Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ mới (1932 - 1945) từ góc nhìn phê bình sinh thái
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xem xét phê bình sinh thái, một hướng tiếp cận văn học xuất phát từ phương Tây sẽ có những thích hợp hay sự khác biệt gì khi được nhìn nhận trong sự tương quan với văn học Việt Nam, đặc biệt là với Thơ mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ mới (1932 - 1945) từ góc nhìn phê bình sinh thái
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ THU THỦY THƠ MỚI (1932 - 1945) TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Ngành: Lí luận Văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1- PGS. TS Lƣu Khánh Thơ 2- TS. Phạm Phƣơng Chi Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Bùi Thị Thu Thủy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6 1.1. Nghiên cứu phê bình sinh thái ở nƣớc ngoài ................................................. 6 1.1.1.Phê bình sinh thái ở phương Tây .................................................................. 6 1.1.1.1. Thời kỳ đầu ................................................................................................. 6 1.1.1.2. Thời kỳ phát triển........................................................................................ 7 1.1.2.Phê bình sinh thái các quốc gia ngoài phương Tây ...................................... 9 1.2.Nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam................................................... 13 1.2.1.Cây cối, con vật và những khủng hoảng môi trường trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam ..................................................................................................... 13 1.2.2.Văn học và công lí môi trường trong nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam ...................................................................................................................... 21 Chƣơng 2: PHÊ BÌNH SINH THÁI NHƢ LÀ MỘT HƢỚNG TIẾP CẬN ...... 31 VĂN HỌC ............................................................................................................ 31 2.1. Phê bình sinh thái lấy trái đất làm trung tâm trong nghiên cứu văn học....... 31 2.1.1. Tiền đề triết học của phê bình sinh thái ..................................................... 31 2.1.2. Phê bình sinh thái và “các câu chuyện có cây cối” .................................... 36 2.2. Diễn trình của phê bình sinh thái ................................................................. 42 2.2.1. Khủng hoảng của phê bình sinh thái cổ điển ............................................. 42 2.2.2. Công lí môi trường trong phê bình sinh thái .............................................. 46 2.2.3. Phê bình sinh thái với cái toàn cầu, sự tuyệt chủng, động vật và tính liên ngành .................................................................................................................... 51 2.2.3.1. Sự manh nha của phê bình sinh thái làn sóng thứ ba................................. 51 2.2.3.2. Cái toàn cầu, sự tuyệt chủng, động vật và tính liên ngành......................... 52 2.3. Xác định cách tiếp cận văn học từ góc độ phê bình sinh thái ..................... 58 Chƣơng 3: NHỮNG BÌNH DIỆN SINH THÁI CỦA MỐI QUAN HỆ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TRONG THƠ MỚI ................................................ 63 3.1. Tự nhiên nhƣ một khách thể ........................................................................ 63 3.1.1. Tự nhiên như là một sinh thể tồn tại bên ngoài con người ........................ 63
- 3.1.2. Tự nhiên như là phản chiếu những dự cảm bất an về sinh thái của con người .................................................................................................................... 73 3.2. Tự nhiên nhƣ một chủ thể ............................................................................ 86 3.2.1. Tự nhiên như là lực hút và lực đẩy của chốn đô thị .................................. 86 3.2.2. Tự nhiên như là cõi đi về của con người trong thế giới hiện đại .............. 95 Chƣơng 4: NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƢỢNG SINH THÁI TRONG THƠ MỚI ............................................................................................................................ 105 4.1. Ngôn ngữ sinh thái trong Thơ mới............................................................. 106 4.1.1. Vấn đề ngôn ngữ sinh thái trong thơ ca .................................................. 106 4.1.2. Hệ thống ngôn ngữ sinh thái trong Thơ mới............................................ 107 4.1.2.1. Thơ mới như là những bảng màu sinh thái .............................................. 107 4.1.2.2. Thơ mới như là những khởi đầu của lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam ............................................................................................................................ 116 4.1.2.3. Thơ mới như là những tiềm ẩn lí luận bằng thơ về sự chấn thương sinh thái ............................................................................................................................ 