Viễn cảnh kinh tế thế giới 2011
lượt xem 125
download
Năm nay hóa ra lại là năm tốt đẹp không ngờ đối với nền kinh tế thế giới. Sản lượng toàn cầu có thể tăng trưởng khoảng gần 5%, cao hơn hẳn mức trung bình mấy năm qua và nhanh hơn nhiều những gì các nhà dự báo kỳ vọng 12 tháng trước đây. Hầu hết các nguy cơ đe dọa thị trường tài chính trong năm qua đã không trở thành hiện thực. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn hạ cánh an toàn. Đợt suy giảm hồi giữa năm của Mỹ không trở thành cuộc suy thoái kép....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viễn cảnh kinh tế thế giới 2011
- Viễn cảnh kinh tế thế giới 2011 Năm nay hóa ra lại là năm tốt đẹp không ngờ đối với nền kinh tế thế giới. Sản lượng toàn cầu có thể tăng trưởng khoảng gần 5%, cao hơn hẳn mức trung bình mấy năm qua và nhanh hơn nhiều những gì các nhà dự báo kỳ vọng 12 tháng trước đây. Hầu hết các nguy cơ đe dọa thị trường tài chính trong năm qua đã không trở thành hiện thực. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn hạ cánh an toàn. Đợt suy giảm hồi giữa năm của Mỹ không trở thành cuộc suy thoái kép. Cứ cho là, những rắc rối của các nền kinh tế ngoại vi thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, tổng thể khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn tăng trưởng khá so với lục địa già, nhờ sức
- mạnh của Đức, nền kinh tế công nghiệp phát triển tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2010. Vấn đề đặt ra lúc này là liệu năm 2011 sẽ theo cùng kịch bản hay không. Nhiều người có vẻ nghĩ vậy. Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đang trở lại ở hầu hết mọi nơi trên thế giới; sản xuất toàn cầu cũng đang tăng tốc; và các thị trường tài chính dần trở nên sôi nổi. Chỉ số MSCI các chứng khoán toàn cầu đã tăng 20% kể từ đầu tháng Bảy. Lúc này, các nhà đầu tư đang giũ bỏ những tin tức còn hơn cả dự báo làm họ phải nhụt chí hồi đầu năm, từ cảnh nợ nần c ùng khốn tại các nước ngoại vi trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cho tới lạm phát gia tăng tại Trung Quốc. Đầu năm nay, các nhà đầu tư còn quá bi quan. Nhưng giờ niềm tin thoáng qua của họ có vẻ đang bị đặt nhầm chỗ. Nói cho đơn giản, tình hình nền kinh tế toàn cầu năm 2011 sẽ phụ thuộc vào "diễn biến" tại ba nơi: thị trường mới nổi lớn, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. (Nhật vẫn là nhân vật quan trọng, nhưng ít có khả năng gây đột biến hơn). Ba ông lớn này đang rẽ theo những hướng rất khác nhau, với triển vọng tăng trưởng rất khác nhau và lựa chọn chính sách đối lập nhau. Bên
- cạnh các yếu tố cũ, những khác biệt mới đang mở ra, đặc biệt là tại các nước giàu, và cùng với đó là nguy cơ căng thẳng gia tăng. Kẻ leo cao, kẻ bên bờ vực, kẻ bình bình Hãy bắt đầu với các thị trường mới nổi lớn, nơi đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Từ Thâm Quyến cho tới São Paulo, những nền kinh tế này vẫn đang vận hành trơn tru. Năng suất dư thừa được sử dụng hết. Ở đâu có thể là có vốn nước ngoài đổ vào. Những lo lắng bất chợt về bong bóng bất động sản được thay bằng nỗi lo phát triển quá nóng trên diện rộng. Trung Quốc là ví dụ điển hình nhưng chưa phải là duy nhất. Với các cửa hiệu Brazil lúc nào cũng đông