TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Lý do chọn đề tài<br />
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và là hoạt động mang<br />
lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Với nền kinh tế Việt Nam đang trên<br />
đà phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng và ổn định hơn, họ có nhu cầu mong<br />
muốn được hưởng thụ nhiều hơn, tiện nghi hơn, do đó hoạt động tín dụng cấp cho đôi<br />
tượng cá nhân và hộ gia đình (tín dụng thể nhân) trở nên rất tiềm năng. Mảng tín dụng<br />
này mang lại cho ngân hàng mức lợi nhuận cao, song đây cũng là khoản mục kinh doanh<br />
chứa đựng nhiều rủi ro. Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một<br />
trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt<br />
Nam về hoạt động tín dụng. Tuy vậy, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn tại (nợ<br />
xấu tín dụng thể nhân năm 2013 là 2%). Xuất phát từ thực tế trên, là một nhân viên đang<br />
công tác tại Phòng Khách hàng Thể Nhân, Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương<br />
Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch Ngân<br />
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” để nghiên cứu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng thể nhân của<br />
ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng<br />
thể nhân tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó, phát hiện<br />
những điểm còn hạn chế còn tồn tại về quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch,<br />
tìm hiểu nguyên nhân. Trên cơ sở tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế<br />
trong quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch, Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thương Việt Nam.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập số liệu: nguồn dữ liệu thứ cấp: các số liệu được lấy từ báo cáo kết<br />
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng<br />
TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2012, 2013, 2014 và định hướng phát triển của Ngân<br />
hàng đến năm 2020, các tạp chí và báo liên quan đến Ngân hàng.<br />
Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các<br />
năm; phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối; so sánh.<br />
<br />
Nội dung<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm những<br />
nội dung chính sau:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại ngân hàng<br />
thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch Ngân hàng<br />
TMCP Ngoại thương Việt Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại<br />
Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.<br />
<br />
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
THỂ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Khái quát về tín dụng thể nhân của ngân hàng thƣơng mại<br />
Tín dụng thể nhân là một hình thức tín dụng cấp cho đối tượng vay vốn là khách<br />
hàng cá nhân và hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng, phục vụ sản xuất, kinh doanh,<br />
mua xây sửa nhà ở, đất ở hay một số mục đích khác.<br />
1.2. Rủi ro tín dụng thể nhân của Ngân hàng thƣơng mại<br />
Rủi ro tín dụng thể nhân là khả năng xảy ra những tổn thất trong hoạt động tín dụng<br />
thể nhân do khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ theo đúng cam kết<br />
của mình dẫn đến việc ngân hàng có thể bị thiệt hại. Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro<br />
tín dụng thể nhân nói riêng xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh làm<br />
giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, do đó cần phải có biện pháp phòng ngừa và<br />
hạn chế.<br />
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân của Ngân hàng thƣơng mại<br />
Quan niệm về quản trị rủi ro tín dụng thể nhân<br />
Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân là một bộ phận của quản trị rủi ro tín dụng nằm<br />
trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung của ngân hàng thương mại. Có thể hiểu: Quản trị<br />
rủi ro tín dụng thể nhân là quá trình ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai<br />
thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng thể nhân, nhằm tối đa hoá<br />
<br />
lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.<br />
Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiêm vụ kinh<br />
doanh đối với đối tượng khách hàng thể nhân, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi<br />
nhuận của ngân hàng, để thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thể nhân hiệu quả,<br />
ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động tín dụng theo đúng quy<br />
đinh, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn<br />
chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro.<br />
Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng thể nhân<br />
Quản trị rủi ro tín dụng cần tuân theo các nguyên tắc được Ủy ban Basel về giám sát<br />
Ngân hàng đưa ra về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị<br />
rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng: Xây dựng<br />
môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc), Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4<br />
nguyên tắc), Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10<br />
nguyên tắc).<br />
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng thể nhân<br />
Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân bao gồm 3 nội dung: nhận biết rủi ro, đo lường rủi<br />
ro và các công cụ quản trị rủi ro. Rủi ro tín dụng một khi đã xác định thì cần phải được<br />
phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp xử lý, đồng thời phải có các biện pháp hạn<br />
chế, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro mới xảy ra.<br />
Nhận biết rủi ro tín dụng thể nhân là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi<br />
ro tồn tại trong hoạt động tín dụng thể nhân, có thể đó là những khoản cho vay đã xảy ra<br />
rủi ro hoặc những khoản cho vay có mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn. Để đánh giá được mức độ<br />
