intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 2 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 2 Các kết cấu và thiết bị phụ trợ trên cầu, cung cấp cho người học những kiến thức như: Bộ phận mặt cầu; lan can, vỉa hè, lề người đi bộ; Độ dốc, phòng nước và thoát nước trên cầu; Khe co giãn và gối cầu; Khe co giãn và gối cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 2 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

  1. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU 2.1. BỘ PHẬN MẶT CẦU Mặt cầu ôtô – Mặt cầu có lớp phủ BT xi măng Loại mặt cầu này có lớp vữa đệm và lớp cách nước giống loại mặt cầu có lớp phủ bằng bê tông atphalt, trên lớp cách nước là lớp BT cấp > 28 Mpa, dày từ 6-8cm, có lưới cốt thép. Loại mặt cầu này có cường độ tốt, chống thấm tốt nhưng sửa chữa khó khăn hơn loại trên Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 56
  2. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Mặt cầu ôtô – mặt cầu có lớp phủ bê tông atphan Thông thường mặt cầu có lớp phủ bêtông atphanlt thường có cấu tạo bao gồm các lớp sau: •Lớp bê tông nhựa dày 4-7cm. •Lớp phòng nước nhằm bảo vệ bản mặt cầu khỏi bị ngấm nước, có thể gồm: lớp nhựa đường nóng + một lớp vải thô tẩm nhựa; lớp sử dụng tấm cao su dày 4mm dán trực tiếp xuống lớp mui luyện thông qua keo dán và tác dụng nhiệt ; hoặc dung dịch hóa chất được thi công dưới dạng phun trực tiếp trên măt cầu •Lớp bê tông bảo hộ hoặc tạo mui luyện (tạo dốc) để tránh những lực tập trung nguy hiểm, có chiều dày 4-6cm, được làm bằng bê tông cấp > 28 Mpa. Để tăng tác dụng bảo vệ và độ bền của lớp này thường đặt lưới thép đường kính 4-6mm với ô lưới 5x5cm hoặc 10x10cm. Lưới cốt thép này nhất thiết phải đặt ở các cầu BTCT lắp ghép có bản mặt cầu hẫng Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 57
  3. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Mặt cầu bằng thép Trong cầu thép, để giảm trọng lượng tĩnh tải mặt cầu có thể cấu tạo mặt cầu bằng thép. Trên tấm thép dày 10-12mm được tăng cường bởi các sườn đứng dọc và ngang làm từ các dải thép bản được hàn đính vào mặt dưới của tấm thép. Kết cấu mặt cầu kiểu này thường được cho tham gia chịu lực cùng với dầm chủ như là một bộ phận của tiết diện dầm chủ và gọi là “bản trực hướng”, ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ của hệ liên kết dọc trên. Phía mặt trên của tấm thép thường được xử lý theo các cách như sau: • Hàn đính lưới thép lên trên mặt tấm thép mặt cầu, lưới này thường được làm từ các thanh cốt thép đường kính 6mm thành những ô vuông cạnh khoảng 10-15cm. Sau đó, tiến hành rải một lớp bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. • Hoặc trên bề mặt tấm thép tiến hành tưới một lớp expoxy, sau đó rải một lớp đá dăm nhỏ, rồi tiếp tục rải một lớp bê tông nhựa lên trên. Trên thực tế còn có kiểu mặt cầu bằng thép làm dưới dạng sàn mắt cáo rỗng có trọng lượng rất nhẹ chỉ vào khoảng 130-150 kg/m2. Loại mặt cầu này đáp ứng tốt các yêu cầu về sử dụng như độ bằng phẳng, độ nhám đồng thời lại không cần bố trí hệ thống thoát nước nhưng có nhược điểm là đắt tiền Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 58
