intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn đầu tư dưới các góc nhìn

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được nhìn nhận dưới 4 góc độ khác nhau: Một, về số lượng vốn đầu tư nhiều hay ít thể hiện sự cố gắng hay chưa cố gắng trong việc thu hút, trong việc tiết kiệm ở trong nước hay vay nợ nước ngoài. Hai, cơ cấu tổng lượng vốn theo các nguồn thể hiện quan điểm và khả năng khai thác các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ nước ngoài, thể hiện thể chế kinh tế thị trường. Ba, vốn đầu tư (cùng với hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn đầu tư dưới các góc nhìn

  1. Vốn đầu tư dưới các góc nhìn Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được nhìn nhận dưới 4 góc độ khác nhau: Một, về số lượng vốn đầu tư nhiều hay ít thể hiện sự cố gắng hay chưa cố gắng trong việc thu hút, trong việc tiết kiệm ở trong nước hay vay nợ nước ngoài. Hai, cơ cấu tổng lượng vốn theo các nguồn thể hiện quan điểm và khả năng khai thác các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ nước ngoài, thể hiện thể chế kinh tế thị trường. Ba, vốn đầu tư (cùng với hiệu quả đầu tư cao) thể hiện vai trò là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế (yếu tố thuận). Bốn, vốn đầu tư (cùng với hiệu quả đầu tư thấp) thể hiện vốn đầu tư là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát cao (yếu tố nghịch). Từ điểm ba, điểm bốn, vốn đầu tư có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và lạm phát- điểm có ý nghĩa thực tiễn trong điều kiện hiện nay. Vậy nhận thức vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong những tháng đầu năm nay dưới các góc nhìn trên như thế nào? Trước hết, nhìn lại 6 tháng (vừa có số liệu tổng hợp về vốn, vừa có số liệu GDP), có thể rút ra một số nhận xét tổng quát như sau. Một là, tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm tính theo giá thực tế chỉ tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng lượng vốn đầu tư phát triển còn bị giảm khoảng 8%. Riêng vốn khu vực nhà
  2. nước tính theo giá thực tế còn bị giảm nhiều hơn (giảm 3%) và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm sâu hơn nữa. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP trong 6 tháng năm nay đã thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (38,3% so với 45,6%). Việc giảm tổng lượng vốn và tỷ lệ vốn/GDP là kết quả tất yếu, bởi trong điều kiện lạm phát và thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, thì vốn đầu tư sẽ bị “co lại” về cả ba mặt. Đối với các doanh nghiệp thì chi phí cao, lợi nhuận thấp, tích lũy ít, nguồn vốn đầu tư sẽ ít đi. Việc vay vốn ở các ngân hàng sẽ khó hơn, lãi suất vay cao hơn. Cùng một lượng vốn đầu tư nhưng do giá vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển, chi phí thi công cao hơn nên khối lượng xây dựng hoàn thành sẽ ít hơn. Hai là, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi (tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng từ 36,5% lên 39,8%, còn của khu vực nhà nước giảm từ 37,3% xuống còn 34,4%), đã thể hiện chủ trương giảm đầu tư công, tăng đầu tư của khu vực dân doanh để khai thác các nguồn lực của xã hội. Ba là, do cơ cấu vốn đầu tư thay đổi, do việc rà soát sắp xếp vốn theo hướng hiệu quả hơn, nên hiệu quả đầu tư chung đã khá hơn, thể hiện ở hệ số ICOR kỳ này thấp hơn cùng kỳ năm trước (6,9 lần so với 7,4 lần). Chính vì vậy mà tốc độ tăng trưởng GDP tuy bị sụt giảm nhưng không bị suy giảm sâu so với cùng kỳ năm trước (5,57% so với 6,18%). Đây lại là một kết quả tích cực theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả (tăng hiệu quả trong điều kiện lượng vốn giảm).
  3. Bước sang tháng 7 và tính chung 7 tháng, về cơ bản cũng giống như 6 tháng đầu năm, nhưng có một số điểm mới đáng lưu ý. Một là, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước so với kế hoạch cả năm sau 7 tháng nhìn chung còn thấp. Tỷ lệ thực hiện 7 tháng so với kế hoạch của tổng số, theo cấp quản lý và theo một số Bộ, ngành, tỉnh/thành phố có kế hoạch vốn lớn như sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2