intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: KHTN - LỚP 8 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì II (Từ tuần 19 hết tuần học thứ 30). - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 3,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm) - Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 6 câu hỏi (Nhận biết: 1,0; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) - Nội dung nửa đầu kì 2: 30% (3,0 điểm) - Nội dung nửa kì sau: 70% (7,0 điểm) MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Bài 9. Base. Thang pH (4 tiết) 2 (0,5đ) 2 0,5 1 2. Bài 10. Oxide (3 tiết) 1 0,25 (0,25đ) 1 3. Bài 11. Muối (6 tiết) 2(0,5đ) 1 (1,0đ) 1 3 1,75 (0,25đ) 4. Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do 1 1 0,25 cọ xát (2 tiết) (0,25đ) 5. Bài 21 Dòng điện, nguồn điện (2 1 1 0,25 tiết) (0,25đ) 6. Bài 22. Mạch điện đơn giản (2 1 tiết) 1 0,25 (0,25đ) 7. Bài 23. Tác dụng của dòng điện (2 1 1 1 1 2 1,0 tiết) (0,5đ) (0,25đ) (0,25đ) 8. Bài 24+25. Hiệu điện thế, cường 1 1 1,0 độ dòng điện (3 tiết) (1,0đ) 9. Bài 26+27. Năng lượng nhiệt và 1 1 nội năng, Thực hành đo năng lượng 1 1 1,25 (0,25đ) (1,0đ) nhiệt bằng joulemeter (4 tiết)
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 10. Bài 28. Sự truyền nhiệt (2 tiết) 11. Bài 37. Hệ thần kinh và các giác qn ở người (1 tiết cuối/ 3 tiết) 12. Bài 38. Hệ nội tiết ở người (2 1 1 0,25 tiết) (0,25đ) 13. Bài 39. Da và điều hoà thân nhiệt 1 1 0,25 ở người (2 tiết) (0,25đ) 1 14. Bài 40. Sinh sản ở người (3 tiết) 1 0,25 (0,25đ) 15. Bài 41. Môi trường sống và các 1 1 0,25 nhân tố sinh thái (2 tiết) (0,25đ) 1 16. Bài 42. Quần thể sinh vật (2 tiết) 1 0,25 (0,25đ) 1 17. Bài 43. Quần xã sinh vật (2 tiết) 1 0,25 (0,25đ) 1 18. Bài 44. Hệ sinh thái (3 tiết) 1 1,0 (1,0đ) 1 1 19. Bài 45. Sinh quyển (2 tiết) 1 1 0,75 (0,5đ) (0,25đ) 20. Bài 46. Cân bằng tự nhiên (1 1 1 0,25 tiết/2 tiết) (0,25đ) Số câu 2 12 1 8 2 1 6 20 10,00 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10 ,00 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm
  3. BẢNG MÔ TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN KHTN 8 Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi TL TN TL TN – Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH–). 1 C1 Nhận biết – Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. - Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. 1 C2 Bài 9. – Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. Base. – Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu Thang pH và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra (4 tiết Thông hiểu nhận xét về tính chất của base. sau/5tiết) Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). Vận dụng - Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. Nhận biết Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác. 1 C3 - Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen. Bài 10. - Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, Oxide oxide lưỡng tính, oxide trung tính). Thông hiểu (3 tiết) – Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide. 1 C5 – Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay Nhận biết thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH + ). 4 – Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan. 1 C6 Bài 11. – Đọc được tên một số loại muối thông dụng. 1 C4 Muối – Trình bày được một số phương pháp điều chế muối. (6 tiết) – Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất Thông hiểu hoá học của acid, base, oxide. – Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và 1 C21 giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
  4. Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi Bài 20. Nhận biết - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. Hiện tượng Thông hiểu - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. 1 C7 nhiễm điện - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. do cọ xát Vận dụng (2 tiết) - Phát biểu được định nghĩa về dòng điện. 1 C8 Bài 21. - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện. Nhận biết Dòng điện, - Nêu được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu không dẫn điện là vật liệu nguồn điện không cho dòng điện đi qua. (2 tiết) - Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống. Thông hiểu - Phân loại được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện. Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt 1 C9 Nhận biết Bài 22. và đi ốt phát quang. Mạch điện - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì (hoặc: rơ le, cầu dao tự động, chuông điện). đơn giản Thông hiểu - Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở (biến trở), chuông, ampe kế, vôn kế, đi ốt (2 tiết) và đi ốt phát quang. Vận dụng - Mắc được mạch điện đơn giản gồm: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn. Bài 23. Nhận biết - Nêu được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí. 1 1 C24 C10 Tác dụng Thông hiểu - Giải thích được các tác dụng của dòng điện. 1 C11 của dòng - Thực hiện được thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát điện Vận dụng sáng, hoá học, sinh lí. (2 tiết) - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện. Nhận biết - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. Bài 24+25. - Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. Hiệu điện Thông hiểu - Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo thế, cường bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó. độ dòng - Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. 1 C22 điện Vận dụng - Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu mô tả ampe kế và vôn kế. (3 tiết) Vận dụng Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện gồm 2 dụng cụ thiết bị điện mắc cao nối tiếp hoặc song song. Bài 26+27. - Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt. Nhận biết Năng - Nêu được khái niệm nội năng. lượng Thông hiểu - Nêu được, khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội 1 C12
