intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương" có mục đích khẳng định vị trí, vai trò của lí thuyết chấn thương trong bối cảnh nghiên cứu khoa học nhân văn hiện đại của thế giới, tính khả dụng của lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học. Khẳng định những ưu thế của cách đọc chấn thương đối với bộ phận văn xuôi Việt Nam sau 1975, đồng thời từ góc nhìn của lí thuyết chấn thương, khám phá đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng như hình thức biểu đạt của một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----------------------- ĐẶNG HOÀNG OANH VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY TỪ CÁCH ĐỌC CHẤN THƯƠNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số : 9.22.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Lưu Oanh 2. TS. Trần Ngọc Hiếu Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Phản biện 2: TS. Cao Kim Lan, Viện Văn học Phản biện 3: PGS.TS Trần Văn Toàn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội Hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đầu những năm 1990, lí thuyết chấn thương trỗi dậy như một điểm nhấn đáng chú ý trong bối cảnh học thuật Hoa Kì. Nó trở thành một khuynh hướng lí luận phê bình nổi bật, nơi “ngưng tụ nhiều vấn đề khác nhau” (Geoffrey Hartman). Với chất liệu đặc thù và cách thức sáng tạo riêng, văn học trở thành phương tiện hữu hiệu giúp con người quan sát được các chấn thương. Trong các loại hình nghệ thuật, văn chương ngày càng thể hiện ưu thế đặc biệt trong việc biểu hiện và lưu giữ những trạng thái chấn thương của con người. Nó không chỉ giúp con người nhìn sâu vào những kinh nghiệm và những nếm trải của nhân tính mà còn góp phần chất vấn lịch sử, vén những bức màn bí mật, tìm câu trả lời cho sự thật bị chôn giấu. 1.2. Việt Nam là mảnh đất còn di căn nhiều vết thương trong quá khứ. Trên cái nền thực tại ấy, một bộ phận văn học sẽ là tiếng nói của “những vết thương than khóc” (crying wound). Cái âm vọng trong dòng chảy lịch sử văn học ấy, đã trở lại mãnh liệt hơn bao giờ hết trong văn học sau 1975, bởi vết thương chiến tranh của dân tộc Việt vẫn còn mưng mủ, và đời sống thế sự thời hậu chiến đã lộ diện bao điều bất trắc. Bên cạnh những nhà văn đã có một quãng đời sống và viết dưới thời máu lửa, còn có những cây bút dù chưa từng trải qua thực tế chiến tranh tàn khốc, nhưng vẫn cảm nhận được những sang chấn tâm lí âm ỉ trong kí ức cộng đồng. Ngoài ra, hiện thực bất ổn muôn thuở của đời sống nhân sinh, với những chấn thương tâm lí hiện đại cũng là mảng đề tài nóng bỏng thúc giục nhà văn khám phá. Việc nhìn nhận những chấn thương được biểu đạt qua văn học, một mặt giúp ta thấy được sự phát triển tương ứng của văn học với các xung động của đời sống, mặt khác nhấn mạnh ưu thế của văn chương trong việc gọi tên được những trạng thái của chấn thương. 1.3. Từ khi Đổi mới đến nay, các lí thuyết về văn học có điều kiện du nhập vào Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà nghiên cứu soi nhìn các hiện tượng văn học dưới nhiều góc độ. Dĩ nhiên, không một lí thuyết nào là vạn năng, nhưng bản thân mỗi lí thuyết đều gợi dẫn những hướng tìm tòi cần thiết. Thành tựu nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong khoảng ba thập niên gần đây đã chứng minh điều đó. Bên cạnh thi pháp học, kí hiệu học, phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái, lí thuyết trò chơi… lí thuyết chấn thương tuy đã được biết đến, nhưng vẫn chưa thâm nhập sâu vào đời sống học thuật ở Việt Nam, và do vậy, việc áp dụng nó vào nghiên cứu văn học vẫn còn khá hạn chế. 1.4. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến
  4. 2 nay từ cách đọc chấn thương để nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn trình bày một cách đọc: tiếp cận, diễn giải văn xuôi đương đại Việt Nam – một thực thể có sự vận động phức tạp – dưới góc nhìn lí thuyết chấn thương. Với nỗ lực vượt qua những cách hiểu giản đơn, chúng tôi hi vọng sẽ phân tích biểu hiện chấn thương và cơ chế hình thành chấn thương trong văn học Việt Nam sau 1975 với diện mạo vốn có của nó. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích cơ bản sau đây: - Khẳng định vị trí, vai trò của lí thuyết chấn thương trong bối cảnh nghiên cứu khoa học nhân văn hiện đại của thế giới, tính khả dụng của lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học. - Khẳng định những ưu thế của cách đọc chấn thương đối với bộ phận văn xuôi Việt Nam sau 1975, đồng thời từ góc nhìn của lí thuyết chấn thương, khám phá đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng như hình thức biểu đạt của một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Trước hết, luận án sẽ khái quát lại diễn trình phát triển của lí thuyết chấn thương, diễn giải các khái niệm cơ bản, đưa lại một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về quá trình hình thành, phát triển và khả năng ứng dụng của lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học. 2.2. Với luận án này, chúng tôi sử dụng lí thuyết của Cathy Caruth như dòng mạch lí thuyết đóng vai trò hạt nhân để để thiết lập quan niệm của mình về chấn thương, kết hợp với những góc tiếp cận khác để xây dựng một bộ khung hoàn chỉnh nhằm kiến giải các hiện tượng văn học có liên quan. 2.3. Vận dụng những luận điểm của lí thuyết chấn thương để tiếp cận văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, cách đọc chấn thương có thể chất vấn các cơ chế gây ra và bảo lưu những chấn thương trong đời sống; các cơ chế làm con người quên đi chấn thương trong nhiều trường hợp, nhất là những chấn thương lịch sử. 2.4. Khảo sát sự vận động của văn xuôi Việt Nam dưới góc nhìn lí thuyết chấn thương, luận án cũng tập trung làm rõ những nét tiêu biểu trong lối viết chấn thương của một bộ phận nhà văn; thấy được chấn thương có thể tác động mạnh mẽ tới cách thức tổ chức trần thuật. 4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
