intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư duy và lối sống người Việt trước yêu cầu đổi mới

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

181
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc trưng của tư duy truyền thống Việt Nam thiên về tình hơn lý. Người Việt thường lấy đạo đức làm cơ sở trong quan hệ ứng xử giữa người với người, tình làng nghĩa xóm sâu nặng đã che mờ quan hệ pháp lý - vốn được coi trọng trong các xã hội phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư duy và lối sống người Việt trước yêu cầu đổi mới

  1. Tư duy và lối sống người Việt trước yêu cầu đổi mới Đặc trưng của tư duy truyền thống Việt Nam thiên về tình hơn lý. Người Việt thường lấy đạo đức làm cơ sở trong quan hệ ứng xử giữa người với người, tình làng nghĩa xóm sâu nặng đã che mờ quan hệ pháp lý - vốn được coi trọng trong các xã hội phát triển. "Tư duy và lối sống của người Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" là một nội dung của đề tài KX.03.07/06 do Viện Triết học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) thực hiện. Các đặc trưng nổi bật trong lối sống của con người Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước; tính cố kết cộng đồng gắn liền với tình làng nghĩa
  2. xóm, tinh thần đoàn kết tương trợ qua các quan hệ gia đình, dòng họ, làng xã; tinh thần bao dung nhân ái, quý trọng con người... Đây là những giá trị trong văn hóa truyền thống cần được phát huy. Một số hạn chế cần khắc phục trong tư duy và lối sống người Việt là còn mang đậm nét tâm lý của người sản xuất nhỏ- tâm lý tiểu nông, tự cấp tự túc, đóng cửa, cục bộ và bảo thủ. Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, cái cộng đồng lấn át cái cá nhân, các cá nhân hầu như không có sự tự chủ và bộc lộ cá tính, kìm hãm sự sáng tạo của cá nhân. Trong xã hội hiện đại đây là một nhược điểm cần được khắc phục để cá nhân có thể bộc lộ mình, có thể sáng tạo, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Hiện nay, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, muốn nâng cao tính sáng tạo, tích cực của quần chúng, phải tiếp tục mở rộng dân chủ. Các nhà khoa học đưa ra giải pháp hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một thể chế đảm bảo phát huy một cách hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân.
  3. Tư duy truyền thống Việt Nam có sự ưu trội của tư duy kinh nghiệm, yếu kém về tư duy lý luận. Về mặt phương pháp luận, tư duy truyền thống Việt Nam mang đậm dấu ấn của tư duy biện chứng phương Đông. Tính biện chứng này mang đặc trưng trực quan, trực giác. Lối tư duy đó có độ mềm dẻo cao song lại thiếu tính chặt chẽ, chính xác, chú ý nhiều đến định tính hơn định lượng. Đặc trưng của tư duy truyền thống Việt Nam thiên về tình hơn lý. Người Việt thường lấy đạo đức làm cơ sở trong quan hệ ứng xử giữa người với người, tình làng nghĩa xóm sâu nặng đã che mờ quan hệ pháp lý - vốn được coi trọng trong các xã hội phát triển. Với cách ứng xử như vậy, các quan hệ pháp lý trở nên trì trệ và tư duy pháp lý của Người Việt trở nên yếu kém. Đây là một nhược điểm cần được khắc phục khi nước ta tham gia vào quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Hiện nay, tư duy và lối sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lối sống bao cấp. Tư duy và lối sống bao cấp có những
  4. mặt tích cực là góp phần làm nên sự ổn định xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho những người yếu thế, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, nó còn có những hạn chế thể hiện ở tính độc quyền, xin cho, ỷ lại, ngại thay đổi, đùn đẩy và trốn tránh trách nhiệm cá nhân. Khi nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những nhược điểm đó sẽ là trở lực phải khắc phục để mỗi người có cơ hội bình đẳng, phát huy hết sức sáng tạo của mình, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước. Việc hoàn thiện quan hệ sản xuất, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ góp phần thay đổi tư duy và lối sống của người Việt, khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2