  4. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Mặt cầu đường sắt Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm Đây là loại mặt cầu có ray đặt trên tà vẹt, tà vẹt được kê trực tiếp lên dầm chủ của cầu. Khoảng cách giữa hai dầm chủ thường nằm trong khoảng 1.8m-2.5m. Các tà vẹt trên cầu thường có chiều dài 2.2m- 3m, tiết diện 20x20cm hoặc 20x24cm tùy vào khổ đường tiêu chuẩn là 1435mm hay 1000mm Mặt cầu có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ, chiều cao kiến trúc thấp nhưng khó đảm bảo được sự đồng nhất của tuyến đường trong đoạn trên cầu với phần ngoài cầu, khó tạo siêu cao trên đường cong và khi tàu chạy qua cầu gây tiếng ồn lớn Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 59
  5. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Mặt cầu đường sắt Mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông cốt thép Loại mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên mặt bản BTCT thường được áp dụng ở các cầu đi chung đường sắt - đường ô tô trùng mặt xe chạy. Ưu điểm của loại mặt cầu này là loại bỏ được tĩnh tải của lớp ba-lát nặng, giảm được chiều cao kiến trúc của cầu, tuy nhiên liên kết giữa ray và bản BTCT tương đối phức tạp. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 60
  6. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Mặt cầu đường sắt Mặt cầu có máng ba-lát Đây là loại thông dụng nhất hiện nay, nó gồm ray đặt trên tà vẹt, dưới tà vẹt là đá balát dày tối thiểu 25cm. Bản mặt cầu BTCT thường có dạng lòng máng để chứa đá dăm. Chiều rộng của máng balát tối thiểu ở phía trên là 3.4m đối với khổ đường sắt 1435mm, là 2.6m đối với khổ đường sắt 1000mm. Loại mặt cầu này thích hợp với các cầu nhỏ, duy tu dễ, giảm tiếng ồn khi tàu chạy qua cầu. Nhưng loại mặt cầu này có tĩnh tải và chiều cao kiến trúc lớn. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 61
  7. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU 2.2. LAN CAN, VỈA HÈ, LỀ NGƯỜI ĐI BỘ Lan can Lan can cầu không những là bộ phận đảm bảo an toàn cho các phương tiên lưu thông trên cầu mà còn thể hiện vẽ đẹp kiến trúc của cầu. Vì vậy, kết cấu lan can phải vững chắc, đẹp và phù hợp với cảnh quan khu vực xây dựng cầu. Lan can của các kết cấu cầu thép thường làm bằng thép. Cột lan can là những đoạn thép hình gắn trực tiếp vào đầu mút thừa đỡ phần đường người đi. Lan can cầu BTCT có thể được hàn nối từ các thanh hoặc tấm hoặc ống thép hoặc cũng có thể bằng bê tông cốt thép. Dưới đây là một số loại lan can hiện nay đang rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình cầu ở Việt Nam Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 62
  8. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Lan can I I-I a) Lan can phải được bố trí dọc theo các mép kết cấu cầu nhằm bảo vệ an toàn cho người và phương tiện và thỏa mãn các yêu cầu sau: - Lan can dành cho người đi bộ có chiều cao từ mặt I đường đến đỉnh lan can tối thiểu là 1060 mm. - Lan can cho xe đạp có chiều cao từ mặt đường đến đỉnh lan can không nhỏ hơn 1370 mm. - Các lan can bê tông thiết kế theo các mặt nghiêng về phía xe cộ phải có chiều cao tối thiểu là 810mm. - Chiều cao của vách bê tông trong tường phòng hộ bê tông có mặt phẳng thẳng đứng tối thiểu phải là 685mm. -Khoảng hở giữa các thanh, các ô lan can không được a a -a 135 èng thÐp liªn kÕt vượt quá 150 mm 90, L = 300 130 8.5 118 8.5 67.5 120 b) Vật liệu dùng trong hệ thống lan can phải tuân thủ Tay vÞ n trªn 13 101.6, t = 4.2 392.5 610 Tay vÞ n d- í i 00 R10 các qui định của Quy chuẩn này. 76.3, t = 3.2 100 150 50 c) Lan can đường đầu cầu phải có cấu tạo đầu báo hiệu èng thÐp liªn kÕt 265 67.5, L = 300 250 U - M22 x 650 chuyển tiếp để các phương tiện giao thông dễ nhận biết 600 150 30 70 30 105 90 105 130 200 khi vào cầu. Hệ thống tường hộ lan can đầu cầu phải có 300 50 150 a đầu mút thích hợp c è t t h Ðp t r ª n mè c è t t h Ðp t r ª n n h Þp N3*- 13-250 50 200 50 Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy N1*- 13 50 200 50 8N1- 1363 50 50 50 N2*- 13-250