  5. 3 Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là lí thuyết chấn thương, tập trung vào “giải phổ” của khái niệm này, bao gồm tiền đề xã hội, cơ sở triết học, quá trình hình thành và phát triển, các khía cạnh nội dung của lí thuyết, khả năng áp dụng lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học… Lựa chọn một số quan điểm tiêu biểu của các nhà nghiên cứu, trên cơ sở đó, chúng tôi thiết lập một quan niệm trong nghiên cứu về chấn thương. Từ những luận điểm của lí thuyết chấn thương, luận án sẽ đi vào khảo sát các tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay ở các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí. Phạm vi khảo sát tương đối rộng (cả về thời gian và thể loại) như vậy mới giúp nhận diện những dấu vết, những biểu hiện của chấn thương trong văn học một giai đoạn, đáp ứng những đòi hỏi của đề tài nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, luận án sẽ áp dụng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết chấn thương vốn liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho nên phương pháp liên ngành tất yếu phải được sử dụng khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra trong luận án. Theo đó, văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay sẽ được chúng tôi tiếp cận từ các góc độ: triết học, phân tâm học, văn hóa học, ngữ văn… - Phương pháp hệ thống: Chấn thương không hề tồn tại biệt lập, mà chỉ là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người. Vấn đề chấn thương trong văn xuôi Việt Nam đương đại cũng có quan hệ với nhiều vấn đề khác của một diễn trình văn học. Hơn thế, lí thuyết chấn thương, bản thân nó cũng là một hệ thống, gồm nhiều khía cạnh, nhiều thành tố. Do vậy, áp dụng lí thuyết chấn thương để nghiên cứu thực tế văn học như luận án đã xác định đòi hỏi phải áp dụng phương pháp hệ thống để tránh rơi vào tình trạng phiến diện, siêu hình. - Phương pháp loại hình: phân loại chấn thương, các kiểu nhân vật chấn thương. - Phương pháp phân tích cấu trúc văn bản nghệ thuật: Sử dụng lí thuyết chấn thương vào nghiên cứu thực tế văn học đã xác định, thực chất là dùng ánh sáng lí thuyết ấy để soi tỏ các tác phẩm văn học. Những luận điểm về chấn thương trong văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay phải được rút ra trên cơ sở phân tích văn bản văn học. Ngoài ra, không có con đường nào khác. 6. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu một cách bài bản, có hệ thống về lí thuyết chấn thương, quá trình hình thành, sự phát triển, nội dung chủ yếu và tính khả
  6. 4 dụng của nó trong nghiên cứu các lĩnh vực, trong đó nổi trội nhất là nghiên cứu văn học. - Luận án đã cho thấy được tính khả dụng của việc thực hành cách tiếp cận văn học từ lí thuyết chấn thương để giải quyết những vấn đề của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay, đặc biệt đi sâu vào phân tích chủ đề chấn thương trong đời thường, góp phần mở rộng phạm vi của văn học chấn thương. Đây là khía cạnh chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. - Việc nghiên cứu chấn thương trong văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay không chỉ giúp khám phá chiều sâu của một bộ phận văn học, khẳng định tính đặc thù (dân tộc, lịch sử) và tính phổ quát (nhân loại) của nó, mà còn nhìn thấy một không gian tiềm năng cho sáng tạo văn học trong tình hình hiện tại. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra như hiện nay, kiểm chứng hiệu quả của việc áp dụng lí thuyết hiện đại vào việc khảo sát các dữ kiện văn học Việt Nam là rất có ý nghĩa. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Nhận diện chấn thương và văn học chấn thương Chương 3. Một số chủ đề chấn thương trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay Chương 4. Chấn thương và cấu trúc tự sự trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lí thuyết chấn thương như là một cách đọc văn học Lí thuyết (theory) bắt nguồn từ thuật ngữ “Theoria” (θεωρία) trong tiếng Hy Lạp cổ, được hiểu như là “sự chiêm nghiệm về bản chất của sự vật”. Lí thuyết (Literary Theory) liên quan đến các hoạt động diễn dịch ý nghĩa của các văn bản trên thế giới này, cũng có nghĩa là trình diễn một lối đọc, thực chất là truy tìm, kiến tạo, chất vấn các ý nghĩa đời sống. Đối tượng của sự đọc ở đây chính là văn bản theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ là văn bản ngôn từ. Và các văn bản đời sống đó không chỉ được nhìn dưới lăng kính duy nhất mà còn được quan sát dưới rất nhiều góc độ. Đó là lí do tại sao các lí thuyết không ngừng sinh sôi nảy nở, lịch sử của nghiên cứu phê bình văn học chính là lịch sử vận động không ngừng của các lí thuyết. Bản thân cách đọc của lí thuyết chấn thương là cách đọc có tính vận động. Đó là sự phát triển từ một lối đọc triệu chứng sang lối đọc mang tính phản tư và tác động trở lại thực tại. Tính vận động đó đến từ chính những chuyển động mạnh mẽ của diễn ngôn lí thuyết này: sự chuyển dịch ý nghĩa của nội hàm khái niệm chấn thương, sự tạo lập các hệ hình lí thuyết chấn thương qua từng giai đoạn phát triển, từng ngã rẽ của lí thuyết chấn thương – chặng đường sẽ được giới thiệu một cách có hệ thống dưới đây. 1.2. Những chặng đường phát triển của lí thuyết chấn thương 1.2.1. Chặng thứ nhất: thời kì manh nha của lí thuyết chấn thương Từ nửa sau thể kỉ XIX, tại Anh, dưới thời Victoria, thuật ngữ “chấn thương” chuyển nội hàm từ vết thương thân thể, vết thương vật lí sang chấn thương tâm lí. Bước ngoặt ý nghĩa đó bắt nguồn từ những sự kiện tai nạn tàu hỏa khủng khiếp mà nạn nhân của những tai nạn đó phải chịu cả vết thương về thể xác lẫn những ám ảnh về tinh thần. Năm 1860, John Ericsson – một bác sĩ người Anh trong công trình Về đường sắt và các chấn thương khác của hệ thần kinh (On Railway and Other Injuries of the Nervous System) đã ghi nhận một mô hình phản ứng tâm lí của bệnh nhân có liên quan đến tai nạn đường sắt. Ericsson đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân vật lí trực tiếp cho hiện tượng này bắt nguồn từ cú sốc cột sống (spine shock). Thuật ngữ đó xuất hiện nhiều trong các diễn ngôn y khoa và pháp lí thời kì này, theo đó những rối loạn về thể chất như sợ hãi, lo lắng, sốc… được xem là nguồn gốc của hệ thống y học về chấn thương tâm lí ở phương Tây hiện đại.
  8. 6 Quan niệm về chấn thương giai đoạn này chủ yếu gắn với tên tuổi của Freud, và lí thuyết chấn thương, do đó, nằm trong dòng mạch của phân tâm học. 1.2.2. Chặng thứ hai: sự trỗi dậy của lí thuyết chấn thương Kế thừa tinh thần của Freud, các nhà nghiên cứu trường phái Yale, Hoa Kì đã tạo ra làn sóng đầu tiên trong việc xây dựng lí thuyết chấn thương trong ngành khoa học nhân văn. Các nhà nghiên cứu chấn thương thời kỳ đầu đều đồng ý với quan điểm của Freud: chấn thương thách thức khả năng tái trình hiện. Ngoài ra, lí thuyết về ảnh hưởng, tác động của chấn thương tới tâm lý của cá nhân được sử dụng để khám phá trải nghiệm của cá nhân trước một sự kiện chấn thương cộng đồng trong văn bản, từ đó, kết nối kinh nghiệm cá nhân và các nhóm văn hóa, hoặc cá nhân và đời sống chính trị. Những tên tuối đáng kể nhất của giai đoạn này là Cathy Caruth, Shoshana Felman, Geoffrey Hartman… 1.2.3. Chặng thứ ba: đa dạng hóa, đa phương hóa lí thuyết chấn thương Lí thuyết chấn thương giai đoạn sau, một mặt tiếp nối mạch tư tưởng của giai đoạn trước nó, mặt khác, kiếm tìm nhiều hướng biểu đạt mới. Ở xu hướng nghiên cứu chấn thương tiếp theo, không ít người quay lại hồ nghi quan điểm của Cathy Caruth. Nổi bật giữa những tiếng nói phản biện, nghi vấn của nghiên cứu chấn thương giai đoạn này là quan điểm của Ruth Leys. Cũng như Ruth Leys, Dominick Lacapra đặt lịch sử là trục trung tâm của rất nhiều vấn đề đáng lưu tâm trong bối cảnh ngành nhân văn đương đại. Tiếp đó là những quan điểm khác của Michael Bernard - Donals và Richard Glejzer, Michelle Balaev, Barry Stampfl, Herman Rapaport, J. Roger Kurtz… Tất cả cho thấy nỗ lực của các nhà nghiên cứu hậu Caruthian trong việc kiếm tìm một mô hình mới cho lí thuyết chấn thương. Rõ ràng, hơn hai thập kỉ kể từ khi chuyên luận của Cathy Caruth được ấn hành, nghiên cứu chấn thương đã dần chuyển mình sang một bước ngoặt mới. Phê bình chấn thương càng ngày càng mở rộng phạm vi nghiên cứu, kết hợp, cộng hưởng với nhiều nhánh của lí thuyết đương đại. 1.3. Cách đọc chấn thương và văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay 1.2.1. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 – chất liệu của cách đọc chấn thương Thực tế sáng tác văn xuôi giai đoạn 1975 đến nay đã cho thấy nền văn chương bản địa hoàn toàn đủ đầy, dồi dào về chất liệu để mời gọi những lối đọc từ những khái niệm, thuật ngữ của một lí thuyết ngoại lai. Dấu vết chấn thương bắt đầu bộc lộ rõ hơn trong những sáng tác của một số cây bút như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Huy Thiệp, Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị
  9. 7 Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thúy Hà, Nguyễn Khắc Ngân Vi... Thực trạng bộn bề, phức tạp của văn xuôi Việt Nam sau 1975 hoàn toàn có khả năng cung cấp một chất liệu sinh động cho cách đọc chấn thương, để thông qua điểm nhìn lí thuyết, khơi mở góc nhìn mới, hé lộ những khía cạnh tiềm ẩn, đào sâu hơn những góc khuất trong thế giới tâm lý của con người – những phương diện mà trước đây vốn chưa được nhận diện/còn được hiểu giản đơn. 1.2.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương Việc tiếp cận chấn thương trong văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam sau 1975 nói riêng đi theo hai hướng chính. Hướng thứ nhất cho rằng văn học chấn thương của Việt Nam chịu ảnh hưởng của dòng văn học vết thương của Trung Quốc. Hướng thứ hai tiếp cận, phân tích một số hiện tượng văn xuôi Việt Nam dưới ánh sáng của lĩ thuyết chấn thương phương Tây, điển hình là tư tưởng của Cathy Caruth. Chấn thương vẫn được hiểu ở nghĩa chung nhất, là những biến cố khủng khiếp, những chấn động vượt ngưỡng tác động tới trạng thái tâm lí của con người. Một điểm nữa có thể dễ nhận thấy trong bộ phận nghiên cứu về chấn thương ở Việt Nam đó là các bài viết vẫn nghiêng về mô tả, phân loại chấn thương, từ đó phát hiện chủ đề trong văn học hơn là tìm hiểu chấn thương như một thứ cơ chế và cội nguồn của tự sự. Các tác giả vẫn chú ý những tác động bên ngoài tới tâm lí của con người hơn là sự vận hành bên trong hoạt động tâm lí – thần kinh cũng như sự vận hành của nhớ và quên, sự quay lại muộn màng của trí nhớ như một trong những cơ chế khởi động chấn thương của con người. Tiểu kết chương 1 Ở trên, chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cách đọc chấn thương như là một cách đọc văn học và những khả thể của cách đọc đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng phác thảo tình hình nghiên cứu lí thuyết chấn thương trên thế giới - một trong những hệ thống lí thuyết có khả năng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh học thuật năng động hiện nay, cũng như khả năng ứng dụng của nó trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam sau 1975.
  10. 8
  11. 9 Chương 2 NHẬN DIỆN CHẤN THƯƠNG VÀ VĂN HỌC CHẤN THƯƠNG 2.1. Quan niệm của luận án về chấn thương Trên cơ sở tiếp thu những quan niệm về chấn thương của Cathy Caruth kết hợp với quan điểm về diễn ngôn của phê bình chấn thương đương đại, chúng tôi xác lập nội hàm của thuật ngữ chấn thương qua những nét chính dưới đây: - Chấn thương, hiểu theo nghĩa chung nhất là những chấn thương về tinh thần – mô tả những trải nghiệm bên trong của con người khi đứng trước những sự kiện mang tính chất đột ngột, khủng khiếp, theo đó chính tính chất vượt ngưỡng của sự kiện đã đẩy con người vào trạng thái không ý thức được bản chất của chấn thương ngay ở khoảnh khắc đầu tiên. Cho nên, chấn thương chỉ được nhận diện trong quá trình nhớ lại, trong chuỗi kí ức neo đậu ở chiều sâu vô thức của con người. - Cái lõi của chấn thương vẫn là các sự kiện. Tuy nhiên, nên nới rộng đường biên ý nghĩa của sự kiện chấn thương. Nếu chỉ thu hẹp cách hiểu theo một nghĩa đơn nhất, cho rằng sự kiện chấn thương là những biến cố khốc liệt xảy đến trong cuộc đời con người (chiến tranh, thảm họa), vô hình trung, một bộ phận văn học viết về bạo lực trong đời sống thường nhật sẽ bị gạt ra khỏi dòng chảy văn học chấn thương. Sự kiện chấn thương còn có thể dung nạp những biểu hiện đa dạng của cơ chế trấn áp trong đời sống hàng ngày, khiến chấn thương còn được nhận diện thông qua những cơn dư chấn đến từ khủng hoảng của bản thể. - Chấn thương hoạt động theo cơ chế của vô thức. Nỗi đau, sự ám ảnh, những sự choáng ngợp ban đầu chưa thực sự là chấn thương cho đến khi, ở một thời điểm rất xa thời điểm ban đầu, vô thức kích hoạt cơ chế gây đau, làm xáo trộn đời sống tâm lí, bùng nổ những cơn khủng hoảng nội tâm, gây ra những di chứng nặng nề về tinh thần. Chấn thương, từ đó sẽ tạo ra sự phân li, rạn vỡ trong ý thức, thậm chí đẩy con người tới tận cùng giới hạn của sự chịu đựng: mất tiếng nói, điên dại, câm lặng, mộng du,… 2.2. Cơ chế hình thành và hoạt tác của chấn thương 2.2.1. Bạo lực Chấn thương luôn bắt nguồn từ một sự kiện khủng khiếp với cá nhân và cộng đồng, đặc biệt, chấn thương cộng đồng đóng một cái mã lên số phận của cá nhân. Từ trong sự kiện hay biến động dữ dội của lịch sử, người ta nhìn ra được cơ chế của bạo lực, cũng như cách thức bạo lực hủy diệt và triệt tiêu bản ngã. Vốn dĩ lịch sử của nhân loại, qua những câu
  12. 10 chuyện kể, những huyền thoại luôn có khả năng gợi ra nhiều kí ức bạo lực và chịu đựng thời cổ sơ đến nỗi con người phải sử dụng những câu chuyện kể để ngụy trang nó. Chấn thương bắt đầu từ chính thứ bạo lực bị mờ hóa như thế. Chính nỗi ám ảnh khôn nguôi về tính chất dữ dội của bạo lực, chính cơ chế hoạt động theo kiểu tái tạo kí ức, mới chính là cái gây đau. 2.2.2. Bạo lực tiềm ẩn Nhìn sâu vào diễn ngôn chấn thương, người ta có thể nhận thấy rất rõ dấu vết của những cái bên lề, của những giá trị phi trung tâm – vốn là đối tượng bị trấn áp của bạo lực. Tuy nhiên bên cạnh thứ bạo lực hữu hình thổi bùng lên những cơn giông bão lịch sử, làm biến dạng đời sống mỗi cá nhân, còn có một thứ bạo lực vô hình khó nhận biết hơn, tinh vi hơn, nhưng mức độ sát thương nặng nề không kém. Đó là thứ bạo lực được được hợp thức hóa bằng những chuẩn tắc xã hội, được ngụy trang bằng những các khuôn mẫu, lí tưởng. Không chỉ trong thời chiến, hay trong cơn chấn động của lịch sử, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, con người cũng dễ bị tổn thương bởi những thứ cơ chế gây đau. Cái thường hằng trong đời sống xã hội, hóa ra, chứa đựng vô số yếu tố gây chấn thương hết sức tinh vi và không kém phần khốc liệt. 2.3. Phân loại văn học chấn thương Với ý thức xây dựng một bộ khung hoàn chỉnh của lí thuyết chấn thương nhằm khảo sát và thể nghiệm một lối đọc đối với văn xuôi Việt Nam sau 1975, chúng tôi sử dụng khái niệm văn xuôi chứng nhân và văn xuôi di chứng để khu biệt hai vùng của dòng chảy văn học này. 2.3.1. Văn xuôi chứng nhân Chúng tôi muốn nhắc lại một sự kiện: năm 2015, Hội đồng trao giải Nobel Văn học đã xướng tên của Svetlana Alexievich – nữ nhà báo, nhà văn Belarus bởi bà đã khẳng định vị trí của một dòng văn học chảy âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ: văn học chứng nhân. Nếu xét trên mô hình chấn thương của Cathy Caruth về vai trò của nhớ và quên, có thể thấy sự ra đời của các tác phẩm văn học chứng nhân thực sự có ý nghĩa khi cố gắng tiệm cận với những gì con người phải quên, những kí ức trong bóng tối, những gì nằm sâu trong tiềm thức. Từ sau Thế chiến thứ hai, văn học chứng nhân nở rộ, phát triển thành một “thời đại chứng ngôn” (chữ dùng của Shoshan Felman), nơi lịch sử đau thương được kể lại qua một kiểu bút pháp khác. Chính vì thế, văn học chứng nhân thường gợi ra một vấn đề quan trọng của văn học chấn thương: vấn đề đạo đức. Dẫu người trần thuật giấu mình đi, để chấn thương tự nó cất tiếng, hay dấn thân vào khuấy lên dòng kí ức bị quên lãng, thì họ vẫn là
