intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh nội ngoại sản khoa gia súc

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng Bệnh nội – ngoại – sản khoa gia súc trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và bệnh nội khoa, đại cương về bệnh ngoại khoa gia súc và một số bệnh ngoại khoa gia súc thường gặp, đặc điểm sinh lý sinh sản gia sú, một số bệnh sản khoa gia súc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh nội ngoại sản khoa gia súc

  1. LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Bệnh nội – ngoại – sản khoa gia súc trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và bệnh nội khoa, đại cương về bệnh ngoại khoa gia súc và một số bệnh ngoại khoa gia súc thường gặp, đặc điểm sinh lý sinh sản gia sú, một số bệnh sản khoa gia súc. Tập bài giảng được biên soạn trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu của các tác giả trong nước và đã cố gắng cập nhật, bổ sung các kiến thức mới, để làm cho bài giảng luôn đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn, phù hợp với chăn nuôi Việt Nam. Nhưng do yêu cầu của đối tượng phục vụ và khuôn khổ của chương trình nên các chương chỉ giới thiệu những kiến thức cần thiết nhất. Trong quá trình biên soạn dù đã cố gắng để tổng hợp và cập nhật nhiều vấn đề, nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, học sinh và bạn đọc cho lần tái bản sau được hoàn thiện. TÁC GIẢ 1
  2. Chương 1. CHẨN ĐOÁN VÀ BỆNH NỘI KHOA I. CHẨN ĐOÁN THÚ Y 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm về chẩn đoán học Chẩn đoán học là một khoa học về khám và định bệnh. Nghiên cứu các phương pháp để tìm hiểu gia súc trước, trong và sau lúc mắc bệnh. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện và thu thập triệu chứng, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đi đến kết luận chẩn đoán đúng bệnh. Ví dụ: Tìm hiểu nguyên nhân từ thức ăn, từ cơ thể trâu, bò. Bằng các phương pháp khám bệnh để thu thập triệu chứng, chẩn đoán và kết luận đúng bệnh chướng hơi dạ cỏ trâu, bò. 1.2. Khái niệm về điều trị học Điều trị bệnh là một khoa học sử dụng các biện pháp nhằm giúp cho cơ thể thoát khỏi trạng thái bệnh lý trở về trạng thái sinh lý bình thường. Có nhiều phương pháp điều trị cho gia súc như dùng thuốc, dùng nhân tố vật lý, chăm sóc nuôi dưỡng,...đang được áp dụng trong điều trị thú y. 1.3. Khái niệm về bệnh nội khoa Bệnh nội khoa gia súc là những bệnh thông thường, xảy ra ở các cơ quan tổ chức trong cơ thể, không có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con khác, có tính chất cá thể. Ví dụ: Viêm ruột là bệnh nội khoa không lây lan chỉ, xảy ra ở từng cá thể. 2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 2.1. Nguyên nhân bên trong Là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân, tạo nên các trạng thái bệnh lý cho cơ thể gia súc: Tính di truyền: là một trong những nguyên nhân bên trong gây nên bệnh, cơ thể bố hay mẹ bị một loại bệnh, bị suy nhược, phải làm việc quá sức, bị hư hỏng bộ phận nào đó sẽ di truyền lại cho đời sau những cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh như bệnh lao, bệnh đường hô hấp, lở loét ngoài da, hà móng... Loài gia súc: cơ thể khác loài do tổ chức giải phẫu khác nhau nên có loài mắc bệnh này mà loài khác không mắc. Ví dụ: Trâu, bò bị chướng hơi dạ cỏ nhưng lợn không bị. Giống gia súc: giống gia súc khác nhau thì khả năng mắc bệnh khác nhau. Bò Hà Lan nhập nội dễ nhiễm ký sinh trùng đường máu hơn bò nội. Ngoài ra tính biệt đực, cái; tuổi gia súc, loại hình gia súc,... cũng là nguyên nhân bên trong dễ gây bệnh. Các nguyên nhân bên trong tự nó không có khả năng gây thành bệnh, chỉ có tác dụng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân bên ngoài xâm nhập và gây nên bệnh. 2.2. Nguyên nhân bên ngoài Tác động cơ giới: các tác động cơ giới như: đánh đập, trượt ngã, chém, húc, đá, ... là những nguyên nhân gây nên tổn thương tổ chức (xây xát, chấn thương, vết thương,...) có thể tạo nên bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Tác động vật lý: nhiệt độ, độ ẩm trong không khí cao hay thấp quá có thể gây nên những rối loạn cục bộ hay toàn thân hoặc gây rối loạn dinh dưỡng của các tổ chức, làm giảm sức đề kháng với bệnh. Các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, điều tiết thân nhiệt,... chịu tác động của nguyên nhân này rất lớn. 2
  3. Tác động hoá học: đây là những nguyên nhân gây bệnh thường xuyên cho cơ thể. Trong thức ăn, nước uống hay các sản phẩm của công, nông nghiệp có thể có chất độc gây nên những rối loạn ở hệ tiêu hoá và trên cơ thể, nếu nặng có thể gây chết gia súc. Các khí độc từ chuồng nuôi, khu công nghiệp, bụi bẩn,... dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp Chất thải của các nhà máy, nước thải từ các công xưởng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột v.v.. cơ thể hấp thụ phải sẽ bị ngộ độc. Thuốc trị bệnh dùng quá liều hay không đúng cách cũng có thể gây ngộ độc cho gia súc. Tác động từ sinh vật học: các sinh vật sống ký sinh trên cơ thể gia súc như các nguyên sinh động vật, giun sán, côn trùng,... sống nhờ dinh dưỡng từ máu của ký chủ sẽ làm cho cơ thể suy yếu kiệt sức. Đồng thời chúng còn tiết ra chất độc đầu độc cơ thể và mang mầm bệnh truyền nhiễm làm lây lan từ cơ thể bệnh sang cơ thể khoẻ. Tác động do con người: việc nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, sử dụng của các chủ gia súc không đúng khoa học sẽ làm cho cơ thể vật nuôi suy yếu, làm giảm sức đề kháng, làm cho bệnh dễ xảy ra hơn hoặc trở nên trầm trọng hơn và thời gian bệnh kéo dài hơn. Tác động từ điều kiện kinh tế xã hội: điều kiện kinh tế xã hội ở mức độ phát triển thì khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y cũng phát triển. Từ đó các quy trình chăn nuôi, thú y đã nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và chủ động phòng và điều trị bệnh. Do vậy, bảo vệ được đàn vật nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã khống chế và tiêu diệt được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: dịch tả trâu bò, dịch tả lợn... 3. CHẨN ĐOÁN BỆNH HỌC 3.1. Phân biệt các triệu chứng Những triệu chứng thu thập được sau khi khám bệnh và hỏi chủ vật nuôi về bệnh, thường chưa cho phép ta xác định bệnh ngay được. Muốn định được bệnh chính xác ta cần tiến hành từng bước sau 3.1.1 Đánh giá triệu chứng Các triệu chứng thu được cần phân tích tổng hợp và phân ra như sau. Triệu chứng chính: là triệu chứng cục bộ, giúp ta nhận biết được bệnh đang xảy ra ở cơ quan hay bộ máy nào. Ví dụ: Ho, thở khó là bệnh ở đường hô hấp. Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng chính của bệnh ở đường tiêu hoá. Triệu chứng phụ: chỉ nói lên con vật đang ốm, nó thường thuộc loại triệu chứng toàn thân như sốt, buồn bã, ủ rũ, bỏ ăn,..., là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, khi bệnh càng nặng thì các biểu hiện này càng rõ. Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng riêng, có được các triệu chứng này là ta có thể chẩn đoán chính xác được bệnh. Thường rất ít bệnh có triệu chứng đặc thù. Ví dụ: Dấu đỏ vuông tròn, ngoài da là triệu chứng đặc thù của bệnh đóng dấu lợn. Nước mũi màu rỉ sắt trong bệnh viêm phổi thuỳ. 3.1.2 Hội chứng Là triệu chứng chung xuất hiện ở nhiều loại bệnh và với nhiều biểu hiện khác nhau. Ví dụ: Hội chứng hoàng đản gặp ở bệnh lợn nghệ, kí sinh trùng đường máu trâu, bò. Hội chứng đau bụng gặp ở ngựa, nghẽn dạ lá sách ở trâu, bò. Hội chứng thiếu máu gặp ở kí sinh trùng máu, suy dinh dưỡng... Khi đánh giá triệu chứng cần xem xét đến điều kiện ngoại cảnh và điều kiện sinh lý của gia súc như cơ thể có chửa ở giai đoạn cuối thì phù ở chân, trời nóng thì thân nhiệt tăng ... 3.2. Quyết định khí quan, tổ chức mắc bệnh 3.2.1. Tên cơ quan - tổ chức mắc bệnh 3
