intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng - 2

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

110
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 2 PGS.TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Chịu ảnh hưởng của “trường phái ngữ nghĩa” với phương pháp “phục cổ sinh học” văn hóa do N.Ia. Marr (1864-1934) khởi xướng, Freidenberg chủ trương áp dụng phương pháp “di truyền” vào lĩnh vực văn hóa (phân biệt với quan niệm về sự “tiến hóa”). Theo phương pháp “di truyền”, vận động đổi thay văn hóa nói chung và hiện tượng văn hóa nói riêng không phải là một quá trình phát triển tịnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng - 2

  1. Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 2 PGS.TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Chịu ảnh hưởng của “trường phái ngữ nghĩa” với phương pháp “phục cổ sinh học” văn hóa do N.Ia. Marr (1864-1934) khởi xướng, Freidenberg chủ trương áp dụng phương pháp “di truyền” vào lĩnh vực văn hóa (phân biệt với quan niệm về sự “tiến hóa”). Theo phương pháp “di truyền”, vận động đổi thay văn hóa nói chung và hiện tượng văn hóa nói riêng không phải là một quá trình phát triển tịnh tiến từ thấp đến cao, mà là sự chuyển hóa từ những “yếu tố” (factor), tiềm tàng trong “hệ thống ngữ nghĩa”, “cơ sở di truyền” của mỗi nền văn hóa, thành những “hiện tượng thực tế” (fact) theo “nhu cầu” cụ thể của mỗi thời đại lịch sử văn hóa. “Hệ thống ngữ nghĩa” hay “cơ sở di truyền” được hình dung như tập hợp các ý niệm về thế giới tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa, khởi thủy là thần thoại. Vận động đổi thay nội tại của mỗi thời đại văn hóa đôi lúc được Freidenberg hình dung như vòng chuyển lưu “sinh thành - thịnh trị - suy vong”. Sự “suy vong” của thời đại văn hóa này đồng thời lại là sự “sinh thành” của một thời đại văn hóa khác tiếp nối, trong đó cái cũ không mất đi mà tiềm tàng cho những kết hợp “ngữ nghĩa” mới: fact chuyển vào factor và ngược lại. Trong Những bài giảng dẫn luận vào lý thuyết folklore cổ đại (1941-43), Freidenberg coi văn hóa tiền sử với tư duy thần thoại (tư duy “hình tượng”, “phi nhân quả”, đồng nhất chủ thể với khách thể) là “màn giáo đầu” của lịch sử trong đó thực chất đã tiềm
  2. tàng mọi con đường phát triển trong tương lai của tư duy văn hóa nhân loại. Thời cổ đại được coi là thời đại “bước chuyển” với “động lực nhận thức”. Đây là thời đại bắt đầu hình thành tư duy “khái niệm” phân tách chủ thể và khách thể. Điều này đã dẫn đến việc ý thức lại những “hình tượng” thần thoại. Văn học cổ đại được hình thành trên cơ sở “giải nghĩa lại” những hình tượng thần thoại bằng tư duy “khái niệm” mới bắt đầu hình thành. Chịu sự chi phối của tư duy hình tượng thần thoại còn chưa dứt, trong văn học cổ đại, “khái niệm” ban đầu mới chỉ là “hình thức của hình tượng”, “trong ngữ cảnh tư duy hình tượng, ẩn dụ nhất thời thực hiện chức năng của khái niệm”, bởi vậy mà mô tả trong văn học cổ đại có vai trò đặc biệt quan trọng. Freidenberg cho rằng “mô tả có trước tự sự”, đầu tiên nó tồn tại tự thân bằng các hình thức mô phỏng không lời (cử chỉ, điệu bộ...). Nó được kết hợp với sự mô phỏng lời trực tiếp trong những nghi thức diễn xướng. Muộn hơn, tư duy khái niệm được củng cố cùng với sự ra đời của ý thức cá nhân bắt đầu tách dần ra khỏi ý thức cộng đồng, lời gián tiếp được phát triển thông qua việc tách biệt chức năng người kể ra khỏi câu chuyện thần thoại được diễn xướng, rồi sau đó tách biệt hẳn ra khỏi sân khấu đang dần trở thành kịch trường. Lời gián tiếp trở thành lời văn tự sự. Trong các tác phẩm tự sự cổ đại, lúc đầu mô tả vẫn làm thành những đoạn rất dài, đóng vai trò chủ đạo, lấn át lời nhân vật và lời kể, không chịu sự chi phối của truyện kể, chỉ sau đó mạch tự sự mới được thiết lập nhờ sự hoàn thiện dần tư duy khái niệm sau mỗi lời văn. Trong công trình Hình tượng và khái niệm (1945-54), Freidenberg đưa ra giả thuyết: tư duy khái niệm và lời nói kết nối các “bức tranh” trong cách kể chuyện cổ xưa đã tạo nên tự sự. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Tư duy khái niệm đã tạo nên tự sự. Nó sản sinh ra nhu cầu về mục đích, nguyên nhân, điều
