intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về phẫu thuật Cắt Amiđan (Kỳ 5)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

142
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

D- Chi tiết hậu phẫu Dùng acetaminophen dạng lỏng có hay không kết hợp với codeine để giảm đau. Trẻ bị đau sẽ không chịu ăn uống gây hậu quả thiếu nước, sụt cân và nhiễm trùng tại chỗ. Duy trì tốt nước điện giải. Bệnh nhân cần ăn khẩu phần đầy đủ. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Dùng kháng sinh. Uống kháng sinh trong một tuần sau cắt amiđan đem đến kết cuộc khả quan hơn ở cả người lớn lẫn trẻ em. Khuyên bệnh nhân tránh hút thuốc. Tránh khiêng vác nặng hoặc gắng sức trong vòng 10 ngày. Báo trước cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về phẫu thuật Cắt Amiđan (Kỳ 5)

  1. Tổng quan về phẫu thuật Cắt Amiđan (Kỳ 5) D- Chi tiết hậu phẫu  Dùng acetaminophen dạng lỏng có hay không kết hợp với codeine để giảm đau. Trẻ bị đau sẽ không chịu ăn uống gây hậu quả thiếu nước, sụt cân và nhiễm trùng tại chỗ.  Duy trì tốt nước điện giải.  Bệnh nhân cần ăn khẩu phần đầy đủ. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.  Dùng kháng sinh. Uống kháng sinh trong một tuần sau cắt amiđan đem đến kết cuộc khả quan hơn ở cả người lớn lẫn trẻ em.  Khuyên bệnh nhân tránh hút thuốc.  Tránh khiêng vác nặng hoặc gắng sức trong vòng 10 ngày.
  2.  Báo trước cho bệnh nhân biết rằng cảm giác đau sẽ dịu đi trong vòng 3-5 ngày đầu, kế đến sẽ tăng lên trong vòng 1-2 ngày sau đó trước khi biến mất hoàn toàn.  Đa phần cắt amiđan được thực hiện an toàn trên cơ sở ngoại trú. Tránh cắt amiđan ngoại trú ở những bệnh nhân dưới 3 tuổi, những người bị chứng ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ, những người sống xa khu điều trị ngoại trú, bệnh nhân bị hội chứng Down, hoặc những bệnh nhân gặp khó khăn trong tuân thủ các chỉ dẫn. E- Theo dõi Thời điểm tái khám lý tưởng là (1) khi đau đạt đến đỉnh thứ nhì (vào lúc 5- 8 ngày) để trấn an bệnh nhân và (2) vào 4-6 tuần sau phẫu thuật để kiểm tra sự biến mất đi của các triệu chứng. Có thể chỉ cần gọi điện thoại để thăm hỏi các triệu chứng của bệnh nhân, tuy nhiên việc ấn định hình thức tái khám thế nào là tuỳ thuộc ở phẫu thuật viên và người bệnh. VII- BIẾN CHỨNG Chảy máu là biến chứng thường gặp nhất. Ước tính khoảng 2-3% bệnh nhân bị biến chứng chảy máu sau cắt amiđan, và cứ 40.000 bệnh nhân thì sẽ có 1 người tử vong do chảy máu.
