. 10. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD-CIC (2002), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Đơn nguyên 2 – chung cư CT5, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Hà Nội. 11. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD-CIC (2007), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Câu lạc bộ Mỹ Đình, lô CX, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Hà Nội. 12. Công ty cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Ký túc xá đại học Mỏ, Địa Chất, Hà Nội. 13. Công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án xây dựng CMAXX (2015), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi công trình FLC Star Tower, Hà Đông, Hà Nội. 14. Công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án xây dựng CMAXX (2015), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Nhà xử lý nguyên liệu, khu vực lên men bia Hà Nội-Nam Định, số 5 đường Thái Bình, Nam Định. 15. Công ty khảo sát và xây dựng (2003), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Nhà ở chung cư CT1, khu đô thị Văn Quán, Yên Phúc, Hà Nội. 16. Công ty TNHH công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (2013), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình Xưởng đúc-Cơ khí Hà Nội, Thuận Thành 3, Bắc Ninh. 17. Công ty tư vấn triển khai công nghệ và xây dựng mỏ địa chất (2002), Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình CT3B, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0