  3. kiện, tức là những gì thúc đẩy mạch truyện, đem lại cho nó sự kết nối với những quá trình diễn ra trong thực tại, làm nên mối quan hệ phối thuộc và dẫn đến những kết quả nhất định. “Bức tranh” không thể truyền đạt được những ý niệm “nếu như”, “khi nào”, “để cho”, “vì vậy”, v.v... Trong khi, bằng những ý niệm ấy, lời nói lại tạo nên một câu chuyện có trình tự”(8). Theo Freidenberg, lời kể trong sử thi về cơ bản vẫn là lời “đồng ca” thể hiện ý thức cộng đồng. Chỉ khi chịu ảnh hưởng qua lại với lời trực tiếp đang dần được chủ thể hóa trong thơ trữ tình, lời kể trong tự sự mới bắt đầu được ý thức như “lời tác giả”. Trong công trình Thi pháp truyện kể và thể loại (1936), Freidenberg phân tích vận động chuyển đổi từ câu chuyện thần thoại sang truyện kể văn học: những motif “tiền ẩn dụ” của thần thoại không mất đi mà có một “cuộc sống khác” trong những “ẩn dụ” của các thể loại tự sự cổ đại nói riêng và văn học cổ đại nói chung. Xuất phát từ ý thức trong văn hóa cổ đại “lời văn là hành động khắc chế cái chết”, Freidenberg cho rằng truyện kể của các thể loại tự sự đầu tiên dựa trên nhân vật là “hình tượng của hành động” thực chất xoay quanh môtif “phục sinh từ cõi chết”, “chuyển từ bất động sang hành động tích cực”. Trên thực tế, các mô hình truyện “thử thách ý chí”, “thử thách lòng chung thủy”, “ra đi - trở về”, “chia ly - gặp lại”... xuất hiện trong các thể loại tự sự về sau đều xoay quanh motif này và là các phương án ý thức lại câu chuyện thần thoại theo nhu cầu của mỗi thời đại mới. Tư tưởng tự sự của O. Freidenberg đóng góp lớn vào việc xác định sự hình thành của loại hình tự sự trong hệ hình tri thức văn hóa Cổ đại, điều chỉnh lại sự phiến diện của “tự sự học cấu trúc” ra đời sau này, góp phần hình thành “tự sự học lịch sử” hiện đại.
  4. Tự sự học phương Tây, chịu ảnh hưởng không nhỏ của “phương pháp hình thức” Nga và Propp đã phải trải nghiệm qua “chủ nghĩa cấu trúc”, “phê bình mới” đến với “hậu cấu trúc”, “giải cấu trúc” rồi mới ý thức được triển vọng thực chất đã được nhen nhúm ở Nga từ nửa đầu thế kỷ XX. II. Lý thuyết tự sự của M. Bakhtin và “Trường phái Tartus- Moskva” 1. M. Bakhtin (1895-1975) là một trong số những nhà triết học, văn hóa học có ảnh hưởng lớn nhất đến tư duy mỹ học Âu – Mỹ trong thế kỷ XX. Là nhà triết học hậu tượng trưng chủ nghĩa, cố gắng vượt qua sự cách biệt giữa “triết học cuộc đời” và “triết học văn hóa”, trên chất liệu “mỹ học ngôn từ”, Bakhtin triển khai hệ thống triết học của mình theo tinh thần nhân cách luận lấy nguyên tắc “đối thoại” làm nền tảng. “Sống - nghĩa là giao tiếp với nhau bằng đối thoại”. Mối quan hệ đối thoại giữa ý thức của “tôi” và “anh” (như đại diện của thế giới “người khác” tích cực, chủ động mà “tôi” phải đối mặt) làm nên “cấu trúc giá trị” (архитектоника) của sự tồn tại bản thể. Sự tồn tại bản thể được hình dung tối thiểu như “sự kiện” (событие) gặp gỡ của ít nhất hai ý thức, hai nhân cách tích cực đối thoại với nhau như những chủ thể không dừng ở mức “biết”, mà tiến tới chỗ “hiểu” nhau để “cùng tồn tại” (со-бытие). Sự tích cực của cái “tôi” luôn ở “vị thế đứng ngoài” (вненаходимость) ý thức người khác với tất cả sự tôn trọng tính toàn vẹn chủ thể của nó, nhưng lại không ngừng đối thoại với nó, để lại dấu ấn ý thức của mình trong nó - chính là “hành vi” mang ý thức “trách nhiệm” của mỗi nhân cách đối với cuộc đời và với chính mình. Trong công trình Những vấn đề thi pháp Dostoevsky (1963) và Sáng tác của Rabelais và văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (1965) nguyên tắc đối thoại ý thức nhân
  5. cách được Bakhtin nâng lên thành “đối thoại văn hóa” khi khám phá hiện tượng văn hóa trào tiếu dân gian trong lễ hội carnaval tồn tại như sự đối thoại với văn hóa chính thống. Tính lưỡng trị (амбивалентность) của những hình tượng nghịch dị cổ xưa ngự trị trong cảm quan carnaval, chi phối “khu vực cười cợt - nghiêm túc” trong văn học cổ đại và tạo nên cả một dòng văn học “carnaval hóa” từ sáng tác của Rabelais, Cervantes... cho đến “tiểu thuyết phức điệu” của Dostoevsky. Cũng chính nguyên tắc đối thoại ý thức nhân cách trở thành hạt nhân cho lý thuyết của Bakhtin về chronotop (хронотоп - cấu trúc thống nhất không gian - thời gian) tồn tại như loại hình tổ chức thế giới nghệ thuật thể hiện quan niệm nhất định về thế giới và con người. Trên cơ sở sự hình thành của tiểu thuyết cổ đại, Bakhtin xác định được 3 loại hình chronotop: chronotop phiêu lưu thử thách, chronotop phiêu lưu sinh hoạt và chronotop tiểu sử. Tiểu thuyết của Dostoevsky gần với chronotop phiêu lưu thử thách tập trung vào những giai đoạn khủng hoảng, đột biến có thể được xác định như chronotop “ngưỡng”. Trong khi ấy tiểu thuyết của L. Tolstoi lại gần với chronotop tiểu sử. Nền tảng của mối quan hệ giữa tính cá thể, lịch sử cụ thể và qui định truyền thống của thể loại trong mỗi chronotop, cũng như quan hệ giữa chronotop của thế giới được miêu tả và chronotop của người miêu tả (tác giả), chronotop của độc giả - người tiếp nhận – là tính đối thoại. Tác giả ở “vị thế đứng ngoài” tồn tại trong chronotop có mối quan hệ “đối thoại liên quan” với chronotop của thế giới được miêu tả. Từ đó dẫn đến tình trạng “nhị nguyên sự kiện” trong tác phẩm tự sự: “Trước mặt chúng ta có hai sự kiện – sự kiện được kể trong tác phẩm và chính sự kiện kể (mà chính chúng ta cũng tham gia vào với tư cách người nghe); những sự kiện đó diễn ra vào những thời gian
  6. khác nhau (khác biệt cả về dung lượng) và ở những địa điểm khác nhau, đồng thời chúng lại được thống nhất không tách biệt trong một sự kiện phức chung mà chúng ta có thể gọi là tác phẩm trong tính toàn vẹn sự kiện của nó... Chúng ta tiếp nhận sự toàn vẹn đó trong chỉnh thể không tách biệt của nó, nhưng đồng thời chúng ta hiểu cả sự khác biệt của các thành tố tạo nên nó”(9). Nguyên tắc đối thoại ý thức nhân cách cũng là cơ sở cho triết học ngôn từ của M. Bakhtin. Lý thuyết về “lời hai giọng” (двуголосое слово) như “cấu trúc lai tạo” xây dựng trên nền tảng đối thoại giữa hai “giọng”, hai ý thức nhân cách (“mình” và “người khác”) trong một phát ngôn (высказывание) được Bakhtin trình bày trong Những vấn đề sáng tác của Dostoevsky (1929) và trong công trình ẩn dưới tên V.N. Voloshinov Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn từ (1929). Lý thuyết này không chỉ góp phần xác định bản chất của các dạng thức lời nói gián tiếp, nửa trực tiếp, mà thực chất còn là bước khởi đầu cho học thuyết về thể loại phát ngôn như một hiện tượng “siêu ngôn ngữ” (металингвистика) được xác lập trong công trình Vấn đề thể loại lời nói (1953). Công trình này mở ra triển vọng đặc biệt cho khuynh hướng mở rộng nghiên cứu tự sự học ra ngoài phạm vi của Thi pháp, chuyển sang lĩnh vực “siêu ngôn ngữ”, về bản chất chính là “Từ chương học mới” (The new rhetoric). Theo Bakhtin, các thể loại văn chương cần được xếp chung vào một dãy với những “loại hình phát ngôn tương đối bền vững” được tạo nên “bởi mỗi một lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ” và được xác định “bởi đặc trưng của lĩnh vực giao tiếp” này(10). Khoa học “siêu ngôn ngữ” “nghiên cứu bản chất của phát ngôn và những hình thức thể loại đa dạng của phát ngôn trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người”(11). Bất kỳ một thể loại lời nói nào cũng là
  7. “hình thức điển hình của phát ngôn” tương ứng với “tình huống giao tiếp bằng lời điển hình” về “cả đề tài, kết cấu, phong cách”(12). Chỉnh thể thể loại lời nói là một hiện tượng “ngoài ngôn ngữ”, nó “trung tính” đối với ngôn ngữ cụ thể. Vì thế cho nên “thể loại như hình thức của chỉnh thể có tính quốc tế”. Trong khi đó “các thể loại lại gắn bó mật thiết với ngôn ngữ, chúng đặt ra trước ngôn ngữ những nhiệm vụ nhất định, hiện thực hóa những khả năng nhất định trong ngôn ngữ”(13). “Khi ta xây dựng một lời nói, chúng ta bao giờ cũng hình dung trước chỉnh thể phát ngôn của chúng ta: cả trong định dạng theo một sơ đồ thể loại nhất định, cả trong định dạng của một ý đồ lời nói cụ thể”(14), bởi vậy “hình thức tác giả phụ thuộc vào thể loại phát ngôn. Về phần mình thể loại lại được xác định bởi đối tượng, mục đích và tình huống phát ngôn... Ai nói và nói với ai”(15). Bakhtin phân biệt những thể loại lời nói “nguyên sinh” (những thể loại đa dạng trong giao tiếp sinh hoạt như “thông báo chuyện thú vị hay trao đổi tâm sự, đề nghị, yêu cầu, tỏ tình, khen, chê, trách móc, v.v...”) với những “thể loại phát sinh (có ý thức)” bao gồm trong đó cả các thể loại chính luận cũng như văn học nghệ thuật. Trên bình diện lịch sử, Bakhtin phân biệt “thể loại như chỉnh thể kết cấu đã định dạng (thực chất là đã đông cứng) và những mầm mống thể loại (về cả đề tài lẫn ngôn từ) chưa phát triển thành khung kết cấu cứng, tạm gọi là “hiện tượng nguyên thủy” của thể loại”(16) (trong đó có những loại hình phát ngôn mang thuộc tính tự sự như: truyền thuyết, dụ ngôn, tiếu lâm và truyện tiểu sử). Từ những thể loại “hiện tượng nguyên thủy” này có thể hình thành nên những kết cấu thể loại tự sự hiện đại đa dạng, tiềm tàng khả năng sáng tạo đặc biệt đối với văn học nghệ thuật. Về phần mình, những thể loại tự sự hiện đại,
  8. với sự chi phối của định dạng thể loại mới, tiềm ẩn khả năng bao chứa trong nó những kết hợp thể loại lời nói phong phú (bao gồm cả những thể loại lời nói phi tự sự). Lý thuyết tự sự của M. Bakhtin không được phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh, nhưng nó có khả năng gợi mở lớn lao đối với sự phát triển của tự sự học hiện đại. Tri thức sâu rộng của Bakhtin kết hợp với tinh thần tôn trọng nhân cách như chủ thể sáng tạo cuộc sống, tinh thần hướng việc nghiên cứu văn hóa tới cuộc đời sống động đương đại đã làm cho những tư tưởng của ông luôn mới mẻ và tiềm tàng khả năng tiếp nối. 2. “Trường phái Tartus-Moskva” tồn tại trong giới nghiên cứu Nga từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1980. Trường phái do Iu. Lotman (1922-1993) sáng lập nên, qui tụ vào trong nó những nhà nghiên cứu ở Tartus (Estonia) và Moskva như A. Piatigorsky, B. Egorov, Z. Mints, A. Chernov, B. Gasparov, V. Ivanov, V. Toporov, B. Uspensky, A. Zholkovsky, E. Meletinsky, V. Zhivov, Iu. Sheglov, N. Tolstoi, Iu. Lekomtsev... Từ lúc ra đời, “Trường phái Tartus-Moskva” kế thừa những tư tưởng của “trường phái hình thức Nga”, kết hợp chúng với tư tưởng của V. Propp, O. Freidenberg, M. Bakhtin để khẳng định mình trong làn sóng ký hiệu học cấu trúc đang lan ra rộng khắp trong giới nghiên cứu Âu - Mỹ trong những năm 1960. Theo khuynh hướng chung của ký hiệu học và cũng là phát triển tư tưởng của các nhà “hình thức chủ nghĩa” giai đoạn cuối, đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc “Trường phái Tartus-Moskva” mở rộng ra ngoài phạm vi của văn học, bao trùm lên các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, xã hội. Khác với “trường phái hình thức”, họ không chủ tâm hướng tới việc truyền bá hay xác lập phương pháp luận mới, mà chú trọng vận dụng phương pháp luận mà họ cho là thích hợp, không giáo điều, không khép kín để nghiên cứu những
  9. vấn đề cụ thể. Bởi vậy họ có những phát hiện rất thú vị trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể hết sức đa dạng. Cống hiến lớn nhất của “Trường phái Tartus-Moskva” chính là ở điểm này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1