122 4.2. Biểu tƣợng sinh thái trong Thơ mới .......................................................... 129 4.2.1. Biểu tượng và biểu tượng “vườn” trong phê bình sinh thái..................... 129 4.2.2. Biểu tượng “vườn” trong Thơ mới ........................................................... 132 4.2.2.1. Vườn - tưởng nhớ cảnh sắc bản địa ........................................................ 132 4.2.2.2. Vườn – nơi cứu rỗi tâm hồn .................................................................... 139 4.2.2.3. Vườn – bám rễ vào trần gian .................................................................. 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XX đến nay, những hiểm họa về suy thoái môi trường đã trở nên trầm trọng. Điều đó đặt ra những vấn đề liên quan đến sự tồn vong của nhân loại. Và đây là lí do vì sao trong lĩnh vực kinh tế xuất hiện khái niệm phát triển bền vững với chủ trương phát triển kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi trường sinh thái vì các thế hệ tương lai. Trong địa hạt khoa học xã hội và nhân văn cũng đã xuất hiện khái niệm phê bình sinh thái. Về bản chất đó là bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đây được xem là một hướng nghiên cứu mới có tính liên ngành, ngày càng có ảnh hưởng lớn. 1.2. Phê bình sinh thái còn gọi là nghiên cứu xanh xuất hiện ở Tây Âu rồi lan rộng ra toàn cầu. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển phê bình sinh thái thể hiện rõ những tiềm năng và đã được giới nghiên cứu văn học Việt Nam tiếp cận, giới thiệu, ứng dụng, nghiên cứu. 1.3. Hiện nay, những nghiên cứu dựa trên nền tảng phê bình sinh thái chủ yếu hướng đến các sáng tác văn học đương đại, nghiên cứu những sáng tác văn học trước đó còn hạn chế, đặc biệt tập trung nghiên cứu nhiều vào thể loại văn xuôi mà chưa có nhiều nghiên cứu về thơ. Với lí do đó, chúng tôi muốn soi rọi lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu một thực thể quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX là Thơ mới. 1.4. Gợi ý từ phê bình sinh thái khi nghiên cứu Thơ mới chúng tôi nhận thấy theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu có thể xem văn học sinh thái xuất hiện từ thời kỳ lãng mạn. Đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản với sự phát triển như vũ bão đã lộ dần mặt trái đen tối của sự tàn phá, hủy hoại môi trường tự nhiên. Các nhà lãng mạn đã sớm dự cảm về những hư tổn mất mát đó và đưa chúng vào văn học đương thời. Thơ mới Việt Nam (1932 – 1945) mặc dù xuất hiện muộn hơn so với văn học lãng mạn phương Tây nhưng cũng ra đời trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược và khai thác thuộc địa. Nền văn minh công nghiệp xuất hiện đã bước đầu tàn phá tự nhiên và môi trường sống. Trong văn học lãng mạn có một khuynh hướng viết về đồng quê. Trong đó, nhiều nghệ sỹ coi sự trở về với thiên nhiên, thôn dã như 1
- một nẻo đường tìm kiếm sự bình yên, thể hiện thái độ phản ứng lại sự ngột ngạt của đời sống đô thị. Chúng ta có thể tìm thấy ở Thơ mới một tấm mạng sinh thái mê đắm lòng người, thế giới vạn vật hữu linh giao cảm hài hòa…Những vần thơ viết về thiên nhiên, tự nhiên trong Thơ mới cũng có ý nghĩa đánh thức sự gắn kết giữa con người với môi trường nhân tính của tự nhiên, thanh tẩy, ngăn cho con người không trượt vào con đường tha hóa, để từ đây rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về khủng hoảng sinh thái. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài xem xét phê bình sinh thái, một hướng tiếp cận văn học xuất phát từ phương Tây sẽ có những thích hợp hay sự khác biệt gì khi được nhìn nhận trong sự tương quan với văn học Việt Nam, đặc biệt là với Thơ mới. Đề tài muốn khám phá Thơ mới từ một góc nhìn mới, đó là sự gắn kết của trường phái thơ này với các vấn đề môi sinh, môi trường và tự nhiên. Từ đó, đề tài khẳng định giá trị trường tồn và sự đa diện của Thơ mới. Thơ mới có giá trị ngay cả khi được khám phá dưới những cách tiếp cận xuất hiện sau sự ra đời và phát triển của nó rất nhiều. Đưa ra các cách hiểu về phê bình sinh thái như vậy, chúng tôi muốn khẳng định rằng phê bình sinh thái cũng chỉ là một hướng tiếp cận mới đối với Thơ mới, giống như các cách tiếp cận khác đã từng được dùng để tiếp cận bộ phận thơ ca đó. Luận án của chúng tôi không nhằm xác định Thơ mới như một chỉnh thể sinh thái. Bởi lẽ trọng tâm của Thơ mới là bộc lộ cái tôi cá nhân và sự cô đơn của con người. Nhưng nghiên cứu trào lưu văn học này với công cụ là phê bình sinh thái chúng tôi muốn khám phá thêm các ý nghĩa, giá trị của Thơ mới. Do vậy, lí thuyết phê bình sinh thái sẽ góp phần soi tỏ những khía cạnh khác nhau của khuynh hướng văn chương sinh thái trong Thơ mới. Theo đó, Thơ mới được hình dung như một trường hợp để chứng minh sự hữu dụng của phê bình sinh thái trong việc nghiên cứu thực tiễn văn học Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam. 2
- - Phân tích sự ra đời và phát triển phê bình sinh thái trên thế giới, từ đó đưa ra nhận định riêng về sự phát triển và nội hàm của phê bình sinh thái. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong Thơ mới. - Tìm hiểu ngôn ngữ và biểu tượng trong Thơ mới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm trực tiếp, gián tiếp thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong Thơ mới. -Vận dụng những tri thức của phê bình sinh thái để cắt nghĩa lý giải mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong Thơ mới. Từ đó khẳng định những đóng góp của Thơ mới một cách đầy đủ, toàn diện hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án của chúng tôi được thực hiện dựa trên sự khảo sát chính ở tuyển tập: Thơ mới 1932 – 1945 tác giả và tác phẩm, Lại Nguyên Ân (biên soạn), 1999, NXB Hội nhà văn, Hà Nội - (tập 1, tập 2 - 1401 trang). Ngoài khảo sát các diễn ngôn phê bình sinh thái trong Thơ mới chúng tôi cũng khảo sát mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong văn học các giai đoạn trước và sau nó, nhằm làm nổi bật cũng như rõ hơn sự khác biệt của mối quan hệ trên trong Thơ mới. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng của các tri thức nghiên cứu hiện đại trong khoa học xã hội và nhân văn, dựa trên tri thức của phê bình sinh thái và những đặc trưng cơ bản của bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra Thơ mới, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống, trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ. Áp dụng phương pháp này, chúng tôi tiếp cận một cách hệ thống các yếu tố cấu thành tạo nên chỉnh thể Thơ mới từ phương diện nội dung và nghệ thuật từ đó cho thấy cái nhìn khái quát, tổng thể về Thơ mới dưới sự soi chiếu của lý thuyết phê bình sinh thái. 3
- - Phương pháp thống kê: Bằng quá trình thống kê chi tiết, cụ thể những dấu hiệu sinh thái trong các sáng tác Thơ mới, phương pháp này giúp chúng tôi phân loại, mô tả được tổng thể mối quan hệ giữa tự nhiên và con người cũng như bao quát rõ hơn những yếu tố ngôn ngữ và biểu tượng sinh thái trong các tác phẩm Thơ mới. - Phương pháp liên ngành: Luận án vận dụng kết quả của nhiều chuyên ngành như: triết học, văn hóa học, tâm lý học, sinh học, sử học, địa lý, chính trị, đạo đức... Bởi lẽ, phê bình sinh thái vốn dĩ là một phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành. Kết hợp tri thức các ngành khoa học trên đề tài mong muốn hướng đến khái quát một bức tranh đa diện về mối quan hệ tự nhiên và con người những năm 1932 – 1945 của giai đoạn Thơ mới ra đời và cũng để tránh cái nhìn đơn giản, một chiều cho những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Vận dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu, luận án muốn đề cập đến vấn đề con người trong Thơ mới nhìn từ góc độ văn hóa ứng xử với tự nhiên. Trong cách ứng xử giữa con người với tự nhiên qua các giai đoạn văn học từ văn học dân gian sang văn học trung đại và hiện đại đã có sự thay đổi do văn hóa cũng biến chuyển theo thời gian. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại cũng giúp nhìn nhận rõ hơn tác giả, lịch sử văn học, giọng điệu...là những căn cứ chân thực để soi rọi Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái. - Phương pháp so sánh: Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong Thơ mới, luận án cũng tiến hành so sánh với văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại, đương đại nhằm tìm ra những nét tương đồng cũng như khác biệt trong mối quan hệ trên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về Thơ mới từ lý thuyết phê bình sinh thái. Luận án đã tổng thuật, phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể các công trình nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới và Việt Nam, chỉ ra vị trí và xu hướng phát triển của phê bình sinh thái nước nhà trong thời gian hiện nay. 4
- Luận án không nhằm trả lời Thơ mới có phải là văn học sinh thái hay không mà chủ yếu chỉ ra những giá trị đa diện, ý nghĩa của Thơ mới dưới sự soi chiếu của lý thuyết phê bình sinh thái. Dưới lý thuyết phê bình sinh thái, luận án đã khám phá trên những bình diện cơ bản về mối quan hệ con người và tự nhiên trong Thơ mới: Tự nhiên với tư cách như một khách thể và như là chủ thể; Đồng thời, luận án đã khám phá hệ thống ngôn ngữ sinh thái cùng biểu tượng cơ bản trong Thơ mới tiêu biểu là biểu tượng vườn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án tập trung trả lời câu hỏi Thơ mới có thể đóng góp gì cho phê bình sinh thái, tức là khi được xét trong trường hợp cụ thể là thơ ca về thiên nhiên của Thơ mới thì phê bình sinh thái có thể cần phải bổ sung điều gì; từ trường hợp của Thơ mới, có thể bình luận, bàn luận thêm gì về phê bình sinh thái. Một lí thuyết của thế giới, được sinh ra trong một bối cảnh lịch sử xã hội khác Việt Nam, khi đem quy chiếu đến thơ ca Việt Nam - vốn cũng được ra đời trong một bối cảnh lịch sử xã hội đặc trưng - chắc chắn sẽ có nhiều điểm phát hiện mới, khám phá mới. Nghiên cứu Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái để phần nào cho thấy sự mới mẻ này sẽ là một đóng góp về lí luận của đề tài và Thơ mới vì thế cũng có thêm giá trị lí luận. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm và nghiên cứu về phê bình sinh thái cũng như muốn khám phá thêm những giá trị của Thơ mới (1932 -1945). 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học Chương 3: Những bình diện sinh thái của mối quan hệ tự nhiên và con người trong Thơ mới Chương 4: Ngôn ngữ và biểu tượng sinh thái trong Thơ mới 5