  3. Dùng kẹp dài và spongel đè ép lên hố amiđan đang chảy máu. Nhúng spongel vào epinephrine hoặc bột thrombin có thể đem lại hiệu quả. Nếu thất bại, bệnh nhân cần được đưa vào phòng mổ. Có thể đốt điện giường amiđan để cầm máu, dùng thêm các chất cầm máu bề mặt, hoặc thắt động mạch cảnh cùng bên như là biện pháp sau cùng. Dùng điện nhiệt có ưu điểm hơn cột thắt do tránh được nguy cơ gây thủng các mạch máu lớn bằng kim khâu. Trong những trường hợp nặng, có thể may cố định một miếng spongel vào vị trí chảy máu. Biện pháp cuối cùng là cột thắt các mạch máu lớn, như động mạch cảnh ngoài chẳng hạn. Chảy máu có thể được phân loại thành chảy máu trong lúc phẫu thuật, nguyên phát (xảy đến trong vòng 24 giờ đầu tiên), hoặc thứ phát (xảy ra sau 24 giờ đến 10 ngày). Các biến chứng khác bao gồm:  Đau (ví dụ, viêm họng, đau tai)  Mất nước (thường gặp ở trẻ em do đau nên bỏ ăn)  Sụt cân (thường gặp ở trẻ em do đau nên bỏ ăn)  Sốt (ít gặp, thường do nhiễm trùng tại chỗ)  Tắc nghẽn đường thở sau phẫu thuật (do phù nề lưỡi gà, tụ máu, sặc hít)
  4.  Phù phổi (xảy ra ở những người tắc nghẽn đường thở thực sự do amiđan)  Chấn thương các mô họng tại chỗ  Amiđan còn sót lại sau cắt  Thay đổi về tiếng nói (Nếu amiđan lớn, tiếng nói của bệnh nhân có thể bị nghẹt)  Chấn thương tâm lý, chứng hoảng sợ về đêm, hoặc trầm cảm  Tử vong (hiếm gặp, thường liên quan đến chảy máu hoặc do biến chứng gây mê) Các biến chứng muộn bao gồm chít hẹp mũi hầu ( nasopharyngeal stenosis) và liệt màng hầu-hầu ( velopharyngeal incompetence). Các biến chứng này thường hay xảy ra khi nạo VA hoặc tái tạo lưỡi gà vòm miệng hầu (uvulopalatopharyngoplasty) cùng lúc với cắt amiđan. VIII- KẾT CUỘC VÀ TIÊN LƯỢNG Paradise và đồng sự đã theo dõi các bệnh nhân bị viêm họng tái diễn. Ít gặp viêm họng ở các bệnh nhân 2 năm đầu sau khi cắt amiđan hơn so với các bệnh nhân không cắt amiđan.
  5. So sánh với việc quan sát và chờ đợi, cắt amiđan hoặc cắt amiđan+nạo VA giảm nhẹ các đợt viêm họng và viêm hô hấp trên. Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân hài lòng hơn và có chất lượng sống được cải thiện hơn so với lúc chưa cắt amiđan. Lượng alpha-streptococcus (vi khuẩn ức chế và bảo vệ =inhibitory protective bacteria) đã được chứng minh là gia tăng sau cắt amiđan. Điều này giải thích tại sao cắt amiđan làm giảm nhẹ mức độ viêm nhiễm đường hô hấp trên (bao gồm cả viêm hầu). Y văn gần đây cho thấy cắt amiđan kèm nạo VA có cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ, tuy nhiên việc phục hồi hoàn toàn chỉ xảy ra ở 25% bệnh nhân. Các yếu tố xác định kết quả phẫu thuật gồm có béo phì, và chỉ số ngưng thở-thở kém (apnea hypopnea index=AHI) vào lúc chẩn đoán. Các tác giả ghi nhận rằng việc điều trị không những có ích cho các rối loạn về chú ý sau này của bệnh nhân mà còn giải quyết luôn những rối loạn giấc ngủ, cùng các hệ luỵ của nó trên sự chú ý và hành vi ban ngày. IX- TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CÒN CẦN BÀN LUẬN Các nghiên cứu về vấn đề cắt amiđan vẫn đang thường xuyên được thực hiện. Phương pháp tối ưu để cắt amiđan, việc dùng steroids chu phẫu có cần thiết hay không, cắt amidan trên cơ sở ngoại trú có an toàn? v.v. là những vấn đề còn chưa có kết luận rõ ràng.
  6. Để điều trị tắc nghẽn đường hô hấp do amiđan phì đại, cắt đốt amiđan bằng laser ít gây đau hơn nhưng hiệu quả vẫn tương đương với cắt amiđan. Đốt bằng sóng cao tần để giảm thể tích của mô dưới niêm cũng có thể được dùng để đạt mục tiêu điều trị tắc nghẽn đường hô hấp do amiđan phì đại ở người lớn. Cần nghiên cứu thêm để chứng minh tính hiệu quả của những phương pháp này. Cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của cắt amiđan trong điều trị bệnh viêm họng tái diễn. Paradise và đồng sự đã cho thấy cắt amiđan có ích cho những bệnh nhân bị chứng viêm họng tái diễn. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn biên soạn 1. Gabriel P, Mazoit X, Ecoffey C. Relationship between clinical history, coagulation tests, and perioperative bleeding during tonsillectomies in pediatrics. J Clin Anesth. Jun 2000;12(4):288-91. 2. Fujikawa S, Hanawa Y, Ito H, Ohkuni M, Todome Y, Ohkuni H. Streptococcal antibody: as an indicator of tonsillectomy. Acta Otolaryngol Suppl. 1988;454:286-91. 3. Carr MM, Williams JG, Carmichael L, Nasser JG. Effect of steroids on posttonsillectomy pain in adults. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. Dec 1999;125(12):1361-4.
  7. 4. Ozcan M, Altuntas A, Unal A, Nalça Y, Aslan A. Sucralfate for posttonsillectomy nalgesia. Otolaryngol Head Neck Surg. Dec 1998;119(6):700- 4. 5. Carr MM, Muecke CJ, Sohmer B, Nasser JG, Finley GA. Comparison of postoperative pain: tonsillectomy by blunt dissection or electrocautery dissection. J Otolaryngol. Feb 2001;30(1):10-. 6. Pizzuto MP, Brodsky L, Duffy L, Gendler J, Nauenberg E. A comparison of microbipolar cautery dissection to hot knife and cold knife cautery tonsillectomy. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. May 30 2000;52(3):239-46. 7. van Staaij BK, van den Akker EH, van der Heijden. Adenotonsillectomy for upper respiratory infections: evidence based?. Arch Dis Child. 2005;90(1):19-25. 8. Tauman R, Gulliver TE, Krishna J, Montgomery-Downs HE, O'Brien LM, Ivanenko A, et al. Persistence of obstructive sleep apnea syndrome in children after adenotonsillectomy. J Pediatr. Dec 2006;149(6):803-8. 9. Lam YY, Chan EY, Ng DK, Chan CH, Cheung JM, Leung SY, et al. The correlation among obesity, apnea-hypopnea index, and tonsil size in children. Chest. Dec 2006;139(5):1751-6. Galland BC, Dawes PJ, Tripp EG,
  8. Taylor BJ. Changes in behavior and attentional capacity after adenotonsillectomy. Pedatr Res. May 2006;59(5):711-6. 10. Colreavy MP, Nanan D, Benamer M, Donnelly M, Blaney AW, O'Dwyer TP. Antibiotic prophylaxis post-tonsillectomy: is it of benefit?. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. Oct 15 1999;50(1):15-22. 11. Fowler RH. The rise of the tonsil operation. In: Tonsil Surgery: Based on a Study of the Anatomy. Philadelphia: FA Davis Co; 1931:54-60. 12. Howells RC 2nd, Wax MK, Ramadan HH. Value of preoperative prothrombin time/partial thromboplastin time as a predictor of postoperative hemorrhage in pediatric patients undergoing tonsillectomy. Otolaryngol Head Neck Surg. Dec 1997;117(6):628-32. 13. Lee KC, Bent JP 3rd, Dolitsky JN. Surgical advances in tonsillectomy: report of a roundtable discussion. Ear Nose Throat J. 2004;83(8 Suppl 3):4-13. 14. Nelson LM. Radiofrequency treatment for obstructive tonsillar hypertrophy. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. June 2000;126(6):736-40. 15. Paradise JL, Bluestone CD, Bachman RZ, Colborn DK, Bernard BS, Taylor FH. Efficacy of tonsillectomy for recurrent throat infection in severely
  9. affected children. Results of parallel randomized and nonrandomized clinical trials. N Engl J Med. Mar 15 1984;310(11):674-83. 16. Rakover Y, Almog R, Rosen G. The risk of postoperative haemorrhage in tonsillectomy as an outpatient procedure in children. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. Jul 18 1997;41(1):29-36. 17. Randall DA, Hoffer ME. Complications of tonsillectomy and adenoidectomy. Otolaryngol Head Neck Surg. Jan 1998;118(1):61-8. 18. Richtsmeier WJ, Shikhani AH. The physiology and immunology of the pharyngeal lymphoid tissue. Otolaryngol Clin North Am. May 1987;20(2):219- 28.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2