  4. Trước hết loại bỏ các triệu chứng phụ và các biểu hiện biến chứng. Bệnh được mang tên của cơ quan chính mắc bệnh kèm theo trạng thái của bệnh. Ví dụ: ruột bị viêm thể cata ở thể cấp tính thì ta gọi tên bệnh như sau: viêm ruột cata cấp tính. Trên thực tế có nhiều bệnh biểu hiện triệu chứng không rõ ràng, hoặc các bệnh có nhiều triệu chứng giống nhau, nếu chẩn đoán vội vàng thì rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, ta phải cần nhắc từng triệu chứng và nên theo dõi thêm thời gian để đảm bảo chẩn đoán chính xác. 3.2.2. Thời gian tiến triển của bệnh Các bệnh đều có 4 thời kỳ tiến triển như sau: Kỳ nung bệnh: thường khó phát hiện do các triệu chứng chưa thể hiện ra bên ngoài. Muốn phát hiện bệnh cần tiến hành xét nghiệm định kỳ hàng năm. Kỳ khởi phát: các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, có thể nhanh hoặc chậm. Kỳ toàn phát: các triệu chứng xuất hiện rõ điển hình có thể ở mức độ trầm trọng. Ở thời kỳ này, triệu chứng không nặng hơn mà chỉ tăng giảm chút ít, thể hiện sự tranh chấp giữa cơ thể và mầm bệnh. Nếu mầm bệnh thắng thì gia súc sẽ chết. Nếu cơ thể thắng thì đến thời kỳ bệnh lui, các triệu chứng giảm dần mức độ trầm trọng, thời gian bệnh lui dài hay ngắn tuỳ theo từng bệnh. Khi các triệu chứng biến mất gọi là lành bệnh. Lành bệnh tuyệt đối là khi khỏi bệnh triệu chứng đã mất hoàn toàn. Lành bệnh tương đối: con vật tuy khỏi bệnh nhưng bị mang tật suốt đời như què, mù ... Biến chứng: trong quá trình bệnh tiến triển có thể thấy thêm bệnh thứ hai do bệnh trước gây ra hay do một nguyên nhân khác. Ví dụ: Vết thương biến chứng sinh mủ. 3.2.3. Các thể bệnh Sự tiến triển của bệnh có nhiều hình thái khác nhau: Thể quá cấp tính: bệnh xẩy ra rất nhanh chóng với các triệu chứng trầm trọng xuất hiện ngay từ đầu: bệnh nhiệt thán, xung huyết và phù phổi, xung huyết não,... Thể cấp tính: bệnh xảy ra chậm hơn, triệu chứng nặng dần từ 1-2 tuần: bệnh viêm phổi, bệnh thương hàn, ... Thể á cấp tính: có triệu chứng kéo dài từ vài tuần đến 1- 2 tháng với các triệu chứng ít nổi bật. Thể mạn tính: bệnh kéo dài từ vài tháng đến vài năm, với các triệu chứng rất mờ nhạt, chủ yếu làm cho gia súc ngày càng gầy còm, suy dinh dưỡng. 3.2.4. Tiên lượng Sau khi khám bệnh kỹ lưỡng, nắm chắc tính chất của bệnh, ta dự kiến thời gian bệnh kéo dài, những bệnh khác có thể kế phát và khả năng cuối cùng của bệnh. Đó gọi là tiên lượng. Chẩn đoán bệnh là kết luận của hiện tại, tiên lượng là kết luận của tương lai. Tiên lượng là một việc làm phức tạp, đòi hỏi phải suy xét đến nhiều nhân tố. Vì tiên lượng không phải phán đoán bệnh súc sống hay chết, còn phải có ý kiến điều trị tốn kém bao nhiêu. Tiên lượng có 3 hướng: Tiên lượng tốt: gia súc có khả năng khỏi bệnh, khôi phục được sức khoẻ và vẫn còn có giá trị kinh tế. Tiên lượng xấu: bệnh súc chết hoặc không thể lành hoàn toàn, mất khả năng sinh sản, mất năng lực làm việc... Nếu điều trị khỏi cũng mất nhiều thời gian và không kinh tế. Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh tình phức tạp, triệu chứng không điển hình, không đủ cơ sở để kết luận bệnh. Tuy nhiên cần phải có tiên lượng sớm để có biện pháp xử lý kịp thời. 4
  5. 4. CÁC BƯỚC KHÁM BỆNH Khám toàn diện nhằm tìm hiểu chung về toàn bộ cơ thể sau đó xác định cơ quan, tổ chức mắc bệnh. Kiểm tra toàn diện gồm những nội dung sau: 4.1. Nhận dạng Nhận dạng là lập căn cước hay đăng ký bệnh súc để có hướng cho ta về một loại bệnh thường có hoặc đặc biệt có riêng cho từng loài gia súc, giống, tuổi vv... Loài gia súc khác nhau thì cảm nhiễm bệnh cũng khác nhau. Do cấu tạo giải phẫu khác nhau mà có loài mắc bệnh này nhưng không mắc bệnh khác Ví dụ: Bò hay bị viêm dạ tổ ong, chướng hơi dạ cỏ. Ngựa hay bị đau bụng, rất mẫn cảm với cỏ bị mốc. Giống gia súc khác nhau mắc bệnh cũng khác nhau. Bò Hà Lan nhập vào Việt Nam hay bị mắc bệnh ký sinh trùng hơn bò nội... Gia súc giống thuần phản ứng với bệnh tật mạnh hơn và triệu chứng rõ hơn gia súc giống lai. Tuổi gia súc là một trong những đặc điểm cần chú ý khi chẩn đoán. Lợn con còn bú sữa bị tiêu chảy là do thức ăn không tiêu, từ 2 - 6 tháng tuổi thường do giun sán hay bệnh thương hàn. Gia súc già thường bị suy nhược và mắc những bệnh mạn tính. Biết tuổi gia súc còn giúp bác sỹ thú y định liều lượng thuốc cho thích hợp. Chăm sóc - sử dụng: gia súc tốt sẽ ít mắc bệnh, khi mắc bệnh chữa cũng mau khỏi. Hướng sử dụng gia súc cũng cần chú ý: gia súc đực giống hay mắc các bệnh về đường sinh dục, ngựa kéo hay bị bệnh phổi và bệnh đường ruột... 4.2. Quan sát bên ngoài Thái độ, tính nết: khi gia súc bị bệnh thường có trạng thái buồn bã, ủ rũ, lo âu, mệt nhọc hoặc hung hăng, điên cuồng… Qua thái độ tính nết của con vật giúp ta phân biệt đựơc gia súc khoẻ, gia súc ốm trong đàn để xác định bệnh kịp thời. Dáng điệu: Dáng đi: đi chậm chạp, què, vận động vòng tròn, đi giật lùi, giật chân,...là những biểu hiện bệnh lý. Dáng đứng: Đứng co cứng: gặp trong bệnh uốn ván, viêm phúc mạc, những bệnh gây trở ngại hô hấp nặng, bệnh của hệ thần kinh. Gia súc bị viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi nặng thường đứng nhiều, ít đi lại. Bò sữa bị viêm âm đạo nặng thường ít đi lại, đứng dạng hai chân sau, lưng và đuôi cong. Đứng không vững: gặp trong các trường hợp gia súc bị những bệnh thần kinh (viêm não truyền nhiễm) hay đau bụng nặng (xoắn ruột, lồng ruột) ... Dáng nằm: nằm như kiểu chó ngồi là do thở khó, gặp trong các bệnh gây trở ngại hô hấp như viêm phổi, viêm màng phổi, viêm thanh khí quản ... Bò nằm ngoẹo đầu về một bên thường gặp trong bệnh sốt sữa. Nằm liệt do gãy xương, bệnh bại liệt. Mức độ gầy béo: gia súc khoẻ mạnh có thân tròn, da bóng lông đều và mượt; gia súc dinh dưỡng kém thì da khô, ngực lép, lông xù... Gia súc đang bình thường mà gầy nhanh có thể do sốt cao, tiêu chảy nặng hoặc do bệnh lao, bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng... Thể trạng cơ thể: gia súc khoẻ mạnh ít mắc bệnh, nếu mắc bệnh thường nhẹ, điều trị mau khỏi. Gia súc có thể trạng kém hay bị bệnh và khi bị bệnh khó điều trị. 4.3. Khám lông - da Lông da là tấm gương phản ánh sức khoẻ của con vật và sự chăm sóc của chủ gia súc. Gia súc bị bệnh kiểm tra lông da có thể thấy những triệu chứng điển hình. Ví dụ: Vết đỏ trong bệnh đóng dấu ở lợn, những nốt xuất huyết như muỗi đốt trong bệnh dịch tả lợn... 5
  6. Kiểm tra về trạng thái da có thể có các biểu hiện sau Có nhiều mồ hôi do sốt cao, nhiễm trùng nặng, trong máu có nhiều thán khí, yếu tim, các bệnh làm cơ co và tăng nhiệt như động kinh, uốn ván, ... Mồ hôi ít hoặc không có do bệnh làm mất nước nhiều, bài tiết bị trở ngại. Nhiệt độ da cao hơn bình thường do: sốt cao, bệnh gây đau đớn kịch liệt; trời nắng nóng quá mức, da bị viêm cục bộ... Nhiệt độ da thấp: gặp trong bệnh xê tôn huyết, bại liệt, các bệnh gây rối loạn thần kinh, gia súc bị mất máu nhiều, suy tim. Da có mùi nước tiểu do vỡ bàng quang, urê niệu. Da có mùi Chloroforme gặp trong bệnh xetôn huyết. Da có mùi thối do có những đám hoại tử trên da. Da bị khí thũng: khí tích lại ở dưới làm cho da bị phồng lên, dùng tay sờ nắn thấy lạo xạo, gặp trong trường hợp: da bị thương, rách thực quản, rách khí quản, khí lọt vào dưới da gây khí thũng, hoặc ở da có những ổ viêm hoại tử, bị nhiễm trùng lên men sinh hơi. Da bị thuỷ thũng: nước tụ lại dưới da làm cho da sưng dày lên, có thể thấy trong một số bệnh gây áp lực máu tăng cao như: viêm cơ tim, viêm bao tim, suy tim,... cũng có thể thấy thuỷ thũng do suy dinh dưỡng, suy thận, thiếu vitamin, viêm thần kinh, bệnh ký sinh trùng máu... Da bị nổi mẩn: trên da có những đám đỏ nổi trên da có thể thấy trong một số bệnh truyền nhiễm hay bị trúng độc. 4.4. Khám niêm mạc: Thường khám niêm mạc mắt, miệng, mũi, âm đạo Niêm mạc nhợt nhạt: là triệu chứng thiếu máu, do lượng máu không đủ hoặc hàm lượng huyết sắc tố thiếu. Niêm mạc nhợt nhạt toàn đàn gia súc là do thiếu dinh dưỡng hay do bệnh ký sinh trùng. Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính do thiếu máu cấp tính: do vỡ mạch máu lớn, vỡ gan, vỡ dạ dày... Niêm mạc đỏ ửng: mạch máu nhỏ ở niêm mạc xung huyết làm cho niêm mạc đỏ ửng; hoặc khi trời nóng bức, lao động nặng niêm mạc cũng đỏ ửng. Đỏ ửng cục bộ: thấy khi gia súc bị xung huyết não, viêm não, đầu bị ứ máu hay bệnh ở tim, phổi, gây rối loạn tuần hoàn. Đỏ ửng lan tràn: thấy trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc trong các bệnh gây rối loạn hô hấp nặng như viêm phổi, viêm phế quản, trúng độc. Đỏ ửng xuất huyết: niêm mạc đỏ có những điểm nhỏ xuất huyết, tập trung hoặc phân tán, thường thấy trong bệnh truyền nhiễm cấp tính. Niêm mạc hoàng đản (niêm mạc có màu vàng): gặp trong chứng tắc ống mật, những bệnh ký sinh trùng máu gây vỡ hồng cầu hàng loạt hoặc do gan bị tổn thương. Niêm mạc tím bầm: trong các chứng trúng độc và một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, viêm phổi truyền nhiễm, một số bệnh gây bại huyết. 4.5. Khám hạch lâm ba Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, tỵ thư, lê dạng trùng, thay đổi của hạch lâm ba khá đặc biệt. Ở trâu, bò: khám hạch trước đùi, trước vai, dưới hàm, hạch trên vú, lúc bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên lỗ tai. Ở ngựa: khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi, lúc có bệnh có thể sờ thấy hạch bên tai, hạch cổ và hạch trước vai. Đối với lợn, chó mèo chỉ có thể khám hạch trong bẹn Những thay đổi bệnh lý hạch lâm ba Hạch sưng cấp tính: sờ vào hạch thấy nóng, đau và cứng, các thuỳ nổi rõ. Trâu bò bị bệnh lê dạng trùng thì hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ. 6
  7. Hạch hoá mủ: thường do viêm hạch cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng to, nóng, đau, sau đó phần giữa hạch mềm, nổi cao, da căng lên đến một lúc náo đó hạch vỡ, mủ chảy ra. Gặp trong một số bệnh như lao, tỵ thư và viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Hạch tăng sinh và biến dạng: làm hình dạng hạch thay đổi, hạch và các tổ chức xung quanh liền một khối. Sờ vào thấy hạch sưng to, cứng, kém di động và ấn không thấy đau. Có thể gặp trong bệnh tỵ thư ở ngựa, bệnh lao ở bò sữa và lợn. 4.6. Khám thân nhiệt. Đo thân nhiệt là biện pháp quan trọng và không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là một triệu chứng quan trọng. Những bệnh mãn tính như bệnh lao, viêm phế quản mãn tính thì không sốt hoặc sốt nhẹ. các trạng thái viêm nhiễm thì sốt nhẹ đến sốt vừa (ví dụ: viêm phổi, viêm ruột...). Bệnh truyền nhiễm cấp tính như: dịch tả, tụ huyết trùng thì sốt cao hoặc sốt rất cao. Thân nhiệt bình thường ở các loài gia súc như sau: Loại gia súc Thân nhiệt ( 0C) Bò 37,5 – 39,5 Trâu 37,0 – 39,5 Ngựa 37,5 – 38,5 Lợn 38,0 – 40,0 Dê, cừu 38,5 – 40,0 Gà 40,0 – 42,0 Chó 37,5 – 39,0 Vị trí: ở gia súc đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái có thể đo ở âm đạo. Nhiệt độ ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ máu từ 0,5 - 1,0 0C, gia cầm đo ở gốc cánh. Đo thân nhiệt hai lần trong ngày: Sáng từ 7 - 9 giờ, chiều 16 -18 giờ. Cách đo: dùng nhiệt kế thuỷ ngân. Trước khi đo nhiệt độ cần vẩy mạnh cho cột thuỷ ngân tụt xuống nấc cuối cùng. Dùng xà phòng hay vazơlin bôi để làm trơn nhiệt kế cho vào trực tràng để 5 phút rồi lấy ra xem. Sự thay đổi thân nhiệt Nhiệt độ thay đổi theo sinh lý: thân nhiệt buổi chiều cao hơn sáng 10C, đang tiêu hoá và bài tiết cao hơn 0,50C, gia súc phải làm việc ngoài trời nắng, nóng tăng 1 - 30C. Cơ thể gần ngày đẻ thân nhiệt tăng 10C, cơ thể non thân nhiệt cao hơn cơ thể trưởng thành và già. Sốt: là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh, mang tính chất bảo vệ. Người ta biểu thị các mức độ sốt như sau: Sốt nhẹ: Thân nhiệt tăng 0,5 - 10C Sốt cao: Thân nhiệt tăng 2 - 30C 0 Sốt vừa: Thân nhiệt tăng 1- 2 C, Sốt rất cao: Thân nhiệt tăng trên 30C. Khi gia súc sốt thường kèm theo một số rối loạn về sinh lý sau: Run: do cơ co rút, lúc đầu run nhẹ, sau run toàn thân. Rối loạn tiêu hoá: gia súc ăn ít hoặc không ăn, giảm co bóp ở dạ dày - ruột, thường bị táo bón, ở trâu bò có thể gây liệt dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách. Rối loạn hệ tim mạch: tim đập nhanh, sốt kéo dài sẽ gây suy tim, hạ huyết áp, ứ máu toàn thân, thường kèm theo rối loạn hô hấp. Rối loạn ở hệ tiết niệu: mới đầu lượng nước tiểu tăng, sau đó lượng nước tiểu ít đi rõ rệt nhưng lại có tỷ trọng cao, độ nhớt cao và có khi có albumin niệu. 5. KHÁM CÁC HỆ KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ 5.1. Khám hệ hô hấp 5.1.1. Khám mũi Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng cho ánh sáng mặt trời chiếu vào hoặc dùng đèn pin soi sáng để kiểm tra. Niêm mạc 7
  8. Xuất huyết từng chấm hay từng đám nhỏ ở niêm mạc mũi thường gặp trong các bệnh bại huyết hay bệnh thiếu máu truyền nhiễm. Niêm mạc mũi xung huyết do viêm màng mũi cấp tính hay viêm các cơ quan lân cận (viêm hầu). Niêm mạc sưng hoặc căng lên và mọng nước là do viêm niêm mạc mũi. Niêm mạc có những mụn to nhỏ như hạt kê, hạt đậu có bờ rõ mầu vàng xám trong bệnh tỵ thư. Niêm mạc có những mụn loét nông trong bệnh viêm màng mũi cata, viêm mạch lâm ba, viêm màng mũi thối loét hay trong bệnh dịch tả trâu bò, heo. Nước mũi Trong các bệnh cấp tính, niêm mạc mũi phản ứng mạnh thì dịch mũi nhiều: viêm niêm mạc đường hô hấp cấp tính, viêm màng mũi thối loét ở bò... Trong các bệnh mạn tính: lao, tỵ thư, viêm phổi mạn tính thì nước mũi ít. Nước mũi đục, nhầy, có mủ: do viêm thanh khí quản, viêm đường hô hấp trên lâu ngày làm tế bào thượng bì tróc ra và bạch cầu lẫn vào. Viêm phổi hoá mủ, viêm phổi hoại thư, viêm hoại thư đường hô hấp trên, nước mũi đặc như mủ và có những mảnh tổ chức thối rữa. Nước mũi có lẫn mủ thì màu vàng, xanh, có khi màu tro. Có lẫn máu thì có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay màu rỉ sắt. Nước mũi có mùi thối, rất thối trong bệnh viêm phổi hoại thư, viêm khí quản hoại thư. Có mùi xetôn trong bệnh xetôn huyết. 5.1.2. Khám ho Ho là một phản xạ có tính chất bảo vệ, nhằm tống ra ngoài đường hô hấp những vật lạ như dịch thẩm xuất, bụi bẩn và vi trùng ... Trạng thái ho: Ho từng lúc do trong lòng khí quản có nhiều đờm và niêm dịch: bệnh viêm phế quản, viêm thanh quản. Ho kéo dài do có những kích thích gây ho liên tục: bệnh viêm phế quản nhỏ, viêm phổi. Ho như kinh giật từng cơn do có những kích thích mạnh lên đường hô hấp: bệnh viêm phế quản nhỏ, viêm màng phổi, viêm phổi do ngoại vật. Lực ho: do trạng thái phổi quyết định. Tiếng ho khoẻ và to => phổi còn khoẻ (bệnh viêm phế quản, khí quản). Tiếng ho yếu, thất thường do tổ chức phổi bị bệnh biến, bị thấm ướt, viêm dính màng phổi. Tiếng ho gọn và vang là thanh quản còn khoẻ. Tiếng ho bé, không gọn do thanh quản bị bệnh. Ho khan trong bệnh viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi. Ho ướt trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Ho đau: lúc ho gia súc tỏ vẻ rất khó chịu cổ vươn dài, chân trước cào đất, rên rỉ,... gặp trong bệnh viêm phổi, thuỹ thũng ở họng, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng. 5.1.3. Hoạt động hô hấp Có hai thể thở thường gặp ở gia súc: Thở thể ngực: lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, thành bụng và cơ hoành ít hoạt động hay không hoạt động (chó khoẻ thở thể ngực). Gia súc thở thể ngực trong các bệnh: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành, những bệnh ở bụng làm thể tích xoang bụng tăng lên. Thở thể bụng: khi gia súc thở thành ngực ít hoạt động, thành bụng hoạt động rõ, thường gặp trong các bệnh ở ngực: viêm phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn... 8
