intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Lợi ích, khó khăn và giải pháp thực hiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những khó khăn, vướng mắc liên quan tới DN, cơ quan quản lý và thị trường. Từ đó, đề xuất những giải pháp có liên quan, nhằm hướng tới việc áp dụng IFRS tại các DN được hoàn chỉnh hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Lợi ích, khó khăn và giải pháp thực hiện

  1. 3. Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Lợi ích, khó khăn và giải pháp thực hiện International Financial Reporting Standard – Benefits, difficulties and implementation solutions TS. Nguyễn Thị Mai Lê, TS. Phạm Thị Kim Yến Khoa Kế toán – Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh Tóm tắt Chuyển đổi sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một xu thế tất yếu của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cánh cửa giúp các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bước ra thị trường thế giới, cũng như đón chào các DN nước ngoài tới Việt Nam đầu tư. Tuy nhiên, khái niệm IFRS vẫn đang là một nội dung rất mới đối với chính các cơ quan ban hành chính sách và DN sản xuất kinh doanh. Với lộ trình từ năm 2025, một nhóm các DN thuộc tập đoàn sẽ áp dụng bắt buộc IFRS, đòi hỏi các nhà quản lý, DN và nhân sự kế toán tìm hiểu và xây dựng lộ trình áp dụng IFRS cho đơn vị mình. Giai đoạn khởi đầu cho lộ trình chuyển đổi sang IFRS còn có rất nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết đưa ra những khó khăn, vướng mắc liên quan tới DN, cơ quan quản lý và thị trường. Từ đó, đề xuất những giải pháp có liên quan, nhằm hướng tới việc áp dụng IFRS tại các DN được hoàn chỉnh hơn. Từ khóa: chuẩn mực báo cáo tài chính, báo cáo tài chính, giá trị hợp lý, kế toán. Abstract The adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) is an inevitable trend driven by global economic development and integration. It opens the door for Vietnamese businesses to enter the international market and attracts foreign investment into Vietnam. However, the concept of IFRS remains relatively new to both policy-making bodies and local businesses. Starting in 2025, a group of companies will be required to implement IFRS, placing the requirements on managers, enterprises, and accounting staff to familiarize themselves and develop plans for its application. The initial phase of this transition is fraught with challenges and difficulties. This article outlines the key obstacles faced by businesses, regulatory agencies, and the market, and offers solutions to help ensure a more seamless implementation of IFRS. Keywords: international financial reporting standard, financial statement, fair value, accounting. JEL Classifications: M40, M41, M49. 1
  2. 1. Nội dung, vai trò và lợi ích của IFRS IFRS là một bộ quy tắc chung do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành, xác định các chính sách kế toán, cách xử lý đối với các giao dịch và sự kiện tài chính, nhằm mục đích cung cấp thông tin đáng tin cậy, khách quan và có thể so sánh được. Các chuẩn mực này được áp dụng cho các BCTC, như báo cáo tình hình tài chính đầu kỳ, báo cáo lãi lỗ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trình bày thông tin so sánh liên quan đến kỳ trước và báo cáo tình hình tài chính cuối kỳ. IFRS được thiết lập nhằm mục đích có một bộ quy tắc và quy định thống nhất, chất lượng cao, dễ hiểu và được quốc tế chấp thuận khi nói đến kế toán, báo cáo và công bố BCTC. Theo IFRS, tất cả các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh và các tổ chức tài chính khác đều phải lập và công bố BCTC của mình trong một báo cáo được lập theo các quy tắc và điều khoản được đề cập trong các chuẩn mực kế toán toàn cầu. Đồng thời, mục tiêu của IASB là các chuẩn mực được áp dụng trên cơ sở thống nhất toàn cầu để cung cấp cho các nhà đầu tư và những người sử dụng BCTC khác khả năng so sánh hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết công khai, trên cơ sở tương đương với các công ty cùng loại trên thế giới. IFRS hiện được sử dụng tại hơn 100 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu và hơn hai phần ba G20. Các báo cáo mà các công ty phải lập theo IFRS bao gồm: bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo tình hình tài chính vào cuối kỳ tài chính, báo cáo này sẽ cung cấp tất cả các số dư tài chính của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, như công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, tập đoàn hay tổ chức phi lợi nhuận/chính phủ; báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, còn được gọi là báo cáo lợi nhuận chưa phân phối, báo cáo này ghi lại sự thay đổi về thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty trong kỳ tài chính nhất định ; và báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt các giao dịch tài chính của công ty trong kỳ nhất định, tách dòng tiền thành hoạt động, đầu tư và tài chính. Ngoài các báo cáo cơ bản này, công ty phải tóm tắt các chính sách kế toán của mình, báo cáo đầy đủ thường được xem cùng với báo cáo trước đó để hiển thị các thay đổi về lãi lỗ. Vai trò của IFRS IFRS đóng vai trò quan trọng đối với chính DN, nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của DN. Vai trò của IFRS thể hiện ở các nội dung: chuẩn hóa các tiêu chuẩn BCTC giúp tăng cường tính minh bạch, độ tin cậy và khả năng so sánh giữa các công ty và quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đưa ra quyết định tài chính; tăng cường 2
  3. sự tin tưởng vào thị trường tài chính, cho phép các công ty thâm nhập vào thị trường toàn cầu và thị trường Việt Nam, vì các tiêu chuẩn này cho phép khả năng giao dịch trên thị trường toàn cầu dựa trên các BCTC thống nhất; tuân thủ các yêu cầu pháp lý, cải thiện và chuẩn hóa các hệ thống, quy trình và quy tắc kế toán khi lập BCTC; để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố thông tin quốc tế, các nhà tài chính trong nước và quốc tế dựa vào việc đọc và xem xét các BCTC để cấp các khoản vay phù hợp với các BCTC, phải được lập theo các chuẩn mực kế toán quốc tế thống nhất; và cải thiện chất lượng thông tin kế toán. Trong bối cảnh hàng nghìn giao dịch xuyên biên giới diễn ra mỗi giây và các DN tìm kiếm cơ hội đầu tư trên toàn thế giới, việc duy trì sự tiện lợi và minh bạch là một thách thức. Đối với các quốc gia có các tiêu chuẩn kế toán và hệ thống báo cáo riêng, các giao dịch kinh doanh quốc tế rất phức tạp, tốn kém và rủi ro. Ứng dụng chính của IFRS là để loại bỏ vấn đề này, bằng cách cung cấp một bộ quy tắc kế toán duy nhất để tất cả các quốc gia áp dụng và tuân thủ. Nhờ có IFRS, các công ty theo dõi tài khoản và thực hiện báo cáo của mình bằng ngôn ngữ kế toán chung, giúp BCTC nhất quán trên mọi quốc gia và ngành nghề. IFRS thúc đẩy tính minh bạch và lòng tin vào thị trường tài chính toàn cầu và các công ty niêm yết cổ phiếu trên đó. Nếu các tiêu chuẩn như vậy không tồn tại, các nhà đầu tư sẽ không muốn tin vào các BCTC và các thông tin khác mà các công ty trình bày cho họ. Nếu không có lòng tin đó, chúng ta có thể thấy ít giao dịch hơn và nền kinh tế kém mạnh mẽ hơn. IFRS cũng giúp các nhà đầu tư phân tích các công ty, bằng cách giúp dễ dàng thực hiện các phép so sánh "tương đương" giữa các công ty này với nhau và để phân tích cơ bản về hiệu suất của một công ty. Hầu hết, các nền kinh tế mới nổi áp dụng Chuẩn mực IFRS đều thấy chi phí vốn của họ giảm. Chuẩn mực IFRS cung cấp cho các công ty một tấm hộ chiếu để tiếp cận hầu hết mọi thị trường vốn trên thế giới, bao gồm cả các thị trường ở châu Âu và Hoa Kỳ; và khi một công ty áp dụng Chuẩn mực IFRS, công ty đó đang công khai cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thông tin tài chính và bảo vệ nhà đầu tư. Lợi ích của IFRS Sau đây là một số lợi ích chính mà các DN có thể tận dụng thông qua việc triển khai IFRS: - IFRS tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, vì các công ty không còn phải lập nhiều báo cáo cho nhiều tiêu chuẩn nữa. Công ty chỉ cần lập báo cáo cho IFRS, đây là tiêu chuẩn toàn cầu. - Vì IFRS là tiêu chuẩn toàn cầu nên công ty có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, với quy định kế toán có tính hội nhập của các công ty tại Việt Nam cũng sẽ dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài hơn. 3
  4. - Dữ liệu dễ hiểu và chất lượng cao hơn trong các BCTC, sẽ khiến các nhà đầu tư mới tham gia vào các công ty trong và ngoài nước. - Các công ty sẽ dễ dàng quản lý các đại lý và công ty con của mình hơn, vì giờ đây mọi người đều phải tuân theo một bộ tiêu chuẩn và quy tắc. - Sẽ có sự minh bạch hoàn toàn giữa các công ty kinh doanh, không cho phép phân biệt đối xử và độc quyền, tăng tính cạnh tranh của DN. Áp dụng IFRS sẽ giúp việc phản ánh thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN theo một quy chuẩn chung và được áp dụng nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. BCTC theo chuẩn mực toàn cầu, vì thế cũng sẽ cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn và kịp thời. Do đó, các DN có thể so sánh được với các đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ để tìm hướng khắc phục và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Nó giúp cho các thông lệ kế toán trở nên linh hoạt và có nguyên tắc hơn, các công ty và DN giờ đây có thẩm quyền áp dụng các chính sách dẫn đến định giá hợp lý và chuẩn mực. 1. Khó khăn thách thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tại ngày 28/6/2024 đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như ngày càng nhiều các DN Việt Nam có kế hoạch niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế đã đặt ra nhiều yêu cầu trong việc rút ngắn sự khác biệt (hiện vẫn còn khá lớn) giữa VAS và IFRS. Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC, phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ 2022 - 2025, các DN được tạo điều kiện để áp dụng IFRS tự nguyện. Sau đó là giai đoạn bắt buộc lập BCTC hợp nhất IFRS đối với các đối tượng bao gồm công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết. Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS ở Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Thứ nhất, về phía DN Rào cản từ DN đó bắt nguồn từ tư duy của nhà quản trị, trình độ năng lực và tinh thần, trách nhiệm của nhân viên. DN e ngại chuyển đổi sang IFRS. Khi áp dụng IFRS, thông tin tài chính của DN sẽ được trình bày chính xác và chi tiết hơn, dẫn tới DN khó có thể điều chỉnh thông tin BCTC theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Đối với nhà quản trị không 4
  5. có ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp và không sẵn sàng công khai tình hình tài chính, thì đây sẽ là lực cản đối với quá trình tiếp cận với thông lệ quốc tế. Các DN có tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém và thông tin tài chính không khả quan, sẽ không còn cơ hội được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đội ngũ nhân viên kế toán chưa được đào tạo về IFRS. Số lượng các chuyên gia am hiểu và có kinh nghiệm, kỹ năng lập BCTC theo IFRS còn ít, chủ yếu là một số nhà nghiên cứu và kiểm toán viên của các công ty kiểm toán lớn. Bên cạnh đó, các kế toán viên còn mang tâm lý e ngại cập nhật kiến thức, thay đổi thói quen thực hiện công tác kế toán lâu nay. DN lo ngại các khoản chi phí phát sinh để áp dụng được hệ thống chuẩn mực BCTC cho đơn vị mình. Các chi phí đó liên quan đến chi phí đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm cả nhân lực quản lý và đội ngũ nhân viên kế toán). Để lập được BCTC theo IFRS, DN cần thuê kiểm toán, tư vấn, thuê tổ chức định giá, đòi hỏi DN đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Các tổ chức hoạt động định giá ở Việt Nam còn ít và chi phí thuê định giá không hề rẻ. Thứ hai, cơ sở đào tạo kế toán Chương trình đào tạo kế toán tại các cơ sở đào tạo chưa cập nhật với sự phát triển của thế giới. Đội ngũ giảng viên các trường đại học cũng chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về IFRS, nên chỉ có một số rất ít cơ sở đào tạo đã đưa IFRS vào chương trình giảng dạy. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, như: Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Vương Quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) và một số cơ sở khác có chương trình đào tạo IFRS. Thứ ba, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam chưa thật sự phát triển theo kịp với thế giới. IFRS hướng tới việc trình bày các khoản mục của BCTC theo giá trị hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường tại thời điểm báo cáo. Để xác định được giá trị hợp lý theo diễn biến thị trường, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng một thị trường hoạt động để thu thập được các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý. Trong khi đó, Việt Nam chưa phổ biến các công cụ tài chính phức tạp để phản ánh đúng bản chất các giao dịch của nền kinh tế thị trường. Thứ tư, hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam Hầu hết, các quốc gia trên thế giới hiện nay, DN tuân theo 2 hệ thống văn bản là chuẩn mực BCTC và chính sách thuế. Các nội dung về phản ánh thông tin giao dịch kinh tế, thông tin tài chính được quy định bởi chuẩn mực BCTC, các nội dung khác liên quan đến quản trị, điều hành DN như phân phối lợi nhuận, quyết định đầu tư, đi vay,… đều do đơn vị tự quyết định. Việt Nam hiện có 03 loại văn bản quy phạm pháp luật cùng tác động đến công tác tài 5
  6. chính của DN, là chuẩn mực BCTC, chính sách thuế và cơ chế tài chính. 03 hệ thống văn bản này còn tồn tại những điểm chồng chéo, không nhất quán trong cách thức tiếp cận và áp dụng các chính sách. Điều này gây nhiều khó khăn cho DN, vì cùng một vấn đề nhưng chuẩn mực BCTC và cơ chế tài chính có thể xử lý khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa ban hành tài liệu tiếng Việt về IFRS. Bộ Tài chính cũng đang từng bước soạn thảo và ban hành hệ thống văn bản quy định chi tiết về việc áp dụng IFRS tại các DN. 2. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong việc áp dụng IFRS Xuất phát từ những rào cản đến từ chính DN, cơ sở đào tạo, nền kinh tế thị trường và hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam, cần đưa ra những giải pháp liên quan tới từng nhân tố này để việc áp dụng IFRS tại Việt Nam được tiến hành theo đúng lộ trình. Thứ nhất, các giải pháp liên quan đến DN Các DN cần chủ động lên lộ trình chuyển đổi sang IFRS, bao gồm kế hoạch thay đổi về quy trình kinh doanh, tuyển dụng nhân sự và nguồn lực tài chính cho việc chuyển đổi IFRS ngay từ bây giờ, thay vì đợi đến năm lập BCTC theo IFRS lần đầu tiên. Lộ trình này phải được xây dựng bởi chính các thành viên của ban lãnh đạo DN và có sự tham gia của các phòng ban chính trong DN, như kế toán, kinh doanh, pháp chế và công nghệ thông tin,… Các tập đoàn nằm trong tiến trình bắt buộc áp dụng IFRS từ năm 2025, cần thực hiện đánh giá tác động của việc chuyển đổi sang IFRS ở tất cả các đơn vị trong tập đoàn có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hợp nhất của công ty mẹ như thế nào? Từ đó, có kế hoạch đào tạo kế toán của các công ty thuộc tập đoàn lập bộ BCTC theo IFRS phục vụ cho mục đích hợp nhất báo cáo của công ty mẹ. Đồng thời, DN làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán có nhiều kinh nghiệm về kiểm toán BCTC hoàn thiện theo IFRS, để có được sự hỗ trợ kịp thời đối với những vấn đề kỹ thuật trọng yếu khi lập BCTC theo IFRS. DN cần tổ chức đào tạo cho chính ban quản trị DN và đội ngũ kế toán có kiến thức về IFRS ở cả công ty mẹ và các công ty con trọng yếu trong tập đoàn. Các DN có thể thiết kế chương trình đào tạo IFRS tại DN bởi những chuyên gia hàng đầu về IFRS, hoặc là tài trợ cho nhân viên tham dự những chương trình học kế toán quốc tế như là ACCA, CPA, CIMA, … Việc chuẩn bị tốt công tác đào tạo, sẽ giúp DN có được một đội ngũ mạnh có kiến thức IFRS sẵn sàng cho việc hội tụ IFRS ở Việt Nam cũng như chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS tại DN. Thứ hai, các giải pháp liên quan đến cơ sở đào tạo Các cơ sở đào tạo cần thay đổi và cập nhật chương trình đào tạo ngành Kế toán. Đưa IFRS vào chương trình giảng dạy, đồng thời lên kế hoạch cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cập nhật kiến thức liên quan đến IFRS. Cơ sở đào tạo cần đầu tư kinh phí cho hoạt động tiếp 6
  7. cận, học tập và thay đổi chương trình đào tạo. Đồng thời, khuyến khích và đưa ra quy chế bắt buộc cập nhật kiến thức về IFRS cho đội ngũ cán bộ. Thứ ba, các giải pháp liên quan đến cơ quan chức năng của nhà nước, hệ thống quy định pháp luật của nhà nước Bộ Tài chính cần sớm đưa ra lộ trình cụ thể, để các DN Việt Nam vươn xa trong thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ nghiên cứu hoàn thiện ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo hướng điều chỉnh hợp lý các chuẩn mực, nhằm gúp các DN Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, đáp ứng yêu cầu công bố thông tin của thị trường chứng khoán quốc tế. Bộ Tài chính ban hành Bộ IFRS được dịch ra tiếng Việt, làm rõ những thay đổi so với hệ thống chuẩn mực BCTC cũ của Việt Nam từ trước đến nay. Bộ Tài chính đẩy mạnh tuyên truyền về những lợi ích của việc chuyển đổi BCTC theo IFRS, tuyên truyền tầm quan trọng của IFRS trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. DN cần hiểu rõ về lộ trình bắt buộc áp dụng IFRS từ năm 2025 và áp dụng với những nhóm DN nào? Tài liệu tham khảo TS. Nguyễn Thu Hiền. (2019). Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán. Mr. Katta Ashok Kumar and Dr. Ch. Bala Nageswara Rao. (2014). International Financial Reporting Standard (IFRS): The prospects and challenges, The International Manager Mihular, Reyaz. (2008). past president ICA Srilanka - International Conference ‘IFRS Preparing Industry for Compliance’ on Accounting Profession – Shining Bridge Between Global Economies – ICAI at Jaipur from Nov.20-22, 2008 Sharda, N.P. (2010). past President ICAI - International Conference on Accounting Profession – Shining Bridge Between Global Economies– ICAI at Jaipur Agrawal Nitin & Baingani Vikash. (2005). Indian Accounting Standards and IFRSs: A Comparative Study - The Chartered Accountant- Journal of the ICAI- Feb 2005. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2