52
Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng
Năm thứ 27(6)- Tháng 6. 2025- Số 278
© Học viện Ngân hàng
ISSN 3030 - 4199
Ứng dụng phương pháp AHP- TOPSIS trong
đánh giá chất lượng ngân hàng thương mại
Ngày nhận: 18/02/2025 Ngày nhận bản sửa: 26/05/2025 Ngày duyệt đăng: 10/06/2025
Tóm tắt: Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính then chốt,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Trước bối cảnh cạnh tranh ngày
càng gay gắt trong ngành ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động
nhu cầu cấp thiết nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tăng cường năng lực
cạnh tranh. Nghiên cứu này ứng dụng hình tích hợp AHP- TOPSIS để đánh
giá và xếp hạng năm ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam (Vietcombank,
VietinBank, BIDV, Techcombank MB Bank- hiệu A1 đến A5) dựa trên năm
tiêu chí cốt lõi: mức vốn an toàn, chất lượng tài sản, lợi nhuận khả năng
sinh lời, tính thanh khoản, độ nhạy cảm với lãi suất. Dữ liệu chuyên gia
Application of AHP- TOPSIS method in quality assessment commercial banking
Abstract: Commercial banks play a pivotal role as financial intermediaries, contributing significantly to
national economic development. In the face of increasingly fierce competition in the banking sector,
evaluating operational performance has become essential to enhance service quality and improve
competitive capacity. This study applies an integrated AHP- TOPSIS model to evaluate and rank five major
commercial banks in Vietnam- namely, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, and MB Bank
(coded as A1 to A5)- based on five key criteria: capital adequacy, asset quality, profitability and earning
capacity, liquidity, and interest rate sensitivity. Expert data collected between June and October 2024 was
standardized and processed through the model to ensure objectivity in the evaluation. The results indicate
that Techcombank (A4) demonstrates the highest operational efficiency, while other banks show notable
variations across the selected criteria. The application of the AHP- TOPSIS model reduces subjectivity in
assessment and provides a systematic quantitative tool to support decision-making. The integration of
AHP and TOPSIS in evaluating the performance of Vietnamese commercial banks represents a relatively
novel approach, as prior studies in this domain predominantly rely on financial ratios or conventional
quantitative models. Beyond constructing an objective evaluation framework, the study also offers group-
specific strategic recommendations, thereby enhancing practical applicability and effectively supporting
strategic management planning within each bank.
Keywords: Commercial bank, AHP, TOPSIS, Ranking, Quality assessment
Doi: 10.59276/JELB.2025.06.2886
Vu, Thi Nhu Quynh1, Do, Thi Thu Ha2
Email: quynhvn.qtc@vimaru.edu.vn1, hadtt@hvnh.edu.vn2
Organization: Vietnam Maritime University1, Banking Academy of Vietnam2
Vũ Thị Như Quỳnh1, Đỗ Thị Thu Hà2
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam1, Học viện Ngân hàng, Việt Nam2
THỊ NHƯ QUỲNH - ĐỖ THỊ THU HÀ
53
Năm thứ 27(6)- Tháng 6. 2025- Số 278- Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng
được thu thập từ tháng 06 đến tháng 10/2024 được chuẩn hóa và đưa vào
hình để đảm bảo tính khách quan. Kết quả cho thấy ngân hàng Techcombank
(A4) có hiệu quả hoạt động vượt trội, trong khi các ngân hàng còn lại thể hiện
