YOMEDIA
ADSENSE
Bài 59 - Thực hành: Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại
233
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Với mục tiêu giúp học sinh hiểu được thế nào là mức đa dạng của loài trong quần xã; hiểu và vận dụng được phương pháp đánh bắt thả lại để tính số lượng cá thể của quần thể một cách đơn giản mà tài liệu "Bài 59 - Thực hành: Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại" đã được thực hiện.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 59 - Thực hành: Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại
- BÀI 59 THỰC HÀNH: TÍNH ĐỘ PHONG PHÚ CỦA LOÀI VÀ KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BẮT THẢ LẠI (Sinh học 12 nâng cao Tr 244) IMỤC TIÊU Hiểu được thế nào là mức đa dạng của loài trong quần xã. Hiểu và vận dụng được phương pháp đánh bắt thả lại để tính số lượng cá thể của quần thể một cách đơn giản theo biểu thức của Seber (1982): N= 1 Trong đó N: Số lượng cá thể của quần thể. M: Số cá thể được đánh dấu mẫu 1. C: Số cá thể được đánh dấu mẫu 2. R: Số cá thể được đánh dấu xuất hiện lần thu mẫu 2. IICHUẨN BỊ 1Vài bơ gạo trắng để sử dụng gạo làm môi trường 2Một bơ đậu xanh đại diện cho quần thể cá mương, một bơ đậu đen đại diện cho cá mè trắng, một bơ lạc nhân đại diện cho quần thể cá chép trong ao và một bơ đậu mắt cua (màu nâu) để thay thế hay để đánh dấu. (Có thể thay thế bằng các loại hạt, hạt cườmg, bóng nhỏ...có màu sắc, hình dạng khác nhau) 3Một cái chén lớn, 3 chén nhỏ hơn, 1 khay men lớn và 4 khay men nhỏ. 4Bút, vở để ghi chép, tính toán IIINỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1Tính mức đa dạng (hay độ phong phú) của loài cá mương (thực hiện theo nhóm nhỏ 34 người) B1Dùng chén nhỏ đong 2 chén đậu xanh, 1 chén đậu đen và 1 chén lạc nhân; đổ chung cả ba loại vào 2 bơ gạo trắng (làm môi trường) trong khay lớn, rồi trộn thật đều. B2Lấy chén lớn đong một chén hỗn hợp trên và đổ ra khay men. Đó được xem là lần lấy mẫu cá (hay mẻ lưới) đầu tiên trong ao. B3Nhặt riêng ra từng khay các hạt đậu xanh, đậu đen và lạc nhân. Đếm số lượng hạt cho mỗi loại, tức là số cá mương, cá mè trắng, cá chép thu được ở mẻ đầu tiên trong ao. Ví dụ Số hạt đậu xanh (cá mương) Số hạt đậu đen (ca mè) Số hạt lạc nhân (cá chép) 15 20 25 B4Sử dụng số lượng của từng loại hạt để tính mức đa dạng cho từng loài cá bằng công thức dưới đây và chỉ ra kết quả tính toán: Độ phong phú = x100. Trong đó, ni là số cá thể của loài I nào đó (ở đây là đậu xanh hoặc đậu đen hoặc lạc nhân), còn N là tổng số cá thể của cả 3 loài thu được (ở đây là tổng số của 3 loại đậu vừa đếm). Từ công thức đó ta tính được Độ phong phú của cá mương là: .100 = 25 Độ phong phú của cá mè là: .100 =33,3 1
- Độ phong phú của cá chép là: .100 = 41,7 2Tính kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại Vẫn sử dụng các dụng cụ như thí nghiệm ở mục 1 (thực hiện theo nhóm nhỏ 34 người) B1Sau khi tính xong độ phong phú của từng loài, đổ chúng vào hỗn hợp ban đầu ở khay lớn. Trộn đều lại một lần nữa. B2Tính số lượng cá thể của cá mè trắng (hay số hạt đậu đen) trong ao: Dùng chén lớn đong một chén từ hỗn hợp trên, rồi đổ ra khay. Đếm hết số lượng hạt đậu đen và bỏ ra ngoài. Ghi vào sổ. Sau đó, thay tất cả các hạt đậu đen bằng các hạt đậu mắt cua (màu nâu), tức là ta đã đánh dấu cá mè trắng bị bắt lần thứ nhất. Giả sử số hạt đậu đen (cá mè) đếm được là 17 hạt, (thay 17 hạt đậu màu nâu làm cá mè đã bắt và thả lại). Đổ vào khay lớn ban đầu đậu mắt cua (thay cho số đậu đen vừa đếm) và hỗn hợp gạo vừa lấy ra rồi trộn lại thật đều. B3Dùng chén lớn đong lại lần thứ hai. Đổ ra khay và đếm riêng số lượng hạt đậu đen và đậu mắt cua. Ghi chép lại cẩn thận. Giả sử đếm được: 8 hạt đậu đen và 7 hạt màu nâu B4Sử dụng công thức của Seber (1982) để tính số lượng cá thể của quần thể cá mè trắng trong ao (M 1)(C 1) và rút ra các kết luận: N 1 R 1 Số cá thể cá mè trong quần thể là: 1= 35 cá thể mè Trong trường hợp này, N: số lượng hạt đậu đen hay số cá thể của quần thể mè trắng cần tính; M: số lượng hạt đậu đen thu được lần đầu tiên mà chúng được thay bằng các hạt đậu mắt cua màu nâu; C: tổng số lượng hạt đậu đen và đậu mắt cua, được xem là số cá mè trắng bị đánh bắt lần thứ hai; R: số hạt đậu mắt cua hay số cá thể mè trắng đã đánh dấu bị bắt lại ở lần thứ hai. Chú ý: Trong phương pháp này, người ta coi các cá thể có kiểu phân bố đều và giữa 2 lần thu mẫu số lượng cá thể của quần thể là không thay đổi (chết, bị ăn thịt, …). Đây là một hạn chế. Chúng ta có thể đếm trực tiếp số hạt đỗ xanh đổ vào ban đầu để so sánh với kết quả tính toán xem sai số là bao nhiêu phần trăm (%) IVCÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1 Sự phân bố của các loài trong quần xã sinh vật ở dưới nước theo độ sâu như thế nào? 2Vì sao trong các ao, hồ, đầm nuôi cá muốn có năng suất cao cần thả phối hợp nhiều loài cá khác nhau? 3Ổ sinh thái là gì, ổ sinh thái khác hệ sinh thái ở những điểm nào, cho các ví dụ? 4Tại sao trong các ao, hồ nuôi ba ba sinh sản cần phải có đảo nổi ? 5Vì sao nhiều quần thể sinh vật không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học? 6Thế nào là mối quan hệ cạnh tranh, các dạng cạnh tranh trong quần xã sinh vật? 7Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài cho chúng ta biết: aSự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực cMức độ gần gũi giữa các loài trong quần vật xã 2
- bSinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần dDòng năng lượng trong quần xã xã 8Trong câu ca dao: Tò vò mà nuôi con nhện, ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào Là mối quan hệ: aKí sinh c Con mồi vật ăn thịt bHội sinh dỨc chế cảm nhiễm 9Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi aTheo cấu trúc tuổi của quần thể. bDo hoạt động can thiệp của con người. cNhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể. dMối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. ?HỎI KHÓ ĐÁP HAY Nghề "đem tiền gửi đáy biển" để giảm nghèo là nghề gì? Ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có những ngư dân vốn dạn dày sóng gió đang làm cuộc "phiêu lưu" bỏ hàng chục triệu đồng nuôi cá hồng Mỹ, cá vược, bằng hình thức nuôi lồng ven biển. Họ đang ví von, đây là nghề "đem tiền gửi đáy biển". Lợi ích của việc nuôi cá lồng: Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá thâm canh, do môi trường nước lưư thông nên cá nuôi lồng có thể thả với mật độ dày; vật liệu làm lồng dễ kiếm. Có thể nuôi những loài cá ăn trực tiếpn như cá trắm cỏ, trê lai, rô phi, quả, ngạng, bống tượng… Kỹ thuật nuôi cá lồng đơn giản, đẽ làm và tận dụng được sứ lao động của mọi độ tuổi. Thu hoạch cá lồng chủ động, hiệu quả cao. Tuy nhiên nuôi cá lồng dễ bị mắc bệnh và lây lan nhanh, nên việc nuôi phải thận trọng, theo đúng qui trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Ông Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Thiết, cho biết: Từ mô hình nuôi thí điểm cá lồng trên biển của Đồn Biên phòng cảng Cửa Lò Bến Thủy, tại cửa biển Lạch Lò (năm 2009), từ năm 2010 đến nay, 6 hộ ngư dân ở xã Nghi Thiết đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng ven biển. Và cũng vào khoảng thời gian này năm ngoái, hàng chục hộ dân xóm Rồng đến lạch Lò để xem anh Nguyễn Văn Thái, người đầu tiên nuôi cá lồng bè trên biển thu về gần 70 triệu đồng trong vòng 8 tháng. Cá hồng Mỹ hiện có giá 100.000 đồng/kg, cá vược 120.000 đồng/kg, mỗi lồng cá cho doanh thu trên 50 triệu đồng. Theo anh Nguyễn Tiến Dũng, Đồn phó Đồn Biên phòng cảng Cửa Lò người được giao nhiệm vụ triển khai mô hình thí điểm nuôi cá lồng ven biển: Vùng ven biển Cửa Lò có độ sâu vừa phải, độ mặn cần thiết và nguồn nước trong, nên rất phù hợp để nuôi cá lồng. Nuôi cá lồng theo phương pháp công nghiệp trong môi trường tự nhiên tại các cửa lạch biển không khó, chỉ cần thả giống sớm để cho thu hoạch trước khi mùa mưa bão. Thức ăn chính của cá lồng là cá tạp đông lạnh, cá vụn được cắt, băm nhỏ tùy theo độ tuổi của cá. Tuy nhiên, cần chú ý lưu tốc dòng chảy và sóng biển để đảm bảo đủ lượng ô xy, cho cá ăn đúng giờ, điều độ và mỗi vụ thay lưới 3 lần theo độ lớn của cá là những yếu tố đảm bảo cho cá sinh trưởng, phát triển tốt. Lồng nuôi phải luôn sạch thoáng, 3
- nếu bị các vi sinh vật bám kín lồng sẽ giảm sự trao đổi nước khiến cá bị "sốc" do thiếu ô xy; bè phải được làm vững chắc, neo giằng cẩn thận để chống chịu với sóng gió bão. Nghề nuôi cá lồng tại xã Nghi Thiết là một nghề mới, hiện còn mang tính chất tự phát nhưng nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cảng Cửa Lò Bến Thủy và Trung tâm Nuôi trồng thủy sản miền Trung nên nghề này đang mở ra cơ hội phát triển cho một vùng biển còn nghèo khó. 4
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn