Tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội
lượt xem 18
download
Gửi đến các bạn học sinh tài liệu Tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết mới về dạng văn nghị luận xã hội cũng như có thêm nguồn tư liệu để tham khảo trong quá trình học tập cũng như ôn thi THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog CÁC BÀI NLXH ĐÃ ĐĂNG Ở PAGE HỌC NGỮ VĂN Biên soạn: các admin của page !!! Trang ôn thi THPT quốc gia và vào 10 môn Văn – Học ngữ văn Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Web http://www.họcngữvăn.vn/ Đề bài 1: Calderon từng nói “Tất cả kho tàng trên trái đất không thể nào so sánh nổi với hạnh phúc gia đình”. Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói trên. I- Khái quát chung: 1. Tìm hiểu đề - Dạng đề: Nghị luận xã hội, nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Đối tượng nghị luận: Hạnh phúc gia đình. - Nội dung đề: Vai trò và ý nghĩa của hạnh phúc gia đình đối với con người. 2. Tìm ý Tìm hiểu các khái niệm xoay quanh vấn đề được đặt ra trong đề như “kho tàng”, “hạnh phúc gia đình”. So sánh, khái quát hóa, dẫn chứng thực tiễn. II – DÀN Ý CHI TIẾT 1. Mở bài: a) Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Dẫn từ câu nói của Calderon. b) Đánh giá sơ bộ: Hạnh phúc gia đình thật sự quý giá hơn bất kì kho tàng nào trên trái đất. Bởi vì hạnh phúc gia đình là kho tàng vô hạn, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người mà hơn hết nó còn là mục tiêu mà con người luôn muốn hướng đến để đạt được. 2. Thân bài a) Giải thích: - Kho tàng toàn bộ tài sản tinh thần quý giá. - Vì sao nói tất cả kho tàng trên Trái Đất không thể nào so sánh nổi với hạnh phúc gia đình? + Hạnh phúc gia đình là một thứ mà phải dùng thời gian, tâm huyết và cả tình cảm thiêng liêng, cao cả vun đắp từng ngày mới có được. + Hạnh phúc gia đình không dễ đạt được giữ gìn lại càng khó hơn. Đôi khi, chỉ cần một hành động thôi, dù lớn hay nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. b) Biểu hiện: - Hạnh phúc gia đình là tài sản của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Trong khi nhiều kho tàng khác có thể được tạo nên từ những giá trị tinh thần của nhiều cá nhân hợp lại. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 1
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog - Hạnh phúc gia đình được ươm mầm từ hạt giống yêu thương, được chăm sóc bằng tình yêu thương, lòng bao dung, sự thông cảm và cả sự bảo bọc, che chở lẫn nhau. Trong khi các kho tàng khác chỉ được tạo nên từ sự tập hợp các giá trị văn hóa tinh thần. c) Bàn luận: Hạnh phúc gia đình và mọi kho tàng khác đều cần được bồi đắp, bổ sung thêm nhưng sự bồi đắp và bổ sung ấy có sự khác biệt và điểm khác biệt đó cũng chính là sự quý giá của hạnh phúc gia đình: + Hạnh phúc gia đình được bồi đắp bằng tình yêu thương, như vậy nó cũng như hạt giống được ươm mầm được chăm sóc, rồi lớn lên thành cây. Nếu như chăm sóc tốt thì cao lớn thành cây đại thụ xum xuê cành lá ví như hạnh phúc tròn đầy, gia đình thêm gắn kết. Còn nếu như chăm sóc không tốt thì như cây non yếu ớt, gió lay dễ đổ ví như hạnh phúc nhạt nhòa, tình cảm chóng rạn nứt. + Hạnh phúc cũng cần được bảo vệ bởi lòng kiên định, sự cảm thông, sẻ chia ví như tòa thành vững chãi bao bọc lấy ngôi nhà bé nhỏ khỏi bão táp, phong ba. + Kho tàng thì khác, nó chỉ cần được bổ sung bằng cách cho ra những sản phẩm tinh thần, được phát triển bằng việc đón nhận và bảo vệ bằng cách duy trì, phổ biến rộng rãi và chống mai một. d) Bàn luận mở rộng: - Hạnh phúc gia đình, quý giá và đáng trân trọng nhưng không bao gồm sự ích kỉ, đôi khi là níu giữ một điều gì đó xa vời, hay cố chấp bắt buộc người khác tạo dựng một điều gì theo ý của mình mà không màn đến cảm nhận của họ. - Hạnh phúc gia đình được vun trồng bằng tình yêu thương thể hiện đúng cách, đúng hoàn cảnh và đúng thời điểm. Đừng để nó đi vào con đường lầm lạc nếu không thì cái tưởng chừng như hạnh phúc lại hóa ra bi kịch không lối thoát. e) Bài học về nhận thức và hành động: - Hạnh phúc gia đình luôn luôn quý giá hơn bất kì kho tàng nào trên trái đất. Hạnh phúc gia đình là phải vất vả vun đắp và tất nhiên thành quả nhận được chính là hoa thơm quả ngọt. - Hạnh phúc gia đình là thứ quý giá, không dễ gì mà có nên phải hết sức trân trọng nó, cho dù bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nắm giữ đừng để nó xuất hiện một vết nứt nào, dẫu đó là tòa thành kiên cố thì nhiều vết nứt thì rồi cũng có ngày phải sụp đổ mà thôi. 3. Kết bài: a) Đánh giá lại câu nói của Calderon. b) Đưa ra lời nhắn nhủ. admin: Minh Nguyễn ^^ Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 2: Trong lời phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 năm 2016 có nói: “Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 2