khách mua sắm, lạm phát của Brazil đã tăng trên 5% và nhập khẩu tháng 11 cao hơn cùng kỳ năm trước 44%. Giá trị tiền tệ thấp thường là vấn đề. Dù thời kỳ tối tăm của năm 2009 đã lùi vào dĩ vãng, nhưng điều kiện tiền tệ đang ở mức lỏng bất ngờ, trong đó ở nhiều nơi do chính những nỗ lực giữ giá nội tệ gây ra. Sự kết hợp này rất thiếu bền vững. Để ngăn chặn vật giá leo thang, hầu hết các nền kinh tế mới đổi sẽ cần chính sách thắt chặt hơn trong năm tới. Nếu họ "thắt" quá chặt, tăng trưởng có thể chậm lại trông thấy. Còn nếu họ làm quá nhẹ tay, họ
- sẽ lại "mời gọi" lạm phát cao hơn và rồi sau đó lại phải thắt chặt nhiều hơn. Dù theo cách nào, nguy cơ xảy ra cú sốc kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ các nước mới nổi vẫn đang không ngừng lớn lên. Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng là nơi khởi nguồn những căng thẳng nữa, lần này cả về tài chính lẫn kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, tăng trưởng chắc chắn sẽ chậm lại, khi chính phủ cắt giảm chi tiêu. Tại các nước chủ chốt, đặc biệt là Đức, họ sẵn sàng tự nguyện thắt chặt tài chính, thậm chí theo một cách thoải mái. Các nền kinh tế ngoại vi "khổ hạnh", như Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, không có nhiều lựa chọn và đứng trước một tương lai mịt mờ. Kinh nghiệm chỉ ra, các nước trong liên minh tiền tệ ít có khả năng có thể cải thiện tính cạnh tranh nhanh chóng bằng lương và giá. Tồi tệ hơn, những hậu quả tài chính từ việc chuyển sang một trạng thái mà ở đó một nước thuộc khu vực đồng tiền chung có thể dễ dàng phá sản đang hiển hiện hết sức rõ ràng. Không chỉ các chính phủ khu vực đồng euro nợ quá nhiều, mà toàn bộ mô hình ngân hàng của châu Âu, dựa trên sự hội nhập toàn diện, có thể cần xem xét lại. Những khó khăn này sẽ đè nặng lên các nhà hoạch định chính sách dù là "khai sáng" nhất. Nhưng than ôi, các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu đều rất bảo thủ và chẳng mấy ấn tượng. Một kết cục đau buồn hơn dường như là điều chắc chắn diễn ra trong năm 2011.
- Nước Mỹ ra sao? Nền kinh tế Mỹ cũng sẽ thay đổi, nhưng theo một hướng khác. Không giống như châu Âu, chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ vừa mới "quyết" rời xa việc thắt lưng buộc bụng. Thỏa thuận cắt giảm thuế đạt được hôm 7/12 giữa tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ Cộng hòa lớn hơn nhiều kỳ vọng. Thỏa thuận trên không chỉ gia hạn chương trình giảm thuế thời hạn hai năm của George Bush mà còn bổ sung thêm 2% GDP trong đợt cắt giảm mới năm 2011. Khi điều này đi đôi với việc tiếp tục mua lại trái phiếu của Cục dự trữ liên bang, Mỹ đang tự tiêm cho mình một liều steroids kích thích khác vừa lúc châu Âu chuẩn bị cai và cắt "cơn nghiện". Kết quả của điều này có thể là sản lượng của Mỹ tăng khoảng 4% năm tới. Như thế cũng khá ổn và đủ để làm giảm thất nghiệp, dù không nhanh. Nhưng các chính trị gia của Mỹ đang phải chấp nhận rủi ro. Ngay cả khi triển vọng ngân sách dài hạn của nước này đang hết sức bết bát, ông Obama và đảng Cộng Hòa thậm chí còn không thèm đếm xỉa đến một thỏa thuận thắt chặt tài chính trung hạn trong tuần này. Nhiều kiến nghị khắc phục thâm hút có vẻ sẽ không được sử dụng. Các trái chủ, những người đã tha thứ cho cái máy in thứ tiền tệ dự trữ chủ đạo của thế giới, chào đón thỏa thuận giảm thuế bằng việc bán đi các trái phiếu. Lập tức, một số nhà đầu tư tỏ ra tin
