Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2018<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ CHẾ ĐỘ CHO ĂN LÊN TỐC ĐỘ<br />
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM HE ẤN ĐỘ Penaeus indicus<br />
EFFECTS OF SALINITY AND FEEDING REGIME ON GROWTH AND<br />
SURVIVAL OF INDIAN SHRIMP Penaeus indicus<br />
Hoàng Tùng1, Trương Ái Nguyên1, Hồ Hải Cơ1, Võ Thị Minh Thư1<br />
Ngày nhận bài: 7/12/2017; Ngày phản biện thông qua: 6/3/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này kiểm chứng giả thuyết về tác dụng tích cực của việc cho tôm ăn 30% khẩu phần ăn vào<br />
ban đêm và ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của<br />
tôm he Ấn Độ Penaeus indicus. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu Split-plot với yếu tố chính là độ mặn (15<br />
hoặc 30 ppt) và yếu tố phụ là chế độ cho ăn (ban ngày hoặc cả ngày lẫn đêm). Kết quả cho thấy độ mặn ảnh<br />
hưởng đến tất cả các thông số quan sát. Tôm được nuôi ở độ mặn 30 ppt có tỉ lệ sống, FCR và tốc độ tăng<br />
trưởng cao hơn so với độ mặn 15 ppt (P < 0,05). Trong khi đó, cho tôm ăn 30% khẩu phần vào ban đêm cải<br />
thiện tốc độ tăng trưởng (P < 0,05) nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và FCR của tôm thí nghiệm (P ><br />
0,05). Kiểm định thống kê không ghi nhận tương tác giữa 2 yếu tố nghiên cứu là độ mặn và chế độ cho ăn<br />
(P > 0,05). Chúng tôi đề xuất nên nuôi tôm he Ấn Độ ở độ mặn 30 ppt và cho tôm ăn cả ban ngày lẫn đêm<br />
để cải thiện tốc độ tăng trưởng, rút ngắn thời gian nuôi và tiết kiệm chi phí thức ăn.<br />
Từ khóa: Penaeus indicus, tăng trưởng, độ mặn, chế độ cho ăn<br />
ABSTRACT<br />
In this study we examined possible effects of night feeding (30% of daily ration) and salinity on survival,<br />
growth and feed conversion ratio (FCR) of the Indian shrimp Penaeus indicus via a split-plot experiment<br />
with salinity as the main-plot factor (15 and 30 ppt) and feeding regime as the sub-plot factor (DO: day only,<br />
and DAN: day and night). Results show that salinity srongly affect all the observed parameters. Shrimps<br />
grown at 30 ppt had significantly higher survival, FCR and growth than those grown at 15 ppt (P < 0.05).<br />
Feeding shrimp 30% of daily ration at night improved growth (P < 0.05), but had no effect on survival or<br />
FCR (P > 0.05). There was, however, no interaction between the two examined factors: salinity and feeding<br />
regime (P > 0.05). We therefore suggest that salinity of 30 ppt and night feeding should be applied in farming<br />
Penaeus indicus for growth improvement, reduction of crop length and feed cost.<br />
Key words: Penaeus indicus, growth, salinity, feeding regime<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tôm he Ấn độ Penaeus indicus là một trong<br />
những đối tượng nuôi quan trọng tại khu vực<br />
Nam và Đông Nam Á (FAO 2016). Tôm thường<br />
được nuôi ở hình thức quảng canh, trong các<br />
đầm nước lợ ven biển (Akiyama & Anggawa<br />
1999). Kết quả nuôi tại Các Tiểu vương quốc<br />
Ả rập, Việt Nam, Iran, Cộng hòa Mozambique,<br />
Nam Phi và Ấn độ cho năng suất cao, hiệu quả<br />
<br />
kinh tế tốt. Quan trọng hơn, P. indicus có khả<br />
năng kháng một số tác nhân gây bệnh nguy<br />
hiểm như Whitetailed Nodavirus (MrNV), siêu<br />
vi khuẩn (XSV), virus gây bệnh đốm trắng hoặc<br />
có tần suất nhiễm bệnh đầu vàng thấp hơn tôm<br />
thẻ chân trắng P. vannamei hay tôm sú P. monodon trong điều kiện tự nhiên (Rajendran et<br />
al. 1999; Senapin et al. 2010). Các quan sát<br />
ban đầu ở Việt Nam và Các tiểu vương quốc<br />
<br />
1 Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Ả rập cho thấy P. indicus chưa bị tác động bởi<br />
bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hay<br />
còn gọi là hội chứng chết sớm EMS. AHPND<br />
đang được coi là một trong các loại bệnh nguy<br />
hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm của thế giới<br />
hiện nay.<br />
Độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng<br />
trong nuôi tôm mặc dù đa phần các đối tượng<br />
nuôi thuộc loại rộng muối. Đã có nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy độ mặn ảnh hưởng đến tỉ lệ sống<br />
(Ogle et al. 1992), tần suất lột xác (Pante 1990),<br />
tiêu hao oxy hòa tan (Villarreal et al. 1994)<br />
và tốc độ tăng trưởng của tôm (Huang 1983;<br />
Wyban et al. 1995). Theo Bray et al. (1994)<br />
độ mặn thấp hơn 5 ppt khiến P. vannamei suy<br />
giảm khả năng đồng hóa thức ăn, giảm tốc<br />
độ tăng trưởng và mẫn cảm hơn với tác nhân<br />
gây bệnh. Nước có độ mặn thấp thường thiếu<br />
các khoáng chất như Ca2+, Mg2+ và K+ gây<br />
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất hoặc<br />
tạo vỏ mới khi tôm lột xác tăng trưởng (Hoàng<br />
Tùng 2016). Thông thường, nếu các yếu tố<br />
này được đảm bảo thì thời gian giữa 2 lần lột<br />
xác sẽ ngắn lại, tôm có tăng trưởng tốt hơn ở<br />
độ mặn thấp (Diwan & Laxminarayana 1989).<br />
Tương tự, Chen et al. (1992) cho biết độ mặn<br />
tối ưu cho tôm nương P. chinensis là 20 – 25<br />
ppt. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của<br />
P. chinensis sau 60 ngày nuôi thấp nhất ở các<br />
độ mặn 5 ppt và 35 – 40 ppt.<br />
Nghiên cứu về khả năng thích ứng với<br />
độ mặn của P. indicus chưa có nhiều. Kumlu<br />
(1998) thử nghiệm ương ấu trùng P. indicus<br />
trong giai đoạn sản xuất giống ở nhiều độ mặn<br />
khác nhau và kết luận 25 ppt là phù hợp nhất.<br />
Thông tin ban đầu từ các nghiên cứu của chúng<br />
tôi cho thấy tôm he Ấn Độ P. indicus đang được<br />
nuôi quảng canh trong đầm nước lợ tại các<br />
tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, đồng thời chúng<br />
có khả năng thích ứng tốt với nhiệt độ cao tại<br />
khu vực miền Trung nơi độ mặn có thể dễ dàng<br />
đạt 30 ppt hoặc cao hơn trong mùa nắng nóng<br />
(Hoàng Tùng, số liệu chưa công bố). Vì vậy,<br />
qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn đánh giá<br />
<br />
Số 1/2018<br />
tốc độ tăng trưởng của tôm he Ấn Độ ở 2 độ<br />
mặn đại diện cho 2 khu vực sinh thái là ven<br />
biển 30 ppt và vùng nước lợ 15 ppt. Một vấn đề<br />
quan trọng nữa trong nuôi tôm thương phẩm là<br />
chế độ cho ăn. Về cơ bản, cho tôm ăn vào ban<br />
đêm không được khuyến khích, ngoại trừ một<br />
đối tượng nuôi duy nhất là tôm he Nhật Bản<br />
P. japonicus do đối tượng này chỉ hoạt động<br />
khi trời tối (Cuzon et al. 1982). Lý do là các ao<br />
nuôi tôm thường bị thiếu oxy hoà tan về đêm.<br />
Tôm thẻ chân trắng P. vannamei sẽ không bắt<br />
mồi khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở<br />
mức thấp hơn 4 mg/L (Hoàng Tùng 2016). Tuy<br />
nhiên, việc không cho tôm ăn vào ban đêm là<br />
thiếu logic khi xem xét tập tính tự nhiên của tôm<br />
he. Các đối tượng như tôm bạc thẻ Penaeus<br />
merguiensis, tôm rằn P. esculentus hay tôm thẻ<br />
chân trắng đều bắt mồi nhiều hơn vào ban đêm<br />
(Hill & Wassenberg 1987; Wassenberg & Hill<br />
1993; Napaumpaiporn et al. 2013). Quan sát<br />
thực tế của chúng tôi tại cơ sở nuôi thâm canh<br />
tôm thẻ chân trắng qua nhiều vụ cho thấy tốc<br />
độ tăng trưởng của tôm được cải thiện khoảng<br />
20 - 30% cho tôm ăn từ 20:00 đến 04:00 ngày<br />
hôm sau với điều kiện đảm bảo hàm lượng oxy<br />
hòa tan trên 4 mg/L.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn<br />
kiểm chứng các giả thuyết (i) tôm he Ấn Độ<br />
tăng trưởng tốt hơn nếu được cho ăn đêm<br />
30% khẩu phần ăn hàng ngày so với chỉ cho<br />
ăn vào ban ngày như khuyến cáo kỹ thuật<br />
thông thường, và (ii) độ mặn 30 ppt tốt hơn so<br />
với 15 ppt xét về cả tốc độ tăng trưởng lẫn tỉ<br />
lệ sống do tôm he Ấn Độ có phân bố tự nhiên<br />
ở các khu vực có độ mặn cao. Thông tin thu<br />
được sẽ góp phần hoàn thiện chế độ cho ăn<br />
của tôm he nuôi thương phẩm nói chung và hỗ<br />
trợ quá trình xây dựng qui trình kỹ thuật nuôi<br />
tôm he Ấn Độ tại Việt Nam.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tôm he Ấn Độ (Penaeus indicus) được sản<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
xuất tại Cà Mau bằng nguồn tôm bố mẹ thu<br />
thập tại khu vực Cà Mau – Kiên Giang. Tôm<br />
giống PL10 được chuyển về nuôi ở độ mặn 20<br />
ppt tại Khu thực nghiệm Công nghệ Sinh học<br />
của Trường Đại học Quốc tế thêm 60 ngày.<br />
Trước khi tiến hành thí nghiệm 10 ngày, tôm<br />
được chia làm 2 nhóm và thuần ở 2 độ mặn<br />
30 ppt và 15 ppt. Các cá thể có kích thước<br />
đồng đều, bơi lội khỏe mạnh, không bị tổn<br />
thương được chọn ngẫu nhiên để tiến hành<br />
thí nghiệm. Xét nghiệm bằng phương pháp<br />
PCR khẳng định đàn tôm thí nghiệm âm tính<br />
với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Chiều dài<br />
và khối lượng thân trung bình của tôm tại thời<br />
điểm bắt đầu thí nghiệm lần lượt là 20,3 ±1,5<br />
mm và 50,0 ± 4,0 mg.<br />
2. Thiết kế thí nghiệm<br />
Thí nghiệm hai yếu tố được thiết kế theo kiểu<br />
Split-plot với yếu tố chính - main plot factor là<br />
độ mặn (15 và 30 ppt) với 2 lần lặp sử dụng 4 hệ<br />
thống tuần hoàn và yếu tố phụ là chế độ cho ăn<br />
(ban ngày - DO và cả ngày lẫn đêm - DAN) với<br />
8 lần lặp (2 bể trong mỗi hệ thống tuần hoàn).<br />
Đơn vị thí nghiệm là bể composite thể tích 250<br />
lít chứa 100 lít nước với mật độ nuôi 40 con/bể.<br />
Nước biển sử dụng cho thí nghiệm có độ mặn<br />
30 ppt được cung cấp bởi Trung tâm Giống<br />
Hải sản Quốc gia Khu vực Nam Trung Bộ tại<br />
<br />
Số 1/2018<br />
Vũng Tàu. Nước được lọc qua bộ lọc cát, xử<br />
lý bằng Chlorine 20 ppm, sục khí mạnh liên tục<br />
trong 72 giờ cho hết dư lượng chlor. Nước có<br />
độ mặn 15 ppt được tạo bằng cách pha trộn<br />
nước biển đã xử lý với nước máy phục vụ sinh<br />
hoạt, kiểm tra lại bằng khúc xạ kế Atago. Trong<br />
thời gian thí nghiệm, nước của các hệ thống<br />
tuần hoàn được thay mới 10 – 20% mỗi tuần<br />
để đảm bảo chất lượng. Các chế phẩm vi sinh<br />
gồm Chính Floc và EMG (của Công ty Green<br />
Guard) được sử dụng định kỳ giúp xử lý chất<br />
thải trong hệ thống, kiểm soát hàm lượng NH3<br />
và NO2-. Các yếu tố môi trường quan trọng<br />
như độ mặn, nhiệt độ, độ kiềm, độ pH, oxy hòa<br />
tan, NO2- và NH3, độ kiềm được đo đạc hang<br />
ngày và duy trì trong khoảng tối ưu suốt thời<br />
gian thí nghiệm (Bảng 1).<br />
Chế độ cho ăn ban ngày (DO) có 2 đợt<br />
cho ăn: 08:00 – 12:00 và 14:00 – 18:00, mỗi<br />
đợt 50% khẩu phần ăn hàng ngày. Chế độ cho<br />
ăn cả ngày lẫn đêm (DAN) có 3 đợt cho ăn<br />
vào lúc 08:00 – 12:00, 14:00 – 18:00 và 20:00<br />
– 24:00, mỗi lần sử dụng 1/3 khẩu phần ăn<br />
hàng ngày. Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là<br />
MEGA (40% protein của Nutreco International<br />
Vietnam), được rải đều trong khoảng thời gian<br />
đã định bằng máy cho ăn tự động với khẩu<br />
phần ăn là 5% khối lượng thân/ngày.<br />
<br />
Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm<br />
<br />
3. Thu thập và xử lý số liệu<br />
Số lượng tôm chết ở các bể nuôi được ghi<br />
nhận mỗi ngày, làm cơ sở tính tỉ lệ sống. Tại<br />
thời điểm giữa thí nghiệm (ngày 21) và kết thúc<br />
thí nghiệm (ngày 42), khối lượng thân và chiều<br />
<br />
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
dài thân của tôm được xác định cho từng bể<br />
thí nghiệm. Số liệu này được sử dụng để tính<br />
tốc độ tăng trưởng. Để ước tính lượng thức ăn<br />
tôm không sử dụng, chúng tôi đã thực nghiệm<br />
ngâm thức ăn trong nước nuôi tôm ở 2 độ mặn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
15 và 30 ppt và thấy rằng hệ số qui đổi 1,0 g<br />
thức ăn khô sau thời gian cho ăn tương ứng sẽ<br />
là 1,93 g ở độ mặn 15 ppt và 1,96 g ở độ mặn<br />
30 ppt. Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) được<br />
tính dựa trên lượng thức ăn tôm đã sử dụng<br />
chia cho sinh khối gia tăng của tôm trong thời<br />
gian thí nghiệm. Toàn bộ số liệu được phân<br />
tích bằng kiểm định ANOVA 2 yếu tố cho thiết<br />
kế dạng split-plot ở mức ý nghĩa 0,05 sử dụng<br />
phần mềm SPSS ver 22.0 for Windows<br />
(Sokal & Rohlf 2009). Số liệu về tỉ lệ sống<br />
được chuyển dạng arcsin trước khi phân tích<br />
để thoả mãn giả định của ANOVA về độ đồng<br />
nhất của phương sai.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Độ mặn ảnh hưởng mạnh đến tỉ lệ sống,<br />
hệ số chuyển đổi thức ăn - FCR và tốc độ tăng<br />
trưởng của tôm he Ấn Độ trong thí nghiệm này<br />
(P < 0,05) (Bảng 2, Hình 1). Trong khi đó, cho<br />
ăn vào ban đêm cải thiện tốc độ tăng trưởng<br />
của tôm (P < 0,05) nhưng không ảnh hưởng<br />
đến tỉ lệ sống và FCR (P < 0,05). Kiểm định<br />
ANOVA 2 yếu tố không ghi nhận tương tác<br />
giữa 2 yếu tố nghiên cứu là độ mặn và chế<br />
độ cho ăn (P < 0,05). Tỉ lệ sống đạt 75% ở độ<br />
mặn 30 ppt; cao gấp 2,8 lần so với ở độ mặn<br />
15 ppt (P < 0,05) (Hình 1). Quan sát của chúng<br />
tôi cho thấy tôm hao hụt trong thí nghiệm là do<br />
hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi vào kỳ lột xác.<br />
Tôm sử dụng thức ăn tốt ở 30 ppt và bắt mồi<br />
kém ở 15 ppt. Vì thế mà FCR ở độ mặn 30 ppt<br />
tốt hơn nhiều, chỉ bằng 44% ở độ mặn 15% (P<br />
< 0,05). Về tốc độ tăng trưởng, tôm ở độ mặn<br />
30 ppt có chiều dài và khối lượng thân cao hơn<br />
tôm ở độ mặn 15 ppt lần lượt là 13 và 25% khi<br />
kết thúc thí nghiệm (Hình 1). Mặc dù không cải<br />
thiện được đáng kể FCR nhưng tôm được cho<br />
ăn cả ban ngày lẫn ban đêm có tốc độ tăng<br />
trưởng cao hơn so với tôm chỉ được cho ăn<br />
vào ban ngày, khoảng 7% về chiều dài và 25%<br />
về khối lượng thân (P < 0,05).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi đã thành công<br />
trong việc kiểm chứng các giả thuyết đề ra về<br />
<br />
Số 1/2018<br />
ảnh hưởng của độ mặn và chế độ cho ăn đến<br />
tỉ lệ sống, FCR và tốc độ tăng trưởng của tôm<br />
he Ấn Độ Penaeus indicus. Kết quả tốt hơn<br />
được ghi nhận cho các nghiệm thức với độ<br />
mặn 30 ppt hoặc sử dụng chế độ cho ăn vào<br />
ban đêm. Kết quả này phù hợp với phân bố<br />
sinh thái của tôm he Ấn Độ cũng như tập tính<br />
bắt mồi của tôm he (Dall 1992). Tôm he Ấn<br />
Độ được coi là loài rộng muối, có khả năng<br />
thích ứng với độ mặn từ 3 – 40 ppt (ParadeEstepa at al. 1987, Diwan & Laximinarayana<br />
1989) nhưng khả năng này tốt hơn ở ngưỡng<br />
độ mặn cao (Kumlu & Jones 1995). Khả năng<br />
thích ứng này khác nhau giữa các quần đàn<br />
tôm trong tự nhiên tự nhiên. Tôm có nguồn<br />
gốc từ Red Sea nơi độ mặn dao động trọng<br />
khoảng 36 – 41 ppt có tỉ lệ sống và tốc độ tăng<br />
trưởng tốt hơn khi được nuôi ở độ mặn 50 ppt<br />
so với các độ mặn từ 10 – 40 ppt (Bukhari et<br />
al. 1994). Trong khi đó, tôm có nguồn gốc từ<br />
khu vực đầm phá ven biển ở Ấn Độ lại phát<br />
triển tốt ở độ mặn 5 – 25 ppt (Raj & Raj 1982).<br />
Quần đàn tôm sử dụng trong thí nghiệm này<br />
của chúng tôi có nguồn gốc từ vùng biển Kiên<br />
Giang – Cà Mau. Tôm phát triển ở 30 ppt tốt<br />
hơn nhiều so với ở 15 ppt. Sự khác biệt này có<br />
thể phản ánh khả năng đáp ứng các khoáng<br />
chất cần thiết như Ca2+, Mg2+ và K+ cho quá<br />
trình tăng trưởng của tôm của nước ở các độ<br />
mặn khác nhau. Nước có độ mặn thấp hơn,<br />
thường thiếu khoáng chất để tôm sử dụng khi<br />
lột xác nhưng lại kích thích tôm lột nhiều hơn.<br />
Tôm thiếu khoáng chất sẽ ăn thịt những con<br />
nhỏ hơn hoặc yếu hơn, đặc biệt tại thời điểm<br />
lột xác để tích lũy thêm các chất cần thiết.<br />
Chính vì thế mà hiện tượng ăn thịt nhau diễn<br />
ra mạnh hơn ở độ mặn 15 ppt trong thí nghiệm<br />
này, khiến cho tỉ lệ sống chỉ đạt 26,9%. Chen<br />
et al. (1992) cũng có quan sát giống chúng tôi<br />
khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn từ 0 –<br />
30 ppt lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của<br />
tôm nương P. chinensis. Các tác giả này cho<br />
biết tôm lột xác nhiều hơn ở độ mặn thấp và<br />
chết đa phần tại thời điểm lột xác.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2018<br />
<br />
Bảng 2: Tỉ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và kích thước của tôm khi kết thúc thí nghiệm<br />
<br />
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. DAN: cho ăn cả ngày lẫn đêm; DO: chỉ cho ăn vào ban ngày.<br />
<br />
Độ mặn 15 ppt có thể gây stress cho<br />
tôm khiến chúng bắt mồi kém, thức ăn thừa<br />
nhiều và khả năng chuyển hóa thức ăn thành<br />
mô thịt không tốt. FCR trung bình của các<br />
nghiệm thức sử dụng nước có độ mặn 15<br />
ppt lên tới 3,53; cao hơn nhiều so với mức<br />
1,55 ở các nghiệm thức sử dụng nước có độ<br />
mặn 30 ppt. Kết quả này của chúng tôi không<br />
giống với kết luận của Vijayan & Diwan<br />
(1995) nhưng phù hợp với nghiên cứu của<br />
Kumlu & Jones (1995). Theo các tác giả này,<br />
tôm he Ấn Độ giai đoạn ấu niên phát triển tốt<br />
nhất ở độ mặn 20 – 30 ppt. Tỉ lệ chết rất cao<br />
khi tôm được nuôi ở độ mặn 10 ppt. Jiang et<br />
al. (2000) cũng cho biết, tôm thẻ chân trắng<br />
P. vannamei giai đoạn ấu niên nuôi ở 10 ppt<br />
thải NH4+ nhiều hơn so với ở 25 ppt và có tốc<br />
độ tăng trưởng kém. Độ mặn 25 ppt được<br />
cho là tối ưu đối để P. vannamei tăng trưởng<br />
mặc dù chúng có thể thích ứng được từ 1 –<br />
50 ppt (Pante 1990, Stern et al. 1990). Như<br />
vậy, tôm he Ấn Độ có khả năng thích ứng với<br />
độ mặn thấp kém hơn so với các đối tượng<br />
nuôi phổ biến khác như tôm thẻ chân trắng<br />
P. vannamei và tôm sú P. monodon. Zhang<br />
et al. (1989) cho biết tôm sú có thể sống và<br />
tăng trưởng tốt ở độ mặn 3 ppt. Trong khi đó<br />
đến 50% sản lượng tôm thẻ chân trắng được<br />
nuôi ở các vùng nước ngọt tại Trung Quốc<br />
(Hoàng Tùng et al. 2016).<br />
Về mặt kỹ thuật, điểm thú vị nhất của<br />
<br />
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
nghiên cứu này chính là sự cải thiện về tốc<br />
độ tăng trưởng của tôm he Ấn Độ khi tiến<br />
hành cho ăn vào ban đêm, thay vì chỉ cho<br />
ăn vào ban ngày như khuyến cáo trong nuôi<br />
tôm thẻ chân trắng hoặc tôm sú ở qui mô<br />
bán thâm canh, thâm canh (Hoàng Tùng et<br />
al. 2016). Trong thực tế, khuyến cáo này là<br />
có cơ sở vì đa phần người nuôi tôm hiện<br />
vẫn cho tôm ăn bằng tay và có đến hơn 50%<br />
các ao nuôi tôm ở Việt Nam có hiện tượng<br />
thiếu oxy hòa tan vào ban đêm hoặc ở những<br />
tháng nuôi cuối khi sinh khối đạt mức cao.<br />
Cho ăn vào ban đêm chỉ phát huy hiệu quả<br />
nếu đảm bảo oxy hòa tan ở mức cao hơn 4<br />
mg/L và sử dụng máy cho ăn tự động để rải<br />
đều thức ăn trong khoảng thời gian đã định,<br />
tránh dư thừa làm ảnh hưởng xấu đến chất<br />
lượng nước và giảm hàm lượng oxy hòa tan.<br />
Tại các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng thâm<br />
canh được đầu tư tốt về hệ thống cung cấp<br />
oxy hòa tan và sử dụng máy cho ăn, tốc độ<br />
tăng trưởng của tôm được cải thiện đáng kể<br />
khi cho tôm ăn khoảng 30% khẩu phần ăn<br />
ngày từ 20:00 đến 04:00 sáng hôm sau từ<br />
ngày nuôi thứ 45 trở đi. Nhờ đó rút ngắn thời<br />
gian nuôi, khoảng 15 - 20 ngày so với bình<br />
thường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong<br />
những thời điểm giá tôm trên thị trường đang<br />
ở mức cao hoặc vùng nuôi tôm đang có dịch<br />
bệnh bùng phát vì rút ngắn thời gian đồng<br />
nghĩa với giảm thiểu rủi ro.<br />
<br />