intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của công nghệ chuỗi khối – Blockchain Technology trong hoạt động kiểm toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu chỉ ra 3 vai trò quan trọng do Blockchain mạng lại: (i) blockchain giúp cải thiện hệ thống thông tin và ngăn ngừa gian lận; (ii) hợp đồng thông minh làm tăng hiệu quả của kiểm toán 4.0; (iii) tiền điện tử ICO thúc đẩy quản trị doanh nghiệp (DN).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của công nghệ chuỗi khối – Blockchain Technology trong hoạt động kiểm toán

  1. 22. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI – BLOCKCHAIN TECHNOLOGY TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THE ROLE OF BLOCKCHAIN IN AUDITING ACTIVITIES Hoàng Thị Ngọc Nghiêm*, Hồ Thị Vân Anh* * Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Tóm tắt Bằng việc áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp và đánh giá tài liệu một cách có hệ thống để đánh giá tác động của công nghệ chuỗi khối (Blockchain Technology) trong hoạt động kiểm toán. Nghiên cứu chỉ ra 3 vai trò quan trọng do Blockchain mạng lại: (i) blockchain giúp cải thiện hệ thống thông tin và ngăn ngừa gian lận; (ii) hợp đồng thông minh làm tăng hiệu quả của kiểm toán 4.0; (iii) tiền điện tử ICO thúc đẩy quản trị doanh nghiệp (DN). Đây là những vấn đến có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo cho hoạt động kiểm toán trong môi trường số hóa. Từ khoá: Blockchain, kiểm toán. Abstract By applying a systematic literature review and meta-analysis approach to assess the impact of blockchain technology on auditing practices, the study identifies three key roles provided by Blockchain:(i) blockchain helps improve information systems and prevent fraud; (ii) smart contracts increase the efficiency of 4.0 auditing; (iii) cryptocurrencies and ICOs promote corporate governance. These are issues of theoretical and practical significance, and are the foundation for further research on auditing activities in a digital environment. Keywords: Blockchain, auditing. JEL Classifications: M10, M19, M13. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, công nghê ̣ Blockchain đang dầ n trở thà nh xu hướng mớ i trên thi ̣ trường đầ u tư và công nghê ̣ toà n cầ u. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng rộng rải trong nhiều ngành từ dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Trong lĩnh vực tài chính, công nghệ chuỗi khối cũng đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như quản trị, sự an toàn, bảo mật trong hệ sinh thái Blockchain và ứng dụng hợp đồng thông minh, đòi hỏi phải có sự thay đổi sâu sắc trong ngành kế toán và kiểm toán. Bởi, công nghệ Blockchain còn giả định nhiều khía cạnh bằng cách sử dụng phương pháp mã 1
  2. hóa và tính minh bạch, xác thực của sổ cái ba bên, được chia sẻ và tham gia giữa các bên liên quan. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát chung về công nghệ Blockchain trong kế toán Chuỗi khối - Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau. Thông tin trong khối, các liên kết sẽ được mã hóa đồng thời có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới. Có thể ví chuỗi khối Blockchain như một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hệ thống. Blockchain khác với các dữ liệu thông thường ở cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Blockchain sẽ thu thập thông tin dữ liệu và nhóm chúng thành các khối chứa tập hợp nhiều thông tin. Có thể xem công nghệ chuỗi khối như là một hệ thống sổ cái kỹ thuật số phân tán, nơi các giao dịch giữa các bên trong mạng lưới được ghi lại và chia sẻ công khai. Nghiên cứu của Bonyuet (2020), chỉ ra rằng, nhiều giao dịch được gộp lại thành một 'khối' cùng với mã băm từ tiêu đề của khối trước đó, dấu thời gian và 'nonce' là một số ngẫu nhiên liên quan đến thuật toán “proof-of-work”. Mỗi người tham gia mạng lưới, gọi là các "nút," đều có một bản sao giống nhau của sổ cái chứa toàn bộ các giao dịch. Các giao dịch này phản ánh việc trao đổi giá trị, chẳng hạn như quyền sở hữu hoặc nghĩa vụ, giữa các bên trong mạng lưới. Blockchain đảm bảo tính minh bạch và không thể thay đổi của dữ liệu giao dịch thông qua việc mọi người đều có quyền truy cập vào cùng một thông tin. Tác giả Demirkan và cs (2020) cho rằng, kế toán blockchain là “chuỗi khối công khai (public blockchains) là nơi mọi người đều có quyền truy cập vào mạng lưới và không cần mạng lưới riêng để tham gia vào các hoạt động và giao dịch trên blockchain; chuỗi khối riêng tư (private blockchains) là dạng kế toán phức tạp và bảo mật hơn, trong đó quyền truy cập phải được cấp phép cho một cá nhân bên ngoài để tham gia vào các nhóm”. Như vậy, trong số các ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain, phát triển tiền điện tử và thị trường tài chính, cho phép tất cả người dùng đều có thể truy cập chuỗi khối không cần các cơ quan chức năng của Chính phủ cấp phép hoạt động; Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng cho phép giới hạn tham gia vào mạng lưới blockchain của từng lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của tổ chức riêng lẻ dưới sự cấp phép các quản trị viên. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Blockchain trong hoạt động kiểm toán Chủ đề Blockchain trong hoạt động kiểm toán bắt đầu công bố từ năm 2016 và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt kể từ năm 2019 (17 bài báo) và năm 2020 (12 bài báo). Xét về mặt địa lý, đại diện nhiều nhất là Bắc Mỹ với 09 bài báo (23%), Úc (13%), nhiều châu lục và quốc gia khác (10%), châu Âu (5%), châu Phi (2,5%). 2
  3. 3 Qua nghiên cứu tổng hợp và đánh giá từ 40 bài báo, tạp chí chuyên ngànhtrong nước và các dữ liệu được lấy từ các tạp chí gồm Journal of Emerging Technologies in Accounting, International Journal of Accounting Information Systems, International Journal of Digital Accounting Research, Australian Accounting Review, Current Issues in Auditing. Trong đó, có 36 bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (90%), 04 bài viết sử dụng phương pháp định lượng (10%) công nghệ chuỗi khối. Trong đó, phương pháp định tính chủ yếu tập trung vào khái quát hóa và đánh giá (26 bài), case study (05 bài) và khảo sát (02 bài). Sử dụng các kỹ thuật khám phá và cách tiếp cận tích hợp (02 bài). Trong 26 bài báo đề cập đến công nghệ chuỗi khối và khái niệm của công nghệ chuỗi khối trong kiểm toán (65%), 07 bài báo kết hợp một số vấn đề liên quan đến Blockchain, hợp đồng thông minh và tiền điện tử trong kiểm toán (18%). Trong số 07 bài báo này thì có 04 bài báo về tiền điện tử (10%) và 03 bài báo về hợp đồng thông minh (8%). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đóng góp của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kiểm toán Một số tổ chức ngành tài chính đã giới thiệu các chương trình nhằm nâng cao kiến thức về Công nghệ chuỗi khối cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán. Điển hình, Big41 đang đầu tư vào công nghệ Blockchain ở các lĩnh vực VeChain, phần mềm phân tích Blockchain, phần mềm kế toán và thuế tài sản mã hóa, phòng thí nghiệm và các nền tảng Blockchain. Các tổ chức khác cũng xem việc đảm bảo các quy trình và mối quan hệ giữa tất cả các bên liên quan là ưu tiên hàng đầu bởi tính ưu việt do Blockchain mang lại. Công nghệ Blockchain tạo ra các thách thức về tính tin cậy của dữ liệu, kiểm soát tự động hóa và các giao dịch với bên liên quan. Các quy trình kiểm toán được điều chỉnh để đảm bảo kiểm soát tốt hơn những rủi ro liên quan đến tính minh bạch và độ an toàn của Blockchain trong báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, Blockchain đang thay đổi cách thức kiểm toán bằng cách cung cấp khả năng kiểm soát sổ cái giao dịch một cách minh bạch và an toàn hơn. Nhờ vào tính chất phi tập trung và bất biến của Blockchain, kiểm toán viên có thể tiếp cận dữ liệu giao dịch theo thời gian thực, làm thay đổi thời điểm và cách thức họ thực hiện kiểm toán, đồng thời có thể giảm việc thu thập mẫu dữ liệu theo cách truyền thống do mọi giao dịch đã được ghi lại rõ ràng và không thể thay đổi. Nghiên cứu này tổng hợp và đánh giá các tài liệu về tác động của blockchain đối với kiểm toán từ cơ sở dữ liệu Scopus2. Kết quả, Blockchain đã và đang góp phần thay đổi cách thức kiểm toán với ba lĩnh vực nổi bật: (1) Công nghệ chuỗi khối là công cụ để các chuyên gia kiểm toán cải thiện hệ thống thông tin DN nhằm tiết kiệm thời gian và ngăn chặn gian lận. Cấu trúc của Blockchain trong hệ sinh thái kiểm toán đảm bảo độ tin cậy, an ninh dữ liệu, bảo vệ thông tin và quyền 1 BIG4 là cách gọi quen thuộc của 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cả về quy mô, doanh thu lẫn bề dày lịch sử bao gồm: Price Waterhouse Cooper (PwC), Deloitte, Ernst & Young (EY), KPMG. 2 Scopus thuộc sở hữu của Elsevier từ năm 2004 và dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí. 3
  4. 4 riêng tư, đồng thời mang lại sự minh bạch trong các giao dịch cho các bên liên quan khi áp dụng mô hình an ninh mạng. Blockchain cũng giúp giảm chi phí, sai sót của con người và gian lận, giúp việc kiểm toán được thực hiện thường xuyên liên tục, rút ngắn thời gian xử lý và cho phép dự đoán nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, kiểm toán theo thời gian thực (được hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain) đại diện cho một cơ hội lớn cho ngành kiểm toán; (2) Hợp đồng thông minh làm tăng tính hiệu quả kiểm toán 4.0, báo cáo, công bố thông tin và minh bạch. Lợi ích mà các hợp đồng thông minh mang lại cho lĩnh vực kiểm toán gồm việc nâng cao hiệu quả, báo cáo, công bố và minh bạch trong tất cả các hoạt động kiểm toán. Audit 4.0 đang bắt đầu thay đổi cách thực hiện các thủ tục kiểm toán, cho phép tăng cường khả năng hiển thị dữ liệu, loại bỏ trung gian, tự động thực hiện các hợp đồng thông minh và xây dựng lòng tin trong môi trường công khai, minh bạch. Các nền tảng hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để công khai các thủ tục kiểm toán và kết quả của chúng cho tất cả các bên liên quan theo thời gian thực, đồng thời hỗ trợ các quy trình tiêu chuẩn hóa và tuân thủ quy định chung; (3) Tiền điện tử và công cụ gọi vốn (Initial Coin Offerings, ICO) - quản trị DN và tài trợ vốn mạo hiểm mới: tiền điện tử và ICO giúp cải thiện các hệ thống quản trị DN và huy động vốn cho các DN mới. Việc áp dụng các cơ chế chia sẻ mở (open- share mechanisms) ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và quản trị trên nhiều lĩnh vực. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nghiên cứu thực nghiệm và sự tham gia của các chuyên gia trong ngành để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán trong kỷ nguyên số. Đồng thời, cần có tiêu chuẩn và hướng dẫn để điều chỉnh việc ứng dụng Blockchain trong kiểm toán, cân bằng giữa tiềm năng và rủi ro. Tuy nhiên, các chuyên gia kiểm toán sẽ cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc biệt để đối phó với những thay đổi này và họ có thể thận trọng trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các quy định quốc tế. Blockchain trong lĩnh vực kiểm toán đang ở giai đoạn đầu nhưng đầy hứa hẹn và có ảnh hưởng lớn đến nhiều bên liên quan bao gồm tổ chức, chuyên gia và cơ quan quản lý. Mặc dù, Blockchain có tiềm năng lớn nhưng các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở các vấn đề lý luận chưa có các nghiên cứu thực nghiệm. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, các nghiên cứu này đã mang lại những kiến thức quý giá và thúc đẩy phát triển cho các nghiên cứu thực nghiệm - minh chứng Blockchain có vai trò quan trọng trong đổi mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả trong thời đại số. 3.2. Các nhân tố tác động của Blockchain trong lĩnh vực kiểm toán Nghiên cứu về ảnh hưởng của Blockchain đối với kiểm toán cần được xem xét trong bối cảnh hệ thống hóa các hoạt động và quy trình kiểm toán mở ra những hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mới. Việc xem xét lại nghề kiểm toán trong kỷ nguyên số và ứng 4
  5. 5 dụng Blockchain cần gắn với các chức năng kế toán và tài chính hiện có trong các tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dữ liệu và thông tin. Nghiên cứu bắt đầu từ lĩnh vực kế toán, đánh giá các yếu tố như tính đầy đủ, khả năng diễn giải, rõ ràng, tính liên quan và tính kịp thời. Ngoài ra, cũng cần xem xét các quy trình kiểm toán 4.0 dưới tác động của Blockchain theo từng chức năng trong tổ chức. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu về ảnh hưởng của Blockchain đối với kiểm toán liên tục, tập trung vào hiệu quả, báo cáo và tính minh bạch cũng như khả năng của hợp đồng thông minh và tiền ảo trong việc cải tiến quy trình kiểm toán. Nhiều nghiên cứu gần đây không đề cập nhiều đến vai trò của các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn trong việc đề xuất hướng dẫn, tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn liên quan đến các vấn đề kỹ thuật số. Theo nghiên cứu của Vincent và cộng sự3, việc thiếu hướng dẫn chính thức từ các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn về các vấn đề mới nổi liên quan đến tiền ảo là một thách thức lớn đối với các kiểm toán viên. Do đó, việc áp dụng công nghệ Blockchain trong kiểm toán cần có các nguyên tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn được điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi và tính minh bạch, bảo vệ các tổ chức và bên liên quan cũng như giảm thiểu sai sót do con người. Tuy nhiên, Blockchain sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản trị tổ chức, điều này cần được nghiên cứu thêm. Khi quá trình số hóa trong kiểm toán diễn ra nhanh chóng, việc tiếp thu kiến thức kỹ thuật về Blockchain trở nên quan trọng, đòi hỏi phải có giáo dục và đào tạo, mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu mới. Nghiên cứu tác động của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực kiểm toán cho thấy hai khía cạnh trái ngược nhau (1) thu hút các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu thiết lập cơ sở lý luận về những lợi ích có được từ việc áp dụng Blockchain trong kiểm toán; (2) tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu Blockchain không được thiết kế, triển khai và quản lý một cách cẩn thận, có thể dẫn đến các lỗ hổng bảo mật. Chẳng hạn, chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập đến các rủi ro vận hành trong việc áp dụng kiểm toán 4.0, như các vấn đề về quy định, gian lận và định giá. Theo nghiên cứu của các tác giả Dai và cộng sự cho rằng, công nghệ Blockchain sẽ khiến ngành kiểm toán cần tập trung nhiều hơn vào phân tích phức tạp như đánh giá hệ thống, đánh giá rủi ro, kiểm toán dự đoán và phát hiện gian lận. Một rủi ro quan trọng khác đến từ vấn đề bảo mật và quyền riêng tư do tính công khai của các giao dịch trong sổ cái phân phối. Phân tích các rủi ro tiềm năng có thể được thực hiện dựa trên các loại hình Blockchain công - tư và tập trung - phi tập trung, như đề xuất trong các nghiên cứu trước đây. Đề xuất này có thể là điểm khởi đầu cho việc nghiên cứu các hệ quả từ việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong kiểm toán, vì hiện tại, những hệ quả và rủi ro này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. 4. Kết luận 3 Vincent, N. E., & Wilkins, A. M. (2020). Challenges when auditing cryptocurrencies. Current Issues in Auditing, 14(1), 46-58. 5
  6. 6 Trong bối cảnh của số hóa và sự xuất hiện của công nghệ thông minh, sự xáo trộn của công nghệ Blockchain trong kiểm toán vẫn đang ở giai đoạn đầu với nhiều nghiên cứu định tính và lý luận hơn là thực nghiệm. Nghiên cứu này chỉ ra vai trò quan trọng của công nghệ Blockchain trong hoạt động kiểm toán, cũng như nêu ra một số hạn chế cần có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm và sự tham gia của các chuyên gia để tìm ra giải pháp khắc phục. Đây được xem là sự đóng góp vô cùng ý nghĩa của tác giả, cũng là cơ sở nền tảng góp phần khơi nguồn cho những nghiên cứu mới và sáng tạo tiếp theo. Tài liệu tham khảo Bonyuet, D. (2020). Overview and impact of blockchain on auditing. The International Journal of Digital Accounting Research, 20, 31-43. Dai, J., & Vasarhelyi, M.A. (2017). Toward blockchain-based accounting and assurance. Journal of Information Systems, 31(3), 5-21. Dai, J., He, N., & Yu, H. (2019). Utilizing blockchain and smart contracts to enable Audit 4.0: From the perspective of accountability audit of air pollution control in China. Journal of Emerging Technologies in Accounting, 16(2), 23-41. Demirkan, S., Demirkan, I., & McKee, A. (2020). Blockchain technology in the future of business cyber security and accounting. Journal of Management Analytics, 7(2), 189-208. EY. (2017). How blockchain will revolutionize finance and auditing. Retrieved from https://betterworkingworld.ey.com/digital/blockchain-why-finance-and-auditing-willnever- be-the-same Kend, M., & Nguyen, L. A. (2020). Big data analytics and other emerging technologies: The impact on the Australian audit and assurance profession. Australian Accounting Review, 30(4), 269-282. Kraus, S., Breier, M., & Dası-Rodrıguez, S. (2020). The art of crafting a systematic literature review in entrepreneurship research. International Entrepreneurship and Management Journal, 16(3), 1-20. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2