  9. 5.1.4. Tần số hô hấp Là số lần hô hấp trong một phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2-3 phút rồi lấy số bình quân. Có thể đếm số lần lên xuống của hõm hông, hoạt động của thành ngực và bụng hoạt động của cánh mũi hay để vật nhẹ như lông gà, vịt... ở trước mũi để tính tần số hô hấp. Tần số hô hấp bình thường ở gia súc: Trâu, bò 10-30 lần/ phút Ngựa 8-16 lần/ phút Lợn 10- 20 lần/ phút Dê, cừu 10- 20 lần/phút Chó 10- 30 lần/ phút Khi gia súc bị bệnh tần số hô hấp thay đổi. Thở nhanh hơn bình thường: gặp trong các bệnh làm thu hẹp diện tích thở ở phổi (viêm phổi, lao phổi); mất đàn tính của phổi (khí thũng phổi), bệnh dạ dày, ruột đầy hơi chèn ép lên phổi. Những bệnh gây sốt cao như các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Những bệnh gây thiếu máu nặng, bệnh ở tim. Thở chậm hơn bình thường: do những bệnh làm hẹp thanh, khí quản (viêm, phù thũng thanh khí quản); bệnh gây ức chế thần kinh (viêm não, u não, thuỷ thũng não...); một số trường hợp trúng độc; bệnh gan nặng; bệnh bại liệt và lúc gia súc sắp chết... 5.1.5. Khám phổi Vị trí khám phổi được xác định khác nhau tuỳ loài gia súc Vùng phổi của trâu bò: bờ trước lấy vùng cơ khuỷu, làm giới hạn. Bờ trên cánh sống lưng khoảng một bàn tay (tuỳ theo gia súc lớn nhỏ). Bờ sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc xương sườn 12 qua giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ cánh xương hông với xương sườn 11; đến điểm gặp nhau của xương sườn 8 với đường ngang kẻ từ khớp vai, tận cùng là xương sườn 4 tiếp với vùng âm đục tuyệt đối của tim. Vùng phổi của lợn được xác định: là một hình tam giác bờ trước lấy cơ khuỷu làm giới hạn. Cạnh trên cách sống lưng 1 bàn tay, bờ sau bắt nguồn từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi với sườn 9 và đường ngang kẻ từ khớp vai với sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4. Vùng phổi của chó: cạnh trước giáp xương bả vai. Cạnh trên cách sống lưng 2-3 ngón tay. Cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 12 qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ cánh xương hông và sườn 11. Đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và sườn 10. Đường ngang kẻ từ khớp vai và sườn 8. Tận cùng ở gian sườn 6. 5.2. Khám hệ tuần hoàn 5.2.1. Khám tim Vị trí khám tim: nói chung ở các loài gia súc, 3/5 thể tích quả tim nằm về bên trái lồng ngực. Vị trí khám tim trâu bò: ở xương sườn thứ 3 đến quá xương sườn thứ 5, chỗ mỏm khuỷu. Đáy tim nằm ngang nửa ngực, mỏm tim cách xương mỏ ác độ 6 cm. Tim lợn: khoảng 3/5 nằm bên trái ngực, đáy tim ở giữa ngực, đỉnh tim về phía dưới, đến chỗ tiếp nhau giữa sụn của sườn 7 và xương ngực, cách xương ngực 1,5cm. Tim chó: khoảng 3/5 nằm bên mé ngực trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nằm nghiêng về sau, đến dưới phần sụn của xương sườn 6-7, có khi đến sụn xương sườn 8, cách xương ức khoảng 1cm. Tần số tim đập bình thường, của các loài gia súc như sau: Trâu: 35-40 lần/ phút Bò: 50-60 Lần/ phút Lợn: 60- 80 lần/ phút 9
  10. Dê, cừu: 70-90 lần/ phút Ngựa: 32-42 lần/phút Gà: 120-140 lần/phút. Cơ thể con non tần số tim đập cao hơn ở cơ thể già. Cơ thể mang thai tần số tim đập cao hơn bình thường. Trời nóng, khi gia súc làm việc, tim đập tăng. Tim đập nhanh hơn khi thần kinh giao cảm bị kích thích, trong các bệnh có sốt, thiếu máu, viêm cơ tim, viêm tâm nang. Tim đập yếu hơn khi thần kinh phó giao cảm bị kích thích, trong bệnh suy tim, hoàng đản và ngộ độc. 5.2.2. Khám mạch máu Tần số mạch đập thay đổi khi có bệnh: Mạch nhanh khi có sốt cao, sốt càng cao mạch càng nhanh, trong bệnh thiếu máu, trúng độc. Mạch chậm gặp trong bệnh thần kinh như bại liệt, uốn ván, các bệnh gây hoàng đản, trúng độc. Tĩnh mạch xung huyết: quan sát độ xung huyết ở tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể hoặc ở niêm mạc. Trường hợp tĩnh mạch toàn thân xung huyết là do máu trở về tim bị trở ngại. Thường thấy rõ nhất ở tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú, tĩnh mạch ngoài ngực nổi rõ. Nguyên nhân làm cho tĩnh mạch nổi rõ có thể là: Suy tim nên tim không có sức đẩy máu. Van 3 lá không kín, máu chảy ngược lại. Lỗ nhị rất hẹp, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất khó khăn. Bao tim viêm, bao tim tích nước. 5.2.3. Khám máu Màu sắc của máu bình thường có màu đỏ tươi, thiếu máu màu đỏ nhạt, thiếu oxy máu có màu đen, khi đưa ra không khí máu chuyển thành đỏ tươi, bệnh nhiệt thán máu để lâu trong không khí vẩn đen, lầy nhầy không đông. 5.3. Khám hệ tiết niệu 5.3.1. Khám thận. Vị trí khám thận: hai quả thận treo sát 2 bên cột sống trong xoang bụng. Ở lợn thận nằm sát sau xương sườn cuối cùng. Ở trâu bò thận trái nằm từ đốt sống lưng 2 - 3 đến đốt 5 - 6. Thận phải nằm từ xương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng 2 - 3. Thận trâu bò nhiều thuỳ, thận dê cừu trơn. Ở ngựa, thận trái nằm ở khoang xương sườn 17 - 18 đến đốt sống lưng 2 - 3 và thận phải nằm ở xương sườn 14 - 15 đến xương sườn cuối cùng. Phương pháp khám: Gia súc nhỏ: dùng tay trái để ấn nhẹ lên khung hông, tay phải nắm lại, gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận và quan sát phản ứng của gia súc. Nếu thận bị viêm hoá mủ thì rất mẫn cảm, chỉ cần gõ nhẹ gia súc cũng có phản ứng đau. Gia súc lớn: như trâu, bò, ngựa khám qua trực tràng, có thể sờ thấy thận trái, thấy thận di động và có thể dùng tay nâng thận lên. Nếu thấy thận to hơn bình thường là do viêm cấp tính hay mãn tính. Mặt thận gồ ghề không đều có thể do viêm thận mãn tính hoặc lao thận. Sờ vào thận, gia súc tỏ vẻ rất đau, sợ hãi là do viêm thận hoá mủ. 5.3.2. Khám bàng quang Vị trí khám Bàng quang đại gia súc nằm ở phần dưới xoang chậu, bàng quang trâu bò hình quả lê, bàng quang ngựa hình tròn. Dùng tay đưa qua trực tràng có thể khám được độ to nhỏ, độ mẫn cảm, độ đầy của bàng quang. Ở gia súc khỏe ấn vào bàng quang chứa nước tiểu, bàng quang sẽ co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. 10