  5. Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi năng của vật tăng. Cho ví dụ. - Giải thích được ví dụ trong thực tế trong các trường hợp làm tăng nội năng của vật hoặc làm Vận dụng 1 C23 giảm nội năng của vật giảm. nhiệt, nội Vận dụng năng, thực - Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng bằng joulemeter cao hành đo năng lượng - Kể tên được ba cách truyền nhiệt. - Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt. Nhận biết - Lấy được ví dụ về hiện tượng đối lưu. - Lấy được ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt. - Mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng bằng cách dẫn nhiệt. Bài 28. Sự - Mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng bằng cách đối lưu. truyền - Mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng bằng cách bức xạ nhiệt. nhiệt Thông hiểu - Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính. (2 tiết) - Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt. Vận dụng Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp. Vận dụng Trình bày được một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra trong sinh hoạt gia đình. cao – Kể được tên các tuyến nội tiết. Nhận biết – Nêu được chức năng của các tuyến nội tiết. Bài 38. Hệ – Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...). nội tiết ở Thông hiểu – Nêu được cách phòng chống các bệnh liên quan đến hệ nội tiết. 1 C13 người – Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân Vận dụng (2 tiết) trong gia đình. Vận dụng – Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (ví dụ bệnh tiểu đường, bướu cổ). cao Bài 39. Da Nhận biết – Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da. và điều hoà – Nêu được khái niệm thân nhiệt. 1 C14 thân nhiệt – Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người. ở người – Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt. (3 tiết) – Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng. – Nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.
  6. Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi – Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn. Thông hiểu – Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. - Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da. Vận dụng - Thực hành được cách đo thân nhiệt. - Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư. Vận dụng - Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học. cao - Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh. – Nêu được chức năng của hệ sinh dục. – Kể tên được các cơ quan sinh dục nam và nữ. Nhận biết - Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai. – Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). – Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Bài 40. – Trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. Sinh sản ở - Nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai. 1 C15 người Thông hiểu – Trình bày được cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, (3 tiết) giang mai, lậu,...). Vận dụng – Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Vận dụng – Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khoẻ sinh sản vị thành niên (an cao toàn tình dục). - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật. Bài 41. Nhận biết 1 C16 - Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Môi – Phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sống và sinh vật. các nhân Thông hiểu – Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ. tố sinh – Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). thái Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống (2 tiết) sinh vật. Bài 42. – Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. 1 C17 Quần thể Nhận biết – Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân sinh vật bố). (2 tiết) Thông hiểu Lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố).
  7. Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi Vận dụng Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ quần thể. – Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Bài 43. Nhận biết – Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (Đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số Quần xã cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng). sinh vật Thông hiểu – Lấy được ví dụ minh hoạ các đặc trưng của quần xã … 1 C18 (2 tiết) Vận dụng – Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã. Nhận biết Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. – Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn; sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái. – Nêu được tầm quan trọng của bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình của Việt Nam: các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và ven biển, các hệ sinh thái nông nghiệp. Bài 44. Hệ Thông hiểu – Lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh sinh thái thái nước ngọt). (3 tiết) – Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã. - Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái. Vận dụng Thực hành: điều tra được thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái. 1 C25 cao Bài 45. Nhận biết - Nêu được khái niệm sinh quyển. 1 C26 Sinh quyển Thông hiểu - Nhận biết được các khu sinh học trên Trái Đất 1 C19 (2 tiết) – Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. 1 C20 Bài 46. Nhận biết Cân bằng – Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường tự nhiên - Phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên. (1 tiết/ 2 - Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên. Thông hiểu tiết) – Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
  8. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT TH -THCS TRÀ NÚ MÔN: KHTN 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………… Điểm: Nhận xét của thầy, cô giáo: I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) của câu trả lời có đáp án đúng. Câu 1. Những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide, khi tan trong nước tạo ion OH- gọi là A. acid. B. base. C. oxide. D. muối. Câu 2. Môi trường acid có pH A. nhỏ hơn 7. B. lớn hơn 7. C. bằng 7. D. từ 1 đến 14. Câu 3. Oxide là hợp chất của oxygen với A. một nguyên tử khác. B. nhiều nguyên tử khác. C. một nguyên tố khác. D. nhiều nguyên tố khác. Câu 4. Muối sodium sulfate có công thức hoá học là A. NaCl. B. Na2SO4. C. CaSO4. D. NaHSO4. Câu 5. Những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+) thuộc hợp chất A. base. B. acid. C. oxide base. D. muối. Câu 6. Dựa vào bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây là muối tan? A. CaCO3. B. BaSO4. C. AgCl. D. NaCl. Câu 7. Vào mùa đông, khi chải tóc bằng lược nhựa, thường xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng sau đây? A. Lược nhựa bị nhiễm điện. B. Tóc bị nhiễm điện C. Cả tóc và lược đều nhiễm điện. D. Cả tóc và lược đều không nhiễm điện. Câu 8. Dòng điện là dòng A. là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. B. là dòng chuyển dời có tự do của các hạt mang điện. C. là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích dương. D. là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích âm. Câu 9. Cực âm của nguồn điện được kí hiệu bằng dấu A. trừ (-). B. cộng (+). C. nhân (*). D. gạch chéo (/). Câu 10. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Bàn là điện. B. Máy sấy tóc. C. Đèn LED. D. Ấm điện đang đun nước. Câu 11. Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt? A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh. C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện. D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. Câu 12. Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng. D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.
  9. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường? A. Hạn chế đường, muối trong thức ăn. B. Nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất đường bột và chất béo. C. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. D. Không nên dùng rượu, bia, nước ngọt có ga. Câu 14. Để tránh cảm nóng, chúng ta không nên A. tránh ở ngoài nắng quá lâu. B. đội mũ nón khi làm việc ngoài trời. C. chơi thể thao trong bóng râm hoặc trong nhà. D. tắm ngay sau khi ra mồ hôi nhiều. Câu 15. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì? A. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh. B. Trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng. C. Trứng không có khả năng thụ tinh. D. Hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm. Câu 16. Khái niệm môi trường sống là A. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. B. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng. C. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. D. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 17. Quần thể sinh vật là A. tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 18. Ví dụ nào sau đây thể hiện loài đặc trưng trong quần xã sinh vật? A. Tập hợp các loài cá chép, cá mè, cá rô, ốc…sống trong một hồ tự nhiên. B. Các cây lúa sống trong quần xã ruộng lúa. C. Lạc Đà sống ở sa mạc. D. Cây Đước, cây thông sống trong quần xã rừng ngập mặn. Câu 19. Đâu là các khu vực thuộc khu sinh học nước ngọt? A. Đồng rêu hàn đới, rừng lá kim. B. Tầng nước mặt, tầng giữa và tầng dưới. C. Khu vực nước đứng và khu vực nước chảy. D. Vùng khơi và vùng ven bờ. Câu 20. Cân bằng tự nhiên là A. sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, có sự điều khiển của con người. B. sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường. C. sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người. D. trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống
  10. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm Cho dung dịch sulfuric acid (H2SO4) vào dung dịch barium chloride (BaCl2). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. Câu 22. (1,0 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 2V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I 1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5 V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích vì sao có thể so sánh kết quả như vậy. b) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì bóng đèn sáng bình thường? Câu 23. (1,0 điểm) Thả một miếng sắt nóng vào một cốc nước lạnh. Nội năng của miếng sắt và của nước trong cốc thay đổi thế nào? Giải thích. Câu 24. (0,5 điểm) Nêu dòng điện có tác dụng phát sáng? Câu 25. (1,0 điểm) Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng ruộng tại địa phương? Câu 26. (0,5 điểm) Em hãy nêu khái niệm sinh quyển là gì? -Hết- Người ra đề Người duyệt đề Lương Thị Kim Liên Lê Ngọc Hồng Nguyễn Hữu Nhạc
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: KHTN 8 I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng. Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 hỏi ĐA B A C B D D C A A C C C B D A B A C C A II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 21 Tạo thành chất kết tủa trắng ( BaSO4) 0,5 (1,0 điểm) PTHH H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl 0,5 (Nếu cân bằng sai hoặc không cân bằng trừ 0,25đ) Câu 22 a, I1< I2. 0,25 (1,0 điểm) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ 0,25 dòng điện chạy qua bóng đèn tăng. b) U=Uđm=6V (đm= định mức, tức số vôn ghi trên đèn) Vậy phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình 0,5 thường. Câu 23 Nội năng của miếng sắt giảm đi còn nội năng của nước trong 0,5 (1,0 điểm) cốc tăng lên. Vì: + Khi thả miếng sắt nóng vào cốc nước lạnh sẽ có sự truyền nhiệt từ miếng sắt sang cốc nước làm cốc nước tăng nhiệt độ 0,25 khiến các phân tử nước chuyển động nhanh lên, nội năng của nước tăng lên. + Còn miếng sắt bị giảm nhiệt độ làm các phân tử sắt chuyển 0,25 động chậm lại, nội năng của miếng sắt giảm. Câu 24 Dòng điện có thể làm đèn điện phát sáng đó là tác dụng phát 0,5 (0,5 điểm) sáng của dòng điện. Câu 25 Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái (1,0 điểm) đồng ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh 0,25 vật có mối quan hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cụ thể: + Các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ, …) là thức ăn của 0,25 các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột, …). + Các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các 0,25 sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ). + Các sinh vật phân giải (nấm, vi sinh vật, giun đất, …) thực hiện chức năng phân giải xác và chất thải của tất cả các sinh vật 0,25 thành chất vô cơ trả lại môi trường. Câu 26 Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các 0,5 (0,5 điểm) nhân tố vô sinh của môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2