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Nghiên cứu phê bình sinh thái ở nƣớc ngoài 1.1.1.Phê bình sinh thái ở phương Tây Cho đến nay phê bình sinh thái đã trở thành một xu hướng nghiên cứu liên ngành và không ngừng mở rộng.Trên đại thể, phê bình sinh thái đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất gắn với thời kỳ lãng mạn; Giai đoạn thứ hai là sự gặp gỡ các diễn ngôn sinh thái và diễn ngôn hậu thực dân sinh thái. Đây là hướng nghiên cứu văn học khởi nguồn từ Mỹ vào những năm 1960 - 1970 và mở rộng ra các nước phương Tây. Phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Nếu như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ với văn học dưới góc độ của ý thức về giới, phê bình Marxist đưa ý thức về các hình thái sản xuất và các tầng lớp kinh tế vào việc đọc văn bản thì phê bình sinh thái lại lấy cách tiếp cận lấy trái đất - tự nhiên làm trung tâm khi phân tích tác phẩm văn học. Mặc dù phê bình sinh thái đã manh nha từ trước, nhưng phải đến những năm 70 của thế kỷ XX, khi Joseph W. Meeker cho xuất bản Sinh thái học của văn học chính thức đề xuất tên gọi sinh thái học văn học (literary ecology) thì các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ giữa văn hóa và văn học với môi trường. Cũng từ đây phê bình sinh thái trở thành một lĩnh vực nghiên cứu văn học được quan tâm trên thế giới. 1.1.1.1. Thời kỳ đầu Năm 1973, Raymond Williams – học giả người Anh công bố cuốn Nông thôn và thành thị (The country and the city). Đây là công trình được xem là khởi đầu của nghiên cứu phê bình sinh thái ở nước Anh.Tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn trong văn học Anh từ lập trường của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Ông đã chỉ rõ đó là mối quan hệ vừa chứa đựng sự mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Năm 1985, Frederick O. Waage cho ra đời cuốn sách Dạy văn học môi trường: tài liệu, phương pháp và tiềm năng phát triển (Teaching environmental literature materials methods resources). Với “mục đích thúc đẩy mọi người 6
- tăng cường quan hệ và hiểu biết sâu hơn về vấn đề môi trường trong văn học” [143] cuốn sách đã như một gợi ý cho các giáo sư Mĩ mở các môn học liên quan đến văn học sinh thái và tiến hành nghiên cứu lĩnh vực này. Năm 1989, tại Mỹ đã dành một bản tin có tên Bản tin sáng tác về đề tài tự nhiên trong văn học Mỹ (The American nature writing newsletter) để đăng tải những bài viết về phê bình sinh thái. Và cũng năm này, trong Đại hội “Hội văn học miền Tây”, học giả Cheryll Glotfelty công bố báo cáo Vì một nền phê bình văn học sinh thái (Toward an ecological literary criticism) và Lough với bài Định giá lại tự nhiên: Vì một nền phê bình sinh thái học (Revaluing nature: Toward and ecological criticism), với hai báo cáo nói trên các học giả đã góp phần đề xướng và làm sống lại thuật ngữ phê bình sinh thái. Năm 1990 đánh dấu sự ra đời bộ sách đồ sộ có tên Cuốn sách viết về tự nhiên (The norton: book of nature writing) do Robert Finch và John Elder chủ biên. Cuốn sách dày gần 1000 trang đã giới thiệu những tác phẩm quan trọng viết về tự nhiên của các nhà văn Âu Mĩ từ thế kỉ XVIII. Đây có thể xem như là một tài liệu quý bổ sung hữu ích cho người nghiên cứu tìm hiểu về văn học sinh thái. Có thể nhận thấy, thời kỳ đầu những nghiên cứu về văn học và môi trường đã bắt đầu được chú ý và ngày càng gia tăng trên thế giới. Song hầu như chỉ tập trung vào các nghiên cứu ở Anh và Mỹ đặc biệt là miền Tây nước này. Nhiều công trình tập trung viết về cái hoang dại, sự hiển linh của cá nhân, chỉ ra sự hài hòa, cân bằng giữa con người với thiên nhiên – những thứ thực ra là do văn hóa con người và ngôn ngữ con người tạo ra chứ không phải là thực tế thiên nhiên có như vậy. Chính vì thế, các nhà phê bình sinh thái gọi đây là giai đoạn tụng ca phê bình sinh thái. 1.1.1.2. Thời kỳ phát triển Phê bình sinh thái ra đời ở Hoa Kì và bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 90. Đặc biệt là sự ra đời của Hội nghiên cứu văn học và môi trường (The Association for the study of study of literature and environment), gọi tắt là ASLE được thành lập ở trường đại học Nevada Mĩ vào năm 1992. Đây là một tổ chức học thuật phê bình sinh thái mang tính quốc tế, thường xuyên tổ chức 7