  13. 11 những người đã viết lên lịch sử theo chính cảm nhận rất người. 2.3.2. Văn xuôi dư chấn Nếu như văn học chứng nhân khắc sâu trong tâm trí độc giả tính chất bạo tàn, khủng khiếp của những sự kiện chấn thương, từ đó chất vấn lịch sử, chất vấn những cơ chế không cho phép chấn thương lên tiếng thì văn học dư chấn lại quan tâm đến trái nghiệm tâm lý của con người, nơi chấn thương không bị hư vô hóa hoàn toàn mà tiếp tục phát tích sang những thân phận khác. Vì thế, dễ dàng nhận ra trong văn chương một kiểu hình tượng ngấm chấn thương – những người không trực tiếp bị bạo lực dội những vết thương lên thân thể và tâm hồn, cũng như không chứng kiến trực tiếp cái tàn khốc của chiến tranh, thảm họa, nhưng vẫn mang trong mình nỗi đau dai dẳng di truyền từ thế hệ trước. Bên cạnh những dấu tích chấn thương di căn từ lịch sử, văn xuôi dư chấn còn khai thác những chấn thương trong đời sống thường nhật, nơi con người tách khỏi bi kịch chung của cộng đồng để trở về với những vấn đề của cuộc đời mà nỗi đau là một phần của bản thể đời sống. Tiểu kết chương 2 Ở chương 2, chúng tôi điều chỉnh cách hiểu khái niệm chấn thương từng được nêu trong một số tài liệu. Sau khi xây dựng được định nghĩa về chấn thương, chúng tôi tiến hành phân loại chấn thương, với những cơ chế nảy sinh và vận hành của nó, qua đó, nhận diện bản chất của văn học chứng nhân và văn học dư chấn – hai bộ phận cơ bản của văn học chấn thương.
  14. 12 Chương 3 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHẤN THƯƠNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY 3.1. Chấn thương lịch sử Văn học Việt Nam trước 1975 đã manh nha những dấu hiệu của chấn thương. Tuy nhiên, chính cảm hứng lãng mạn và âm hưởng sử thi đã làm mờ những gì thuộc về bản thể của con người, trong đó có chấn thương tinh thần. Khi chiến tranh dần lùi vào dĩ vãng, con người trở về với đời sống cá nhân, sự khủng hoảng hiện sinh mới bộc lộ rõ nét. Trong một thế giới mà dư chấn vết thương vẫn còn âm ỉ từ biến cố lớn của dân tộc, văn chương có khả năng hơn những diễn ngôn khác trong việc kể lại nỗi đau của con người. Vì thế, nếu kinh nghiệm chấn thương trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước 1975 là một thứ “kinh nghiệm không được thừa nhận”, thì sau 1975, khi mỗi cá thể được cất cái gánh nặng “sứ mệnh lịch sử” đối với dân tộc, con người được quan sát trong trường nhìn đa bội, đặt vào mọi loại ngữ cảnh và hé lộ mọi cơ chế cấu thành nên những trạng huống khốn khổ, đau thương nhất của kiếp nhân sinh. 3.1.1. Cơ chế hình thành chủ đề chấn thương lịch sử 3.1.1.1. Bạo lực chiến tranh và sự quy hồi của kí ức Nếu coi chấn thương là một thứ kinh nghiệm xuất hiện trước những chấn động vượt ngưỡng, thì chiến tranh là cơn chấn động khủng khiếp nhất của nhân loại. Khó có thể tìm thấy trong lịch sử nhân loại những biến cố có thể sánh với chiến tranh ở sức hủy diệt con người. Nó đảo lộn cuộc sống cân bằng, buộc con người đối mặt với trạng huống tàn bạo và phi nhân. Trong thế giới ấy, những người lính của “thế hệ mất mát” sống trong nỗi ám ảnh dai dẳng của bóng ma quá khứ, khiến cho những vết thương của ngày trước vẫn có thể nhói đau trên cơ thể ngay cả khi nó đã lên da. Rõ ràng, những sự kiện mang tính chất bạo lực khủng khiếp là nguồn gốc trạng thái khốn cùng/ khủng hoảng của con người. Những nhân vật trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975 cũng được đặt trong trạng huống bi kịch đó (Kiên trong Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Quy trong Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, các nhân vật trong Đừng kể tên tôi của Phan Thúy Hà…). Trong cơn lốc chiến tranh, con người trở nên nhỏ bé, dễ tổn thương, dễ bị nghiền nát dưới bánh xe lịch sử. 3.1.1.2. Cải cách ruộng đất – một khúc quanh tăm tối Cải cách ruộng đất là một biến cố lớn trong đời sống cộng đồng người Việt, cũng là khúc quanh đầy tăm tối của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, cải cách
  15. 13 ruộng đất lại là vùng hiện thực cấm kị, dù đó là ẩn ức nhức nhối của cộng đồng. Sau năm 1986, khi bầu không khí văn nghệ cởi mở hơn, các nhà văn mới tập trung hơn về đề tài này. Từ thời điểm đó đến nay, hàng loạt tác phẩm ra đời, chẳng hạn: Những thiên đường mù (1988) của Dương Thu Hương, Bến không chồng (1991) của Dương Hướng, Bi kịch nhỏ (1993) của Lê Minh Khuê, Lão Khổ (2017), Đi tìm nhân vật (1994) của Tạ Duy Anh), Giấc cú (Võ Thị Hảo), Kiến, chuột và ruồi của Nguyễn Quang Lập, Gia đình (2020) của Phan Thúy Hà, và gần đây là Đất mồ côi (2021) của Cố Viên – bút danh của Tạ Duy Anh),… Có thể thấy rằng văn chương viết về đề tài cải cách ruộng đất đã tái hiện chân thực sự kiện nhức nhối trong đời sống nông thôn Việt Nam một thời, bởi trạng thái chấn thương của con người, đặc biệt là chấn thương lịch sử, luôn khởi nguồn từ một sự kiện bạo lực như thế. Các tác phẩm văn xuôi viết về cải cách ruộng đất đã tỉnh táo mổ xẻ vết thương bị đắp đậy suốt hàng chục năm trời của cộng đồng, xã hội. 3.1.2. Cảm thức chấn thương 3.1.2.1. Cảm thức tội lỗi Văn xuôi sau 1975 đã lách sâu hơn nữa khát vọng nhân bản của con người, để có thể nhìn thấy đằng sau đó những sang chấn tâm lý thời hậu chiến của từng cá thể, từ đó mô tả được một kiểu cảm thức chấn thương đặc thù của những người trở về, đó là trạng thái chịu đựng. Cuộc chiến làm cho những kẻ sống sót không có cảm giác về may mắn nữa, mà thay vào đó là nỗi mặc cảm chua xót. Cảm giác có lỗi khi sống sót qua chiến tranh trở thành một dạng phát tích của chấn thương, là “nỗi đau nhói hòa bình” như cách nói của Bảo Ninh. Đó là kiểu cảm giác tội lỗi hậu chấn thương, chẳng hạn như cảm thấy có lỗi vì là người sống sót, cảm thấy có lỗi khi không giúp được người khác, hay cảm giác tội lỗi khi gây ra những hệ quả tiêu cực đến người khác… Nhiều nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Vũ Cao Phan, Nguyễn Trí Huân… luôn cảm thấy quá khứ như một bóng ma (Goshlike), ám ảnh, nhức nhối, day dứt. với những chất vấn triển miên về nhân tính. Cái phức cảm tội lỗi dần dần ủ bệnh và trở thành một thứ cơ chế gây đau. 3.1.2.2. Trạng thái tâm thần, hoang tưởng Văn xuôi sau 1975 đã đưa đến cho độc giả những trải nghiệm đặc biệt: khai thác những chủ đề cấm kỵ, đào sâu vào nghịch cảnh, khám phá cái hố sâu đen tối trong tiềm thức. Trạng thái tâm thần hoang tưởng là một khoảng xám u buồn của hiện thực thời hậu chiến. Ở đó, chiến tranh lộ ra bộ mặt ghê sợ của nó, cuốn con người vào mê lộ không lối thoát. Các nhân vật trong Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo) Mình và họ (Nguyễn
  16. 14 Bình Phương), bút ký Cha con người lính (Minh Chuyên), hoặc trong những tác phẩm phi hư cấu của Võ Diệu Thanh, Phan Thúy Hà… cho ta thấy một trạng thái đặc biệt của tâm lí. Ở những nhân vật như thế này, ý thức dần bị triệt tiêu trong bóng đêm đen tối, sâu thẳm của vô thức. Họ như những bóng ma còn sót lại của chiến tranh, lang thang khắp mọi con đường, phơi bày nội tâm bấn loạn bên trong một thân xác đang dần tàn phế. 3.1.2.3. Sự lặp lại của giấc mơ Trong những tác phẩm văn xuôi sau 1975, giấc mơ cũng chính là một kiểu “chất liệu” để nhà văn khai thác chấn thương tâm lý của nhân vật. Hầu hết những giấc mơ đẩy nhân vật vào trong những giới hạn của tiềm thức, nơi bản ngã chỉ là một thực thể đầy yếu đuối, cô độc, phải đối diện với những đau đớn, khủng hoảng của cuộc đời mình. Nhìn từ phương diện này, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo, Bến không chồng của Dương Hướng… đều miêu tả giấc mơ như một hình tượng đa nghĩa, nhằm diễn giải nỗi đau, sự ám ảnh, nỗi sợ hãi hiện lên qua những hình hài, những bóng dáng vừa quen, vừa lạ; dị hình, méo mó như bị vò nát bởi những cơn đau triển miên không có kết thúc. 3.1.3. Các kiểu nhân vật chấn thương 3.1.3.1. Kiểu nhân vật mắc kẹt trong quá khứ Cảm giác mắc kẹt trong vòng lặp vô tận của quá khứ của các nhân vật trong văn xuôi hậu chiến mà ta có thể nhận diện qua các trạng huống bi kịch của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh), Thảo (Người sót lại của rừng Cười – Võ Thị Hảo), Thai (Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – Nguyễn Minh Châu), Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai)… thường thể hiện ở cảm giác chối bỏ thực tại. Những cơn mê và nỗi nhớ về một quá khứ xa xôi, hoàn toàn lệch pha với nhịp điệu của đời sống, trở về đoàn tụ với người yêu, nhưng Thảo không hết cô đơn: kiểu nhân vật sống mộng du ngay giữa cuộc đời thực“sống trong một phi – thực tế, ngay sát ranh giới của sự điên loạn” Thay vì lãng quên và trốn tránh những dư âm đau buồn của sự kiện chấn thương, Quỳ không tìm cách chạy trốn khỏi nỗi đau mà ngược lại, bám víu vào nó nhưng bám vào nguồn sống của cuộc đời mình. … tuồng như không bao giờ có thể thoát ra khỏi mộng mị để trở về sống một cuộc đời bình dị. 3.1.3.2. Kiểu nhân vật “di căn” vết thương từ nỗi đau của cộng đồng Chấn thương là là hiện tượng có tính “di căn”. Các nhà phê bình chấn thương cho rằng, trải nghiệm đau thương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng liên tục, có thể truyền tải và tiềm ẩn vô tận. Vì thế, chấn thương cộng đồng thường tạo ra những đợt sóng dư chấn mãnh
  17. 15 liệt đến nỗi, cảm thức chấn thương lây lan sang những thế hệ sau, những người không trực tiếp chứng kiến/gánh chịu bi kịch của đồng loại nhưng vẫn mang trong mình những cơn đau dai dẳng. Về từ hành tinh kí ức của Võ Diệu Thanh, Gia đình của Phan Thuý Hà là những tác phẩm xoáy sâu vào những “di căn” chấn thương kiểu này. 3.2. Chấn thương trong đời thường 3.2.1. Các hình thái bạo lực trong đời thường 3.2.1.1. Sự bình thường hóa của những cơ chế trấn áp/gây đau Trong đời thường con người luôn sống với cơ chế thỏa hiệp. Chính đặc điểm này của đời sống hiện đại tạo ra những hình thái bạo lực tiềm ẩn dưới những sự kiện thường nhật, nó không gây ra những chấn động dữ dội, ngược lại là thứ cơ chế trấn áp âm thầm, ăn mòn cảm giác về hạnh phúc và sự tồn tại của con người. Những vấn đề nhức nhối âm thầm như thế trong xã hội hiện đại đã được thể hiện qua một số tác phẩm, chẳng hạn Về cô gái này (Nguyễn Ngọc Thuần), Khi người ta trẻ (Phan Thị Vàng Anh), Mẹ và con (Lý Lan), Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương) Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ (Đặng Hoàng Giang)… Quan sát diễn biến tâm lý các nhân vật, ta sẽ hiểu được rằng chấn thương có nhiều mức độ, nó không hiện ra rõ ràng mà chỉ biểu hiện thông qua sự bất ổn của đời sống văn minh. 3.2.1.2. Những biến cố đời tư Vì sao trong đời thường, đối diện với những biến cố đời tư, con người luôn rơi vào trạng thái chới với, u uất? Có lẽ, bản chất đơn điệu và lặp lại của đời sống khiến cho bất kì một sự kiện nào cũng có thể đập vỡ lớp vỏ che chắn bên ngoài, khuấy lên những bất ổn thường trực. Những biến cố như mất đi người thân, đổ vỡ hôn nhân, tai nạn… đã khắc sâu ở ý thức con người về cái bất toàn, cái nhất thời, sự hữu tử. Sự kiện chấn thương khiến chúng ta nhìn sâu vào những trải nghiệm nhân tính, thấm thía những khủng hoảng hiện sinh. Hầu hết những biến cố đời tư trong văn chương đều được tô đậm ở tính phi lý, đột ngột, đến nỗi nó đẩy con người vào trong trạng thái chới với cùng cực. Khảo sát một số tác phẩm như Người chăn kiến của Bùi Ngọc Tấn, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, Sầu trên đỉnh Puvan, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư,… ta sẽ thấy, chính biến cố trong đời tưởng như không đáng kể nhiều khi đẩy nhân vật vào trạng thái thật bi thảm. 3.2.1.3. Sức nặng của những chuẩn tắc xã hội Một số tác phẩm được sáng tác vào những năm 80, thời kì chớm đổi mới, đã thể hiện cái không khí tù túng của vùng nông thôn với đầy rẫy hủ tục, giáo điều đã hình thành nên một thế hệ như Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu. Về sau, văn học đương đại,
  18. 16 tuy đặt nhân vật vào không gian cởi mở riêng tư hơn, nhưng những định kiến cố hữu trong xã hội luôn đẩy con người vào những tình huống khổ sở. Bởi có một thực tế hành vi của con người luôn được đặt trong các chuẩn mực do cộng đồng đề ra, phán xét, và chân lí thường đứng về đám đông. Vì thế khi một hay một số cá thể đi lệch khỏi cái đường ray của cộng đồng, ngay lập tức sẽ bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề. Những chủ thể bị xem là thiểu số trong đời sống, chẳng hạn như cộng đồng LGBT, những người bị trầm cảm, thường có xu hướng bị hư vô hóa, bị tước mất tiếng nói… Ta có thể thấy rõ điều này qua truyện ngắn Từ bỏ của Nguyễn Ngọc Tư, Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ của Đặng Hoàng Giang,… Các nhân vật dù là ai, có một điểm chung dễ nhận thấy là họ vô cùng chật vật với nỗi bất hạnh của chính mình. 3.2.2. Cảm thức chấn thương 3.2.2.1. Trạng thái chịu đựng trầm uất Không giống như một biến cố khủng khiếp trong những diễn ngôn chấn thương lịch sử, văn xuôi đương đại đã nhìn ra được những những kinh nghiệm chấn thương tinh vi, giữa những điều bình thường, nhưng lại là những kinh nghiệm đầy dai dẳng. Những áp lực của đời sống hiện đại, các chuẩn tắc được đặt ra trong đời sống, hay đôi khi là những biến cố trong đời đã đẩy con người vào trong những khủng hoảng hiện sinh. Cảm thức chấn thương, trong đó biểu hiện ở sự chịu đựng, trạng thái trầm uất đến như một điều tất yếu. Điều đó được thể hiện rất sâu sắc trong Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Phúc âm cho một người của Nguyễn Khắc Ngân Vi, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… 3.2.2.2. Hành trình chạy trốn nỗi đau Nếu như trạng thái chịu đựng khiến con người rơi vào tình trạng bị “rỗng hóa”, bị ăn mòn dần, thì hành trình trốn chạy nỗi đau lại đẩy con người vào những con đường không có đích đến, không có điểm dừng. Ở đây, xê dịch đồng nghĩa với việc chối từ, cự tuyệt không gian cũ mà có thể chính là không gian gây chấn thương. Cơ chế hoạt động của kí ức càng làm thức nhận sâu sắc hơn về trạng huống hiện sinh của nhân vật. Không thể đối diện với chấn thương, họ tìm cách chạy trốn khỏi nó, nhưng càng trốn chạy, nỗi đau lại càng bủa vây, và đến một lúc nào đó, con người phải tự đối diện với vết thương của mình. An Mi trong Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Hai Vũ trong Cánh đồng bất tận, Vĩnh trong Sầu trên đỉnh Puvan (Nguyễn Ngọc Tư),… là những minh chứng sinh động cho hành trình trốn chạy nỗi đau của các nhân vật.
  19. 17 3.2.3. Các kiểu nhân vật chấn thương 3.2.3.1. Con người nổi loạn Nổi loạn ở đây không đơn thuần là một thái độ sống, mà là một kiểu dạng hành vi. Những khiếm khuyết về mặt tâm lý, những ẩn ức, phức cảm về giới, những tình trạng rối loạn do trầm cảm gây nên… đã phá vỡ giới hạn của trạng thái cân bằng, tự đẩy con người vào những trạng huống chới với, gần với điên rồ, cuồng loạn. Chúng ta bắt gặp kiểu con người nổi loạn như thế này qua một số nhân vật như An trong Đàn bà hư ảo (Nguyễn Khắc Ngân Vi), “tôi” trong tự truyện Lỗi – Error của Lê Trần Mai Nhi, H, Kan, G.g trong tiểu thuyết Song song của Vũ Đình Giang,… Tất cả đều thể hiện sự tái diễn đầy đau đớn của con người trong những giấc mơ, trong ảo ảnh và ẩn ức. 3.2.3.2. Con người ngấm chấn thương Chúng tôi sử dụng cụm từ “ngấm chấn thương” để vạch đường ranh giới và phân loại kiểu nhân vật bị chấn thương bởi cái sức nặng của đời sống. Đó là chấn thương tích lũy từ từ, dần đọng lại thành một khối nặng, mà trong trường hợp này, nhân vật thay vì nổi loạn, sẽ rơi vào trạng thái sầu muộn, trầm uất. Nhân vật ngấm chấn thương thường cho thấy một kiểu trải nghiệm gần giống nhau, đó là con người dường như đã nếm trải tận cùng số phận, một trải nghiệm vốn dĩ thuộc về những người đã đi thấu tận những nỗi nhọc nhằn của cuộc đời. Đó là Điền trong Cánh đồng bất tận, đó là những nhân vật nữ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y ban), Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai)… Tiểu kết chương 3 Dựa vào khung lí thuyết đã được xây dựng ở các chương trước, ở chương 3, chúng tôi phân tích sâu hai chủ đề lớn của văn xuôi chấn thương: chấn thương lịch sử và chấn thương trong đời thường. Cách đọc chấn thương đã giúp chúng tôi mô tả, phân loại được các kiểu chấn thương, các cơ chế hình thành chấn thương, phát hiện được những trạng thái khủng hoảng chấn thương của con người, những hệ quả mà chấn thương gây ra và cách văn chương thúc đẩy sự hóa giải, thanh lọc chấn thương…
  20. 18 Chương 4 CHẤN THƯƠNG VÀ CẤU TRÚC TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY 4.1. Những vấn đề về người kể chuyện Người kể chuyện là chủ thể trần thuật trong văn bản tự sự, thay nhà văn đảm nhận chức năng kể. Người kể chuyện được nhận diện thông qua chức năng mà nó đảm nhận trong văn bản cũng như quyền năng của nó đối với việc nhận thức hiện thực. Với ngôi thứ nhất, số ít (xưng tôi kể chuyện), người kể chuyện cũng chính là người chứng kiến hoặ tham gia vào câu chuyện. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn tàng) là người kể chuyện toàn năng, biết hết mọi điều, kiểm soát tất cả. Trong văn xuôi chấn thương, người kể chuyện có vai trò quan trọng đối với cấu trúc tự sự của văn bản. Diễn ngôn chấn thương vốn dĩ là những câu chuyện rất đặc biệt, nó kể cho chúng ta những trải nghiệm tâm lí vô cùng phức tạp của con người. Vì thế người kể chuyện chính là người dẫn dắt độc giả vào thế giới chấn thương đó. Khai thác những vấn đề đó của người kể chuyện trong văn xuôi chấn thương Việt Nam sau 1975 sẽ phần nào cho thấy các khía cạnh mới mẻ mà cách đọc chấn thương mang lại, đặc biệt là phương diện nhân bản. 4.1.1. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và đạo đức tự sự trong văn học chấn thương Mối quan hệ giữa đạo đức và văn chương trở thành một chủ đề được tranh luận sôi nổi của các nhà lý luận, phê bình trong lĩnh vực nhân văn phương Tây. Cuộc đối thoại giữa văn học và đạo đức góp phần thúc đẩy những cách tiếp cận mới mẻ về đạo đức tự sự, đặc biệt là lí thuyết của Newton, Phelan. Quan điểm lí thuyết cũng như việc đọc văn bản dưới lí thuyết đạo đức tự sự của Newton và Phelans đã cho thấy, với họ, đọc không đơn thuần để đi kiếm tìm những thông điệp đạo đức trong văn bản. Điểm gặp gỡ của hai nhà nghiên cứu đó là nhìn ra được vai trò của các yếu tố thuộc về cấu trúc/ hình thức văn bản (mà Phelan gọi là tu từ) trong việc kiến tạo những giá trị đạo đức hay thiết lập những tuyên bố về đạo đức. Đây là giao điểm của đạo đức tự sự với lí thuyết chấn thương. Từ giao điểm này, có thể nhìn thấy rõ mối quan hệ hai chiều giữa người kể chuyện và đạo đức tự sự. 4.1.2. Thẩm quyền của người kể chuyện 4.1.2.1. Người kể chuyện chứng nhân Người kể chuyện chứng nhân có thể đứng ở một vị trí trung gian, khách quan (ngôi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2