rủi ro tín dụng thể nhân, thường dựa vào các chỉ tiêu định lượng là: nợ quá hạn và tỷ lệ<br />
nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ xóa nợ. Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu là tổn<br />
thất dự tính được và tổn thất không dự tính được theo hiệp ước Basel II. Các chỉ tiêu này<br />
càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng thể nhân của ngân hàng càng lớn, phản ánh việc<br />
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là chưa tốt, trong đó tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan<br />
trọng nhất. Để đạt được mức rủi ro tín dụng chấp nhận được, Ngân hàng sử dụng các<br />
công cụ quản trị như: quy trình tín dụng, cơ cấu tổ chức quản trị, chính sách tín dụng hợp<br />
lý, chặt chẽ, thống nhất; trích lập dự phòng rủi ro và một số công cụ khác như mô hình<br />
<br />
điểm số tín dụng thể nhân; bảo hiểm tín dụng; các loại báo cáo...<br />
Các nhân tố tác động tới quản trị rủi ro tín dụng<br />
Muốn xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng thể nhân hiệu quả, phải tìm<br />
hiểu các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài các nhân tố thuộc về vấn đề vĩ mô như tốc độ phát<br />
triển kinh tế xã hội, tình hình ổn định kinh tế - chính trị trong nước thì những nhân tố cơ<br />
bản, quan trọng tác động mạnh mẽ trực tiếp nhất là cơ chế, chính sách của Nhà Nước có<br />
liên quan đến lĩnh vực tín dụng; cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, chính sách tín dụng,<br />
trình độ công nghệ, chất lượng nhân sự tín dụng của ngân hàng. Cơ chế, chính sách của<br />
Nhà Nước liên quan đến lĩnh vực tín dụng đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp; Ngân hàng có cơ<br />
cấu tổ chức phù hợp; quy trình tín dụng, chính sách tín dụng thống nhất, chặt chẽ; trình<br />
độ công nghệ cao; chất lượng nhân sự tốt sẽ giúp cho công tác quản trị rủi ro của ngân<br />
hàng tốt hơn.<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THỂ NHÂN TẠI<br />
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM<br />
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thƣơng Việt Nam<br />
Sở Giao dịch Vietcombank được thành lập năm 1991. Trong thời gian đầu thành<br />
lập, Sở Giao dịch là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trung ương<br />
(Hội sở chính). Năm 2006 Sở Giao dịch đã chính thức tách ra khỏi Hội Sở chính, trở<br />
thành một đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách tương đương với chi nhánh<br />
cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và luôn là lá cờ tiên phong đạt thành tích<br />
cao trong mọi hoạt động của Vietcombank.<br />
Tính đến nay SGD đã có 21 phòng giao dịch trực thuộc có ví trí thuận lợi, cùng hệ<br />
thống 144 máy ATM, với hơn 700 cán bộ, trên 90% có trình độ Đại học, tổng nguồn vốn<br />
huy động 55.168 tỷ đồng, dư nợ 12.262 tỷ đồng, phát hành trên 145.000 thẻ ATM cung<br />
cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại cho mọi thành phần kinh tế. Kết<br />
quả hoạt động kinh doanh luôn duy trì tăng trưởng tương đối ổn định trong những năm<br />
gần đây.<br />
2.2. Tình hình kinh doanh tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt<br />
Nam<br />
Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2014 đạt 55.168 tỷ, chiếm trên 12% tổng vốn<br />
<br />
huy động từ nền kinh tế của toàn hệ thống Vietcombank. Tổng dư nợ cho vay năm 2014<br />
đạt 12.262 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 5% trong tổng dư nợ của Vietcombank. Thu từ<br />
dịch vụ và tài trợ thương mại đạt 353 tỷ VND. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong<br />
năm 2014 của SGD đạt 958 tỷ, lợi nhuận sau trích lập DPRR đạt 399,08 tỷ đồng.<br />
Có thể thấy, hoạt động huy động vốn và các dịch vụ là điểm mạnh của Sở Giao<br />
Dịch trong khi hoạt động tín dụng phát triển chưa xứng tầm với quy mô của chi nhánh.<br />
Lợi nhuận vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ đạt được so với kế hoạch đề ra còn<br />
thấp.<br />
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch Ngân hàng<br />
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam<br />
Thực trạng hoạt động tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch<br />
Tuy hoạt động tín dụng thể nhân mới được phát triển vài năm gần đây nhưng Sở<br />
Giao Dịch Vietcombank đã triển khai tương đối tốt. Hiện Sở Giao Dịch đang triển khai<br />
cho vay với các sản phẩm chuẩn như: cho vay mua/xây mới/sửa chữa nhà ở/đất ở có tài<br />
sản thế chấp, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua nhà thương mại/nhà ở dành cho người<br />
thu nhập thấp, cho vay mua ô tô, Kinh doanh tài lộc, cho vay tiêu dùng tín chấp, Chiết<br />
khấu/Cầm cố Giấy tờ có giá và cho vay thế chấp bất động sản với các mục đích khác như<br />
mua máy móc thiết bị, chữa bệnh, du học, mua phương tiện khác... Trong đó tập trung<br />
vào 2 sản phẩm mũi nhọn là hỗ trợ mua/xây mới/sửa chữa nhà ở/đất ở; mua nhà dự án.<br />
Dư nợ Tín dụng KHTN tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2012-2014 với tốc độ tăng<br />
mạnh, từ 1.453 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 2.466 tỷ đồng năm 2014, nâng tỷ trọng tín<br />
dụng KHTN trên tín dụng toàn Sở Giao Dịch từ 15,7% năm 2012 lên 20,1% năm 2014.<br />
Điều này cho thấy vị trí ngày càng quan trọng của hoạt động Tín dụng KHTN. Dư nợ tín<br />
dụng thể nhân chủ yếu là dư nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 45%, còn lại là<br />
dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung hạn, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm lên tới 95%.<br />
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng thể nhân tại Sở Giao dịch<br />
Công tác quản trị rủi ro tín dụng thể nhân của Sở Giao Dịch tương đối tốt, đạt được<br />
một số kết quả nhất định. Thứ nhất, với tốc độ tăng trưởng tín dụng thể nhân khá lớn<br />
20%-50%, nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát trong mức độ thấp, tỷ lệ nợ<br />
xấu dưới 2%, tỷ lệ nợ quá hạn