intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy và học cho lớp học thông minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày việc ứng dụng chuyển đổi vào trong lớp học thông minh có thể mang lại một sự thay đổi lớn trong giáo dục ngày nay, để góp phần vào phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số trong thời đại số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy và học cho lớp học thông minh

  1. International Conference on Smart Schools 2022 ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHO LỚP HỌC THÔNG MINH APPLICATION FOR DIGITAL TRANSFORMATION IN TEACHING AND LEARNING ACTIVITIES FOR SMART CLASSES TS. Châu Văn Bảo Ly Tu Trong College Email: chauvanbao@lttc.edu.vn Keywords: ABSTRACT: Applying digital transformation into smart classrooms Smart classroom, smart plays an important role in improving training quality, meeting the education, digital requirements of the 4th Industrial Revolution and international integration. transformation, digital With the strong development of science and technology, especially digital technology technology, it has created a great change and has a rapid impact on the economic, social and all aspects of human life, including the field of science and technology. education and training sector. The application of transformation into the smart classroom is gaining attention and becoming an educational development trend of countries around the world. In this article, it is presented that the application of transformation in smart classrooms can bring about a great change in education today, to contribute to the development of the knowledge economy and digital economy in the modern era. digitalization and deepening international integration. Từ khóa: TÓM TẮT: Ứng dụng chuyển đổi số vào lớp học thông minh có vai trò Lớp học thông minh, quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Cuộc giáo dục thông minh, chuyển Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế. Với sự phát triển mạnh đổi số, công nghệ số mẽ của khoa học, kỹ thuật nhất là công nghệ số đã tạo nên sự biến đổi to lớn và tác động nhanh đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ứng dụng chuyển đổi vào trong lớp học thông minh đang được quan tâm và trở thành một xu thế phát triển giáo dục của các nước trên thế giới. Trong bài viết này, trình bày việc ứng dụng chuyển đổi vào trong lớp học thông minh có thể mang lại một sự thay đổi lớn trong giáo dục ngày nay, để góp phần vào phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số trong thời đại số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 1. Giới thiệu Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục và đào tạo. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn từ việc ứng dụng chuyển đổi số vào giáo dục. Lớp học thông minh đang là xu hướng phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, đó không chỉ đơn thuần là quá trình tối ưu hóa và tự động hóa quy trình dạy và học mà còn làm thay đổi phương thức dạy và học, tư duy, cách tiếp cận trong tổ chức và quản lý giảng dạy lớp học thông minh với hình thức cung cấp dịch vụ thông minh, tạo ra những giá trị mới, kiến thức và kỹ năng mới đáp ứng được các yêu cầu của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại số và hội nhập quốc tế. Lớp học thông minh thể hiện sự tích hợp sáng tạo và thông minh các đối tượng, hệ thống thông minh dựa trên các công nghệ mới như nhận dạng tần số vô tuyến RFID, ảnh ba chiều, Internet vạn vật, điện toán đám mây, Bigdata, trực quan hóa dữ liệu thông minh, thực tế ảo, tương tác tử thông minh, truyền thông cộng tác và thông minh, v.v, cho phép giảng viên (GV) phát triển các chiến lược, phương pháp dạy-học thông minh để giảng dạy và cung cấp cho sinh viên (SV) những điều kiện thuận tiện và cơ hội để tối đa hóa trong học tập và đạt được hiệu quả cao trên cơ sở lựa chọn tốt nhất về địa điểm, cách học, và phương thức học, phân phối nội dung chương trình. Ngày này, ứng dụng chuyển đổi số vào trong lớp học thông minh là những mong ước và quan tâm của GV, SV. Một số trường trên thế giới đã và đang ứng dụng chuyển đổn số vào lớp học của họ, làm cho lớp học trở nên thông minh và hiện. Tác giả Davar Pishva, đưa ra tổng quan về các công nghệ được sử dụng trong các lớp học thông minh cho giáo dục từ xa được sử dụng để liên kết các trường đại học ở Nhật Bản và Hoa Kỳ làm cho khoảng cách học tập không còn, được trải nghiệm thú vị và hiệu quả như giáo dục của lớp học truyền thống. Ahmad Tasnim 79
  2. International Conference on Smart Schools 2022 Siddiqui, sử dụng số lượng lớn các máy tính có kết nối Internet với băng thông rộng và nội dung giáo dục phong phú đã tạo ra kết nối toàn cầu theo công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để cải tạo giáo dục. Ahmed Al- Hunaiyyan, đề xuất một mô hình học tập di động trong môi trường có lớp học thông minh như là một cách tiếp cận môi trường học tập có sử dụng công nghệ cao để đạt hiệu quả. Trong mô hình này, các thành phần của học tập di động là những phần thiết yếu của một lớp học thông minh và tích hợp trong một hệ thống có các tính năng di động với môi trường giảng dạy và học tập. Tác giả Jeffrey P. Bakken, trình bày mô hình lớp học thông minh dành cho SV khuyết tật và cách chúng có thể sử dụng các hệ thống phần mềm và phần cứng và công nghệ thông minh để học. Còn theo Prof. Rohini Temkar, ứng dụng I.O.T vào lớp học thông minh để thực hiện các trải nghiệm được tốt hơn trong lớp học và giúp GV có thể tập trung vào các kỹ năng của SV, điều nay sẽ tiết kiệm thời gian của cả hai. Trong bài báo này, trình bày việc ứng dụng chuyển đổi số vào lớp học thông minh để tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Xây dựng hệ thống phần mềm dùng cho lớp học thông minh − Hệ thống phần mềm dùng cho trước giờ học để hỗ trợ cho GV chuẩn bị các nội dung cần thiết cho buổi học và có các tính năng sau: − Chụp màn hình: Cho phép GV ghi lại hình ảnh động và tĩnh từ màn hình máy tính. − Ghi âm: Cho phép GV ghi lại audio, tường thuật cho video, cuộc gọi VoIP, âm nhạc và audio phát ra từ các ứng dụng khác trên máy tính. − Ghi từ webcam: Cho phép máy tính ghi lại bài giảng khi giảng viên dạy trên lớp hoặc làm video. − Ghi tập tin trực tuyến: Cho phép ghi lại các tập tin video và audio phát trực tiếp vào máy tính. − Lịch trình ghi âm: Cho phép GV đặt thời gian và ngày để tự động ghi lại những gì hiển thị trên màn hình máy tính. − Ghi từ thiết bị di động: Cho phép GV kết nối điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động khác với máy tính để bàn và ghi lại những gì được hiển thị trên màn hình điện thoại thông minh. − Thu phóng to và xoay: Có khả năng phóng to một phần của màn hình máy tính giúp SV dễ quan sát và tập trung vào nội dung học để hiểu rõ hơn, đồng thời cho phép GV dễ di chuyển từ phần này sang phần khác trên màn hình máy tính. − Phương tiện truyền thông: Cho phép GV nhập các tập video, audio và hình ảnh từ máy tính vào các tập nội dung học. − Điều chỉnh audio: Hỗ trợ tinh chỉnh các tập tin audio. − Thêm tiêu đề: Cho phép GV thêm thông tin tiêu đề vào đầu hoặc cuối tập video. − Thêm chú thích: Thêm nhận xét văn bản vào các bản ghi khác nhau. − Tách hoặc nối các tập tin video và audio: Cho phép GV cắt loại bỏ các đoạn video và audio không mong muốn ra khỏi các tập tin audio, video hiện có và chèn (nếu cần) vào các phần khác vào tập tin audio, video. − Hệ thống phần mềm ghi lại các hoạt động trong giờ học nhằm hỗ trợ cho các hoạt động trong giờ học và có các tính năng quan trọng sau: − Ghi lại màn hình: Chụp nội dung trên màn hình máy tính như video, slide PPT, hình ảnh động, mô phỏng máy tính, … − Phát trực tiếp: Phát trực tiếp cho các lớp học trực tuyến − Hệ thống camera: Ghi lại các hoạt động dạy và học từ nhiều máy quay video − Truyền phát di động: Cho phép GV phát video trực tiếp từ nhiều thiết bị di động khác nhau − Hệ các hoạt động trong lớp học: Mọi hoạt động (giảng dạy, thảo luận, thuyết trình, v.v.) trong lớp học được ghi chép và lưu trữ để cung cấp cho các sinh viên học. − Cảm biến và ghi âm tự động: Cảm nhận các hoạt động khác nhau trong lớp học thông minh và tự động ghi âm − Đăng nhập tự động hóa: Tự động lên thời khóa biểu, đăng ký học của SV, tự động bật mọi thiết bị cần thiết trong lớp học phù hợp với hồ sơ cụ thể của giảng viên hoặc của lớp học, … − Bảng thông minh: Tạo điều kiện cho sinh viên từ xa tương tác thuận lợi với giờ học trên lớp học trực tiếp. − Công cụ vẽ: Tạo điều kiện cho GV ghi chú hoặc đánh dấu các đoạn cần chú thích trên màn hình máy tính 80
  3. International Conference on Smart Schools 2022 hoặc trên bảng thông minh để làm nổi bật trọng tâm của bài giảng. − Chia sẻ màn hình: Tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên chia sẻ màn hình máy tính của họ với và các sinh viên. − Chia sẻ tập tin: Cho phép giảng viên chia sẻ các tập tin với sinh viên. − Thảo luận nhóm: Tạo điều kiện cho việc tạo ra nhiều nhóm sinh viên khác nhau để thảo luận và chia sẻ thông tin giữa các SV với nhau. − Hệ thống phần mềm hỗ trợ hoạt động sau giờ học cần có các tính năng quan trọng sau: − Truyền video trực tuyến: Cho phép GV phát lại bài giảng trực tuyến đã được ghi trong giờ học tới SV. − Đặt câu hỏi và giao bài tập: Cho phép GV đặt câu hỏi và giao bài tập cho cả lớp hoặc một SV trong lớp. − Phát di động: Cho phép GV phát video trực tiếp từ thiết bị di động và SV có thể truy cập các tập tin bằng thiết bị di động của SV. − Tải nội dung lên phương tiện truyền thông: Cho phép GV tải các nội dung lên kênh truyền thông. − Học tương tác từ xa: Tạo điều kiện cho GV tương tác với SV. − Nộp bài: Cho phép GV đăng câu hỏi, giao bài tập trên trang web của khóa học và cho phép SV nộp câu trả lời hoặc nộp bài tập lên web của khóa học. − Xuất file tự động: Cho phép GV dễ dàng xuất nội dung của hoạt động dạy-học (bài giảng, mô phỏng, bài tập, điểm, ghi chú, thông báo, …) đa dạng trên trang web của khóa học. − Thảo luận: Cho phép GV và SV thảo luận. − Đưa lên và chia sẻ tập tin: Giảng viên, sinh viên có thể đưa lên các tập tin có liên quan đến các hoạt động về nội dung học và chia sẻ chúng trực tuyến với một nhóm hoặc với các bạn trong cùng lớp. − Gọi điện thoại và liên lạc nhóm: Trưởng nhóm hoặc người điều hành có thể gọi điện đến các thành viên trong nhóm để nói chuyện trực tuyến với một thành viên bằng các công cụ giao tiếp dựa trên web có sẵn. − Trò chuyện nhóm: SV có thể trao đổi với nhau để chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ, tài liệu. − Chú thích bài đọc: Cho phép sinh viên bổ sung ghi chú để hiểu rõ hơn và truyền đạt trực tiếp những suy nghĩ, ý tưởng, câu hỏi cho các thành viên khác trong nhóm hoặc dự án của SV. − Lập kế hoạch: Trưởng nhóm SV hoặc người điều hành có thể lên lịch các sự kiện, các cuộc họp, các phiên khác nhau với các nhóm sinh viên khác nhau. − Tùy chỉnh nội dung và tài liệu: Trưởng nhóm SV hoặc người điều hành có thể tùy chỉnh nội dung cho một buổi thảo luận nhóm hoặc cá nhân − Ghi chép: Mọi buổi học có audio, video ghi lại để phát lại cho SV khi cần thiết. − Chụp màn hình: Trưởng nhóm SV hoặc người điều hành có thể nắm bắt mọi hoạt động, quy trình, đồ họa trên màn hình máy tính chính hoặc bảng thông minh, ghi lại, lưu trữ và phát lại. − Cảnh báo: Cảnh báo SV vắng học quá số tiết quy định, cảnh báo sắp hết hạn mà SV chưa nộp bài tập. − Hiệu chỉnh: Cho phép GV chỉnh sửa các tập tin đã ghi lại các hoạt động của lớp. − Tìm kiếm: Cho phép SV tìm kiếm nội dung trong web của khóa học khi cần thiết. − Thông báo: SV cần được thông báo về một sự kiện hoặc các hoạt động sắp tới theo lịch trình. − Báo cáo: Tự động gửi các báo cáo về chuyên cần của SV, sự hoạt động nhóm của SV, hoặc kết quả học của từng SV. − Hệ thống nhận thức bối cảnh cần có các tính năng quan trọng sau: − Thích nghi: Nhận thức bối cảnh học và thích nghi các hoạt động dạy và học, phong cách giảng dạy và nội dung học phù hợp với trình độ, mức độ tiếp thu của SV. − Giám sát: Giám sát chất lượng học của SV, hoạt động của SV, hiệu năng học của SV, … − Nhận diện khuôn mặt: Phát hiện khuôn mặt các SV trong lớp học, trong phòng thí nghiệm, trong tòa nhà, trong khuôn viên trường, … − Phát hiện và nhận dạng chuyển động: Cảm nhận hoặc phát hiện chuyển động của những người và vật thể khác nhau trong lớp học, phòng thí nghiệm, tòa nhà, khuôn viên trường, .... 81
  4. International Conference on Smart Schools 2022 − Đoán nhận cử chỉ: Xác định các cử chỉ của giảng viên, trợ giảng, sinh viên trong môi trường học. − Quản giám thông minh: Giám sát các hoạt động hoặc mẫu hành vi hoặc bất kỳ thay đổi trong môi trường học nhờ sử dụng các loại thiết bị thông minh, điều này rất quan trọng đối với an toàn và bảo mật trong lớp học, phòng thí nghiệm, tòa nhà và khuôn viên trường. − Ghi lại: Tự động ghi lại audio và video chất lượng cao từ các hoạt động trong lớp học, phòng thí nghiệm, tòa nhà và các khu vực khác nhau trong khuôn viên trường. − Phân tích dự báo: Xử lý dữ liệu thu được từ nhiều cảm biến và đưa ra dự báo về các hành động từ các hoạt động học, hoặc định vị trong khuôn viên trường, hoặc an toàn, bảo mật, … − Xử lý và phân tích nhanh video: Xử lý nhanh dữ liệu lớn từ video được ghi lại và xử lý dữ liệu kết quả thu nhận. − Truy cập nhanh và dễ dàng: GV dễ dàng truy cập vào video, audio, thông tin được ghi lại của hệ thống. − Thông báo: Gửi thông báo thường xuyên qua email, tin nhắn văn bản hoặc gọi điện thoại đến SV. − Cảnh báo: Phát cảnh báo an toàn hoặc bảo mật tức thời tới mọi người trong khuôn viên trường và thông báo trong trường hợp khẩn cấp. − Điều hướng thông minh: Cung cấp cho người dùng dữ liệu có độ chính xác cao về các vị trí không xác định. 3. Xây dựng phòng thực hành từ xa Đối với các ngành học thuộc nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi các phòng thực hành phải có các hệ thống thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống thiết bị như vậy là rất tốn kém. Thực hành ảo cũng là một biên pháp khả dụng để khắc phục yêu cầu trên, tuy nhiên, môi trưởng ảo không sinh động như thực tế tại phòng thực hành. Phát triển phòng thực hành từ xa nhằm cung cấp cho người học một môi trường thực, sinh động để nâng cao kiến thức và kỹ năng khi học thực hành. Phòng thực hành từ xa phải dựa trên điện toán đám mây với máy chủ được kết nối với thiết bị thực hành có bộ điều khiển (như vi xử lý hoặc vi điều kiển) và các đối tượng điều khiển (như động cơ điện, thang máy, băng chuyền sản xuất, cánh tay robot, ...). Hình 1, trình bày sơ đồ kết nối thiết bị thực hành từ xa qua máy chủ và điện toán đám mây chứa các thành phần như: Tài liệu hướng dẫn học thực hành; Quản lý người dùng khi đăng nhập; Bảng điều khiển thực hành có giao diện dành cho người dùng để thực hiện thực hành từ xa được kết nối với máy chủ và các thiết bị thực hành; Bộ công cụ tương tác đồ họa để hỗ trợ cho quá trình dạy và học; Bộ công cụ chỉnh sửa và mô phỏng để làm các bài tập hoặc các lập trình; Bộ quản lý thí nghiệm để quản lý và lên kế hoạch trước; Các đối tác được truy cập và sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Môi trường học thực hành từ xa được kết nối thông qua điện toán đám mây cho phép sinh viên sử dụng máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động thông minh để mô phỏng, tìm pan và cách khắc phụ, vận hành thiết bị theo yêu cầu của từng bài thực hành, làm báo cáo kết quả thực hành và tải tài liệu về học. Hình 2, minh họa quá trình học thực hành từ xa của sinh viên. 82
  5. International Conference on Smart Schools 2022 Điện toán đám mây Sinh viên Bảng điều khiển Quản lý người dùng Đại học, Tương tác Quản lý cao đẳng đồ họa thực hành Tài liệu Sinh viên học tập Mô phỏng Bộ công cụ Giảng viên Doanh nghiệp hợp tác với nhà trường Người dùng Đối tác Máy chủ Thiết bị thực hành Hình 1: Sơ đồ kết nối với thiết bị thực hành từ xa Hình 2: Giao diện web dùng để điều khiển, giám sát, đánh pan. 4. Thiết kế mô hình dùng cho dạy và học từ xa Mô hình dùng cho dạy và học từ xa phải hiện đại và được bị các phần mềm chuyên dùng cho từng ngành nghề cụ thể, được kết nối với điện toán đám mây thông qua internet. Đồng thời, phải có giao diện cho GV và SV khi tham gia vào quá trình học từ xa. Hình 3, trình bày mô hình thực hành cánh tay robot từ xa, thông qua mô hình này GV có thể hướng dẫn cho SV thực hiện các bài thực hành, thực hiện các thao tác mẫu, tạo các pan cho SV, … Hình 3, là mô hình điều khiển cánh tay robot SCARA, SV có thể thực hiện các bài thực hành như: Lập trình thiết kế giao diện điều khiển cánh tay robot SCARA từ đơn giản đến phức tạp trên phần mềm Processing, từ đó sinh viên sẽ có thể thực hiện các giao diện điều khiển tương tự; Thiết kế, lắp đặt vị trí của cánh tay robot, các băng tải, cảm biến để 83
  6. International Conference on Smart Schools 2022 thực hiện các bài tập khác nhau; Lập trình điều khiển hoạt động của cánh tay robot SCARA; Lập trình các thiết bị điều khiển PLC, biến tần để điều khiển hoạt động của hệ thống băng tải; Vận hành hoạt động của cánh tay robot, thay đổi chương trình điều khiển cánh tay robot theo các mô đun riêng rẽ theo yêu cầu của bài tập; Giám sát được các hoạt động của mô hình thông qua internet; Tìm nguyên nhân hư hỏng và đề ra biện pháp khắc phục. Ngoài ra, các kỹ năng lắp ráp và sửa chữa được dạy và học trực tiếp tại xưởng thực hành. Hình 3: Mô hình cánh tay robot SCARA có kết nối và điều khiền qua internet. 5. Kết luận Trong những năm gần đây, NT đã đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đề án Nhà trường thông minh, tổ chức hội thảo về Nhà trường thông minh bước đầu đã đạt được thành công và mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của NT và Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NT đã ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác quản lý và đào tạo đã khắc phục được những khó khăn trong thời gian qua và mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Bài báo đã phân tích một số nội dung liên quan đến ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học cho lớp học thông minh như hệ thống các phần mềm dùng cho lớp học thông minh, xây dựng mô hình và phòng thực hành từ xa phục vụ cho công tác đào tạo trực tuyến. Trên cơ sở đó, Nhà trường đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác đào tạo của nhà trường nói riêng đồng thời tham gia vào tiến trình chuyển đổi số Quốc gia nói chung. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác đào tạo đặt ra nhiều yêu cầu mới về: Đội ngũ giảng viên giảng dạy với phương pháp hiện đại; Chương trình đào tạo thông minh; Phương pháp sư phạm thông minh; Hệ thống phần mềm thông minh; Hệ thống internet phải đủ mạnh; Phòng thực hành và mô hình thiết bị thông minh; Công nghệ thông minh và sinh viên phải cập nhật để thích ứng với môi trường học thông minh, lớp học thông minh. 84
  7. International Conference on Smart Schools 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Hữu Đức, Hà Quang Thụy, Phạm Bảo Sơn, Trần Trọng Hiếu, Tôn Quang Cường (2020). Mô hình khái niệm và xếp hạng đối sánh đại học thông minh V-SMARTH. VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36. Nguyễn Hữu Đức, Hà Quang Thụy, Phạm Bảo Sơn, Phan Xuân Hiếu, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Trí Thành (2018). Đại học thông minh: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. Hội nghị khoa học quốc tế “REV: International Conference on Remote Engineering and Virtual Instrumentation” lần thứ 15. Vũ Thị Thúy Hằng (2018). Trường học thông minh nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 – 6/2018), tr 6-10, 60. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh (2021), kế hoạch số 595/KH-LTT-ĐT về tổ chức Hội thảo cấp trường “ Nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến”. Attila Adamkó. Building Smart University Using Innovative Technology and Architecture. In [55], pp.161-188. Jeffrey P. Bakken, Vladimir L. Uskov, Suma Varsha Kuppili, Alexander V. Uskov, Namrata Golla and Narmada Rayala. Smart University: Software Systems for Students with Disabilities. In [55], pp.47-128. Vladimir L. Uskov, Robert J. Howlett, Lakhmi C. Jain (2017). Smart Education and e-Learning 2017. Springer. Vladimir L. Uskov, Jeffrey P. Bakken, Robert J. Howlett, Lakhmi C. Jain (2018). Smart Universities: Concepts, Systems, and Technologies. Springer. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2