  9. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Vỉa hè – lề người đi bộ 38 5 25 3 2 2 Chiều rộng lề người đi bộ của cầu và 70 hầm phải xác định dựa trên cơ sở tính a) b) 90 73 80 15 toán mật độ, tần suất người qua lại trong 1515 5 25 7 một giờ và tuân thủ qui định sau: 32 8 •không nhỏ hơn: 2,25m đối với các cầu VØ a hÌ BTCT ®æt¹ i chç 20 45 15 và 3,0 đối với hầm. DÇm BTCT l¾p ghÐp •Chiều cao khoảng không giành cho người đi bộ trong hầm không được nhỏ hơn 2,3m. •Khả năng lưu thông hành khách tính toán đối với 1m chiều dài mặt cắt ngang cầu và hầm là 2000 đối với người đi bộ là 1500 người/h. Chiều rộng lề người đi bộ của cầu và hầm trong khu vực dân cư cho phép lấy bằng 1,5m. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 64
  10. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU 2.3. ĐỘ DỐC, PHÒNG NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC TRÊN CẦU Độ dốc dọc và ngang trên cầu  MỤC ĐÍCH ĐỂ LÀM GÌ? Việc bố trí độ dốc dọc và ngang trên cầu nhằm mục đích thoát nước mặt, ngăn không cho nước mặt thấm xuống kết cấu phần dưới. Cầu có bố trí độ dốc dọc ngoài mục đích thoát nước mặt nó còn mang ý nghĩa giảm chiều dài cầu, hạ cao độ mặt cầu đến gần với cao độ của mặt đất tự nhiên tại hai đầu cầu, làm giảm khối lượng đất đắp hai đầu cầu, tránh làm các kết cấu tường chắn, mố cầu quá cao + Đối với cầu đường ôtô Độ dốc ngang cầu giúp cho cầu thoát nước mặt tốt, thường Độ dốc dọc cầu được qui định không được độ dốc ngang cầu được thiết kế từ 1.5%-2%. Có thể tạo dốc lớn hơn 4% trong trường hợp thông thường ngang cầu bằng nhiều cách, hoặc thay đổi bề dày lớp vữa và 5% trường hợp cầu trong thành phố và đệm, hoặc thay đổi cao độ đá kê gối theo phương ngang cầu bất kỳ trường hợp nào cũng không lớn hơn hoặc thiết kế dầm có bố trí dốc ngang trên phần bản mặt… 6%. Phần đường người đi trên cầu thường làm dốc ngang từ 1%- Tuyến đường cao tốc có thể làm cầu với độ 1.5% về phía tim cầu. dốc dọc hai chiều từ 1%-3% có nối tiếp bằng đường cong đứng với bán kính cong + Đối với cầu đường sắt 3000-120000m, ứng với tốc độ xe từ 80- Độ dốc dọc đối với cầu đường sắt được lấy không vượt quá 120km/h. 12%0. Mặt cầu có máng đá dăm phải có độ dốc dọc và Độ chênh dốc dọc giữa hai nhịp kề nhau ngang để thoát nước, độ dốc đó không nhỏ hơn 3%. không được lớn hơn 1.5%-2% . Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 65
  11. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Độ dốc dọc và ngang trên cầu Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 66
  12. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Lớp phòng nước trên cầu Với nước mặt không cho phép thâm nhập vào mặt cầu, chảy vào khu vực gối cầu và đỉnh kết cấu mố trụ. Với nước ngầm không cho phép nước ngầm trong phần đất của nền đường đầu cầu ngấm vào từ sau mố. Chính vì vậy trên mặt cầu và mặt sau mố phải dùng lớp phòng nước để cản trở nước mặt và nước ngầm. Lớp này che phủ trên bề mặt của bê tông làm nhiệm vụ chống thấm. Lớp phòng nước này có thể sử dụng nhựa đường đun nóng quét lên bề mặt lớp bê tông hoặc dùng bao đay tẩm nhựa đường, hoặc vải chống thấm, tôn mỏng Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 67
  13. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Hệ thống thoát nước trên cầu Qui định cứ 1m2 bề mặt cầu hứng nước mưa của cầu thì phải tương ứng với ít nhất 1cm2 diện tích lỗ thoát nước đối với mặt cầu ôtô và 4cm2 đối với mặt cầu đường sắt. Ống thoát nước được bố trí phải đảm bảo cho nước trên mặt cầu và nước đọng trong các lớp thoát ra hết và dễ dọn dẹp khi cần thiết. Đường kính ống tối thiểu bằng 15cm. Có thể bố trí các ống thoát nước đối xứng từng đôi một qua trục dọc cầu hoặc có thể bố trí xen kẽ theo trục dọc cầu. Khoảng cách giữa các ống xa nhất là 15m. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 68
  14. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Hệ thống thoát nước trên cầu Nếu cầu có độ dốc dọc nhỏ hơn 2% thì cứ khoảng từ 6 - 8m bố trí hai ống thoát nước đối diện nhau, đối xứng qua trục dọc cầu. Với cầu có chiều dài nhỏ hơn 50m và độ dốc dọc lớn hơn 2% thì ở vùng có lượng mưa ít có thể không cần bố trí ống thoát nước và có biện pháp thoát nước sau mố. Cầu có chiều dài trên 50m độ dốc dọc lớn hơn 2% thì cứ 10 - 15m đặt một ống thoát nước. Chú ý khi bố trí ống thoát nước không cho phép nước thoát qua ống chảy xuống gây ướt kết cấu phần dưới, hoặc gây ước kết cấu nhịp cầu. Vì như vậy sẽ gây ra làm hư hỏng và hen rỉ kết cấu nhịp cầu, gối cầu, và các bộ phận mố trụ cầu Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 69
  15. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU 2.4. KHE CO GIÃN VÀ GỐI CẦU Khe co giãn bố trí trên cầu đảm bảo cho kết cấu nhịp Khe co giãn có thể chuyển vị tự do dưới tác dụng của hoạt tải, thay đổi nhiệt độ, từ biến và co ngót của bê tông. Hay nói cách khác khe co giãn có các tác dụng sau: Vị trí bố trí Khe co giãn • Đảm bảo chuyển vị dọc trục dầm. • Đảm bảo chuyển vị xoay của mặt cắt ngang đầu nhịp. • Đảm bảo êm thuận cho xe chạy tránh gây tiếng ồn. • Ngăn nước mặt tràn qua khe xuống gối cầu và kết cấu mố trụ phía dưới. Khe co giãn phải đảm bảo có độ bền, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế Khe co giãn được bố trí theo hướng ngang cầu, trong cầu dầm giản đơn chúng được bố trí trên tất cả các mố trụ, trong cầu dầm mút thừa chúng được bố trí tại vị trí khớp và trên mố, trong cầu dầm và khung liên tục chúng được bố trí trên các mố. Việc lựa chọn và bố trí các khe co giãn và các gối cầu phải tính đến các biến dạng do nhiệt độ và các nguyên nhân khác phụ thuộc thời gian và phải phù hợp với chức năng riêng của cầu Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 70
  16. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Cấu tạo một số loại khe co gian Khe co giãn dùng cho kết cấu có chuyển vị nhỏ Khe co giãn kín: Phạm vi áp dụng của loại này tương tự như trên trường hợp khe co giãn hở và thường dùng nhất cho các cầu nhịp nhỏ có tầng phòng nước liên tục còn tầng BT bảo hộ gián đoạn qua khe. Khe có bộ phận co giãn bằng Khe co giãn cao su chịu nén: đồng thau hoặc tôn tráng kẽm. Loại Hiện nay trong cầu BTCT này hiện nay ít được áp dụng vì bộ nhịp nhỏ, các chuyển vị nhỏ phận co giãn thường bị hư hỏng thường được áp dụng loại khe V÷a nhùa ®- êng BT nhùa co giãn cao su chịu nén. Tấm Khe co giãn hở: Loại khe co giãn này cao su đảm bảo chuyển vị đầu dùng cho chuyển vị nhỏ từ 1cm-2cm dầm, chống thấm nước và dễ trong các cầu nhịp nhỏ dưới 15m hoặc thay thế. Bề mặt cao su được phía đầu dầm đặt gối cố định chỉ có §Çu dÇm đặt thấp hơn 5mm so với mặt chuyển vị xoay. Hai đầu dầm được đặt cầu để tránh hư hỏng do xe thép góc, để tránh nước chảy xuống mố cộ. Lớp phủ mặt cầu gián trụ đặt dải thoát nước cao su TÊm t«n đoạn tại vị trí đặt khe co giãn Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 71
  17. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Khe co giãn dùng cho kết cấu có chuyển vị nhỏ 150 260 150 MÆ t ®- êng xe ch¹ y TÊm cao su Khe co giãn cao su bản thép: Loại khe này được áp dụng cho các chuyển vị từ 1.5cm- Bu l«ng neo M20 V÷a kh«ng co ngãt 2cm, tương ứng với các cầu có nhịp từ 15m Cèt thÐp chê 16 Cèt thÐp ®Þnh vÞ 16 đến 30m. Khe có giãn này cấu tạo gồm một 15 khối cao su có các rãnh dọc để tăng độ biến dạng, các bản thép có chiều dày 6mm-8mm nằm trong tấm cao su có tác dụng tăng độ cứng chịu nén và chịu uốn của tấm. Các tấm cao su được chế tạo có kích thước dài 1000mm, rộng 260mm, dày 50mm, được ghép dài bằng keo. Các tấm cao su được đặt qua khe hở giữa hai đầu dầm và neo vào bản BT mặt cầu bằng các bulông neo đặt chìm, đường kính 20mm, cách nhau 300mm. Khe co giãn loại này có tuổi thọ cao, dễ thay thế, đảm bảo xe chạy êm thuận. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 72
  18. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Khe co giãn dùng cho kết cấu có chuyển vị lớn B¶n thÐp B¶n thÐp tr- î t B¶n mÆ t cÇu Khe co giãn bản thép trượt: Loại khe này có thể dùng cho các chuyển vị đến 4- 5cm. Cấu tạo khe gồm một tấm thép dày 10mm – 20mm phủ trên khe hở giữa hai Bu l«ng hµn mét ®Çu đầu dầm, một đầu tấm thép được hàn vào ThÐp gãc một thép góc và đầu kia trượt tự do trên M¸ ng cao su mặt thép góc đối diện. Các thép góc được neo vào đầu dầm nhờ các thép neo. Để tránh nưới rò rỉ xuống gối cầu, dưới khi có đặt máng thoát nước bằng cao su hoặc thép hình. Nhược điểm của khe co giản loại này là mặt cầu xe chạy không bằng phẳng và gây tiếng ồn khi xe qua lại các mặt tiếp xúc của thép va đập vào nhau, vì vậy trong các cầu hiện đại nó rất được hạn chế sử dụng. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 73
  19. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Khe co giãn dùng cho kết cấu có chuyển vị lớn B¶n r¨ ng l- î c B¶n mÆ t cÇu Khe co giãn kiểu răng lược hoặc răng cưa: Loại khe co giãn này được áp dụng cho các chuyển vị lớn khoảng 10cm-15cm. Cấu tạo khe gồm các bản thép được xen vào nhau. Nhược điểm của loại khe này là khi xe chạy Bu l«ng hµng mét ®Çu qua gây tiếng ồn ThÐp gãc M¸ ng cao su Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 74
  20. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CÁC KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRÊN CẦU Khe co giãn dùng cho kết cấu có chuyển vị rất lớn Với các nhịp có chiều dài rất lớn ( lớn hơn 80-100m), độ dịch chuyển có thể lên đến 100-120cm, khi đó những khe co giãn này thường có cấu tạo rất phức tạp, đòi hỏi chế tạo, lắp ráp chính xác và rất đắt tiền. Khe co giản thường được sử dụng trong trường hợp này là khe co giản kiểu môdul Khe co giãn môđun: Loại khe co giãn này được áp dụng cho các chuyển vị khoảng 80cm-120cm. Cấu tạo khe co giãn loại này thường bao gồm có: dầm đỡ, dầm dọc hình ray, gối trượt, lò xo trượt, lò xo kiểm tra và các dải cao su. Các dầm đỡ được đặt trong các hốc chừa sẳn, vượt qua chiều rộng khe. Các dầm đỡ có thể trượt hai đầu trên gối trượt theo phương chuyển động của kết cấu nhịp. Trên dầm đỡ có bản hàn sẵn để đặt dầm dọc hình ray (dọc theo khe), tạo thành mạng dầm. Mỗi dầm dọc được hàn với một dầm đở để khống chế khoảng cách bên trong của các dầm dọc như nhau và đảm bảo chiều rộng toàn bộ khe. Đầu dầm dọc có tạo các ngoàm để móc các dải cao su kín nước. Các khe hở giữa các dầm dọc có chiều rộng giới hạn là 80mm, để đáp ứng các chuyển vị lớn hơn, người ta tạo thành các xê ri Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1