26 Bài tập ôn thi học sinh giỏi Hoá 12
lượt xem 290
download
Dưới đây là 26 bài tập ôn thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 12 mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác. Chúc các em thành công!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 26 Bài tập ôn thi học sinh giỏi Hoá 12
- Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 3 g hỗn hợp E gồm Cu, Ag vào 50 ml dd H2SO4 (d=1,84 g/ml) thu được dung dịch F trong đó lượng H2SO4 dư bằng 92,4% lượng ban đầu. Đổ từ từ dung dịch F vào 107,24ml nước cất thì vừa đủ tạo thành 200g dd G. a) Xác định % khối lượng các chất trong E b) Tính nồng độ C% các chất trong G và của dd H2SO4 ban đầu. Câu 5: Hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al và một oxit của sắt. Chia X làm ba phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 4,032 lít khí (đktc). Phần 2 và phần 3 đem đun nóng ở nhiệt độ cao để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng Al khử sắt oxit thành sắt). Sản phẩm thu được sau phản ứng ở phần 2 đem hoà tan trong dung dịch NaOH (dư), thu được chất rắn Y và không có khí bay ra. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 1M thì cần 240 ml dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được 35,52 gam chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2. Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi nung được cho vào bình chứa 2 lít dung dịch H2SO4 0,19M, thu được dung dịch Z và một phần Fe không tan. 1- Xác định công thức của oxit sắt trong X và tính khối lượng các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần. 2- Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch Z và khối lượng Fe không tan. (Coi thể tích chất rắn không đáng kể, thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 6: Hỗn hợp B gồm hai kim loại Cu và Al. Hoà tan hoàn toàn 4,82 gam hỗn hợp B vào 40 ml dung dịch D gồm H2SO4 15M và HNO3 1M, đun nóng, thu được dung dịch B1 và 2,688 lít hỗn hợp khí E (đktc) gồm NO và một chất khí X không màu. Hỗn hợp khí E có tỉ khối so với hiđro bằng 26,34. 1- Tính khối lượng mỗi kim loại trong 4,82 gam hỗn hợp B ban đầu. 2- Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B1. Câu 7 : 1) Đốt cháy 3,2g sunfua kim loại M2S (kim loại M trong hợp chất thể hiện số oxi hoá +1, +2) trong oxi dư. Sản phẩm rắn thu được đem hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 39,2% nhận được dung dịch muối có nồng độ 48,5%. Đem làm lạnh dung dịch này thấy tách ra 2,5g tinh thể, khi đó nồng độ muối giảm còn 44,9%. Tìm công thức tinh thể muối tách ra. 2) Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M là kim loại chưa biết có chỉ số oxi hoá +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ 5:3:1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 11,52g A nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Để hoà tan hết B cần 180 ml dung dịch HNO3 nồng độ 3 M thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối nitrat kim loại. Xác định kim loại M và tính V. Câu 15: Hoà tan p gam 1 oxit sắt bằng dung dịch HNO3 được 420 ml hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với oxi là 1,025. Khi hoàn tan cũng p gam oxit này bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng muối khan thu được chỉ xấp xỉ bằng 0,76 khối lượng muối khan tạo thành trong thí nghiệm trên. 1. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion 2. Tính p và xác định công thức của oxit sắt 3. Nếu đem hoà tan p gam oxit này bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 sau phản ứng có thể thu được bao nhiêu gam muối khan. ( Gợi ý giải: m1 < m < m2 ) Bài 17: Tiến hành nung nóng hỗn hợp bột A gồm Al và 1 oxit sắt (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại) được m1 gam hỗn hợp B. Cho 0,5m1 gam B tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu 1,26 lít khí và 3,63 gam chất rắn. Mặt khác khi hoà tan hoàn toàn 0,5m1 gam B bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl phản ứng làm tạo thành 2,016 lít khí và dung dịch C. Chia C làm 2 phần đều nhau: - Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 được m2 gam kết tủa D. Cho D tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Phản ứng xong lọc tách kết tủa tạo thành đem nung nóng ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 2,25 gam chất rắn. - Cho 18 gam bột Al vào phần 2, phản ứng xong lọc tách được m3 gam chất rắn. 1. Xác định công thức oxit sắt, biết rằng các thể tích đều đo ở đktc 2. Tính m1, m2, m3
- Bài 23: Cho hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Cho CO dư đi qua ống chứa m gam hỗn hợp A đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 28g chất rắn và hỗn hợp khí B. Khí B có tỉ khối hơi đối với H2 là 21,2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào m gam hỗn hợp A đến khi A tan hết, thu được 2,016 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Sục không khí vào lọ chứa E (có nước) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa F. Cho khối lượng F lớn hơn E là 2,04 gam. 1. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng 2. Tính % số mol các chất trong A 3. Tính khối lượng m 4. Tính thể tích CO (đktc) đã dùng trong thí nghiệm trên. Bài 25: 1. Cho một lượng dung dịch NaOH vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch chứa 33,84 g Cu(NO3)2, sau đó thêm tiếp 3,92 gam anđehit đơn chức A, rồi đun nóng hỗn hợp. Sau phản ứng, lọc lấy chất rắn rồi đun ở 1500C đến khi khối lượng không đổi, cân nặng 13,38g. Xác định công thức cấu tạo của A. 2. Có hỗn hợp gồm 2 axit hữu cơ đơn chức mạch hở, trong phân tử hơn kém nhau không quá 2 nguyên tử cacbon. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lượng Ba(OH)2 dư được trung hoà bởi 150ml dung dịch HCl 1M. - Phần 2 phản ứng vừa đủ với lượng nước brom có chứa 6,4g Br2. - Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,136 lít CO2 (ở đktc) và 1,8g H2O. a) Xác định công thức cấu tạo 2 axit trên. Biết rằng hỗn hợp axit trên không có phản ứng tráng bạc. b) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi axittrong hỗn hợp trên. 3. Một hiđrocacbon X khi tác dụng với lượng dư dung dịch Br2 tạo thành dẫn xuất đibrom chứa 57,56% brom về khối lượng. Khi đun sôi X với dung dịch KMnO4 đã thêm H2SO4 tạo ra 2 axit cacboxylic đơn chức. Hai axit trên tác dụng được Cl2 trong hai điều kiện khác nhau. a) Xác định công thức phân tử của X và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. b) Y là đồng phân của X, khi tác dụng với KMnO4 trong điều kiện như trên có tạo ra một axit cacboxylic hai chức. Cho biết công thức cấu tạo của Y và viết phương trình hoá học của phản ứng trên. Bài 26: 1. Hoà tan hòan toàn 0,31g hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 0.175 lít dung dịch HNO3 có pH= 1.Sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 3 muối và không thấy có khí thoát ra. a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Dẫn từ từ khí NH3 vào dung dịch X. Viết phương trình các phản ứng xảy ra và thể tích NH3 (ở dktc) cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 2. Nung hỗn hợp 2 muối của kim loại kali ở 4000C, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí A không màu và hỗn hợp chất X ở trạng thái rắn. Cho toàn bộ lượng chất X thu được ở trênvào cốc đựng một lượng dư dung dịch đậm đặc của FeSO4 trong H2SO4, rồi đun nóng nhẹ, thu được 0,896 lít khí B không màu. Khí B kết hợp dễ dàng với khí A hoặc bị chuyển màu trong không khí thành khí C có màu đỏ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và xác định thành phần phần trăm vầ khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Các thể tích khí đo ở dktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 20: Hai hỗn hợp A và B đều chứa Al và FexOy Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu được 92,35 gam chất rắn C. Hoà tan C bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra còn lại 1 phần không tan D. Hoà tan ¼ lượng chất rắn D cần dùng 60 gam H2SO4 98%, nóng. Giả sử chỉ tạo thành 1 loại muối sắt (III). 1. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A và xác định công thức phân tử của oxit sắt. 2. Tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B, sau khi làm nguội, hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng, dư thấy bay ra 11,2 lít khí. Tính khối lượng nhôm và oxit sắt của mẫu B đem nhiệt nhôm. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%, các thể tích khí đo ở đktc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N2)
2 p | 571 | 85
-
Đề ôn thi học kỳ 2 môn toán lớp 11 - Đề số 26
3 p | 138 | 51
-
Tiết thứ 46: BÀI 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN (tiết 2)
4 p | 433 | 46
-
Bộ đề trắc nghiệm hóa học tham khảo đề 26
7 p | 65 | 14
-
26 Bài tập Thể tích khối chóp (Phần 3)
15 p | 129 | 9
-
Bài tập trắc nghiệm hoá đại cương Bài 26
5 p | 54 | 9
-
ĐỀ ÔN THI ĐH (ĐẠI HỌC) MÔN TIẾNG ANH TEST 26
4 p | 103 | 9
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán + Tiếng Việt lớp 2 năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bá (Tuần 26)
3 p | 116 | 6
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A Vật Lý 2013 - Đề 26
6 p | 33 | 6
-
ĐỀ ÔN THI TN NĂM 2011 – ĐỀ 26 MÔN: TIẾNG ANH
3 p | 52 | 6
-
Câu hỏi ôn thi TN và LTĐH: Dao động tắt dần, cưỡng bức - Nguyễn Quang Đông
3 p | 76 | 5
-
Đề kiểm tra tập trung tuần 26 môn Giải tích lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 010
4 p | 37 | 3
-
KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011- Bài số 26
4 p | 94 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán - Đề số 26
1 p | 39 | 3
-
ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH 12 - ĐỀ SỐ 26
5 p | 90 | 3
-
Đề ôn thi tốt nghiệp Toán THPT 2010 - Đề 26
1 p | 60 | 2
-
Đề ôn tập môn toán - đề 26
1 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn