GIÁO ÁN VẬT LÝ 9
BÀI 17: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN-LEN XƠ.
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Vận dụng định luật Jun-Len xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng giải bài tập theo các bước giải.
-Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp dạy học chung với tiết bài tập.
Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có).
Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức có liên quan đến các đại lượng cần tìm.
Bước 3: vận dụng các công thức đã học để giải bài toán.
Bước 4: Kiểm tra, biện luận kết quả.
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.
-HS1: Phát biểu định luật Jun-Len xơ.
Chữa bài tập 16-17.1 và 16-17.3/a.
-HS2: Viết hệ thức của định luật Jun-Len xơ.
Chữa bài tập 16-17.2 và 16-17/b.
-Gọi HS dưới lớp nhận xét phần trình bày của bạn. GV sửa chữa nếu cần.
-Qua bài 16-17.3/a→ Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn đó.
-Qua bài 16-17.3/b→ Trong đoạn mạch mắc song song, nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó.
→ Đánh giá cho điểm HS. Có thể HS chứng minh câu a), b) theo cách khác mà vẫn đúng thì cho điểm tối đa.
|
-HS1:
Phát biểu đúng định luật (2 điểm)
Bài 16-17.1: Chọn p/a: D (2 điểm)
Bài 16-17.3: (6 điểm).
a)
\(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{I_1^2.{R_1}.{t_1}}}{{I_2^2.{R_2}.{t_2}}}\)
Vì \({R_1}nt{R_2} \to {I_1} = {I_2}\) mà
\({t_1} = {t_2} \to \frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) (đccm).
-HS2: Hệ thức của định luật Jun-Len xơ:
Q=I2.R.t
Trong đó: I đo bằng ampe(A)
R đo bằng ôm(Ω)
T đo bằng giây(s) thì
Q đo bằng Jun(J).
Lưu ý: Q=0,24.I2.R.t (calo). (2 điểm)
Bài 16-17.2 chọn p/a: A (2 điểm).
Bài 16-17.3/b (6 điểm).
b)
\(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{I_1^2.{R_1}.{t_1}}}{{I_2^2.{R_2}.{t_2}}}\)
Vì \(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{I_1^2.{R_1}.{t_1}}}{{I_2^2.{R_2}.{t_2}}}\) mà
\({t_1} = {t_2} \to \frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{\frac{{U_1^2}}{{{R_1}}}.{t_1}}}{{\frac{{U_2^2}}{{{R_2}}}.{t_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\) (đccm).
|
*Hoạt động 2: GIẢI BÀI TẬP
-Yêu cầu 1 HS đọc to đề bài bài 1. HS khác chú ý lắng nghe. Đọc lại đề bài và ghi tóm tắt đề.
+Để tính nhiệt lượng mà bếp toả ra vận dụng công thức nào?
+Nhiệt lượng cung cấp để làm sôi nước được tính bằng công thức nào?
+Hiệu suất được tính bằng công thức nào?
+Để tính tiền điện phải tính lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng theo đơn vị kW.h→ Tính bằng công thức nào?
-Gọi HS lên bảng chữa bài.
-GV bổ sung: Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong một giây là 500J khi đó có thể nói công suất toả nhiệt của bếp là 500W.
-Yêu cầu HS chữa bài vào vở nếu sai.
|
Tóm tắt:
R=80Ω; I=2,5A;
a)t1=1s→Q=?
b)V=1,5 l→m=1,5kg
\(\begin{array}{l}
t_1^0 = {25^0}C;t_2^0 = {100^0}C;{t_2} = 20ph = 1200s;\\
C = 4200J/kg.K.\\
H = ?\\
c){t_3} = 3h.30
\end{array}\)
1kW.h giá 700đ
M=?
Bài giải:
a)Áp dụng hệ thức định luật Jun-Len xơ ta có:
\(Q = {I^2}.R.t = {(2,5)^2}.80.1J = 500J\)
Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1 giây là 500J.
b)Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là:
\(\begin{array}{l}
Q = C.m.\Delta t\\
{Q_i} = 4200.1,5.75J = 472500J
\end{array}\)
Nhiệt lượng mà bếp toả ra:
\({Q_{tp}} = {I^2}.R.t = 500.1200J = 600000J\)
Hiệu suất của bếp là:
\(H = \frac{{{Q_i}}}{{{Q_{tp}}}} = \frac{{472500}}{{600000}}.100\% = 78,75\% .\)
c)Công suất toả nhiệt của bếp
P=500W=0,5kW
A=P.t=0,5.3.30kW.h=45kW.h
M=45.700(đ)=31500(đ)
Số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong một tháng là 31500đồng.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài tập vận dụng định luật Jun-Len xơ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 17 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun-Len xơ
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 18: Thực hành Kiểm nghiệm mối quan hệ Q-I^2 trong định luật Jun-Lenxo