- các cuộc thảo luận, xuất bản các tập san của hội, giới thiệu những thành quả phê bình sinh thái mới nhất. Năm 1993, tạp chí Nghiên cứu liên ngành văn học và môi trường (Interdisciplinary studies in literature and environment) gọi tắt là ISLE ra đời. Tạp chí sau đó trở thành cuốn sách học thuật có tính hạt nhân trong lĩnh vực phê bình sinh thái, mỗi số đều có dung lượng hàng trăm trang. Cùng với sự ra đời của ASLE, ISLE đã làm tăng tính học thuật cho các thành quả nghiên cứu phê bình sinh thái. Năm 1998, tại Luân Đôn, R. Kerridge và N. Sammells chủ biên tuyển tập Viết về môi trường: Phê bình sinh thái và văn học (Writing the environment:Ecocriticism and literature). Tác giả là những nhà phê bình sinh thái Âu Mỹ đã giới thiệu phê bình sinh thái từ góc độ nhân văn, thể hiện nhiều lập trường nghiên cứu của các nhà phê bình sinh thái. Phê bình sinh thái phát triển thực sự mạnh mẽ và sâu rộng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu ra đời khiến văn học môi trường trở thành hiện tượng văn học mang tính toàn cầu. Đặc biệt phê bình sinh thái còn trở thành môn học trong nhiều trường đại học ở Anh và Mỹ. Đại học Naveda là trung tâm giảng dạy và nghiên cứu văn học sinh thái của toàn nước Mỹ. Ở đây tập hợp nhiều giáo sư, nghiên cứu sinh chuyên nghiên cứu văn học sinh thái. Bên cạnh đó là các trường đại học như Virginia, Arizona, Georgia, Oregen….đều là cơ sở quan trọng của phê bình sinh thái. Năm 2000, cũng là năm phát triển mạnh của phê bình sinh thái với sự công bố hàng loạt công trình phê bình sinh thái xuất sắc như Tính đa ngành trong nghiên cứu văn học viết về tự nhiên (Father afield in the study of nature – oriented literature) của Patrick D. Murphy; Cuốn Chủ nghĩa môi trường trong văn học Mỹ (American literary environmentalism) của David Mazel; Bài ca trái đất (The song of the earth) của Jonathan Bate; Tuyển tập nghiên cứu xanh; từ chủ nghĩa lãng mạn đến phê bình sinh thái (The green studies reader: From romanticism to ecocriticism) của Laurence Coupe; Ý thức nơi chốn của Thoreau: Những tiểu luận về văn học môi trường Mỹ (Thoreau’s sense of pace: Essays in American environmental writing) của Richard J. Schneider …Với sự 8
- ra đời của rất nhiều các tác phẩm phê bình sinh thái nói trên đã cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu này. Năm 2008, Scott Slovic cho xuất bản cuốn sách Đi xa để suy nghĩ: Nhập thế, xuất thế và trách nhiệm của phê bình sinh thái (Going away to think: Engagement, retreat, and ecocritical responsibility). Tại đây, tác giả đã đề xuất trách nhiệm của sinh thái chính là sự dung hợp của hai luồng tư tưởng “nhập thế” và “xuất thế”, nghĩa là nhà phê bình sinh thái cần tham gia vào việc hưởng thụ tự nhiên nhưng cũng nêu cao tinh thần chăm sóc và bảo vệ tự nhiên. Năm 2009, Peter Barry cung cấp thêm một công trình có đề cập đến một vấn đề lý thuyết mới của phê bình sinh thái bao gồm các vấn đề như: chủ nghĩa nhân văn tự do, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc… Lý thuyết nhập môn: Giới thiệu về lý thuyết văn học và văn hóa (Beginning theory: An introduction to literary and cultural theory). Cũng trong năm này nhiều chuyên luận đã đề cập đến phê bình sinh thái đô thị như Tự nhiên của đô thị: Phê bình sinh thái và môi trường đô thị (The nature of cities: Ecocriticism and urban environments)của Michael Bennett và David W. Teague; Xem xét lại công viên đô thị: Không gian công cộng và đa dạng văn hóa (Rethinking urban parks: Public space and cultural diversity) của Setha Low, Dana Taplin và Suzanne Scheld. Khởi nguồn ở Anh và Mỹ, phê bình sinh thái đã mở rộng nghiên cứu ra toàn cầu. Nếu như phê bình sinh thái manh nha hình thành khoảng từ những năm 70 của thế kỉ XX, phát triển mạnh khoảng từ năm 1990 đến năm 2007 thì sang khoảng năm 2008 vẫn trên đà phát triển đó phê bình sinh thái đã có nhiều sự chuyển hướng trong nghiên cứu, mở rộng nhiều hơn tới các vấn đề giới, chủng tộc và giai cấp cũng như nhấn mạnh đến các góc nhìn liên văn hóa…Điều đó càng chứng tỏ sự hứa hẹn phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu phát triển và mang tính toàn cầu. Song trên hết, chúng ta phải thừa nhận ý nghĩa đúng đắn của sứ mệnh phê bình sinh thái: “Góp phần thay đổi thái độ nhân loại với tự nhiên”.[76] 1.1.2. Phê bình sinh thái các quốc gia ngoài phương Tây Việc mở rộng kinh điển sinh thái để bao gồm tất cả các nền văn học trên thế giới với sự đóng góp của các nhà phê bình toàn cầu được coi như là một cột 9
- mốc gần đây nhất trong thực hành phê bình sinh thái. Mặc dù, thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi trường (ASLE) cho đến nay phần lớn là các học giả nổi tiếng Anh, làm việc trên các văn bản tiếng Anh nhưng cũng đã có những nỗ lực đáng chú ý nhằm khám phá các vấn đề môi trường và hướng đến phê bình môi trường trong các truyền thống văn học ở Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các nền văn học tiếng Hán. Nói cách khác, phê bình sinh thái có gốc gác trong các tác phẩm lý thuyết cuối thế kỷ XX của Raymond Williams ở Anh, Lawrence Buell ở Hoa Kỳ, Kate Rigby và những học giả khác ở Úc nghiên cứu phê bình sinh thái cổ điển chủ yếu dựa trên văn bản tiếng Anh. Phải đến bộ tuyển tập gần đây Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập có phê bình: Các nền văn học, các nền văn hóa, và môi trường (East Asian ecocriticisms: A critical reader (literatures, cultures, and the environment. New York: Palgrave Macmillan, 2013) của S. Estok và W. Kim mới có chú ý tới các tác phẩm văn học và nhà văn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Bên cạnh đó, cuốn Mơ hồ sinh thái: Khủng hoảng môi trường và văn học Đông Á (Ecoambiguity: environmental crises and East Asian literatures, University of Michigan Press, 2012) của Karen Thornber phân tích khủng hoảng môi trường trong văn học Đông Á, đặc biệt, cuốn sách tập trung phân tích vào văn học mang tính sinh thái của toàn bộ khu vực này từ thời cổ điển cho đến hiện tại. Bà nhấn mạnh đặc tính “nước đôi” hay là sự “nghịch lí” trong các xã hội Đông Á, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong quan niệm của họ về tự nhiên. Bà đưa ra một ví dụ về việc song hành tôn kính thiên nhiên và việc khai thác hay bóc lột thiên nhiên trong văn hóa các nước Đông Á. Cái nghịch lí sinh thái đó tiếp tục thách thức các xã hội trên toàn thế giới [139]. Cuốn Phê bình sinh thái Đông Nam Á: Lí thuyết, thực hành và triển vọng (Southeast Asian Ecocriticism: Theories, practices, prospects, Maryland: Lexington Books, 2018) do John Ryan biên tập bao gồm các bài viết phân tích các tác phẩm văn học các nước Đông Nam Á từ góc nhìn của phê bình sinh thái. Còn nữa, trên thế giới đã có vô số các công trình nghiên cứu tập trung khai thác văn học của các khu vực phi phương Tây và thuộc nhiều thời kì khác nhau từ góc độ phê bình sinh thái. Có thể kể ra đây bài viết nghiên cứu của Scott 10
- Slovic, người sáng lập Hội văn học và môi trường thế giới, Phong cảnh trong phê bình sinh thái và văn học môi trường Trung Quốc: Sự xuất hiện của một nền văn minh sinh thái mới (Landmarks in Chinese ecocriticism and environmental literature:the emergence of a new ecological civilization) đăng trên tờ Khoa học xã hội Trung Quốc ngày nay (Chinese social sciences today press) số ra ngày 31/7/2013. Bài viết tập trung phân tích các vấn đề sinh thái, thế giới môi trường trong truyền thống thơ Trung Quốc - từ thơ Đường cho đến thơ hiện đại, thơ đương đại Trung Quốc. Trong bài viết, tác giả đề cập đến một loạt các trung tâm nghiên cứu và hội thảo nghiên cứu văn học, văn hóa qua các thời đại của Trung Hoa từ góc độ phê bình sinh thái. Thú vị hơn là đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học cổ đại của Ấn Độ, như sử thi Ramayana, từ góc độ phê bình sinh thái. Có thể kể ra đây cuốn sách Phê bình sinh thái và sử thi Ramayana của Tulsidasa (LAP Lambert Acad. Publ., 2011) của Pankaj Sharma, bài nghiên cứu Phê bình sinh thái trong các truyền thống phương Tây và phương Đông (IUP Journal of English Studies Vol. 7, No. 1, March 2012) của Mishra, Raj Kumar nghiên cứu tác phẩm của Kalidasa và Valmiki từ lăng kính của phê bình sinh thái. Học giả Aiyer, K. R. có một loạt bài viết nghiên cứu sử thi Mahabharata từ góc nhìn sinh thái, đó là bài nghiên cứu Đạo trong Mahabharata như là cách phản ứng đối với sự khủng hoảng môi trường: một dự đoán (Dharma in the Mahabharata as a response to ecological crises: A speculation. The Trumpeter, số 9 năm 2009) và bài viết Một cái nhìn sinh thái xã hội về vài đoạn trong sử thi Mahabharata (A social ecological perspective on some episodes from the Mahabharata, Indian Journal of Eco-criticism 2 năm 2009). Trong bài viết gây tiếng vang Quá trình xanh về sự phản kháng trong thơ Ả rập: Diễn giải một số bài thơ Ả rập chọn lọc từ góc độ phê bình sinh thái (Greening of resistance in Arabic poetry: An ecocritical interpretation of selected Arabic poems, The Southeast Asian Journalof English Language Studies – Vol 21(1): 13 – 22), Hamoud y’ahya Ahmed phân tích một số bài thơ Ả rập từ lăng kính phê bình sinh thái để khám phá cách thức môi trường tự nhiên là một lực định hình cá thể và góp phần vào sự xanh hóa phong trào phản 11
- kháng thông qua các cộng đồng sinh học trong thế giới Ả rập. Tiền đề của bài báo xuất phát từ những khẳng định của phê bình sinh thái gần đây về ranh giới linh hoạt mềm dẻo, có thể tràn qua được, của lĩnh vực này và về khả năng ứng dụng của nó như là một lăng kính mà qua đó chúng ta có thể đọc bất cứ văn bản văn học nào. Bài viết tập trung vào các bài thơ Ả rập để xem xem các nhà thơ Ả rập đã gắn bó với môi trường tự nhiên và được thể hiện ra sao trong các bài thơ của mình. Bài viết dựng lại việc những nhà thơ Ả rập đã nỗ lực như thế nào để biểu hiện theo kiểu sinh thái về sự phản kháng trong thơ Ả rập. Từ đó, bài viết kết luận về sự hiện diện sâu sắc và gắn bó của thế giới tự nhiên trong việc miêu tả những phản kháng của con người đối với việc lấn chiếm đất đai. Sự phát triển của phê bình sinh thái ở các nước bên ngoài phương Tây thể hiện rõ nhất ở việc xuất hiện các hội văn học và môi trường ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Trung Quốc. Các nhánh của ASLE đã được thành lập tại Nhật Bản, Anh, Úc/New Zealand, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan, với các hiệp hội liên kết ở Châu Âu và Canada. ASLE đã tổ chức lần đầu tiên hội nghị bên ngoài Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2017 tại Victoria, British Columbia. Điều này có nghĩa, ở bên ngoài trung tâm Anh và Mỹ đã hình thành nhánh hay trường phái phê bình riêng của họ và được hàm ẩn ở các cụm từ, đồng thời cũng là tiêu đề của nhiều bài báo, nhiều công trình sách học thuật như “Phê bình sinh thái Nhật Bản”, “Phê bình sinh thái Trung Quốc”, “Phê bình sinh thái Đài Loan”, v.v… (mà không phải là “Phê bình sinh thái ở Nhật Bản”, “Phê bình sinh thái ở Trung Quốc” hay “Phê bình sinh thái ở Đài Loan”). Điều đó có nghĩa, đây là những nhánh phê bình sinh thái và chúng có những đặc trưng riêng cho từng nền văn hóa, từng nền văn học cũng là phê bình sinh thái của riêng nền văn hóa, nền văn học đó. Cụ thể, các nhóm hay nhánh phê bình sinh thái này dù là xuất phát từ truyền thống, niềm tin của người bản địa về mối liên hệ giữa văn chương và thiên nhiên thì chỉ trở thành một lí thuyết phê bình văn học khi được tiếp nhận từ Hoa Kì và Anh quốc từ những năm 1990. Và điều này cấu tạo nên lịch sử đặc trưng của các nhánh phê bình sinh thái đó: chúng có những giai đoạn chuyển biến, chúng gắn với nền văn học và với tình hình chính trị, xã hội và lịch sử bản địa. 12
- Nhưng, với các nhà lí thuyết phê bình sinh thái, mặc dù phê bình sinh thái đã có những “mầm chồi” hiện đang mọc lên trên khắp hành tinh và “nhiều chồi đã ra hoa” [106, 108] ở bên ngoài Anh - Mỹ, nhưng có một số câu hỏi cơ bản được giải quyết, trong đó phổ biến nhất là các câu hỏi: Liệu lý thuyết và thực hành phê bình sinh thái có được hiểu ở các nước bên ngoài Anh - Mỹ giống như là ở Anh - Mỹ? Những khái niệm trung tâm của phê bình sinh thái như thiên nhiên, đồng quê, hoang dã có nghĩa giống với các khái niệm đó trong phê bình sinh thái ở Mỹ và Anh? Thách thức nào đặt ra trong việc dịch các thuật ngữ và các khái niệm của phê bình sinh thái sang các ngôn ngữ và văn hóa khác? Việc nghiên cứu các truyền thống văn hóa và văn học không phải tiếng Anh có làm thay đổi hay có tác động gì đối với hình thức phê bình sinh thái ở Anh - Mỹ vốn chủ yếu dựa trên nền văn hóa, văn học bằng tiếng Anh? Và liệu việc nghiên cứu phê bình sinh thái ở các nền văn hóa, văn học không phải tiếng Anh có thể đem lại một diện mạo mới cho lí thuyết phê bình thái để không bị trói buộc vào ngôn ngữ tiếng Anh và mô hình văn học và văn hóa Anh - Mỹ?[106, 108 -122]. Phần sau của chương này nói riêng và các phần tiếp theo của cả luận án nói chung hi vọng góp phần giải đáp lại phần nào các câu hỏi trên của các nhà lí thuyết phê bình sinh thái. Điều đó có nghĩa, việc khảo sát phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng như việc tiếp cận Thơ mới từ góc độ phê bình sinh thái ở đây được đặt trong mối tương quan với các câu hỏi về sự phát triển của phê bình sinh thái trên thế giới. 1.2. Nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam 1.2.1. Cây cối, con vật và những khủng hoảng môi trường trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam Nằm trong xu hướng “trổ mầm” và “nở hoa” của phê bình sinh thái ở các nước bên ngoài Anh - Mỹ, phê bình sinh thái cũng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam như là một hướng tiếp cận văn học. Người viết sẽ khảo sát các tài liệu về phê bình sinh thái Việt Nam và những công trình dịch, tổng thuật, giới thiệu, viết về lí thuyết phê bình sinh thái để xác định vị trí của phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học sinh thái nói riêng và trong đời sống nghiên cứu văn học nói chung ở nước nhà. Việc khảo sát tài liệu ở đây bao gồm việc tổng hợp, phân 13
- tích, diễn giải các tài liệu thứ cấp cùng các công trình dịch và viết về phê bình sinh thái ở Việt Nam. Cụ thể, các tài liệu được khảo sát là các công trình phân tích văn học từ góc độ phê bình sinh thái, các tài liệu diễn giải về phê bình sinh thái bằng tiếng Việt. Loại của tài liệu được khảo sát bao gồm sách, bài tạp chí đăng trên báo giấy, bài tạp chí trên báo điện tử, các luận văn thạc sĩ, các luận án hướng đến lí thuyết phê bình sinh thái hay nghiên cứu văn học Việt Nam với sự tập trung toàn bộ hay phần nào đó vào các phương diện môi trường của các tác phẩm. Tổng số tài liệu nghiên cứu văn học Việt Nam về phê bình sinh thái từ góc độ lí thuyết là 27 bài (Bảng 1 đính kèm) và ứng dụng nghiên cứu phê bình sinh thái được khảo sát bao gồm 77 tài liệu (Bảng 2 đính kèm). Qua khảo sát hai bảng, người viết nhận ra hướng tiếp cận văn học trong mối liên quan đến môi trường ở Việt Nam có sự tương hợp với nội dung của phê bình sinh thái ở giai đoạn thứ nhất, đó là sự quan tâm đến quang cảnh thiên nhiên, đến sự đối lập giữa văn hóa (đô thị - hiện đại hóa) với thiên nhiên (đồng quê - hoang dã). Điều thể hiện này cũng là nguyên nhân ở sự tiếp nhận phê bình sinh thái Việt Nam (dịch thuật, tổng thuật) chủ yếu hướng tới nội dung thiên nhiên của phê bình sinh thái cổ điển. Cụ thể, bảng 1 cho thấy phê bình sinh thái đã được giới thiệu (dịch thuật, tổng thuật), phân tích (các bài viết mang tính lí luận) ở Việt Nam, dù không sớm nhưng khá dồi dào và cập nhật. Công trình Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển của tác giả Đỗ Văn Hiểu năm 2012 là một bản tổng hợp dịch thuật công phu từ tiếng Trung có tên Tuyển tập văn luận văn học sinh thái Trung Quốc và thế giới của nhiều tác giả. Trong bản tổng thuật này, Đỗ Văn Hiểu giúp cho độc giả Việt Nam hiểu thêm những định nghĩa kinh điển của phương Tây về phê bình sinh thái, đó là định nghĩa của Cheryll Glotfelty, Karl Kroeber, Jonathan Levin, và Donald Worster. Trên cơ sở các định nghĩa về phê bình sinh thái của các học giả, cuốn sách có những lược thuật sự phát triển, phân tích cội nguồn tư tưởng sâu xa của phê bình sinh thái. Quan niệm con người sống hài hòa với tự nhiên được người dịch nhấn mạnh có gốc gác từ quan điểm triết học cổ đại đến các các học giả của trào lưu lãng mạn Phương Tây và 14
- các nhà sinh vật học, các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt tư tưởng sinh thái phương Đông cổ đại. Năm 2015, Đỗ Văn Hiểu tiếp tục công bố bản dịch Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái, dịch từ cuốn Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình của Vương Nhạc Xuyên. Bản dịch đã góp phần chỉ ra nguyên nhân xuất hiện của văn hóa sinh thái chính là do từ sự mất gốc của văn hóa hiện đại và căn bệnh của chủ nghĩa tiêu dùng. Đồng thời chỉ ra tính thực tiễn của văn hóa sinh thái. Thông qua bản dịch chúng ta thấy tác giả bài viết cũng miêu tả tỉ mỉ quỹ tích phát triển của lí luận sinh thái và chỉ ra được 6 đặc trưng cơ bản của phê bình sinh thái và khẳng định “Tóm lại, phê bình sinh thái coi quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu của mình, một mặt nó buộc phải nghiên cứu “tính văn học”, mặc khác lại phải tiếp cận vấn đề “tính sinh thái”[85, 6]. Trong bài viết khác như Phê bình sinh thái khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012), Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái (2016), Phê bình sinh thái ở Trung Quốc nhìn từ Việt Nam (2017), tác giả đã làm rõ phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân trên nhiều phương diện, trước hết đó là sự cách tân về tư tưởng nòng cốt. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng phê bình sinh thái mang một sứ mệnh mới là nhìn nhận lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa, chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái. Đồng thời phê bình sinh thái cũng được xây dựng trên nguyên tắc mĩ học riêng, chủ trương của mĩ học sinh thái là thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên. Sự tập hợp này cho thấy các công trình lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam đã bao phủ một cách toàn diện và cập nhật quan điểm của học giả phương Tây về sự phát triển (liên ngành, sự phát triển bên ngoài phương Tây, và sự mở rộng đến các vấn đề bên ngoài thiên nhiên đến các vấn đề nữ quyền, hậu thuộc địa) của phê bình sinh thái. Đặc biệt, qua các công trình nghiên cứu nêu trên, điểm chung nhất là các tác giả đều cố gắng xác lập lý thuyết về phê bình sinh thái, bước đầu chỉ ra phương pháp nghiên cứu và định hướng thực hành phê bình sinh thái. Đặc biệt các học giả đều nỗ lực cổ vũ ứng dụng, nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam bởi phê bình sinh thái có nhiều tiềm năng để khai thác hay mang tính cách tân và có tính khả dụng cao trong 15
- nghiên cứu hiện nay. Có thể thấy, những công trình dịch thuật về phê bình sinh thái của Đỗ Văn Hiểu là một sự “đánh động” hay là một sự mời gọi hấp dẫn đối với tư duy về nghiên cứu văn học đã có ở Việt Nam để từ đó sẵn sàng đón nhận một hướng tiếp cận văn học mới. Đến cuốn Phê bình sinh thái là gì ? (2017) do Viện văn học chủ trương xuất bản, phê bình sinh thái ở Việt Nam đã được tiếp cận với diện mạo đa dạng. Cuốn sách mang tính biên dịch đã tập hợp các bản dịch và tổng thuật một số công trình khoa học của các nhà phê bình sinh thái uy tín trên thế giới nhằm góp phần giới thiệu phê bình sinh thái một cách có hệ thống với bạn đọc trong nước đồng thời tổng quát và cập nhật các quan điểm phê bình sinh thái của các nhà lí luận phê bình sinh thái phương Tây. Hầu hết các bản dịch đã tổng quan về văn học sinh thái và phê bình sinh thái từ nguyên nhân hình thành, cội nguồn tư tưởng và lịch sử phát triển, các bản dịch cũng góp phần giới thiệu những nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực về diễn ngôn môi trường, thiên nhiên trong văn chương Đông Á. Qua các bản dịch và tổng thuật ở đây, có thể thấy rằng nội dung được tiếp nhận của phê bình sinh thái ở Việt Nam chủ yếu là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Theo đó, các vấn đề liên quan đến sự hòa hợp của thiên nhiên được nhấn mạnh và quan tâm nhất. Phải đến cuốn sách do Viện văn học thực hiện, những chuyển biến gần đây của phê bình sinh thái – hướng tới các vấn đề thuộc chính trị, xã hội, lịch sử - mới được giới thiệu. Vì vậy, sự liên đới giữa môi trường và vấn đề giai cấp, nữ quyền, dân tộc, được quan tâm về mặt lí thuyết. Và điều này hứa hẹn một xu hướng áp dụng và phát triển phê bình sinh thái mới ở Việt Nam. Về sự tiếp cận văn học Việt Nam từ góc độ phê bình sinh thái, bảng 2 cho thấy thiên nhiên là một phương diện quan trọng trong tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ ca Việt Nam, bao gồm cả văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại và đương đại. Tức là văn học giờ đây được các nhà nghiên cứu Việt Nam, với góc nhìn của phê bình sinh thái cổ điển, nhìn nhận trong sự liên hệ với cây cối, chim muông, hoa lá. Điều này có thể thấy rõ qua cuốn kỉ yếu Hội thảo quốc tế Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu (NXB 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 170 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 213 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 170 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 113 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn