TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ<br />
*******<br />
ThS. NGUYỄN QUỐC BẢO<br />
KS. HỒ NGỌC VĂN CHÍ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
CƠ LÝ THUYẾT 1<br />
<br />
Quảng Ngãi, 05/2017<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI NÓI ĐẦU .....…………….…..……………………...................……………….. 4<br />
PHẦN I. TĨNH HỌC<br />
Chƣơng 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HỆ TIÊN ÐỀ TĨNH HỌC<br />
1.1. Các khái niệm cơ bản …………………...…………………...... . ... ………. 5<br />
1.2. Hệ tiên đề tĩnh học ………………………………….......….........….……… 9<br />
1.3. Liên kết và tiên đề giải phóng liên kết .............….…………......…………. 12<br />
1.4. Momen của lực ……………………………...……………....…………….. 16<br />
1.5. Bài toán xác định hệ lực ………….……...………….................………….. 20<br />
Câu hỏi ôn tập……………………………………………..…….......…........…………23<br />
Chƣơng 2. HỆ LỰC<br />
2.1. Hai đại lượng đặc trưng cơ bản của hệ lực…….………..…….…...……… 24<br />
2.2. Thu gọn hệ lực không gian bất kỳ …...……..……………............….….… 26<br />
2.3. Điều kiện cân bằng của hệ lực không gian …...………………........……... 30<br />
2.4. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng ………...………….............………... 31<br />
2.5. Bài toán cân bằng tĩnh học …………….…...……….….............…………. 32<br />
Câu hỏi ôn tập…………………………………………………….............…………… 37<br />
Chƣơng 3. CÁC BÀI TOÁN ĐẶC BIỆT CỦA TĨNH HỌC<br />
3.1. Bài toán đòn và bài toán vật lật ……………………...................….……… 38<br />
3.2. Bài toán ma sát …………………...…........………….........………………. 41<br />
3.3. Bài toán trọng tâm ……………………………………...........……………. 47<br />
Câu hỏi ôn tập ……......………………………………………..……………………… 51<br />
PHẦN II. ĐỘNG HỌC<br />
Chƣơng 4. ÐỘNG HỌC CHẤT ÐIỂM<br />
4.1. Các khái niệm động học ……......………………...........................….…… 53<br />
4.2. Các phương pháp khảo sát chuyển động của chất điểm ……..........……… 54<br />
4.3. Bài toán động học của chất điểm ……………...….......……….…....…….. 62<br />
Câu hỏi ôn tập………….......……………………………………………………..…… 67<br />
<br />
2<br />
<br />
Chƣơng 5. CHUYỂN ÐỘNG CƠ BẢN CỦA VẬT RẮN<br />
5.1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn ……………...…….................………… 68<br />
5.2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định …....….........….…. 69<br />
5.3. Bài toán chuyển động cơ bản của vật rắn …………..........…....…..………. 76<br />
Câu hỏi ôn tập……………………………………..…………….......………………… 79<br />
Chƣơng 6. CHUYỂN ÐỘNG PHỨC HỢP CỦA CHẤT ÐIỂM<br />
6.1. Chuyển động phức hợp của chất điểm ……...….……...…........…....…….. 80<br />
6.2. Các định lý hợp vận tốc và gia tốc của chất điểm ….……..…….........…… 82<br />
6.3. Bài toán chuyển động tổng hợp ……………………...…….......…..……… 85<br />
Câu hỏi ôn tập………………………………….……………..….........…….………… 97<br />
Chƣơng 7. CHUYỂN ÐỘNG SONG PHẲNG CỦA VẬT RẮN<br />
7.1. Định nghĩa và mô hình khảo sát ……..………………….........…..……….. 98<br />
7.2. Khảo sát chuyển động của hình phẳng ………………...........................….. 99<br />
7.3. Khảo sát chuyển động của điểm thuộc vật (hình phẳng) ………….…….. 101<br />
7.4. Bài toán chuyển động song phẳng …………………….......….…………. 107<br />
Câu hỏi ôn tập………………………………………………........……………………116<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….......……….….. 117<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Cơ lý thuyết là môn khoa học cơ sở nghiên cứu chuyển động cơ học của vật rắn<br />
và các quy luật tổng quát của chuyển động đó. Do vậy, nhiệm vụ Cơ lý thuyết là:<br />
nghiên cứu các quy luật tổng quát của chuyển động và cân bằng của các vật thể dưới<br />
tác dụng của lực đặt lên chúng. Hay nói cách khác, Cơ lý thuyết là khoa học về sự cân<br />
bằng và chuyển động của vật thể.<br />
Bài giảng Cơ lý thuyết 1 được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học<br />
tập và nghiên cứu cho sinh viên bậc đại học ngành cơ khí tại Trường Đại học Phạm<br />
Văn Đồng.<br />
Nội dung bài giảng Cơ lý thuyết 1 gồm có hai phần, trong mỗi phần được chia<br />
làm nhiều chương.<br />
- Phần I: Tĩnh học (gồm 3 chương)<br />
- Phần II: Động học (gồm 4 chương)<br />
Bài giảng được biên soạn để giảng dạy với thời lượng là 45 tiết (3 tín chỉ). Do đó<br />
nội dung bài giảng được biên soạn theo cách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo<br />
tính logic của kiến thức. Bài giảng được biên soạn cho đối tượng là sinh viên bậc đại<br />
học, tuy nhiên cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên bậc cao đẳng.<br />
Mặc dù nhóm biên soạn cũng đã rất cố gắng để đáp ứng cho công tác dạy và học,<br />
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp<br />
các ý kiến quý báu để cho bài giảng ngày được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm<br />
ơn!<br />
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vể địa chỉ email: baoqng2006@gmail.com hoặc<br />
chixddd09@gmail.com.<br />
Quảng Ngãi, tháng 5/2017<br />
Nhóm biên soạn<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN I. TĨNH HỌC<br />
Tĩnh học vật rắn khảo sát sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của một hệ lực<br />
đã cho.<br />
Tĩnh học giải quyết hai vấn đề chính trong tĩnh học là:<br />
+ Thu gọn hệ lực.<br />
+ Điều kiện cân bằng của hệ lực.<br />
Về phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp tiên đề kết hợp phương pháp<br />
mô hình.<br />
Về ứng dụng: giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời làm cơ sở để học môn<br />
học Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu.<br />
<br />
Chƣơng 1.<br />
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC<br />
A. MỤC TIÊU<br />
- Hiểu được các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học làm cơ sở để giải các<br />
bài toán tĩnh học.<br />
- Nắm vững các phản lực liên kết và biểu diễn chúng tại các liên kết.<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br />
1.1.1. Vật rắn tuyệt đối<br />
Vật rắn tuyệt đối là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì của vật luôn luôn<br />
không đổi (hay nói cách khác dạng hình học của vật được giữ nguyên) dưới tác dụng<br />
của các vật khác.<br />
Trong thực tế các vật rắn khi tương tác với vật thể khác đều có biến dạng. Nhưng<br />
biến dạng đó rất bé, nên ta có thể bỏ qua được khi nghiên cứu điều kiện cân bằng của<br />
chúng.<br />
Ví dụ: Khi dưới tác dụng của trọng lực P dầm AB phải võng xuống (hình 1.1a),<br />
thanh CD phải dài ra (hình 1.1b). Nhưng độ võng của dầm và độ võng của thanh rất<br />
bé, ta có thể bỏ qua. Khi giải bài toán tĩnh học ta coi như dầm không võng và thanh<br />
không dãn mà kết quả vẫn đảm bảo chính xác và bài toán đơn giản hơn.<br />
<br />
5<br />
<br />