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog là bằng chứng kiến thức của Việt Nam.Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở – Rành rành đã định tại sách trời.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam trong sự nhìn nhận của người ngoại quốc. I – ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 1. Tìm hiểu đề - Dạng đề: Nghị luận xã hội – nghị luận về một tưởng đạo lí. - Đối tượng nghị luận: Nét đẹp văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam. - Nội dung đề: Bàn luận về văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam dưới góc nhìn một người ngoại quốc 2. Tìm ý Tìm hiểu nét đẹp văn hóa và con người Việt Nam thông qua đoạn trích, mở rộng làm phong phú bài viết. 3. Phương pháp làm bài Vận dụng các thao tác lập luận, nêu ra dẫn chứng để cụ thể hóa, làm cho bài viết xác thực hơn. II – HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 1. Mở bài a) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5 năm 2016, tổng thống Obama đã có đôi lời nhắn nhủ đối với người Việt Nam và qua đó ông cũng đã thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận của bản thân về văn hóa và con người Việt Nam. b) Đánh giá sơ bộ: Văn hóa và con người Việt Nam hiện lên trong mắt người ngoại quốc thật đẹp đẽ, không chỉ là mảnh đất sinh ra những con người hào kiệt mà còn là cánh đồng màu mỡ trù phú vun trồng một nền văn hóa rực rỡ hơn ngàn năm. 2. Thân bài a) Nét đẹp văn hóa và con người Việt Nam dưới góc nhìn một người ngoại quốc: Nét đẹp văn hóa Việt Nam: - Việt Nam là mảnh đất nghìn năm văn hiến, con người trên đất nước này đã sinh sống và trồng cấy lên những hạt thóc dung dị làm nên bởi sự tảo tần, không quản nắng mưa, khó nhọc. - Lịch sử còn hiện hữu trên những chiếc trống đồng Đông Sơn, những chiếc trống đồng ấy mang linh hồn của xã hội Việt cổ, của những con người Việt thuở xa xưa. Những chiếc trống đồng ấy mang trên mình những nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Việt thuở sơ khai, là bằng chứng cho sự hiện hữu của nền văn hóa hơn nghìn năm trên đất Việt. - Hà Nội, một vùng đất trù phú đã đứng vững trên con sông Hồng suốt ngần ấy năm qua. Những con người Hà Nội, của cả đất nước này đã gắn bó với con sông ấy, con sông chở nặng những dòng phù Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 3
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog sa. Con sông mang đến cho đất nước này cái giàu có, cái trù phú, cho những con người Việt Nam chén thơm ngọt, mang đến những quãng trời kí ức tuổi thơ tươi đẹp. - Lụa được dệt nên bởi những bàn tay tài hoa của con người xứ Hà Đông, những bức tranh mang hình bóng quê nhà không những in sâu trong kí ức của những con người Việt Nam mà còn là những con người yêu mến văn hóa Việt khắp thế giới. - Văn Miếu, biểu tượng của văn hóa Việt, biểu tượng của văn hóa thủ đô đã ghi dấu những nhà nho uyên bác, tài hoa. Văn Miếu là biểu trưng cho tài năng và trí tuệ của con người Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm qua. Nét đẹp trong phẩm chất con người: - Con người Việt Nam là những anh hùng bước lên từ trong khó nhọc cả trên mặt trận với kẻ thù lẫn trong công cuộc đổi mới đất nước. Họ những anh hùng đã làm nên truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc. Cũng chính họ những anh hùng trong trái tim mỗi con người Việt là dựng nên một nền văn hóa rực rỡ và đẹp đẽ như một bức tường thành tráng lệ đã trường tồn với non sông, với thời gian. b) Sự nhìn nhận về nét đẹp văn hóa và con người Việt Nam: - Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ, nét đẹp văn hóa ấy đã hiện diện trong từng phương diện của cuộc sống. - Trong trái tim của mỗi con người Việt Nam luôn luôn cháy bỏng một tinh thần yêu nước tha thiết, và đó cũng đã là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Suốt hàng nghìn năm qua, non sông đã nhiều lần gặp cảnh bị xâm lăng, nhưng thà nhuộm máu nơi sa trường còn hơn đứng nhìn cảnh đất nước, bờ cõi rơi vào tay giặc, những con người Việt Nam vẫn hết mình vì nghĩa nước, vì lòng trung thành với nước nhà, vì tổ quốc thân yêu, họ sẵn sàng hi sinh tất cả thậm chí là mạng sống để bảo vệ bờ cõi non sông đất nước. - Thời buổi bình lặng, đất nước yên ổn, giặc bị đánh tan, người Việt Nam vẫn luôn ý thức giữ gìn lấy cái văn hóa, gầy dựng, làm đẹp thêm cái văn hóa ấy. - Bởi vậy mà văn hóa và con người Việt Nam đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng những người ngoại quốc. Họ trân trọng cái nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, họ cảm phục bởi những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh nước Việt đã đi sâu vào trong tiềm thức của những người biết trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên thế giới. c) Mở rộng: Trong mắt người quốc, văn hóa và con người Việt Nam đẹp đến như thế. Vậy trong nhận thức của người Việt Nam họ nghĩ gì về văn hóa nước nhà, nhất là giới trẻ hiện đại? - Có lẽ trong vài năm trở lại đây, mặc dù hình ảnh văn hóa Việt Nam đã đến gần hơn với người ngoại quốc nhưng nó vẫn chưa để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ hiện đại. - Điều đó hoàn toàn dễ hiểu bởi vì việc tiếp xúc với văn Tây học đã dần đổi mới xã hội. Thêm vào đó là việc giáo dục giới trẻ nhìn nhận rõ về nét đẹp văn hóa nước nhà, về nét đẹp phẩm chất con người vẫn chưa được khả thi. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 4
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog - Để cho giới trẻ nhìn nhận rõ và thêm yêu đất nước, con người Việt Nam, cần phải có biện pháp giáo dục hiệu quả để giới trẻ đến gần hơn, tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa nước nhà. d) Bài học về nhận thức và hành động: Phải quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam để người ngoại quốc có một cái nhìn cởi mở hơn, cũng như trân trọng nét đẹp của đất nước Việt Nam hơn. Giới trẻ cũng cần được giáo dục để thêm yêu hơn cái mảnh đất đã sinh ra mình, đã nuôi lớn bản thân mình. 3. Kết bài: a) Đánh giá lại lời nói của tổng thống Obama. b) Đưa ra lời nhắn nhủ. admin: Minh Nguyễn ^^ Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 3: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.” I-Mở bài : Ông cha ta từng có câu: “Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau” Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Democrite nói : “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống” II- Thân bài : - Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình bạn rất gần gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như nhiều thứ tình cảm khác. Tình bạn là một phạm trù xã hội, được dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh… mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh hay bạn chiến đấu. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc. Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như câu nói: “Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì nhờ bạn bè”. Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất quan trọng, nếu ai không có bạn thì đó là một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều hạnh phúc nhất của mỗi cuộc đời như nhà văn A.Manzoni đã nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 5
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog - Trong cuộc sống, tình bạn được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ thời đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các Mác và Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các Mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn.. Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý. - Bên cạnh tình bạn chân chính còn có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình bạn được xây dựng dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê “tình bạn” óng ánh kia sẽ không còn sáng lấp lánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối.Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình. Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ “tình bạn” không còn thiêng liêng và cao quý nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa thứ tình bạn đáng xấu xa này. III- Kết bài : Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.” Admin: VMH (sưu tầm) Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 4: Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích nhật kí Đặng Thùy Trâm) A. Mở bài Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. B. Thân bài 1. giải thích + Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống. + Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại → Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố 2. Bàn luận + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 6
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog +Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện - Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,…. - Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,…) - Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. +Bàn bạc vấn đề: - Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. -Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). - Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. - Chỉ rõ tác hại của việc sống thiếu nghị lực, bản lĩnh (ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội,..) 3. Bài học nhận thức, hành động - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích C Kết bài - Đánh giá lại câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm - Đưa ra một thông điệp tương tự admin: Gôn ^.^ Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 5: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận” (Euripides). Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? a. Mở bài: - Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình. - Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. b. Thân bài: b.1. Giải thích: “Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt. “Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 7
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người. b.2. Bàn luận: - Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. - Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời. - Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta. Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca à thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận. b.3. Mở rộng: - Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính. - Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước. b.4. Phê phán: - Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…) à Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời. Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi. à những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình. b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động: - Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời. - Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn. - Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thể c. Kết bài: Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 8
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog - Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người. - Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình. - Liên hệ bản thân Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 6: Anh/chị hiểu gì về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Bài văn mẫu: Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống. Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc. Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh – trước hết là chiến thắng chính mình. Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống. Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 7: Trong một buổi giao lưu với sinh viên, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu khi bàn về sự hội nhập đã chia sẻ: “…Giới trẻ VN phải biết tranh thủ cơ hội, với sự sắc bén, thông minh và phải có bản lĩnh. Thế giới bao la đầy cơ hội, nhưng có nhiều điều rất khó hiểu, khó lường và cả những nguy cơ, nguy hiểm. Sự thông minh và bản lĩnh ở đây chính là tìm được viên ngọc trong cái mớ bòng bong đó”. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 9