  11. Trạng thái khi khám Bàng quang chứa đầy nước tiểu chiếm cả xoang chậu là do tắc niệu đạo, bàng quang có khối u hay cơ vòng niệu đạo bị co thắt. Bàng quang bị liệt khi lấy tay đè mạnh lên bàng quang thì nước tiểu chảy ra, bỏ tay ra thì nước tiểu hết chảy. Sờ bàng quang gia súc có phản ứng đau, gặp trong bệnh tắc niệu đạo hay viêm bàng quang cấp tính Sờ vùng xoang chậu không thấy bàng quang có thể do vỡ bàng quang, nước tiểu chảy ra xoang bụng gây viêm và cơ thể có những triệu chứng trúng độc ure. 5.3.3. Khám niệu đạo - dương vật Niệu đạo con đực hay bị sỏi, con cái hay bị viêm, tắc hoặc hẹp niệu đạo. Khám niệu đạo con đực thì sờ nắn dương vật dọc theo niệu đạo, đưa tay qua trực tràng để khám phần niệu đạo bên trong. Niệu đạo bị viêm sưng hay sỏi niệu đạo thì sờ nắn gia súc có phản ứng đau, ở gia súc đực khó thông niệu đạo. Niệu đạo ở gia súc cái ngắn và mở ra trên mặt dưới âm đạo, do vậy có thể cho ngón tay trỏ vào âm đạo sờ nắn để kiểm tra. Khi gia súc bị tắc niệu đạo có thể dùng ống thông đưa vào bàng quang để thông nước tiểu. 5.3.4. Khám nước tiểu Chức năng của thận là lọc thải các loại muối, ure và các chất độc,..., trong cơ thể ra ngoài qua nước tiểu. Khi thận bị suy tổn thì chức năng này bị trở ngại, sinh ra chứng đái ít (thiểu niệu), đái tháo (đa niệu), đái ra Albumin, nhiễm độc máu (ure huyết, toan huyết, kiềm huyết) thuỷ thũng. 5.3.5. Động tác bài tiết nước tiểu Đi tiểu đau, đi nhiều lần, mỗi lần một ít, rặn tiểu liên tục, có khi không tiểu được, gặp ở bệnh viêm bàng quang, viêm cổ bàng quang, viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo. Đi tiểu ít hay không đi tiểu trong bệnh viêm thận cấp tính. Đi tiểu nhiều trong bệnh viêm thận mãn tính. 5.3.6. Màu sắc nước tiểu Bình thường nước tiểu không mầu, để ra ngoài không khí do quá trình oxy hoá nước tiểu chuyển thành mầu vàng nhat, mầu sẫm hay mầu nâu. Ở ngựa nước tiểu đục do có CaCO3, MgCO3. Nước tiểu có mủ, có tế bào thượng bì trong bệnh viêm thận, viêm bàng quang. Nước tiểu có màu đỏ: do có máu tươi, máu cục, huyết sắc tố. Gặp trong các bệnh gây xuất huyết ở hệ tiết niệu, bệnh hoại huyết (ký sinh trùng máu...) Nước tiểu màu vàng đậm do có sắc tố mật gặp trong chứng gây hoàng đản. Nước tiểu có màu thuốc: khi cho uống thuốc Bleu Methylen. Đi tiểu tháo: nước tiểu rất loãng. 5.4. Khám hệ tiêu hoá Trong thực tế tỷ lệ ở bệnh tiêu hoá ở mọi lứa tuổi đều chiếm tỷ lệ khá cao và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Việc phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp điều trị và giữ phòng có hiệu quả là rất cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn hoạt động tiêu hoá như: không đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thức ăn nước uống kém, chế độ cho ăn thiếu khoa học, chế độ sử dụng, bệnh truyền nhiễm, các trường hợp trúng độc... Để khám hệ tiêu hoá thường dùng phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết có thể dùng phương pháp chọc dò xoang bụng, thông dạ dày... 11
  12. 5.4.1. Khám miệng * Quan sát bên ngoài Chảy dãi: nước dãi chảy nhiều là do phản xạ nuốt trở ngại, do tuyến nước bọt viêm, tắc thực quản, bệnh chó dại, viêm đôi tuyến nước bọt dưới tai, do bệnh truyền nhiễm: dịch tả trâu bò, lở mồm long móng. Hàm trễ xuống ở bệnh chó dại, bệnh lưỡi đòng (tụ huyết trùng trâu bò). Môi sưng do có mụn loét; khối u, bệnh huyết ban, bệnh dịch tả trâu bò. * Khám trong xoang miệng Cách mở miệng Trâu bò: một tay nắm chóp mũi, một tay đưa vào khoảng trống không có răng kéo lưỡi ra bên ngoài, miệng gia súc mở ra. Một số trường hợp gia súc không chịu mở miệng thì phải dùng dụng cụ mở miệng. Lợn: đặt gia súc nằm có người giữ, dùng que cứng ngáng giữa hai hàm để mở. Kiểm tra Hơi từ miệng: có mùi thối do sâu răng, viêm miệng, viêm dạ dày, ở trâu bò có mùi xetôn do chứng xetôn huyết. Kiểm tra niêm mạc miệng: tìm ngoại vật, mụn, xem màu sắc, xuất huyết. Kiểm tra lưỡi: xem màu sắc, điểm hoại thư, hạt gạo, mụn loét. Khám răng: khi gia súc kém ăn, hôi mồm, phân còn thức ăn chưa tiêu hoá có thể do sâu răng, viêm chân răng. Quan sát nhai lại: trâu bò khoẻ mạnh thường ợ lên nhai lại trong lúc nghỉ ngơi, khoảng 40 - 50 lần/giờ. Khi bị bệnh ở đường tiêu hoá hoặc bị sốt thì động tác nhai lại lâu hơn hoặc không nhai lại. Muốn quan sát nhai lại cần để gia súc yên tĩnh và nghỉ ngơi hoàn toàn . Quan sát uống nước: gia súc khát nước nhiều trong bệnh đái tháo, tiêu chảy nặng, sốt, băng huyết...Gia súc bị bệnh dại thường không uống nước. 5.4.2. Khám hầu - thực quản * Quan sát phản xạ nuốt thức ăn Gia súc khó nuốt thường gặp ở các bệnh: dại, uốn ván, xạ khuẩn, viêm lưỡi hầu, tắc thực quản,... Quan sát phản xạ nuốt còn có thể biết được một số bệnh như rách thực quản, tắc thực quản. Nếu thực quản bị co thắt thì quan sát thấy từng cơn co thắt từ dưới lên. * Sờ nắn thực quản Đứng về phía trái gia súc, quay mặt về phía sau, tay trái giữ chặt rãnh thực quản, tay phải lần theo rãnh thực quản từ dưới lên. Nếu thực quản bị viêm gia súc có phản ứng đau. Nếu tắc thực quản sờ nắn sẽ thấy chỗ tắc. Trường hợp cần khám phần thực quản nằm trong lồng ngực thì dùng ống thông thực quản để khám tắc thực quản, viêm thực quản, thực quản co thắt. Để thông thực quản ta dùng một loại ống thông bằng cao su dài mềm Ở trâu, bò, ngựa ống thông dài từ 2 - 3 m đường kính trong từ 8 -18 mm Ở lợn dùng ống thông dài từ 0,95 - 1 m, đường kính ngoài 12 mm. Ở gia cầm ống thông dài từ 0,4 - 0,5 m, đường kính ngoài 4mm Muốn thông thực quản trước hết phải cố định gia súc chắc chắn để bảo đảm an toàn cho người và gia súc. Dùng dụng cụ mở miệng gia súc và giữ cho cổ vươn dài ra, kéo lưỡi ra để đưa ống thông từ từ vào hầu và vào thực quản. Từ đó theo nhu động của thực quản đẩy ống thông từ từ vào dạ dày. Nếu gia súc có phản xạ nôn phải cho đầu gia súc thấp xuống, hết nôn lại đẩy ống thông vào. Nếu đưa ống thông vào khí quản gia súc sẽ ho và có không khí ra theo ống thông cần phải rút ống thông ra và đưa vào thực quản. 12
  13. 5.4.3. Khám bụng * Phương pháp quan sát Quan sát thấy bụng to khác thường có thể do thức ăn đầy ở dạ dày, ruột. Ở trâu bò hay bị bội thực dạ cỏ, ngựa bị tích thức ăn ở manh tràng và đại kết tràng. Có thể thức ăn bị tích lại lên men sinh đầy hơi trong dạ cỏ, manh tràng. Trâu bò chướng hơi dạ cỏ nặng thì cả hai bên hõm hông căng phồng cao hơn cột sống. Chướng hơi vừa thì hõm hông trái căng, đứng sau quan sát thấy lệch về bên trái. Một số bệnh như thuỷ thũng, viêm phúc mạc, sưng lá lách, ấu sán chó ở gan, tử cung viêm tích mủ vv... cũng làm cho bụng to khác thường. Bụng nhỏ khác thường có thể do: gia súc bị thiếu ăn, đói lâu ngày, bỏ ăn do ốm; viêm ruột mãn tính, tiêu chảy nặng vv... Phản xạ nôn: chó, lợn, mèo dễ nôn, trâu bò ít nôn, ngựa nôn rất khó khăn do cấu tạo của dạ dày và trạng thái thức ăn của từng loài. Nguyên nhân gây nôn có thể do: - Gia súc bị bội thực: nôn nhiều bệnh sẽ tự khỏi. - Mắc xương, viêm dạ dày, ngộ độc, tắc ruột, nghẽn dạ lá sách, viêm dạ tổ ong, say tàu xe khi vận chuyển hoặc trung khu nôn bị kích thích do viêm não, viêm màng não, xuất huyết não vv... * Sờ nắn vùng bụng Tiểu gia súc có thành bụng mỏng, mềm nên sờ nắn bụng để chẩn đoán có kết quả tốt, có thể sờ được dị vật trong dạ dày, đoạn ruột bị lồng, bị tắc. Cách khám: để gia súc nằm, hai tay để hai bên thành bụng, lần theo cung sườn, ấn nhẹ từ trước ra sau, có thể sờ thấy các khí quan trong xoang bụng. Đối với lợn nái mang thai ở tháng cuối, để gia súc nằm, ấn nhẹ vào phía sau xoang bụng ta cảm nhận được sự hoạt động của thai. Nếu không thấy thai hoạt động thường là chết thai, thai hoạt động mạnh hơn bình thường khi cơ thể mẹ bị sốt hoặc bị bệnh truyền nhiễm Trâu bò: khám dạ cỏ, dạ tổ ong Ngựa sờ nắn bên ngoài không có kết quả, phải khám qua trực tràng. Cách khám qua trực tràng: cố định gia súc chắc chắn, người khám phải cắt móng tay cho nhẵn, sát trùng tay bằng cồn, bôi vazơlin hay xà phòng cho trơn. Chụm 5 đầu ngón tay lại rồi đưa tay từ từ qua cơ vòng hậu môn vào trực tràng. Tiến hành moi hết phân trong trực tràng ra ngoài. Đến khoảng trực tràng rộng có thể sờ nắn kiểm tra các bộ phận trong hốc chậu, các cơ quan bộ phận trong xoang bụng, có thể thấy các trường hợp sau: Phân tắc ở trực tràng, ruột non, xoắn ruột. Liệt dạ cỏ thì dạ cỏ lùi về phía sau gần tới cửa xương chậu. Khám hạch lâm ba, khám thai, thận, bàng quang. * Gõ vùng bụng: có thể khám được dạ dày, ruột, gan. Khám bụng trâu bò: Chủ yếu dùng kiểm tra vùng dạ dày trâu bò. Gõ vùng dạ cỏ trâu bò nằm ở hõm hông trái, gõ phần trên dạ cỏ có tiếng bùng hơi, tiếp dần xuống dưới là âm đục tương đối, đến âm đục tuyệt đối Khám dạ tổ ong: nằm ở phía trên sụn mỏ ác cách sụn mỏ ác khoảng 6cm, giới hạn từ xương sườn 6 - 8 hơi nghiêng về bên trái. Khám dạ tổ ong chủ yếu kiểm tra cảm giác đau của gia súc, bệnh chủ yếu ở dạ tổ ong là viêm dạ tổ ong do ngoại vật hoặc nghẽn tắc dạ tổ ong. Cách khám: người khám ngồi về bên trái con vật, đầu gối phải gập lại, khuỷu tay phải tỳ vào đầu gối, bàn tay nắm lại rồi ấn từ từ vào vùng dạ tổ ong, rồi buông tay ra đột ngột. Có viêm dạ tổ ong do ngoại vật thì gia súc có phản ứng đau, rên rỉ, tránh né. 13
  14. Khám dạ lá sách: nằm ở bên phải, có giới hạn từ xương sườn 7 đến xương sườn 10, trên dưới một đường ngang kẻ từ mỏm xương bả vai phải. Dạ lá sách hay bị nghẽn thức ăn. Khi gõ vào vùng dạ lá sách có âm đục tuyệt đối, hoặc âm đục tương đối. Nếu dạ lá sách bình thường thì gia súc không có phản ứng đau; dạ lá sách bị nghẽn, bị viêm thì se có phản ứng đau. Khám dạ múi khế: nằm ở dưới dạ lá sách áp vào cung sườn 8 - 12, bờ phía trước tiếp giáp với mỏm kiếm. Dùng tay ấn sâu vào vùng dạ múi khế nếu viêm hoặc không tiêu thì gia súc có phản ứng đau. Gõ vào dạ múi khế ở gia súc khỏe có âm đục tương đối, nếu viêm không tiêu, thức ăn lên men sinh hơi sẽ có âm bùng hơi. Khám bụng lợn và gia súc nhỏ Ở lợn thành bụng dày, nhiều mỡ nên khám thường khó khăn. Khi thấy vùng bụng trái hơi to, lợn ngồi lên hai chân sau như chó ngồi, thở khó, đau đớn là do bội thực hoặc đầy hơi dạ dày cấp tính. Sờ nắn vào vùng bụng sau hơi lệch về bên trái của xương sụn ức, nếu bị dãn dạ dày cấp tính, bội thực hay bị phó thương hàn, dịch tả, khi ấn mạnh vào dạ dày có thể làm cho gia súc nôn. Dạ dày chó, mèo: quan sát vùng bụng trái nếu thấy căng to là bị đầy hơi hay bội thực dạ dày, nếu đầy hơi dạ dày sờ thấy căng như túi khí, nếu bội thực sờ thấy cứng như túi bột. Sờ nắn dạ dày thấy đau là viêm dạ dày, viêm màng bụng. * Nghe vùng bụng Ở gia súc khi nghe vùng bụng ta thường nghe được nhu động của dạ cỏ, nhu động của ruột. Dạ cỏ: bình thường nghe nhu động dạ cỏ như tiềng sấm dồn từ xa vọng lại. Nghe có tiếng lép bép do thức ăn lên men sinh hơi, ợ hơi. Khi bị liệt dạ cỏ thì tiếng sấm dồn mất hẳn. Nhu động dạ cỏ của trâu bò từ 2 - 5 lần/ 2 phút. Ruột: nhu động của ruột có tiếng như nước chảy yếu và mịn. Âm nhu động ruột tăng có tiếng như nước chảy mạnh (tiếng óc- ách) trong bệnh viêm ruột tiết dịch, giai đoạn đầu của bệnh tiêu chảy. Nếu tắc ruột thì âm nhu động ruột mất. 5.4.4 Khám phân * Quan sát phân. Khi gia súc bị ỉa chảy lượng phân và nước trong phân nhiều hơn bình thường, gia súc bị táo bón thì phân cứng và lượng phân ít. Tính chất phân Phân cứng: do tỷ lệ nước, chất lượng thức ăn, và chức năng tiêu hoá quyết định, phân trâu bò có tỷ lệ nước khoảng 85%. Phân khô và cứng hơn bình thường do nhu động ruột giảm gặp trong các bệnh viêm ruột, liệt ruột, bệnh có sốt. Phân nhão: do nhu động ruột tăng và lượng nước trong phân nhiều, thấy trong bệnh tiêu chảy, viêm ruột, rối loạn hấp thu ở ruột. Tính chất của phân nhão hay khô là do lượng nước trong phân nhiều hay ít. Khi nhu động ruột tăng, quá trình tái hấp thu nước ở ruột kém lương nước trong phân tăng làm cho phân nhão gặp trong các bệnh đau bụng, viêm ruột tiêu chảy. Khi nhu động ruột giảm, quá trình tái hấp thu nước ở ruột tăng lượng nước trong phân giảm làm cho phân khô (táo bón) gặp trong các bệnh sốt cao, các bệnh truyền nhiễm: phó thương hàn, dịch tả,..., ở giai đoạn đầu. Màu sắc phân: phụ thuộc nhiều vào màu sắc thức ăn và loài gia súc. Phân có màu trắng ở bê nghé, lợn con do bị bệnh phó thương hàn, Ecoli, bệnh phân trắng. Phân màu đất thó trong bệnh viêm gan, tắc ống mật. 14
  15. Phân có máu tươi: do chảy máu ở ruột già, ruột non. Gặp trong bệnh cầu trùng, bệnh lỵ. Phân táo bón: có màu đen hơn bình thường. Mùi phân Phân thối nhiều là do thức ăn ở ruột lên men. Phân lỏng, thối là triệu chứng viêm ruột nặng. 6. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH 6.1. Nguyên tắc điều trị Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, nó chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung ương và luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh. Xuất phát từ nguyên lý đó trong điều trị học người ta đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản. 6.1.1. Nguyên tắc sinh lý Các chức năng sinh lý trong cơ thể được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Khi gia súc bị bệnh làm cho thần kinh bị rối loạn, dẫn tới các chức năng sinh lý bị thay đổi. Từ đó mà cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh. Mặt khác, một số chức năng sinh lý bị rối loạn nghiêm trọng có thể đe doạ đến tính mạng của cơ thể. Do vậy, trong điều trị phải tìm mọi biện pháp để ổn định trạng thái thần kinh, đưa các chức năng sinh lý bị rối loạn trở về trạng thái sinh lý bình thường. Đặc biệt cần dùng thuốc bổ, thuốc trợ sức để hồi phục và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại mầm bệnh một cách hiệu quả. Theo nguyên tắc này chúng ta phải tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi trong hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh. Ví dụ: điều chỉnh khẩu phần ăn, cải thiện khí hậu chuồng nuôi, giảm bớt kích thích của ngoại cảnh, dùng thuốc, tạo cân bằng điện giải... 6.1.2. Nguyên tắc chủ động tích cực Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc phải can thiệp sớm, điều trị tích cực kịp thời một cách chủ động. Phát hiện bệnh sớm: cần dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh, thu thập đầy đủ triệu chứng để chẩn đoán một cách chính xác và có tiên lượng càng sớm càng tốt Điều trị kịp thời: tìm mọi biện pháp để điều trị có hiệu quả, điều trị càng sớm thì kết quả khỏi bệnh càng cao và giảm được chi phí điều trị. Kết quả điều trị phụ thuộc khá nhiều vào kết quả chẩn đoán. Chủ động tích cực trong chẩn đoán để phát hiện bệnh sớm, tiên lượng các khả năng bệnh phát triển và biến chứng để có biện pháp trị liệu dự phòng bao vây bệnh. Dự phòng các tai biến có thể xảy ra trong quá trình tiến triển của bệnh. Ví dụ: Bệnh chướng hơi dạ cỏ có thể dẫn đến ngạt thở mà chết. 6.1.3. Nguyên tắc điều trị tổng hợp Dùng mọi biện pháp điều trị có thể dùng được để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, tiêu diệt chúng đồng thời phục hồi chức năng sinh lý của cơ thể Thuốc tây kết hợp với thuốc nam Dùng thuốc điều trị kết hợp với cải thiện điều kiện sống của cơ thể bệnh. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân với thuốc điều trị triệu chứng và các thuốc bổ khác để nâng cao thể trạng. 6.1.4. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể có những phản ứng lại với mầm bệnh. Vì thế cùng một loại bệnh nhưng ở cơ thể khác nhau thì biểu hiện khác nhau. Vì vậy, cần khám bệnh để chẩn đoán chính xác rồi mới kê đơn điều trị, phải xem xét mức độ 15
  16. khỏe, yếu của con vật, bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nào để có thể tăng hoặc giảm liều lượng thuốc nhằm đạt kết quả điều trị cao nhất. Tránh hiện tượng không khám bệnh mà kê đơn, điều trị căn bệnh mà không chú ý đến cơ thể con vật 6.2. Phân loại điều trị Dựa trên tính chất, tác nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh mà người ta chia ra làm 4 loại điều trị như sau: 6.2.1. Điều trị theo nguyên nhân bệnh Loại điều trị này thu được hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất vì đã xác định một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó ta dùng thuốc điều trị đặc hiệu với liều lượng thích hợp để loại bỏ nguyên nhân ngây bệnh. Ví dụ: khi gia súc bị trúng độc sắn, ta dùng xanh methylen 1% tiêm dưới da kết hợp gây nôn, cho gia súc ăn lá khoai lang, cháo đường 6.2.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh Đây là loại điều trị nhằm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh để đối phó với sự tiến triển của mầm bệnh theo các hướng khác nhau Ví dụ: trong bệnh viêm phế quản vi khuẩn làm xung huyết phổi dẫn đến gia súc khó thở, nước mũi chẩy nhiều và ho. Khi điều trị ngoài việc dùng kháng sinh diệt vi khuẩn người ta còn dung thuốc giảm ho, giảm dịch thấm xuất để tránh hiện tượng viêm lan rộng. 6.2.3. Điều trị theo triệu chứng Thường được sử dụng trong thú y vì đối tượng bệnh là gia súc không biết nói, chủ gia súc ít quan tâm theo dõi chặt chẽ từ đầu. Do vậy, để nâng cao sức đề kháng và hạn chế sự tiến triển của bệnh trong thời gian tìm nguyên nhân, chúng ta phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng trên cơ thể bệnh Ví dụ: khi gia súc bị tiêu chảy, mất nước chưa rõ nguyên nhân, điều trước tiên phải cung cấp nước cho cơ thể đồng thời dùng thuốc trợ sức trợ lực. Chó bị tiêu chảy phân lẫn máu và nôn, chưa rõ nguyên nhân. Trước tiên phải cung cấp nước, tiêm thuốc chống nôn thuốc cầm máu. 6.2.4. Điều trị mang tính chất bổ sung Dùng để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng,... gây nên. Ví dụ: Bổ sung sắt trong bệnh thiếu máu. Bổ sung iot trong bệnh bướu cổ Bổ sung canxi, photpho trong bệnh bại liệt, còi xương. 6.3. Các phương pháp điều trị 6.3.1. Điều trị bằng thuốc Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị bệnh thông dụng nhất. Đưa thuốc vào cơ thể để chuyển cơ năng bị rối loạn, mất cân bằng về trạng thái sinh lý bình thường. Thuốc dùng để điều trị bệnh là dược liệu, huyết thanh đặc hiệu, vacxin, vitamin, hocmon, sulfamid, kháng sinh vv... Thuốc điều trị nguyên nhân: khi biết được nguyên nhân gây nên bệnh thì dùng các thuốc đặc hiệu để kìm hãm và tiêu diệt nguyên nhân đó. Ví dụ: Bệnh tụ huyết trùng lợn, nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn pasteurella multocida suis. Ta dùng Streptomycin để tiêu diệt vi khuẩn nên được gọi là thuốc chữa nguyên nhân. Thuốc điều trị triệu chứng: những bệnh nặng sẽ làm rối loạn các chức năng sinh lý nặng, có thể làm cho gia súc chết. Vì vậy ta cần dùng thuốc để ổn định các chức năng bị rối loạn đó. Dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, chống xuất huyết... gọi là thuốc chữa triệu chứng. 16
  17. 6.3.2. Điều trị theo cách sinh bệnh Mỗi bệnh có một quá trình sinh bệnh riêng. Ta dựa vào cơ chế sinh bệnh để điều trị. Ví dụ: Bệnh ký sinh trùng máu sẽ gây nên thiếu máu cho gia súc. Ngoài dùng thuốc chữa nguyên nhân ta cần bổ sung máu như: tiếp máu, dùng thuốc kích thích tạo máu và bổ sung các nguyên liệu cần thiết cho sự tạo máu vào thức ăn. 6.3.3. Tiết chế liệu pháp Tiết chế liệu pháp là điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp với từng giai đoạn bệnh. Dùng sự điều chỉnh thức ăn để chữa bệnh hoặc tạo điều kiện bất lợi đối với nguyên nhân gây bệnh. Điều chỉnh loại thức ăn: khi trong khẩu phần ăn của gia súc thiếu dinh dưỡng, sinh ra những bệnh về suy dinh dưỡng. Ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu vào thức ăn Ví dụ: cơ thể bị thiếu đạm, canxi hoặc phospho, hoặc vitamin thì ta bổ sung ngay các chất này vào thức ăn cho cơ thể. Điều chỉnh chế độ ăn, uống Giảm khẩu phần ăn trước khi phẫu thuật. Cho nhịn ăn hoàn toàn trước khi tẩy giun sán, hay cơ thể bị bệnh viêm dạ dày và ruột không chịu được thức ăn ta phải cho uống nước đường, truyền dịch vào tĩnh mạch. Dùng chế độ ăn lỏng: kiêng các thức ăn đặc, rắn như hạt, khô dầu, cỏ khô vv...dùng trong trường hợp bệnh đau bụng tiêu chảy, bệnh đường tiêu hoá. Không cho trâu bò ăn thức ăn bột khi nhu động dạ cỏ yếu hoặc mất. 6.3.4. Điều trị bằng tiết chế cơ năng thần kinh Điều trị bằng phương pháp này là dùng thuốc ức chế hoặc kích thích thần kinh để phục hồi các chức năng sinh lý bị rối loạn về trạng thái cân bằng. Ví dụ: con vật bị co giật, điên cuồng thì dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Con vật bị tiêu chảy nhiều do tăng nhu động ruột thì dùng thuốc kích thích giao cảm để điều trị như Atropin giảm nhu động ruột. Phong bế liệu pháp: Trong nội khoa hay dùng Novocain để phong bế hạch hay dây thần kinh với mục đích cắt đứt kích thích bệnh lý từ ổ bệnh truyền về trung ương thần kinh. Tạo điều kiện cho trung ương thần kinh phục hồi các chức năng điều chỉnh các khí quan trong cơ thể. 6.3.5. Điều trị bằng vitamin Vitamin là chất xúc tác tham gia vào các quá trình phản ứng sinh học trong cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu vitamin sẽ sinh ra bệnh, làm cho gia súc chậm lớn, còi cọc, mất khả năng sản xuất và rối loạn trao đổi chất. Lượng vitamin cần thiết cho cơ thể phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và bệnh lý của gia súc. Gia súc non, mang thai, cho sữa, nuôi con, gia súc mắc bệnh truyền nhiễm, bị rối loạn tiêu hoá vv... cần nhiều vitamin hơn các loại gia súc khác. Vitamin được chia làm hai loại: - Loại tan trong dầu: gồm vitamin A, D, E, K. - Loại tan trong nước: gồm vitamin nhóm B và nhóm C. Sử dụng vitamin trong điều trị bệnh sẽ giúp cho cơ thể bệnh cải thiện tình hình bệnh, phục hồi chức năng sinh lý nhanh hơn. 6.3.6. Điều trị bằng nước Tắm toàn thân: về phương diện toàn thân có tác dụng tốt và làm mau hồi phục sức khoẻ cho con vật sau khi làm việc mệt. Điều hòa tác động của nhiệt độ mùa hè. Về phương diện điều trị, tắm để chữa ghẻ cho gia súc hoặc điều trị một số bệnh ngoài da (dùng nước tắm có pha thuốc trị bệnh). Tắm cục bộ: thường dùng để ngâm phần dưới các chi từ 1/2 giờ đến 2 giờ 17
  18. Ngâm nước lạnh (8 - 150C) để rửa chân chữa viêm đốt móng, bong gân, dãn gân. Có thể ngâm ở dòng nước chảy hay tại chuồng bằng túi cao su, bể tắm. Sau khi ngâm xong cần lau sạch móng để phòng cước chân. Ngâm nước nóng: 300 – 450C và thường pha thêm thuốc sát trùng như axit phenic, axit boric, Crezin 2-3%. Nhằm mục đích điều trị bệnh cục bộ. Dội nước Dội nước lạnh để hạ sốt khi cơ thể bị cảm nóng, viêm phổi. Dội nước ấm: chữa cước chân, nước có pha thuốc chữa ký sinh trùng ngoài da. Dội nước nóng 500- 550C chữa vết thương nhiễm trùng, viêm khớp. Mỗi ngày dội 5 - 6 lần, mỗi lần 2 - 3 lít nước. Chườm nước Dùng miếng bông hoặc khăn mặt gấp nhiều lần nhúng vào nước hoặc dung dịch thuốc đặt lên chỗ đau buộc lại. Chườm lạnh: làm hạ nhiệt, co mạch chữa bệnh viêm mới phát như: xung huyết não, viêm màng não, viêm gân, viêm khớp, chỗ sưng đau chú ý thường xuyên dội nước lạnh lên khăn hoặc thay khăn liên tục. Chườm nóng: nhiệt độ từ 40 - 45 0C trị vết thương nhiễm trùng nặng, cước chân, nhọt bọc. Nước đắp có thể pha thêm 9% muối ăn khi chữa vết thương nhẹ, hoặc pha thêm 3% Crezin hay axit phênic để chữa vết thương nặng. 6.3.7. Điều trị bằng nhiệt Nhiệt độ ẩm, nóng: điều trị phương pháp này giống như chườm nước nóng. Nhiệt độ khô, nóng: dùng lá xoan hơ nóng áp vào thành ngực, thành bụng trâu bò để chữa viêm phổi, bệnh không tiêu ở dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu. Dùng muối, cám rang nóng đắp vào chỗ sưng đau, làm tan máu ở các nơi viêm sưng hoặc tụ máu. Nhiệt độ thấp: thường ít được dùng vào điều trị, trên thực tế chủ yếu nhiệt độ thấp được dùng hạ sốt cho cơ thể như ngâm chân vào nước lạnh, đắp nước lạnh lên đầu trong bệnh xung huyết não, cảm nóng, cảm nắng. 6.3.8. Điều trị bằng xoa bóp Xoa bóp có tác dụng đẩy mạnh lưu thông máu và dịch lâm ba giúp cho giảm đau, giảm xung huyết. Trước khi xoa cần cắt lông rồi bôi dầu trơn, dùng ngón tay, bàn tay xoa theo chiều máu chảy trong tĩnh mạch. Vùng khớp thì xoa tròn quanh khớp. Mỗi ngày xoa 2 - 3 lần, 1 lần từ 10 - 15 phút. Chú ý: không nên dùng thuốc có tính độc cao để xoa bóp, để đề phòng ngộ độc cho người xoa và gia súc bệnh. II. MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA GIA SÚC 1. BỆNH BỘI THỰC DẠ CỎ 1.1. Đặc điểm Bệnh bội thực dạ cỏ là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu, làm cho thể tích dạ cỏ tăng lên, vách dạ cỏ căng cứng, cơ dạ cỏ không hoạt động. Đây là bệnh trâu bò thường mắc. Bệnh tiến triển chậm (thường sau khi ăn từ 6 - 9 giờ). 1.2. Nguyên nhân Do thức ăn: do gia súc bị nhịn đói lâu ngày, khi được ăn thì ăn quá no. Thức ăn là chất bột khô (như khô dầu, bột ngô, cám gạo, bột sắn vv...) khi gia súc ăn vào dạ cỏ, thức ăn hấp thu nước trương nở gây lên bội thực. Do thời tiết: trời quá nóng, quá lạnh, hay do thời tiết thay đổi đột ngột, gia súc bị cảm nóng, cảm lạnh, hoặc do gia súc phải làm việc quá sức, bò sữa ít vận động, dẫn tới giảm nhu động dạ cỏ hoặc liệt dạ cỏ dẫn đến bội thực. Do kế phát một số bệnh như bệnh nhiệt thán, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm phổi hay một số bệnh ở xoang bụng. 18
  19. 1.3. Triệu chứng 1.3.1. Triệu trứng toàn thân Bệnh phát triển từ từ, lúc đầu con vật ngừng ăn, không nhai lại. Tần số hô hấp, tim đập tăng. Nhu động dạ dày và ruột giảm, bí đái, bí ỉa. Con vật không sốt, nếu do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm thì sốt cao, nếu kế phát từ các bệnh nội khoa thì sốt vừa hoặc sốt nhẹ 1.3.2. Triệu chứng cục bộ Con vật bỏ ăn, sau 2 - 3 ngày thì xuất hiện các triệu chứng: Đau bụng: khi bệnh nhẹ gia súc biểu hiện thiếu yên tĩnh, hay ngoảnh đầu về phía bụng trái, lấy chân đá lên bụng, khi dắt đi thường khó khăn, thích đứng hơn nằm. Khi bệnh nặng thì các biểu hiện trên trầm trọng hơn, có khi quá đau bụng, con vật lăn lộn, giãy dụa trên đất. Hõm hông trái căng to như khi gia súc ăn no, sau 8 giờ hõm hông vẫn căng là bị bội thực, sờ nắn vào hõm hông trái thấy rắn chắc, cứng, ấn vào thấy dạng bột nhão, rút tay ra để lại vết tay ấn. Khám qua trực tràng thấy dạ cỏ chắc như túi bột, ấn vào con vật có phản ứng đau. Gõ vùng dạ cỏ thấy âm đục nâng cao lên tới 1/3 phía trên. Nhưng có kế phát chướng hơi thì âm gõ thấy như dạ cỏ bình thường. Gia súc bị bệnh có thể sau 5 - 6 ngày mới chết, bệnh phát triển nhanh chết trong 1 ngày, chậm thì sau 10 ngày. Gia súc thường chết do ngạt thở, hoặc do trúng độc vì thức ăn bị lên men thối ở dạ cỏ. Bệnh nhẹ có thể tự khỏi, bụng xẹp xuống, gia súc ăn được, có nhai lại và thường kèm theo ỉa chảy. 1.4. Chẩn đoán Trâu bò mắc bệnh bội thực dạ cỏ thường có các biểu hiện triệu chứng đặc trưng: bụng trái căng sờ vào thấy rắn chắc, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại thấy vết tay. Con vật không ăn, giảm hoặc ngừng nhai lại Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Chướng hơi dạ cỏ: bệnh tiến triển nhanh, bụng trái căng to như quả bóng, gõ vào thấy âm trống, gia súc khó thở nhịp thở tăng, chết nhanh. Liệt dạ cỏ, sờ nắn vùng bụng trái cảm thấy thức ăn nhão như cháo. Nhu động dạ cỏ bị mất, bí đái, bí ỉa. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật: con vật có triệu chứng đau khi khám vùng dạ tổ ong. 1.5. Tiên lượng Nếu bệnh nhẹ, không kế phát bệnh khác thì sau 3 - 5 sẽ khỏi, nếu kế phát chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết 1.6. Điều trị 1.6.1. Chăm sóc Cho gia súc nhịn ăn 1 - 2 ngày (không hạn chế uống nước), tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ, dắt gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của dạ cỏ. Những ngày tiếp theo cho gia súc ăn nhẹ, thức ăn mềm dễ tiêu, cho ăn nhiều bữa trong ngày, đồng thời có thể thụt qua trực tràng cho gia súc bằng nước ấm. Moi phân trong trực tràng và kích thích bàng quang cho con vật đi tiểu. 1.6.2. Điều trị Dùng thuốc tẩy trừ chất chứa trong dạ cỏ Na2SO4, MgSO4: 300 - 500g/con (trâu, bò), 50 - 100g/con (bê, nghé), 20 - 50g/con (dê, cừu). Hòa với nước sạch (2lít) cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.hoặc cho uống dầu thầu dầu 400 - 500ml. Dùng thuốc kích thích nhu động dạ cỏ: 19
  20. Pilocarpin 3%: 5 - 10ml/trâu, bò; 3 - 5ml/bê, nghé; 2 - 3ml/dê, cừu. Tiêm bắp, ngày 1 lần. (Có thể dùng Strytchnin, Veratrin 10mg/con hoặc nước muối ưu trương 10%: 200 - 300ml/con.) Đề phòng chướng hơi, thức ăn lên men trong dạ cỏ có thể dùng một trong các loại sau: Hydroxyt Amon 10% pha với 1,0 - 1,5 lít nước cho trâu bò uống 1-2 lần (cách nhau 6 giờ/lần) nhằm hạn chế lên men sinh hơi ở dạ cỏ và kích thích tiêu hoá. Ichthyol: 20 - 30g (trâu, bò); 1 - 2g (dê, cừu, bê, nghé). Uống ngày 1 lần. Formol: 15 ml hòa với 1lít nước sạch cho uống (1l/trâu, bò; 200 - 300ml/dê, cừu, bê, nghé). Cho uống rượu tỏi, nước dưa chua, nước lá thị. Nếu các biện pháp trên không khỏi thì phải tiến hành mổ dạ cỏ. Cách mổ: tiến hành theo tình tự sau. Cố định gia súc cho nằm, hoặc đứng để bộc lộ hõm hông trái. Cắt lông, sát trùng vùng hõm hông trái. Gây tê cục bộ hõm hông bằng Novocain. Mở vết mổ dài từ 10-15cm theo chiều từ trước ra sau, từ trên xuống dưới để bộc lộ một phần dạ cỏ. Sau đó lấy đi 2/3 thức ăn có trong dạ cỏ, khi lấy thức ăn không được để tràn, rớt vào xoang bụng (nếu thức ăn đã lên men thối thì phải lấy hết, rửa sạch và đưa vào dạ cỏ một ít thức ăn lấy từ dạ cỏ của trâu bò khoẻ mạnh). Sau đó khâu dạ cỏ theo đường may gấp mép. Sát trùng lại vùng mổ và tiến hành khâu da. Điều trị vết mổ như những vết thương khác. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường giải độc cho cơ thể. Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. Thuốc Trâu, bò Dê, cừu, bê, nghé Glucoza 20% 11 - 2 lít 0,5 - 1 lít Cafein natri benzoat 20% 10 - 15ml 5 - 10ml CaCl2 10% 50 - 70ml 15 -20ml Urotropin 10% 50 - 70ml 20 - 30ml Vitamin C 5% 20 ml 10ml Kinh nghiệm nhân dân: Xông hơi bồ kết ở dưới bụng và mũi cho vật. Dùng nước lá trầu không, nước sắc hạt củ cải cho vật uống. 1.6.3. Phòng bệnh Cần cho gia súc uống nước đầy đủ. Cỏ khô cần trộn thêm cỏ tươi hoặc tưới nước muối; Không nên cho trâu bò ăn quá nhiều thức ăn bột, nhất là khi trâu bò đang bị bệnh Chú ý: Nếu bội thực dạ cỏ có kế phát chướng hơi cấp tính thì phải dùng troca để chọc thoát hơi. 2. BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ CẤP TÍNH 2.1. Đặc điểm Ở dạ cỏ luôn diễn ra quá trình lên men do vi sinh vật và mầm sống cộng sinh. Một trong những sản phẩm của quá trình lên men này là các chất khí như CH4, N2, O2, CO2, và NH4, trong một ngày đêm sinh ra tới 1000 lít chất khí. Nếu vì lý do nào đó quá trình ợ hơi bị cản trở; lượng hơi sinh ra quá nhiều; lượng hơi ợ ra nhỏ hơn lượng hơi sinh ra hoặc gia súc ăn phải thức ăn dễ lên men sinh hơi,…, hơi bị tích lại dẫn đến hiện tượng chướng hơi. Gia súc hay bị bệnh này vào vụ đông xuân, nhất là lúc cỏ non đang mọc và còn nhiều sương giá. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2