intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư duy tích cực trong kinh doanh

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

425
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư duy tích cực cần cho tất cả mọi người. Tuy nhiên trong các công ty thương mãi, những người được huấn luyện tư duy tích cực dữ dội nhất là những đội quân bán hàng và tiếp thị. Đây là những đội quân tiên phong trên chiến trường, mang tiền về cho hãng. Họ là mạnh máu của hãng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư duy tích cực trong kinh doanh

  1. Tư duy tích cực trong kinh doanh Tư duy tích cực cần cho tất cả mọi người. Tuy nhiên trong các công ty thương mãi, những người được huấn luyện tư duy tích cực dữ dội nhất là những đội quân bán hàng và tiếp thị. Đây là những đội quân tiên phong trên chiến trường, mang tiền về cho hãng. Họ là mạnh máu của hãng. Tất cả các ngành nghề khác trong hãng đều là hậu cần của đội tiền phong này. Nếu đội này thất trận là cả hãng đói. Cho nên đội ngũ bán hàng và tiếp thị phải luôn luôn và những chiến sĩ ưu tú, đánh đâu thắng đó, không sợ thua.
  2. Việc huấn luyện đội ngũ bán hàng và tiếp thị nhắm vào một việc duy nhất—họ phải luôn luôn vui vẻ yêu đời, luôn luôn tin là mình sẽ thắng, luôn luôn quyết thắng, không có chữ “thất bại” trong tự điển của họ. Và huấn luyện đây không có nghĩa là một vài lớp học, học xong lấy chứng chỉ là xong. Nó là cả một tiến trình sống. Các cuộc họp hàng ngày, họp hàng tuần, picnic, đi chơi chung thường xuyên… chỉ nhắm vào một điểm duy nhất—giữ cho mọi người tích cực, tich cực, và tích cực. Thế thì những điểm nào được chú trọng nhất trong tiến trình đào tạo đó? Nói chung, kỹ thuật thì nhiều, nhưng có thể tạm chia thành bốn nhóm: Tư duy tích cực về chính mình, tư duy tích cực về mọi người, tư duy tích cực về sản phẩm và công việc của mình, và tác phong tích cực trong giao tiếp 1. Tư duy tích cực về chính mình • Muốn thành công và tin là mình sẽ thành công. • Nghĩ tốt về mình: Mình có tài, mình thông minh, mình làm việc chăm chỉ, mình đẹp, mình có duyên… Nguời tiêu cực về chính mình không thể bán hàng hay tiếp thị được, vì nếu chính mình mà mình còn không thấy được cái hay của mình thì mình thấy cái hay của sản phẩm nào được?
  3. • Luôn luôn nói chuyện với nụ cười và vui vẻ. Ví dụ: “Hôm nay chị thế nào?” “Hôm nay trời nắng đẹp, em rất vui, và công việc đầy một bàn, bận rộn là em vui rồi.” (Thay vì: Hôm nay nóng mệt quá. Công việc lại dồn đống, quá mệt). Ngay cả khi bị bệnh, thì câu trả lời vẫn tích cực, “Mây hôm nay ốm phải ở nhà, hôm nay em đi làm được rồi. Vẫn còn nhức đầu một tí. Nhưng đi làm được là em vui rồi.” (Thay vì: Em vẫn còn bệnh, nhưng phải cố đi làm, sợ công việc dồn đống). 2. Tư duy tích cực về mọi người • Tất cả khách hàng đều là bạn tốt của mình. Công việc của mình là giúp đở bạn mình. • Mỗi người đều có những cái đẹp cái hay cho mình thích, những tâm sự cho mình thông cảm, những nhu cầu kỹ thuật mà mình có thể giúp đở
  4. trong phạm vi nghề nghiệp của mình, nhưng giới hạn phải giữ (như ngân sách giới hạn, v.v…) • Hàng bán được hay không, không quan trọng. Tình cảm và liên hệ “bạn bè” giữa mình và khách hàng của mình mới là điểu quan trọng. “Liên hệ tốt” sẽ tự động bán hàng cho mình. • Tất cả khách hàng bước vào tiệm của mình, dù có mua hay không, đều là những người có thể quảng cáo cho mình với thân nhân bè bạn của họ. Cho nên, mua hay không là chuyện phụ, làm cho họ vui vẻ và yêu mình là chuyện chính. Cho nên, hãy xem họ như bạn. 3. Tư duy tích cực về sản phẩm và công việc Mình biết món hàng làm được gì, nó giúp được gì cho mình, mình thích món hàng đó, mình dùng nó, và mình muốn khoe với các bạn của mình về món hàng đó để bạn mình cũng có được ích lợi mà mình đang có. Công việc của mình là giới thiệu đến bạn bè của mình một sản phẩm tôt, giúpbạn có được những lợi ích của sản phẩm đó. Đây là “giúp bạn” chứ không chỉ là “bán hàng.”
  5. 4. Tư duy tích cực trong giao tiếp với khách hàng • Khách hàng là bạn. Nếu bạn hỏi câu nào thì trả lời thành thật. Nếu bạn không hiểu điều gì thì giúp bạn hiểu. • Tươi cười. • Không nói chuyện kiểu tiêu cực. Tiêu cực thường bắt đầu bằng, “Tôi không thích …”, “tôi ghét…”, “tôi khinh thường…”, “mấy loại người đó..”, “mấy loại đồ đó…” v.v… Không chê bai sản phẩm của các công ty cạnh tranh với mình. Nếu được hỏi về sẳn phẩm của công ty khác, câu trả lời thường xuyên là “Tôi mê hàng của công ty tôi nên tôi không dùng hàng của các công ty khác…” • Không nói chuyện về các vấn đề tiêu cực. Như, chiến tranh ở Iraq, tin người chết đâu đó… Nếu khách nói chuyện tiêu cực thì ừ hử cho qua chuyện, nhưng nếu có dịp là hướng khách về những chuyện vui vẻ yêu đời.
  6. • Mục đích của nói chuyện là “cùng vui với bạn” chứ không phải là cố bán hàng. Làm cho khách vui và giúp khách hiểu rõ mọi sự liên hệ đến sản phẩm. Nếu khách không mua, cũng vui vẻ và cám ơn như là khách mới mua món hàng. Khách không mua (có thể vì tìm không ra món cần) nhưng vẫn có thể giới thiệu người quen vào tiệm, nếu khách thích mình. • Một bước “No” là một bước đến gần “Yes”. • Tóm lại: Công việc của mình không phải là “bán hàng,” mà là “Xây dựng liên hệ bạn bè.’ “Liên hệ” sẽ làm việc bán hàng cho mình. Công việc của mình là tạo dựng và bảo trì “liên hệ”. Công việc của “liên hệ” là bán hàng. Các kỹ thuật buôn bán và tiếp thị này thực ra cũng là qui luật sống tích cực cho tất cả chúng ta, trong tất cả mọi ngành nghề ở sở, và cả ở nhà với gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0