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog Từ nhận định trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề ứng xử của thế hệ trẻ trước sự hội nhập văn hóa? Bằng một bài văn không quá 600 từ, hãy trình bày quan điểm của bản thân. 1. Mở bài - Hội nhập quốc tế là một xu hướng diễn ra từng ngày từng giờ, không chỉ xuất hiện ở bề rộng mà còn đi vào chiều sâu, trong đó nổi bật là hội nhập văn hóa. Trong bối cảnh đó, thanh niên cần có thái độ ứng xử phù hợp để tận dụng nguồn lực tích cực mà quá trình hội nhập văn hóa đem đến, như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ninh trong một cuộc trao đổi với sinh viên: “…Giới trẻ VN phải biết tranh thủ cơ hội, với sự sắc bén, thông minh và phải có bản lĩnh. Thế giới bao la đầy cơ hội, nhưng có nhiều điều rất khó hiểu, khó lường và cả những nguy cơ, nguy hiểm. Sự thông minh và bản lĩnh ở đây chính là tìm được viên ngọc trong cái mớ bòng bong đó”. 2. Thân bài 2.1. Giải thích nhận định Bối cảnh hội nhập, đặc biệt là hội nhập về văn hóa ra mở nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức: “nhiều điều rất khó hiểu, khó lường và cả những nguy cơ, nguy hiểm”. Thái độ ứng xử của thanh niên trước quá trình hội nhập đang diễn ra: + “Tranh thủ cơ hội”: tận dụng điều kiện thuận lợi mà quá trình hội nhập đem đến. + “Tìm được viên ngọc trong mớ bòng bong đó”: hấp thu, chọn lọc những giá trị tốt đẹp, tích cực. --> Câu nói như một lời khuyên gửi đến thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập giao lưu văn hóa: biết tận dụng cơ hội đang mở ra, đồng thời phải rèn luyện bản lĩnh, tỉnh táo chọn lọc các giá trị tích cực. 2.2. Vì sao thanh niên cần có thái độ ứng xử phù hợp trước sự hội nhập văn hóa? - Khách quan: quá trình hội nhập không phải bao giờ cũng đem đến những điều kiện thuận lợi, các giá trị tích cực. Bên trong sự mở rộng hợp tác giao lưu về văn hóa luôn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ tác động đến nhiều đối tượng, trong đó có thế hệ trẻ - Dẫn chứng: sự bóp méo ngôn ngữ mẹ đẻ do pha tạp, lai căng; các trào lưu không phù hợp với thuần phong mĩ tục. - Chủ quan: giới trẻ nhanh tìm tòi, học hỏi cái mới lạ nhưng đa số còn thiếu sót kinh nghiệm sống, kĩ năng ứng xử trong môi trường hội nhập. 2.3. Thanh niên đang ứng xử trước quá trình hội nhập văn hóa như thế nào? Các biểu hiện tích cực, thể hiện sự chủ động nắm bắt các cơ hội mà sự hội nhập tạo ra: + Đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài: Lớp học BETOAJI dạy món ăn Việt Nam của nhóm bạn trẻ học tập và sinh sống tại Nhật Bản. + Ứng dụng công nghệ hiện đại để góp phần quảng bá văn hóa: giải pháp tổng thể Visual Museum nhằm tạo ra những bảo tàng ảo ở Việt Nam được nhóm bạn trẻ của Công ty AVR360 áp dụng tại Bảo tàng Quảng Ninh. Các biểu hiện tiêu cực do chưa có sự tiếp nhận đúng đắn các giá trị mà sự hội nhập đem đến: + Thần tượng các ngôi sao quốc tế một cách thái quá: hôn ghế thần tượng, gào khóc đến ngất xỉu khi trông thấy thần tượng, đuổi theo xe chở thần tượng trên đường cao tốc ra sân bay. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 10
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog + Ăn theo các trào lưu đang “gây bão” toàn thế giới mà không xét đến thuần phong mĩ tục: trào lưu “kiss cam” (hôn người lạ trên đường) 2.4. Làm thế nào để hình thành thái độ ứng xử phù hợp trong quá trình hội nhập? - Am hiểu tường tận nền văn hóa dân tộc mình để xây dựng phông kiến thức vững vàng và tư duy phản biện trước nền văn hóa dân tộc khác. - Trau dồi vốn ngoại ngữ để có thể tìm hiểu, khám phá nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Tự tin thể hiện con người, bản sắc của đất nước mình trước bạn bè quốc tế để thực sự là một phần trong sự hội nhập. 2.5. Mở rộng, lật ngược vấn đề về thái độ ứng xử của thế hệ trẻ trước sự hội nhập văn hóa - Sự hội nhập quốc tế không dừng lại ở sự giao lưu văn hóa mà còn bao gồm hội nhập về kinh tế, giáo dục,…với những cơ hội, thách thức riêng. - Tiếp thu văn hóa có chọn lọc không có nghĩa là nói “không” với giao lưu văn hóa, khép mình trước sự hội nhập. 3. Kết bài Hội nhập về văn hóa là một xu hướng tất yếu, tiềm ẩn những cơ hội và thách thức. Thế hệ trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể tận dụng những cơ hội đang mở ra, hấp thụ cái hay, cái đẹp để bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc mình. Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 8 : “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang –cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập) Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên Hướng dẫn cách làm bài : Mở bài: – Đường đời của mỗi con người thường là một lối đi riêng mà không người nào giống người nào, những hạnh phúc có được trong cuộc sống đều là thành quả của việc bước qua những khó khăn – Vượt qua những giông tố cuộc đời, dù vất vả hay nhọc nhằn niềm vui và thành công đến với con người mới mang ý nghĩa đích thực và vẹn toàn. – Chân lí này đã được đề cập sâu sắc trong lời bài hát của ca sĩ Trần Lập:”Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả – “ Hoa hồng” là loại hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, một loại hoa đẹp luôn là biểu tượng cao nhất của tình yêu trong cuộc sống con người. Ở đây hoa hồng là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. – “ Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời” Qua cơn mưa trời lại sáng” Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 11
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog =>Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “ chịu đau’ khi gặp những” mũi gai” và “ đi qua muôn ngàn sóng gió”. 2. Bàn luận – Hạnh phúc, vui sướng… luôn là ước mơ cũng là mục tiêu của mọi con người. Nhưng nghịch lí cuộc đời vẫn để khó khăn vất vả chiếm đa phần trong đời mỗi chúng ta. Phải đi qua, thoát ra khỏi đau khổ, con người mới có thành công. Dẫn chứng: Cuộc đời ca sĩ Trần Lập cũng là cuộc đời thành công của một người luôn biết vươn lên, đẩy lùi bóng tối và kéo ánh sáng lại gần mình. Sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em, Trần Lập phải chịu vất vả từ nhỏ. Bố mẹ đi làm để kiếm kế sinh nhai khóa cửa Trần Lập một mình. Vì vậy, để xua đi nỗi cô đơn của bản thân anh mở chiếc đài cũ kĩ của Liên Xô để tự “ thỏa chí” đam mê âm nhạc. Chính việc đó đã giúp anh trở thành một nhạc sĩ sáng tác và hát Rock thành công trong suốt 20 năm làm nghề. Ở tuổi ngoài 40, khi bị mắc bệnh ung thư trực tràng anh vẫn say mê hát và cống hiến. Có lẽ, không ít người đã phải rơi nước mắt cảm phục khi nhìn thấy hình ảnh vị nhạc sĩ quá cố mũi đeo ống thở ô-xi, tay chằng chịt những dây dẫn nước; nằm điều trị tại bệnh viện mà anh vẫn nở một nụ cười thật tươi, giơ tay chào khán giả. Định mệnh cuộc đời đã không cho con người nghị lực ấy có cơ hội vượt qua cửa tử thần một lần nữa. Nhưng những gì anh để lại cho đời vẫn vững chãi như “ Bức Tường” anh đã đặt tên. – Mọi sự thành công đều bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang. Dẫn chứng: Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới. – Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan ở đời. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn. Dẫn chứng: Người thương binh Nguyễn Xuân Năng với tinh thần” Thương binh tàn mà không phế” đã có nhiều thành tích cao trong việc thi đấu bóng bàn ở trong nước và Quốc tế. c. Phê phán – Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc. – Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn. Dẫn chứng: Nhiều cán bộ vì muốn giàu ra sức tham nhũng của dân chúng; thành công mà hại người khác… Kết bài: – Lời bài hát là lời của chân lí sống, cách sống và nghị lực sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm sống quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập- một người tài hoa nhưng bạc mệnh. – Tuy không còn tồn tại nhưng những đúc kết cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc của thành viên trụ cột của ban nhạc “ Bức Tường” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc. Ad: VMH ( Sưu tầm) Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 12
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog Đề bài 9: Suy nghĩ của anh/chị trước câu hỏi: “Học để làm gì ? ”. Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trả lời cho câu hỏi trên. Hướng dẫn: 1. Giải thích câu nói: Học: là quá trình tiếp thu những kiến thức ở trường, ở cuộc sống. Nhờ đó, ta được nâng cao hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. “Học để làm gì?”: Là câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi ta bắt đầu quá trình học tập. Nó giúp chúng ta có định hướng rõ ràng về mục đích học tập để từ đó xác định nội dung học, phương pháp học phù hợp, hiệu quả. 2. Bàn luận: Các mục tiêu của việc học: Học để biết: + Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Biết là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người. Con người từ chưa biết đến biết.Từ biết ít đến biết nhiều, từ biết sơ sài đến biết sâu sắc, từ chỗ biết một lĩnh vực mà có hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau… + Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội; tự làm giàu kho tri thức của mình trong các lĩnh vực tạo được vốn sống sâu sắc. + Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những kiến thức đó, con người có khả năng hiểu biết bản chất về con người và tự nhận thức về bản thân. Nói cách khác, nhờ học con người có thể “biết người”-“biết mình”. Học để làm: + Học để làm là mục đích tiếp theo của việc học. Làm là vận dụng kiến thức, hiểu biết có được vào thực tế cuộc sống. Đây là nội dung thể hiện mục đích thiết thực nhất của việc học: “Học đi đôi với hành”. + Làm trước hết để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cụ thể phục vụ nhu cầu sống của bản thân và góp phần tạo ra của cải cho xã hội. + Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới cho bản thân và cho xã hội. Học để chung sống: + Học để chung sống là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. Chung sống là khả năng hòa nhập xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.. để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ xã hội phức tạp của con người trong quá trình sống. Đây là hệ quả tất yếu của việc biết, làm. + Bởi lẽ “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách con người được hình thành, khẳng định, thử thách trong cuộc sống. Học để tự khẳng định mình: + Học để tự khẳng định mình là mục đích sau cùng của việc học. Tự khẳng định mình là tạo lập được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 13
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. + Từ việc học, mỗi người sẽ có thể khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất… 3. Bài học nhận thức và hành động: Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần xác định vai trò của việc học tập một cách rõ ràng, cần xác định mình học những gì (nội dung thiết thực) và phải học như thế nào (lựa chọn phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả). Học là nhiệm vụ suốt đời. *Mở rộng: + Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng. FRANKLIN (MỸ) +Học tập vì ngày mai lập nghiệp. +Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. +Phê phán những cá nhân ỷ lại, lười học, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập. -Liên hệ bản thân. Ad: VMH(Sưu tầm) Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 10: Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường trong giới học sinh sinh viên hiện nay. 1. Mở bài: - Nêu và khái quát vấn đề cần nghị luận ( bạo lực học đường trong giới học sinh sinh viên hiện nay ). - Nêu đánh giá, nhận xét chung ( có xu hướng tăng, đang là vấn đề nóng của xã hội ). 2. Thân bài: * Giải thích: - Bạo lực học đường là gì ? ( Những hành vi thô bạo, bất chấp đạo lý, xâm phạm thân thể người khác, ... ) - Tầm ảnh hưởng và hậu quả ( về thân thể, tâm lí ). * Hiện trạng: - Phổ biến, có xu hướng tăng. - Biểu hiện: + Xúc phạm, xỉ nhục, lăng mạ nhân phẩm, gây tổn thương tâm lý qua lời nói. + Xúc phạm thân thể ( đánh, tra tấn, hành hạ,... ). - Chứng minh: + Thông qua các thông tin, clip trên mạng. ( . Clip đánh bạn của nam, nữ sinh) . Học sinh có thái độ không đúng mực với giáo viên, bạn bè. . Giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của học sinh. . Lập các băng nhóm đánh nhau. ) + Liên hệ thực tế. * Nguyên nhân: Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 14
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog - Lí do gián tiếp: đá đểu, nói xấu nhau trên mạng, thách thức, ... - Thiếu quan tâm của gia đình, ảnh hưởng từ trong gia đình. - Thiếu khả năng kiểm soát, hiểu sai lệch về quan niệm sống. - Do ảnh hưởng từ môi trường bạo lực ( phim ảnh, sách báo, ... ) - Xã hội thờ ơ, giải pháp thiếu thực tế. - Nhà trường chú trọng về dạy văn hóa, tập trung nhiều về chuyên môn, quên việc giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tính hiếu động, hiếu thắng của tuổi vị thành niên, trưởng thành. * Hậu quả: - Nạn nhân: tổn thương thể tác, tâm lý, dè dặt, thiếu cảm an toàn. - Người gây ra bạo lực: + Ảnh hưởng đến tương lại, đạo đức. + Gây nguy hại cho xã hội. + Phát triển không toàn diện. + Bị xã hội lên án, xa lánh, căm ghét. * Giải pháp: - Nâng cao nhận thức, học cách kiềm chế thái độ và hành vi của mình. - Giữ cho trái tim luôn hướng thiện. - Ý thức được hậu quả do hành động mình gây nên. - Gia đình, nhà trường và xã hội cần có cách dạy dỗ răn đe đúng đắn, tuyên truyền, có biện pháp trừng phạt phù hợp kiên quyết. - Coi trọng việc dạy kĩ năng, đạo đức. * Mở rộng / Phản đề: - Không có thái độ hay suy nghĩ bi quan, " vơ đũa cả nắm". - Cần học và noi gương của những tấm gương tốt và hành động đẹp. - Hình thành thái độ sống đồng cảm, yêu thương và đùm bọc. - Phát huy những điều tốt đẹp, tính nhân ái. * Kết bài: - Khái quát lại vấn đề. - Rút ra bài học, quan niệm sống cho bản thân. {Ad: Lê Thảo Vi} Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 11: Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” facebook hiện nay. Gợi ý bài làm mẫu: Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 15
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói facebook chính là một thế giới “bạn ảo”, ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng,tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích. Tuy nhiên facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên. Nhiều bạn trẻ hiện nay đã dành thời gian quá nhiều để lướt face book mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không. Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn. Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn. Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh. Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, ban thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để ‘đầu tư” vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không. Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. NHững mối quan hệ thân thiết trở nên giãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 16
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog Để hạn chế hiện tượng nghiện facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi. Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề bài 12: Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa giao tiếp của người Việt trong thời buổi hiện đại. I – ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 1. Tìm hiểu đề Dạng đề: Nghị luận xã hội, nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đối tượng nghị luận: Vấn đề văn hóa giao tiếp trong thời buổi hội nhấp với thế giới. Nội dung đề: Đánh giá thực trạng xã hội về phương thức giao tiếp của người Việt. 2. Tìm ý Tìm hiểu khái niệm “văn hóa giao tiếp”, “phương thức giao tiếp”. Nhận định rõ các lợi ích và tác hại cũng như biểu hiện, thực trạng vấn đề. Giảng giải nguyên nhân – kết quả và tìm ra hướng giải quyết thích hợp. 3. Phương pháp Áp dụng các thao tác lập luận đã được học nhằm làm sáng tỏ, mở rộng nội dung phạm vi bàn luận. II – DÀN Ý CHI TIẾT 1. Mở bài a) Dẫn dắt vào vấn đề: Công nghệ số đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà người ta giao tiếp và thậm chí kể cả văn hóa giao tiếp cũng đang dần thay đổi do sự ảnh hưởng từ thời đại số hóa thông tin. b) Đánh giá sơ bộ: Giao tiếp bằng công cụ số hóa đã mang lại những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận thế nhưng việc thay thế hoàn toàn việc giao tiếp thông thường bằng công cụ số đang để lại những hệ lụy không nhỏ trong xã hội hiện tại. 2. Thân bài a) Giải thích, nhận định vấn đề Văn hóa giao tiếp là gì? - Văn hóa giao tiếp là những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người hiểu nhau hơn. - Văn hóa giao tiếp đã trở thành nghệ thuật bởi nó bao hàm những kĩ năng mà đòi hỏi muốn giao tiếp tốt, con người phải rèn luyện, áp dụng vào mọi hoàn cảnh thì mới cải thiện được. Văn hóa giao tiếp trong bối cảnh hiện đại: - Đổi mới hoàn toàn: + Văn hóa giao tiếp đang ngày càng biến đổi. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 17
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog + Dẫn chứng: Nếu như vài thập niên trước, việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng cách giao tiếp thông thường như đối thoại trực tiếp, nhờ chuyển tải, viết thư tay thì giờ đây, việc giao tiếp đã trở nên cực kì đơn giản bởi chỉ cần cằm trên tay chiếc smartphone, ấn vài nút thì đã hoàn tất việc kết nối. - Bị chi phối hoàn toàn bởi công nghệ số: + Văn hóa giao tiếp trở nên dễ dàng như vậy chính là nhờ vào sự phán triển ngày một mạnh mẽ của công nghệ số hóa. + Dẫn chứng: Với chiếc smartphone, việc kết nối đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết thậm chí là kết nối từ lục địa này sang lục địa khác. Từ bước tiến vượt bậc với công nghệ thư điện tử, giờ đây công nghệ số đã vươn xa hơn nữa để tiến đến những ứng dụng thông tin cực kì dễ tiếp cận để phục vụ nhu cầu số hóa cũng như trao đổi thông tin. b) Bàn luận Lợi ích của công nghệ số trong việc đổi mới phương thức giao tiếp và trao đổi thông tin: - Việc giao tiếp giữa con người với con người trở nên số hóa, nhờ các công cụ số việc giao tiếp của con người với con người đã không còn bị giới hạn bởi khoảng cách. - Việc trao đổi thông tin cũng ngày một đơn giản hơn, không những thuận tiện, không tốn kém mà còn rất nhanh so với các phương thức trao đổi truyền thống, đem lại những hiệu quả thiết thực trong các hoạt động thường ngày của con người. Hệ lụy mà công nghệ số để lại trong quá trình chuyển đổi văn hóa giao tiếp: - Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua công nghệ số: + Giao tiếp thông qua công cụ số đã làm mất đi những tính chất đặc trưng của giao tiếp trực tiếp bao gồm sự cởi mở trong giao tiếp, sự chia sẻ và cả việc biểu đạt cảm xúc cũng số hóa bằng các biểu tượng được cung cấp bởi các dịch vụ tiện tích, thay vì việc biểu đạt cảm xúc ấy chỉ được thể hiện thông qua ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể. + Thực trạng vấn đề: * Gia đình bị ngăn cách bởi một bức tường “số” mỗi người mỗi góc, cứ cắm mặt vào màn hình tivi, smartphone, máy tính bảng hay laptop. Chỉ trong vòng chưa đến mười năm, cuộc xum họp gia đình đã trở nên nhạt nhòa và vô vị tới mức nhàm chám. Chỉ còn những tiếng tin nhắn hay thông báo từ các công cụ số, mỗi người vẫn cứ đắm chìm trong thế giới riêng của mình, không ai nhìn nhau hay nói bất cứ một điều gì, hoặc dẫu cho có nói thì cũng chưa đến hai ba câu thì lại quay về với màn hình smartphone. * Trong những quán cà phê, nhà hàng, quán ăn, trong những cuộc họp mặt bạn bè, đã không còn xa lạ gì với việc ai ai cũng cằm trên tay chiếc smartphone, nhìn chăm chăm vào màn hình và đôi khi còn cười khúc khích. Thay vì nói trực tiếp vì họ chọn cách nói thông qua công cụ số bởi họ cho đó là tiện lợi, nhanh chóng. Bởi vậy mà mặt đối mặt mà vẫn cứ sử dụng công cụ số để trò chuyện cũng nhau. * Ngoài ra, còn có những hiện tượng “phát triển từ vựng” đầy sáng tạo trong giới trẻ hiện đại. Teencode, viết tắt, dùng kí hiệu đã trở nên quá quen thuộc với giới trẻ. Thậm chí khi bố mẹ cũng giao tiếp thông qua công cụ số, các teen vẫn cứ dùng lối tiếng Việt mới khiến cho bố mẹ không biết ngôn ngữ này xuất phát từ đâu mà con mình học được thế. + Những hậu quả khôn lường: Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 18
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog * Trẻ chậm phát triển một số kĩ năng giao tiếp thông thường bởi việc cxho trẻ sử dụng công nghệ số quá sớm. Đồng thời, việc bố mẹ, người thân ngày ngày cứ cắm mặt vào smartphone, máy tính cũng góp mặt vào vấn đề trên. * Các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo, xa cách. Xuất hiện hiện tượng yêu thương ảo, nhạt nhòa và vô vị. * Tiếng Việt “biến thể” đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt, khiến tiếng Việt ngày một nghèo nàn, mất đi giá trị vốn có của nó. c) Những giải pháp cụ thể - Hạn chế giao tiếp bằng công cụ số. Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn ngoài trời để tình cảm giữa con người với con người ngày thêm khắng khít, chân thành hơn. - Đừng để trẻ tiếp cận công cụ số quá sớm, hãy giao tiếp cùng trẻ nhiều hơn để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, đồng thời trẻ cũng có thể phát triển được các kĩ năng giao tiếp cơ bản. - Không nên dùng teencode quá nhiều, hãy dùng tiếng Việt chuẩn trong đời sống thực cũng như ngôn ngữ trên thiết bị số, hành động đó chính là một hình thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. d) Bàn luận mở rộng - Hạn chế tiếp xúc với công cụ số thế nhưng không phải là tuyệt nhiên không động đến. Việc cách biệt với công nghệ số trong giao tiếp sẽ đẩy con người đi đến sự lạc hậu, tuột hậu so với thời đại, làm hạn chế khả năng cũng như tốc độ tiếp cận thông tin. - Đừng cấm trẻ sử dụng công nghệ mà nên hạn chế việc trẻ sử dụng nó. Bởi nếu không vận dụng công nghệ số trẻ cũng sẽ chậm chạp trong việc xử lí thông tin số, ảnh hưởng đến những kĩ năng sử dụng công nghệ trong tương lai. e) Bài học về nhận thức và hành động Công nghệ số là một điều kì diệu mà nhân loại đạt được nhưng phải hết sức thông minh trong việc sử dụng nó bởi nếu đã sai lầm trong việc sử dụng công nghệ số sẽ đem đến những hệ lụy khó có thể cứu vãn được. Bởi vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng công nghệ số, đó là một phương tiện đưa con người đến gần với nhau nhưng cũng là tác nhân khiến con người thêm xa cách. 3. Kết bài a) Đánh giá lại về vấn đề b) Đưa ra lời nhắn nhủ [Ad: Mon Mon ] Fanpage https://www.facebook.com/HocNguVanBlog Đề Bài 13: Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện trạng: nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc. Gợi ý: 1. Nêu thực trạng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục đất nước. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ: + Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013). Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 19
- Một số bài NLXH do ad Học ngữ văn biên soạn và tuyển chọn #HocNguVanBlog + Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường. + Năm 2015, kì thi THPT QG diễn ra: Tại điểm thi trường THPT Yên Thành 2, huyện Yên Thành (Nghệ An), duy nhất 1 thí sinh Phạm Xuân Hải dự thi môn Lịch sử. Hội đồng coi thi vẫn bố trí 66 cán bộ phục vụ sĩ tử này. + Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi; học sinh gần di tích lịch sử cũng không biết lịch sử di tích gần mình. + Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được lấy tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị, không biệt phân biệt triều đại, các vị vua. + Chương trình Chuyển động 24h của VTV thực hiện phóng sự ngắn tại hai tuyến phố lịch sử Tây Sơn và Đặng Tiến Đông với câu hỏi rất đơn giản về vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Câu hỏi về mối quan hệ giữa hai cái tên Quang Trung – Nguyễn Huệ cho các em ở lứa tuổi học sinh. Các em đã khiến hầu hết người nghe phải bàng hoàng khi đưa ra câu trả lời Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai bố con, hai anh em, bạn thân chiến đấu. Thậm chí, trong phóng sự, có một em học sinh còn chắc chắn như đinh đóng cột rằng “Quang Trung là nhà thơ, trường con chính là trường của ông ấy – trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”. Phóng sự ngắn trên một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của học sinh Việt Nam. Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu ? 2. Nguyên nhân: + Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng, không hấp dẫn; nhiều mốc thời gian, sự kiện khó nhớ khó thuộc gây ra sự rối loạn cho HS; thầy, cô dạy không có phương pháp tích cực, hiệu quả và thiếu nhiệt tình, không truyền được niềm đam mê, sự hứng thú lịch sử cho học sinh. + Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc, phim Hàn Quốc. + Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn quanh mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề sau này, quá ít đọc các sách, các tài liệu về lịch sử. – Tuy nhiên chúng ta không nên đánh đồng tất cả: + GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói rằng: “Nếu môn học nào cũng bắt buộc thi, chúng ta lại giáo dục ra những con người đồng bộ”. + PGS.TS Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp thì: “Không thể đánh đồng các khái niệm”: “Nếu các em không chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp không có nghĩa là các em không yêu thích môn này, hay các em không yêu nước. Thực tế, có rất nhiều em học khối tự nhiên vẫn rất giỏi Lịch sử. Vấn đề là các em lựa chọn môn thi phù hợp với sở trường và phù hợp với kỳ thi đại học sắp tới. Share bài, giới thiệu bạn bè Page Học ngữ văn để nhận được các tài liệu Văn hay nhất! 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
1 SỐ DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY 2011 – PHẦN 1
11 p | 525 | 144
-
1 SỐ DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY 2011 – PHẦN 7
5 p | 736 | 107
-
Luyện thi Ngữ văn - Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội: Phần 2
53 p | 549 | 84
-
Tuyển tập những bài văn mẫu 12 (Tập 1): Phần 1
65 p | 184 | 41
-
Tuyển tập những bài văn mẫu 12 (Tập 1): Phần 2
69 p | 131 | 38
-
tuyển chọn 171 bài văn hay 11: phần 2
198 p | 102 | 35
-
Tuyển tập những bài văn mẫu 12 (Tập 2): Phần 2
71 p | 184 | 35
-
tuyển chọn 171 bài văn hay 11: phần 1
167 p | 112 | 24
-
Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều"
7 p | 76 | 9
-
những bài làm văn tiêu biểu 8 (in lần thứ hai có chỉnh lí và bổ sung): phần 2
40 p | 75 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các bài toán hình học phẳng được đề nghị trong các kì thi Imo từ 2003 đến 2007 vào việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
44 p | 28 | 4
-
Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
6 p | 19 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án (Vòng 1) - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
4 p | 12 | 3
-
Đề thi khảo sát chọn đội tuyển HSG môn Ngữ văn khối THPT năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
6 p | 11 | 3
-
Đề thi chọn đội tuyển HSG dự thi quốc gia môn Toán 12 năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bến Tre
1 p | 48 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 12 năm học 2013-2014 – Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
6 p | 55 | 2
-
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2018-2019 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang
1 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn