intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Vật lý lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GHKII – MÔN KHTN 8 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Phần kiến thức Vật Lí I. LÝ THUYẾT 1. Dòng điện. Nguồn điện - Dòng điện: là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. - Nguồn điện: có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. Pin, acquy là những nguồn điện có hai cực, một cực là cực dương (kí hiệu +), một cực là cực âm (kí hiệu -). - Vật dẫn điện: là vật cho dòng điện chạy qua. Vật dẫn điện thường gặp là những vật làm bằng kim loại. VD: đồng, nhôm, bạc, chì …. - Vật không dẫn điện (vật cách điện): là vật không cho dòng điện chạy qua. Vật cách điện thường gặp là những vật làm bằng sứ, nhựa, cao su, … 2. Mạch điện đơn giản Kí hiệu một số bộ phận của mạch điện Một nguồn điện Hai nguồn điện nối tiếp Dây nối Bóng đèn Công tắc mở Công tắc đóng Ampe kế Vôn kế Chuông điện Điện trở Biến trở Điot Điot phát quang (đèn LED)
  2. - Mạch điện đơn giản: gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện - Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. - Công dụng của cầu chì, cầu dao tự động, rơ le, chuông điện: Cầu chì, cầu dao tự động, rơle có tác dụng bảo vệ mạch điện, chuông điện có tác dụng phát tín hiệu bằng âm thanh. 3. Tác dụng của dòng điện Các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí. 4. Cường độ dòng điện. Hiệu điện thế - Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện - Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A); miliAmpe (mA) 1A = 1000mA - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế. - Khả năng sinh ra dòng điện của pin (acquy) được đo bằng hiệu điện thế (điện áp) giữa hai cực của nó. - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U - Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V); milivôn (mV); kilôvôn (kV) 1V = 1000mV; 1kV = 1000V - Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO. Bài 1. Đổi đơn vị của các giá trị sau a/ 0.5A=......mA b/ 230mA=.......A c/ 0.2kV=....V d/ 110V=........kV. Bài 2. a/ Vôn kế là dụng cụ dùng để làm gì? b/ Hãy cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của vôn kế ở hình bên. c/ Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí (1) và khi kim ở vị trí (2). Bài 3. Các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện như kìm, tuốc nơ vít,bút thử điện…..ở chỗ tay cầm thường có bọc nhựa hoặc cao su. Giải thích tại sao? Bài 4. Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch, 1 vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2, 1 công tắc (khoá (K), dây dẫn. a/ Hãy vẽ thành sơ đồ mạch điện và vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, vôn kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. b/ Khi đóng công tắc mà đèn vẫn không sáng. Nêu hai nguyên nhân dẫn đến đèn không sáng và cho biết cách khắc phục? c/ Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không ? Vì sao ?
  3. Bài 5. a/ Em hãy kể tên những tác dụng chính của dòng điện. b/ Một khách hàng muốn người thợ mạ bạc cho một chiếc vòng bằng kim loại. Hỏi? + Người thợ phải dùng dung dịch gì? + Vật nối với cực dương của nguồn điện làm bằng gì? Vật nào nối với cực âm của nguồn điện? + Hiện tượng trên liên quan đến tác dụng nào của dòng điện? Phần kiến thức hóa học I. LÝ THUYẾT 1. Base: - Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−. - Cách gọi tên base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide. - VD: Ca(OH)2: Calcium hydroxide Fe(OH)2: Iron (II) hydroxide Fe(OH)3: Iron (III) hydroxide - Dung dịch kiềm làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh, đổi màu dung dịch phenolphthalein thành màu hồng. - Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa) VD: NaOH + 2HCl → NaCl + H2O 2. Oxide: - Oxide là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxygen. - Phân loại oxide: - Dựa vào tính chất hóa học : + Oxide acid: P2O5; SO2;CO2 + Oxide base: Na2O; K2O; MgO + Oxide lưỡng tính: Al2O3; ZnO + Oxide trung tính: CO; NO - Cách gọi tên: - Với nguyên tố chỉ có một hóa trị: Tên nguyên tố + oxide VD : Na2O : Sodium oxide - Với nguyên tố có nhiều hóa trị: Tên nguyên tố (hóa trị của nguyên tố) + oxide - Với oxide phi kim nhiều hóa trị: (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide (Tiền tố mono là một, di là hai, tri là ba, tetra là bốn, penta là năm…) VD : Fe2O3 : Iron (III) oxid CO2 : Carbon dioxide hoặc carbon (IV) oxide -Tính chất hóa học: + Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. VD: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O + Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. VD: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O II. BÀI TẬP Câu 1: Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
  4. 1. Fe + O2 Fe3O4 6. Mg + HCl ……. + ……. 2. CaO + HCl CaCl2 + H2O 7. Al + H2SO4 ……. + ……. 3. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 8. Ca(OH)2 + HCl ……. + ……. 4. SO2 + KOH K2SO3 + H2O 9. CO2 + Ba(OH)2 ……. + ……. 5. P2O5 + H2O H3PO4 10. H2SO4 + Al2O3 ……. + ……. Câu 2: a. Viết công thức hoá học của các chất sau đây: calcium hydroxide, iron (III) hydroxide, sodium hydroxide, aluminium hydroxide. b. Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H 2SO4, NaOH, H2O. Hãy sắp xếp theo trình tự tăng dần giá trị pH của các dung dịch, chất lỏng trên. a. Bằng phương pháp hóa học, em hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl (dụng cụ, hoá chất có đủ). Câu 3: a. Cho các oxide sau: FeO; SO 3; Na2O; P2O5; CO2; CuO; BaO; N2O5. Oxide nào trong các oxide trên là oxide acid, oxide base? Gọi tên các oxide trên. b. Giải thích việc dùng vôi bột để khử chua đất trồng. Viết phương trình hóa học nếu có. Câu 4: Cho a gam Zinc oxide vào 400ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,8g nước. a. Viết phương trình hoá học xảy ra. b. Tính a. c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã tham gia phản ứng. Câu 5: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M . Hãy: a. Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu? b. Tính nồng độ mol các chất sau phản ứng. Câu 6: Cho 7,2g một kim loại hoá trị II phản ứng hoàn toàn 100ml dung dịch HCl 6M. Xác định tên kim loại đã dùng. Phần kiến thức sinh học Câu 1. Cấu tạo và chức năng hệ bài tiết nước tiểu. Nêu tên một số bệnh liên quan hệ bài tiết nước tiểu? - Cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu (niệu quản), bóng đái (bàng quang) và ống đái (niệu đạo). - Chức năng: Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể. - Một số bệnh liên quan hệ bài tiết nước tiểu: sói thận, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang… Câu 2. Biểu hiện bệnh sỏi thận. Em hãy đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sỏi thận? - HS tìm hiểu thông tin và trả lời. Câu 3. a/ Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
  5. - Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường. - Khi môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể. - Nồng độ glucose, sodium chloride, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể. Nếu những yếu tố này mất cân bằng, cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh. b/ Phân tích một số bệnh thực tế khi mất cân bằng các yếu tố môi trường trong cơ thể? - Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài (chỉ số glucose khi không ăn trong vòng 8 giờ trên 7 mmol/L) thì cơ thể đã mắc bệnh tiểu đường. - Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài sẽ dẫn đến mắc bệnh viêm khớp, gout, suy thận,... Nếu lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường trong thời gian dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận. - Để xác định nồng độ một số yếu tố trong cơ thể như nồng độ glucose, uric acid, người ta thường làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Câu 4. Nêu cấu tạo và chức năng hệ thần kinh? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh Alzheimer? * Cấu tạo và chức năng hệ thần kinh - Hệ thần kinh ở người có dạng hình ống, gồm hai bộ phận: bộ phận trung ương có não và tuỷ sống, bộ phận ngoại biên có các dây thần kinh và hạch thần kinh. Trong đó, bộ phận thần kinh trung ương đóng vai trò chủ đạo. - Hệ thần kinh ở người có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. * Bệnh Alzheimer: do rối loạn thần kinh, thường gặp ở người cao tuổi. - Người bị bệnh có những triệu chứng phổ biến như mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, lầm cấm, khả năng hoạt động kém. - Để phòng bệnh, nên luyện trí não bằng cách đọc sách, báo có chế độ ăn uống hợp lí giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động. Câu 5. Tác hại của ma túy là gì? Em hãy tuyên truyền về những biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy? - Học sinh nghiên cứu thông tin thực tế và trả lời. Câu 6. Cấu tạo và chức năng của thị giác và thính giác? * Thị giác có cấu tạo gồm mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở não. Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lí thông tin. Quá trình thu nhận ánh sáng: - Chúng ta có thể nhìn thấy vật là do có ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác mạc và thể thuỷ tinh tới màng lưới. - Ánh sáng tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác, gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật. * Thính giác: Tai có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa có màng nhĩ và chuỗi xương tai, có vòi tai thông với khoang miệng; tai trong có ốc tai chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh, từ ốc tai có dây thần kinh thính giác đi về não.
  6. - Thính giác có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường, truyền lên não xử lí giúp ta nhận biết được âm thanh’ - Tai thu nhận âm thanh theo cơ chế truyền sóng âm. Âm thanh được loa tai hứng, truyền qua ống tại làm rung màng nhĩ, gây tác động vào chuỗi xương tai làm rung các màng và dịch trong ốc tai. Những rung động này gây hưng phấn cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung thần kinh đi theo dây thần kinh thính giác về não cho ta cảm nhận âm thanh. Câu 7. Trình bày về một số bệnh, tật thường gặp ở mắt? - Bệnh đau mắt đỏ do virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus,... gây nên. Người bị bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, có nhiều ghèn (dù) mắt, cộm mắt. - Cận thị, viễn thị và loạn thị là các tật về mắt. Khi bị mắc các tật này, ảnh của vật sẽ không hiện trên màng lưới. Khi bị cận thị, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần, ảnh của vật ở phía trước màng lưới. - Cận thị có thể do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dẫn làm thể thuỷ tinh phồng lên. Tình trạng này kéo dài làm thể thuỷ tinh mất dần khả năng đàn hồi. - Viễn thị có thể do cấu mắt quả ngắn hoặc thể thuỷ tinh bị lão hoá xẹp xuống khó phồng lên. Khi bị viễn thị, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa, ảnh của vật nằm phía sau màng lưới. - Loạn thị do giác mạc bị biến dạng không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm. Khi bị loạn thị, mắt nhìn bị mờ nhòe, vì hình ảnh của vật không thể hội tụ ở màng lưới. Câu 8. Theo em cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường? - HS tìm hiểu thông tin và trả lời. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
  7. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tham khảo) MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian: 60 phút I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Đặc điểm chung của nguồn điện là gì? A. Có cùng hình dạng, kích thước. B. Có hai cực là dương và âm. C. Có cùng cấu tạo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây? A. Một mảnh nilông đã được cọ xát B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào Câu 3. Thiết bị số (1) trong hình bên là A. nguồn điện. B. bóng đèn C. công tắc. D. cầu chì. Câu 4. Vật nào sau đây là vật dẫn điện? A. Sắt B. Nhựa C. Thủy tinh D. Cao su Câu 5. Chất nào sau đây là base? A. NaOH B. HCl C. NaCl D. H2SO4 Câu 6. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan? A. Ba(OH)2, NaOH, KOH. B. NaOH, Mg(OH)2, KOH. C. NaOH, KOH, Cu(OH)2. D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH. Câu 7. Chất nào sau đây là oxide base? A. CO2 B. BaO C. SO3 D. Ba(OH)2 Câu 8. Chất nào sau đây là oxide acid? A. Fe2O3 B. NaCl C. CO2 D. HNO3 Câu 9.Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ? A. Tập thể thao B. Nhịn tiểu C. Uống đủ nước D. Tắm nắng Câu 10. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là A. thận B. ống dẫn nước tiểu. C. bóng đái D. ống đái. Câu 11. Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi thành phần nào? A. Máu B. Nước mô C. Bạch huyết D. Tất cả đáp án trên Câu 12. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? A.làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí B. Tinh thần vui vẻ, lạc quan C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày D. Tất cả đáp án đều đúng II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. Hãy ghép một đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:
  8. 1. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do a) tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Có thể mạ một lớp kim loại cho bề mặt b) tác dụng hoá học của dòng điện. của các đồ vật là do d) tác dụng phát sáng của dòng điện. 3. Cơ bị co khi có dòng điện đi qua là do e) tác dụng sinh lí của dòng điện. 4. Nồi cơm điện đang hoạt động là do Câu 2. Quan sát sơ đồ mạch điện trong hình bên và cho biết trong mạch gồm những thành phần nào. Thiết bị nào cung cấp điện, thiết bị nào tiêu thụ điện? Xác định chiều của dòng điện khi đóng công tắc điện. Câu 3. Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên. Câu 4. Cho các oxide CaO, Fe2O3, SO3, CO2, CO. Oxide nào có thể tác dụng với a/ Dung dịch HCl. b/ Dung dịch NaOH. Viết các phương trình hoá học. Hãy cho biết các oxide trên thuộc loại oxide nào? Câu 5. Cân bằng môi trường trong cơ thể có vai trò như thế nào? Câu 6. a/ Trình bày về một số tật thường gặp ở mắt? b/ Theo em cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường? --- Hết ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2