sự khác biệt đáng kể theo từng tiêu chí. Việc áp dụng hình AHP- TOPSIS
giúp giảm thiểu tính chủ quan trong đánh giá, đồng thời cung cấp công cụ
định lượng hệ thống để hỗ trợ ra quyết định. Việc tích hợp phương pháp AHP
TOPSIS trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt
Nam là một hướng tiếp cận còn tương đối mới trong bối cảnh các nghiên cứu
trong lĩnh vực này vốn chủ yếu dựa trên chỉ số tài chính hoặc các mô hình định
lượng truyền thống. Nghiên cứu không chỉ xây dựng mô hình đánh giá khách
quan còn đề xuất khuyến nghị phân hóa theo nhóm ngân hàng cụ thể, góp
phần nâng cao tính ứng dụng thực tiễn và hỗ trợ hiệu quả cho việc hoạch định
chiến lược quản trị trong từng ngân hàng.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, AHP, TOPSIS, Xếp hạng, Đánh giá chất lượng
1. Giới thiệu
Ngân hàng thương mại giữ vị trí trọng
yếu trong hệ thống tài chính, đóng vai trò
kênh dẫn vốn cung cấp dịch vụ tài
chính thiết yếu cho nền kinh tế. Thông qua
việc huy động phân bổ nguồn lực tài
chính, các ngân hàng này tác động mạnh
mẽ đến hiệu quả hoạt động của khu vực
doanh nghiệp, hộ gia đình cũng như toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Tại Việt Nam,
hệ thống ngân hàng thể chia thành ba
nhóm: Ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng nhân ngân hàng nước
ngoài; trong đó, mỗi nhóm đều vai trò,
đặc điểm và thế mạnh riêng. Từ năm 2018
đến nay, các ngân hàng tại Việt Nam đã
liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng
cường quản rủi ro cung cấp các giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các
ngân hàng Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh
tranh khốc liệt, áp lực đổi mới công nghệ
và nhu cầu gia tăng sự đa dạng đối với các
dịch vụ tài chính; đặt ra yêu cầu về một
phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động
mang tính toàn diện.
Việc đánh giá xếp hạng ngân hàng
thương mại một bài toán đa tiêu chí,
kết hợp cả yếu tố định tính định lượng.
Chính việc đánh giá hiệu quả được dựa
trên nhiều tiêu chí cùng với tính chất phức
tạp khi đánh giá các tiêu chí nên việc đánh
giá hiệu quả ngân hàng được coi một
thách thức trong vấn đề ra quyết định đa
tiêu chí (MCDM).
Hiện nay tại Việt Nam, các nghiên cứu về
hình đánh giá hiệu quả ngân hàng còn
hạn chế, đặc biệt là mô hình tích hợp nhiều
tiêu chí nhằm đưa ra quyết định tối ưu.
Mục tiêu của nghiên cứu này ứng dụng
phương pháp AHP- TOPSIS nhằm đánh
giá và xếp hạng các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm
năm ngân hàng thương mại: Vietcombank,
VietinBank, BIDV, Techcombank MB
Bank (được hóa lần lượt A1, A2,
A3, A4, A5), với năm tiêu chí đánh giá
gồm: mức vốn an toàn, chất lượng tài sản,
lợi nhuận khả năng sinh lời, tính thanh
khoản, mức độ nhạy cảm với lãi suất (Akkoç
& Vatansever, 2013; Shen & Tzeng, 2015).
Phương pháp AHP (Phân tích thứ bậc) giúp
xác định trọng số của các tiêu chí dựa trên
Ứng dụng phương pháp AHP- TOPSIS trong đánh giá chất lượng ngân hàng thương mại
54 Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng- Năm thứ 27(6)- Tháng 6. 2025- Số 278
ý kiến chuyên gia, trong khi TOPSIS (Kỹ
thuật xếp hạng theo độ gần với giải pháp
tưởng) được sử dụng để so sánh xếp
hạng các ngân hàng theo mức độ tương
đồng với phương án tốt nhất. Phương pháp
này không chỉ giúp khắc phục những hạn
chế của các hình truyền thống còn
giảm thiểu tính chủ quan, đồng thời cung
cấp một hệ thống đánh giá định lượng chặt
chẽ và toàn diện.
Các nội dung tiếp theo trong nghiên cứu
này được trình bày như sau: Phần 2 tổng
quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
đến AHP, TOPSIS hình tích hợp
AHP- TOPSIS; Phần 3 trình bày ứng dụng
của phương pháp AHP- TOPSIS trong việc
đánh giá xếp hạng ngân hàng thương
mại tại Việt Nam; Phần 4 đưa ra nhận xét,
kết luận Phần 5 gợi ý một số khuyến
nghị từ kết quả nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Vấn đề quyết định đa tiêu chí trong
việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân
hàng
Đánh giá đo lường hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại đóng một
vai trò quan trọng, không chỉ phản ánh
năng lực quản trị của tổ chức tín dụng
còn tác động tới hiệu quả hoạt động, năng
suất khả năng sinh lời của toàn bộ hệ
thống tài chính- ngân hàng. Trong bối cảnh
nền kinh tế ngày càng hội nhập hướng
đến phát triển bền vững, các ngân hàng
ngày càng cần chú trọng duy trì hoạt động
ổn định, minh bạch, đồng thời tích hợp các
mục tiêu hội môi trường vào chiến
lược tăng trưởng dài hạn. Việc đánh giá
hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
ngày nay không thể chỉ giới hạn các chỉ
tiêu tài chính truyền thống đòi hỏi cần
được xem xét trên nhiều khía cạnh như:
kinh tế, hội môi trường. Một số chỉ
tiêu điển hình thường được sử dụng trong
các mô hình đánh giá đa chiều bao gồm: tỷ
lệ thanh khoản, biên lợi nhuận hoạt động
ròng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, mức
độ đảm bảo sức khỏe và an toàn của khách
hàng, trách nhiệm hội, hệ thống quản
thân thiện với môi trường, mức tiêu thụ
năng lượng…(Nosratabadi cộng sự,
2020; Raut cộng sự, 2017). Việc tồn
tại đồng thời nhiều tiêu chí đánh giá với
tính chất khác nhau, thậm chí thể xung
đột lẫn nhau như: khả năng sinh lời
chất lượng tài sản, khiến cho việc đánh giá
hiệu quả hoạt động trở thành một bài toán
ra quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria
Decision Making- MCDM) đầy thách
thức. Trước những bài toán ra quyết định
nhiều tiêu chí, thậm chí tính đối lập
giữa các tiêu chí, thì các kỹ thuật MCDM
như AHP, TOPSIS, VIKOR... đóng vai
trò là công cụ hữu hiệu giúp lượng hóa, so
sánh và lựa chọn phương án tối ưu. Các kỹ
thuật này không chỉ cho phép lượng hóa
các tiêu chí định tính còn hỗ trợ sự đánh
đổi hợp giữa các yếu tố tính chất đối
lập, nhằm đạt được kết quả đánh giá toàn
diện và khách quan.
Mặc khái niệm đánh giá hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại, đặc
biệt theo hướng bền vững, ngày càng
được chú ý trong nghiên cứu và thực tiễn,
nhưng số lượng các công trình khoa học
áp dụng kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí
trong vấn đề này vẫn còn hạn chế. Một số
nghiên cứu tiêu biểu thể kể đến như:
Nghiên cứu của Raut cộng sự (2017)
đã xây dựng một hình MCDM tích
hợp để đánh giá thực tiễn phát triển bền
vững tại 6 ngân hàng thương mại lớn nhất
của Ấn Độ; Lin Chang (2019) sử dụng
phương pháp MCDM kết hợp để đánh giá
25 ngân hàng tại Đài Loan theo các tiêu
chí hiệu quả hoạt động trách nhiệm
THỊ NHƯ QUỲNH - ĐỖ THỊ THU HÀ
55
Năm thứ 27(6)- Tháng 6. 2025- Số 278- Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng
hội; Kumar Prakash (2019) đề xuất một
khung phân tích nhấn mạnh vai trò của
vấn đề hội môi trường trong quan
trị ngân hàng tại Ấn Độ; Nosratabadi
cộng sự (2020) đã áp dụng phương pháp
tích hợp để đánh giá tính bền vững của 16
ngân hàng tại châu Âu.
Nhằm bổ sung vào hệ thống nghiên cứu
còn hạn chế trong việc áp dụng các kỹ thuật
MCDM để đánh giá hiệu quả hoạt động
ngân hàng, nghiên cứu này lựa chọn tiếp
cận theo hướng ra quyết định đa tiêu chí
nhằm xử tính phức tạp đa chiều của
các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại.
2.2. Phương pháp AHP- TOPSIS
Trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả
hoạt động ngân hàng trước đây, những
phương pháp truyền thống như: xếp hạng
dựa trên tỷ lệ tài chính, phân tích hồi quy
tuyến tính,… thường chỉ tập trung vào
một hoặc một vài tiêu chí định lượng như
ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu,.. Cách tiếp cận
này hạn chế không phản ánh được
toàn diện bản chất đa chiều mâu thuẫn
của bài toán đánh giá hiệu quả hoạt động
ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện
đại, khi ngân hàng cần cân bằng giữa lợi
nhuận, rủi ro, trách nhiệm hội tác
động môi trường. Ngoài ra, các hình
truyền thống cũng gặp hạn chế trong việc
xử dữ liệu định tính như chất lượng quản
trị, mức độ hài lòng khách hàng,… và khó
áp dụng khi số tiêu chí lớn mức độ
tương tác phức tạp.
Trong khi đó, phương pháp AHP (Analytic
Hierarchy Process) do Saaty (1980) đề
xuất cho phép xây dựng một hệ thống đánh
giá chặt chẽ hơn nhờ việc thiết lập cấu trúc
phân cấp sử dụng so sánh cặp giữa các
tiêu chí để xác định trọng số. Quy trình
này giúp làm mức độ ưu tiên giữa các
yếu tố và cho phép kiểm tra tính nhất quán
thông qua chỉ số CR- giúp giảm thiểu tính
chủ quan trong đánh giá so với việc lựa
chọn trọng số cảm tính. Theo Millet (1997)
phương pháp này nâng cao tính nhất quán
trong đánh giá giảm hiện tượng xếp
hạng cảm tính thiếu hệ thống. Nhờ đó, AHP
không chỉ định lượng hóa được cả yếu tố
định tính định lượng, còn cung cấp
một cơ sở khách quan và logic để hỗ trợ ra
quyết định.
Tuy nhiên, AHP chỉ giúp xác định trọng
số tiêu chí không trực tiếp xếp hạng
các phương án. Do đó, cần tích hợp với
TOPSIS (Technique for Order Preference
by Similarity to Ideal Solution)- phương
pháp xếp hạng do Hwang cộng sự (1981)
phát triển- để đo lường khoảng cách của
từng đối tượng đến giải pháp tưởng tích
cực tiêu cực. TOPSIS cho phép đánh
giá tổng hợp trên sở điểm chuẩn hóa,
giúp các phương án được xếp hạng theo độ
“gần đúng” với trạng thái tốt nhất thể
đạt được.
Việc tích hợp AHP- TOPSIS được đánh
giá giải pháp hợp để xử bài toán
MCDM trong ngân hàng thương mại.
Trong phương pháp tích hợp này, AHP
giúp xác định trọng số tiêu chí một cách
hệ thống, còn TOPSIS sử dụng các bước
chuẩn hóa và tính khoảng cách lý tưởng để
đảm bảo kết quả có tính logic khoa học.
Tuy nhiên, phương pháp AHP- TOPSIS
cũng tồn tại một số hạn chế như: phụ thuộc
vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia để
xác định trọng số của các tiêu chí thông
qua ma trận so sánh cặp; các tiêu chí được
coi độc lập với nhau, trong khi thực tế
điều này không hợp bởi các tiêu chí
như: chất lượng tài sản, khả năng sinh lời,
tính thanh khoản… trong đánh giá hiệu
quả hoạt động của ngân hàng có thể tương
tác hoặc phụ thuộc lẫn nhau; khả năng
tổng quát hoá còn hạn chế bởi kết quả xếp
Ứng dụng phương pháp AHP- TOPSIS trong đánh giá chất lượng ngân hàng thương mại
56 Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng- Năm thứ 27(6)- Tháng 6. 2025- Số 278
hạng chỉ ý nghĩa trong phạm vi mẫu
khảo sát… Mặc vậy, AHP- TOPSIS
vẫn đã đang được ứng dụng hiệu quả
trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực ngân
hàng, Dash (2016) sử dụng AHP- TOPSIS
để đo lường hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Ấn Độ, thông qua
các tiêu chí như lợi nhuận, hiệu quả vốn,
mức độ phục vụ khách hàng. Trong lĩnh
vực thương mại điện tử, Trần Thị Thắm
cộng sự (2018) sử dụng Fuzzy AHP-
TOPSIS để đánh giá chất lượng website
bán hàng trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp
cải thiện trải nghiệm khách hàng. Trong
lĩnh vực môi trường, Nguyễn Thị Mỹ
Hằng cộng sự (2020) áp dụng phương
pháp này để lựa chọn phương án cải tạo
bãi chôn lấp rác thải, đảm bảo hiệu quả
về chi phí bảo vệ môi trường. Trong
lĩnh vực logistics, Nguyễn Thị Lệ Thủy
cộng sự (2021) sử dụng Fuzzy AHP-
TOPSIS để đánh giá và lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics dựa trên các tiêu
chí như chất lượng, chi phí độ tin cậy.
Trong quy hoạch không gian biển, Nguyễn
Hải Âu Nguyễn Thanh Điền (2022) áp
dụng AHP- TOPSIS để lựa chọn phương
án khai thác biển tại Côn Đảo, giúp tối ưu
hóa sử dụng tài nguyên biển. Trong lĩnh
vực năng lượng tái tạo, Amiri cộng sự
(2024) đề xuất một khung ra quyết định đa
tiêu chí chiến lược nhằm lựa chọn nguồn
năng lượng tái tạo tối ưu tại Ả Rập Xê Út.
Việt Nam, phương pháp tích hợp AHP-
TOPSIS trên lĩnh vực ngân hàng thương
mại vẫn còn tương đối mới mẻ chưa
được nghiên cứu sâu rộng. Do đó, nghiên
cứu này đóng vai trò như một đóng góp
thực nghiệm mới, nhằm ứng dụng mô hình
AHP TOPSIS vào đánh giá xếp hạng
năm ngân hàng thương mại lớn tại Việt
Nam, bao gồm: Vietcombank, VietinBank,
BIDV, Techcombank và MB Bank.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tham
vấn ý kiến chuyên gia để thu thập dữ liệu,
phục vụ quá trình đánh giá mối quan hệ
giữa các tiêu chí xác định mức độ quan
trọng tương đối của từng tiêu chí trong
hình AHP- TOPSIS. Nhóm chuyên gia gồm
9 nhân, được lựa chọn dựa trên các tiêu
chí sau: trình độ chuyên môn từ thạc
trở lên trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng,
kinh tế học hoặc quản trị rủi ro; ít nhất
5 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực
ngân hàng thương mại, bao gồm quản trị
tín dụng, quản lý rủi ro, phân tích tài chính
hoặc giám sát hệ thống; Am hiểu hoặc đã
từng tham gia các hoạt động đánh giá hiệu
quả hoạt động tài chính hoặc xếp hạng tổ
chức tín dụng.
Quá trình khảo sát được thực hiện thông
qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bảng
hỏi thiết kế sẵn. Nội dung bảng hỏi bao
gồm hai phần: (i) So sánh cặp tiêu chí theo
thang đo Saaty (1980) nhằm phục vụ phân
tích AHP, (ii) Đánh giá hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại theo
từng tiêu chí định lượng trong hình
TOPSIS. Trước khi thực hiện khảo sát
chính thức, tác giả tiến hành thử nghiệm
bảng hỏi với 2 chuyên gia để kiểm tra mức
độ ràng của câu hỏi, thời gian trả lời
khả năng thu thập dữ liệu đáng tin cậy.
Trong quá trình khảo sát chính thức, các
chuyên gia được hướng dẫn chi tiết về cách
so sánh cặp, cách cho điểm định nghĩa
từng tiêu chí, nhằm đảm bảo tính nhất quán
trong đánh giá.
Để giảm thiểu sai số chủ quan trong đánh
giá của chuyên gia, nghiên cứu áp dụng
một số biện pháp sau: (i) Tính toán chỉ số
nhất quán (Consistency Ratio- CR) trong
mô hình AHP. Trường hợp CR > 0,1, đánh