- tưởng vào tăng trưởng tốc độ cao hơn; nhưng ngày càng nhiều người lo ngại về quy mô lỗ hổng tài chính của Mỹ. Nếu những quan ngại này trở thành hiện thực, Mỹ sẽ thậm chí còn sẽ phải chịu cảnh sụp đổ thị trường trái phiếu trong năm 2011. Vậy thay đổi trên có ảnh hưởng ra sao? Sự khác biệt giữa bộ ba này của thế giới sẽ làm tăng thêm rủi ro ở mỗi nơi. Chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ và những quan ngại về khả năng vỡ nợ chính tại khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ khuyến khích dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi, khiến ngân hàng trung ương của các nước này miễn cưỡng phải tăng lãi suất và chống lạm phát. Trong năm năm tới, các thị trường mới nổi được dự báo sẽ đóng góp hơn 50% cho tăng trưởng toàn cầu nhưng chỉ 13% tăng trưởng nợ công ròng toàn cầu. Thay vì tái cân bằng, nền kinh tế thế giới trong tương lai gần sẽ còn xiên lệch hơn nữa giữa một phương Tây nợ ngập cổ và một phương Đông tằn tiện. Phương Tây từng tránh được suy thoái một phần vì châu Âu và Mỹ hợp tác và chia sẻ quan điểm kinh tế chung. Giờ đây, cả hai đều đang bận bịu bởi các vấn đề trong nước và đã lựa chọn chính sách hoàn toàn đối lập để giải quyết. Điều này báo trước điềm chẳng lành trong hợp tác quốc tế. Các nhà hoạch định chính sách tại Brussels sẽ khó không tập trung vào vòng
- thương mại tiếp theo khi một thành viên khu vực đồng tiền chung có nguy cơ đổ vỡ. Nó sẽ tác động xấu tới thị trường tài chính, bởi cả cách tiếp cận cứng nhắc của châu Âu với đồng euro hay chiến thuật "chi tiêu hôm nay, Chúa biến ngày mai" của Mỹ đều không bền vững. Dĩ nhiên, mọi chuyện không phải nhất nhất diễn ra theo cách này. Hiện tại, họ đã phung phí tiền, Obama và Quốc hội hoàn toàn có thể tiếp tục với kế hoạch trung hạn để cắt giảm thâm hụt. Các nhà lãnh đạo của châu Âu có thể đi đến thỏa thuận đưa đồng tiền chung duy nhất và hệ thống ngân hàng khu vực vào một nền tảng bền vững. Và các nền kinh tế mới nổi lớn có thể cho phép nội tệ tăng giá. Nhưng đừng đánh cuộc vào đó. Một nền kinh tế thế giới chia rẽ hơn có thể khiến năm 2011 trở thành năm của những cú sốc kinh hoàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình đào tạo chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân: Giới thiệu chương trình đào tạo
19 p | 254 | 55
-
Tầng lớp trung lưu toàn cầu mới: lợi nhuận tiềm năng nhưng khó dự đoán
6 p | 164 | 30
-
Đề cương Kiểm toán cao cấp - Trần Thị Giang
7 p | 128 | 12
-
Sự ra đời Ngân hàng Đông Dương (Banque de L’Indochine) năm 1875
10 p | 128 | 12
-
Chương trình khung Thanh toán quốc tế - GV. Nguyễn Phúc Cảnh
10 p | 138 | 6
-
Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ ngân hàng
4 p | 12 | 2
-
An ninh tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
5 p | 6 | 2
-
Định hướng đào tạo kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 6 | 1
-
Năng lực cần thiết của nghề kế toán: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các gợi ý cho Việt Nam
15 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn