intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 4 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 4 Lập phương án công trình cầu, cung cấp cho người học những kiến thức như: Lập phương án tuyến đường giao thông; Lập phương án cầu và cầu trong nút giao lập thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở công trình cầu: Chương 4 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

  1. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU KHÁI NIỆM CHUNG Việc thiết kế và lựa chọn các phương án cho các công trình xây dựng giao thông là một bài toán tổng thể vô cùng phức tạp. Bài toán này không những thể hiện về những yều cầu kỹ thuật cần đạt được mà còn liên quan đến một số các yếu tố quan trọng khác như là: - qui hoạch tổng thể về khu vực vị trí xây dựng công trình, - các tác động môi trường, - các yếu tố về kinh tế, - mỹ quan khu vực, - ý nghĩa về mặt xã hội… Để chọn được phương án thiết kế tốt nhất, người ta phải thành lập nhiều phương án, sau đó tính toán cụ thể từng phương án và đánh giá chúng. Các phương án nêu ra phải được thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật: phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất thủy văn, đảm bảo độ bền, độ cứng, tuổi thọ, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu về mặt kinh tế: giá thành công trình hạ, thời gian xây dựng ngắn…Ngoài ra khi lựa chọn phương án còn cần chú ý đến công nghệ thi công, điều kiện khai thác duy tu bão dưỡng, ý nghĩa quốc phòng và yêu cầu mỹ quan của công trình. Những yêu cầu này tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể trở thành yêu cầu khống chế Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 124
  2. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU LẬP PHƯƠNG ÁN TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG Khi lên các phương án tuyến giao thông cũng như các công trình giao thông khác, các yêu cầu cần phải được xem xét đến bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, qui hoạch, mỹ quan, ý nghĩa xã hội… Các yếu tố hình học cơ bản nhất dùng trong thiết kế đường bộ bao gồm : •Chiều rộng nền đường, chiều rộng mặt đường đường, chiều rộng lề đường •Số làn xe •Bán kính cong nhỏ nhất •Tầm nhìn một chiều, tầm nhìn hai chiều •Độ dốc dọc lớn nhất •Siêu cao lớn nhất Bán kính đường cong lồi nhỏ nhất và bán kính đường cong lõm nhỏ nhất Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 125
  3. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Phương án về vị trí và mặt bằng tuyến Đối với tuyến xây dựng mới, - Chọn vị trí tuyến được chọn sao cho có lợi nhất, - đảm bảo thỏa mãn được các yêu cầu qui hoạch hiện tại và mở rộng trong tương lai, - vị trí tuyến được chọn sao cho có thể mang lại hiệu quả kinh tế thực sự trong quá trình khai thác. - Tuyến được chọn ít đi qua các khu vực có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, gây khó khăn cho quá trình xây dựng và tốn kém. - Nếu điều kiện cho phép nên chọn vị trí tuyến ít đi qua sông suối để giảm số lượng cầu trên tuyến, hạ giá thành công trình. - Mặt khác, vị trí và mặt bằng tuyến đưa ra phải hết sức chú ý đến vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi thường giải toả là ít nhất.  Cần đưa ra nhiều phương án về vị trí, tiến hành đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể để có thể lựa chọn được vị trí và mặt bằng tuyến hợp lý nhất. Đối với tuyến nâng cấp cải tạo, vị trí và mặt bằng cần bám theo vị trí cũ để có thể tận dụng được phần nào các bộ phận của công trình cũ, tránh gây tốn kém Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 126
  4. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Phương án về trắc dọc tuyến Trắc dọc tuyến ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn các phương án tuyến. Cần thỏa mãn các yêu cầu đặt ra là - cần phải hài hòa, - không có độ dốc quá lớn, - đảm bảo xe chạy êm thuận, - chi phí khai thác thấp nhất. - Cao độ tại các điểm khống chế phải đảm bảo và cao độ toàn tuyến nói chung phải thỏa mãn theo quy hoạch của khu vực xây dựng. Bên cạnh đó, trắc dọc tuyến phải đảm bảo sao cho khối lượng đào đắp đất toàn tuyến là thấp nhất, khả năng điều phối đất hợp lý. Khi lên các phương án về trắc dọc cần quan tâm đến các quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành theo cấp đường được quy định Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 127
  5. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Phương án về mặt cắt ngang tuyến Khi lên các phương án về mặt cắt ngang tuyến cần xét đến lưu lượng xe hiện tại và tương lai theo độ tuổi của tuyến đường xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo. Cần lưu ý về việc phân chia bố trí các làn xe trên bề rộng mặt cắt ngang, bố trí vĩa hè cho người đi bộ, các trạm chờ phục vụ cho hệ thống giao thông công cộng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện lực cáp quang và dẫn thoát nước ngầm Phương án về nền đường Nền đường được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về độ ổn định, độ lún, độ chặc. - Đối với các vị trí tuyến đi qua gặp bất lợi về độ ổn định như trượt, sụt lỡ thì cần đưa ra các phương án gia cố mái taluy như: sử dụng tường chắn, neo, gia cố bề mặt... - Đối các vị trí tuyến đi qua vùng đất yếu gây bất lợi về lún cần đưa ra các phương án khắc phục như: gia tải, thay lớp đất, sử dụng giếng cát, cọc cát, bấc thấm... - Khi tuyến đi qua vùng có nước mặt và nước ngầm cần phải có biện pháp gia cố nền đường thích hợp. Nền đường thiết kế phải đảm bảo thỏa mãn các quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 128
  6. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Phương án về kết cấu áo đường Các phương án về kết cấu áo đường cần đảm bảo về độ cứng, độ bền, độ chắc. Phần mặt phải thỏa mãn các yêu cầu về độ bằng phẳng, độ mài mòn, hệ số ma sát thích hợp. Tùy vào trường hợp cụ thể, ý nghĩa của tuyến đường mà có thể sử dụng các loại kết cấu mặt đường khác nhau. Khi chọn phương án kết cấu áo đường cần chú ý đến nguồn vốn có thể huy động được cho công trình, ý nghĩa phục vụ của nó, cố gắng tận dụng được nguồn vật liệu địa phương có sẵn. Về vấn đề kỹ thuật, các phương án kết cấu áo đường đưa ra cần phải đáp ứng các yêu cầu nhất định theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Cần chú ý đến chiều dày các lớp vật liệu, tính chất cơ lý từng loại vật liệu được sử dụng Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 129
  7. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU LẬP PHƯƠNG ÁN CẦU VÀ CẦU TRONG NÚT GIAO LẬP THỂ Các tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế Tài liệu địa hình: Trắc dọc tim của đoạn vượt sông cho biết sự phân bố chiều sâu lớn nhất theo chiều rộng sông và trong các cầu qua sông thông thuyền, nó cho phép phân đoạn vị trí cần thiết của nhịp thông thuyền trên chiều rộng sông. Trắc dọc cũng cho biết cao độ của bờ sông, cao độ đó sẽ chi phối độ dốc dọc của mặt đường xe chạy (dốc đối xứng hay dốc một chiều). Khi bố trí nhịp thông thuyền ở giữa sông và khi mặt cắt dọc của phần xe chạy đối xứng, toàn bộ công trình có tính đối xứng, khi đó hiệu quả nhất là sử dụng các kiểu kết cấu định hình. Khi bố trí nhịp thông thuyền không đối xứng cũng như khi độ dốc dọc trên cầu là một chiều ,thì công trình sẽ không đối xứng. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 130
  8. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Các tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế Địa chất công trình Mặt cắt địa chất theo trục tim cầu cho phép - đề ra các các loại kết cấu nền móng, - và cả hệ kết cấu nhịp có thể là hệ tĩnh định hay hệ siêu tĩnh. Việc xác định mặt cắt địa chất gồm các công việc : - Khoan thăm dò để biết được điạ chất khu vực xây dựng, - lấy mẫu đất đá về thí nghiệm, - xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, - và vẽ được mặt cắt địa chất của sông tại vị trí xây dựng nhằm phục vụ cho thiết kế móng. Cấu tạo nền móng đơn giản hay phức tạp sẽ quyết định chủ yếu giá thành trụ và công trình cầu. Vì thế chọn kiểu nền móng và hệ thống kết cấu nhịp hợp lý có ý nghĩa quyết định khi lập các phương án cấu tạo cầu. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 131
  9. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Căn cứ vào tình hình địa chất dọc tim cầu, phải xác định sơ bộ các loại móng cầu và đồng thời xác định các phương án kết cấu nhịp (kết cấu tĩnh định hay siêu tĩnh). Trong trường hợp địa chất lại xấu mà chọn phương án trụ cao thì tình hình thi công phức tạp, giá thành trụ sẽ đắt, khi đó nên làm kết cấu nhịp dài. Nếu địa chất tốt, tầng đất cứng nằm không sâu, điều kiện thi công dễ dàng thì có thể dùng các kết cấu nhịp siêu tĩnh, các loại kết cấu nhịp cầu có lực đẩy ngang. Mặt cắt dọc tim cầu: Nghiên cứu mặt cắt dọc tim cầu cho phép xác định vị trí của mố trụ, tránh việc đặt trụ vào chỗ sâu nhất, phân bố các nhịp thông thuyền, xác định độ dốc dọc cầu. Mặt cắt ngang lòng sông đối xứng thì cũng nên bố trí kết cấu nhịp đối xứng để có thể áp dụng các đồ án điển hình và các giải pháp thi công cầu theo kiểu hàng loạt. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 132
  10. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Các số liệu thuỷ văn - Mực nước thấp nhất (MNTN) cho biết vị trí những chỗ nước sâu của sông trong mùa cạn, - MNTN cho biết khi nào thì giao thông đường thuỷ gặp bất lợi nhất. Phải căn cứ vào sự phân bố chiều sâu đó trên chiều rộng sông mà bố trí nhịp thông thuyền trên chiều rộng sông. Tuy nhiên với lòng sông dễ xói lở cần tính đến khả năng di chuyển các vực sâu trên chiều rộng sông theo thời gian ( trường hợp lòng sông di chuyển vị trí), và như vậy luồng lạch đường thuỷ cho tầu thuyền cũng phải dịch chuyển theo. Căn cứ vào MNTN chúng ta còn xác định cao độ đỉnh móng của các trụ ở giữa sông (thường lấy thấp hơn MNTN là 0.5m). Căn cứ vào cấp sông thông thuyền người ta sẽ xác định được chiều cao thông thuyền dưới cầu. Từ mực nước cao nhất (MNCN) sẽ xác định được chiều rộng tính toán của khẩu độ cầu Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 133
  11. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Mức nước thấp nhất (MNTN) cho biết vị trí những chỗ lòng sông nước sâu trong mùa cạn. Phải căn cứ vào những vị trí đó để bố trí các nhịp thông thuyền theo bề rộng của sông. Tuy nhiên, ở những con sông dễ bị xói lỡ cần tính đến khả năng di chuyển các vực sâu theo thời gian và như vậy luồng lạch để tàu bè qua lại cũng phải dịch chuyển theo bề rộng ngang sông. Mặt khác khi căn cứ vào MNTN ta còn định được cao độ đỉnh móng của các trụ giữa lòng sông •Mực nước thông thuyền (MNTT) tính toán thường được lấy ở mức nước lũ tần suất 5%. Căn cứ vào mực nước này để xác định được cao độ đáy kết cấu nhịp. Mực nước cao nhất (MNCN) được lấy ở mức nước lũ tương ứng với tần suất 1%. Căn cứ và mực nước này để xác định khẩu độ thoát nước cho cầu, chiều dài toàn bộ cầu và cao độ đáy kết cấu nhịp. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 134
  12. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Lựa chọn vị trí cầu Vị trí và hướng tuyến của cầu cần được chọn để thoả mãn các yêu cầu về an toàn giao thông cả ở trên cầu và ở dưới cầu. Cần xét đến các thay đổi có thể có trong tương lai về hướng hoặc chiều rộng của đường sông, đường bộ hoặc đường sắt mà cầu vượt qua. Tại nơi thích hợp cần xét trong tương lai có thêm các công trình cho các loại giao thông khác hoặc mở rộng cầu. - Về mặt kỹ thuật phải so sánh các phương án chọn vị trí cầu theo các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, thi công và bố trí công trường. - Về mặt quy hoạch phải so sánh các phương án về vị trí cầu và việc phát triển các vùng lân cận trong tương lai (dân dụng và công nghiệp), vị trí cầu xét theo quan điểm bố trí kiến trúc chung của khu vực, vị trí cầu xét theo quan điểm quốc phòng. - Về mặt kinh tế phải so sánh các phương án theo giá thành (thi công và khai thác), so sánh giá thành vận doanh các phương án tuyến do các vị trí cấu khác nhau gây nên. - Về mặt môi trường phương án vị trí cầu cần đảm bảo giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 135
  13. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Khi xác định vị trí xây dựng cầu qua sông, kênh, rạch và suối cần thực hiện các qui định sau:  Khi thiết kế phương án cầu trên mặt bằng thì việc lựa chọn vị trí trên mặt bằng đóng vai trò quan trọng. Vị trí này được lựa chọn sao cho phù hợp với các yêu cầu của mặt bằng tuyến và qui hoạch chung của cả dự án. Vị trí cầu có thể vuông góc hoặc không vuông góc với dòng chảy. Việc lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tính toán thiết kế sau này để đảm bảo khả năng chịu lực độ ổn định và các biến dạng trong công trình. Vị trí cầu sẽ quyết định chiều dài cầu là lớn hay nhỏ để đảm bảo khẩu độ thoát nước. Tùy theo mà vị trí cầu có thể đặt trên đoạn hẹp của dòng sông hay đoạn mở rộng của dòng sông và tốt nhất là đặt trên đoạn sông thẳng để tránh xói lở. Nếu cầu đặt trên đoạn hẹp của dòng sông cần lưu ý các vấn đề về xói do vận tốc dốc chảy tại vị trí thắt hẹp của dòng sôgn này có thể tăng lên. Khi thiết kế trắc dọc cầu phải đảm bảo sự êm thuận của tòan bộ trắc dọc tuyến. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 136
  14. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU  Cửa thoát nước của cầu phải đặt vuông góc với hướng dòng chảy (sai lệch về vị trí cầu trên bình đồ không lớn hơn 10o), trên đoạn có lòng sông ổn định, vị trí nước chảy đều không có xoáy, ít bị bồi lắng và nằm cách vị trí giao nhau giữa các sông tối thiểu 1,5 lần chiều dài nhịp thoát nước của cầu;  Vị trí giữa của mỗi kết cấu nhịp phải được đặt trùng với trục của dòng chảy, trên cơ sở tính toán dự báo khả năng biến đổi lòng sông trong quá trình khai thác công trình;  Phải đảm bảo để trục các dòng chảy qua các kết cấu nhịp cầu song song với nhau và thiết kế trụ cầu sao cho hướng dòng chảy vào phía giữa nhịp thoát nước. Không được để trụ cầu hướng dòng chảy làm xói lở mố cầu;  Chỉ cho phép hướng các dòng chảy qua cầu lệch nhau theo các trục song song không quá 10o;  Tốc độ các dòng chảy không được vượt quá tốc độ nước tính toán sau khi xây dựng cầu: hơn 20% trong trường hợp tốc độ dòng chảy tự nhiên của sông nhỏ hơn 2m/s và 10% khi tốc độ dòng chảy tự nhiên của sông lớn hơn 2,4m/s (đối với các sông có tốc độ dòng chảy tự nhiên nằm trong khoảng 2 - 2,4m/s, tốc độ dòng chảy được xác định theo phương pháp nội suy tuyến tính);  Phần thân trụ cầu tiếp xúc với dòng nước cần có cấu tạo mặt cắt ngang sao cho ít gây cản trở tới dòng chảy. Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 137
  15. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Số lượng nhịp và kết cấu thoát nước được xác định dựa trên cơ sở phân tích, tính toán thuỷ văn, trong đó phải xem xét, đánh giá đầy đủ mức độ ảnh hưởng của các công trình xây dựng và môi trường xung quanh. Cửa xả nguồn nước qua công trình phải được xem xét bố trí cho phù hợp. Không cho phép xả nước có thể gây xói lở đất nền của các công trình khác, đất định cư, đất rừng. Các cầu đường sắt có đặt đường ray trên kết cấu ba-lát, các cầu nhỏ và cầu trung1 trên nằm trên đường ô tô và cầu thành phố, cũng như các cống được phép bố trí thêm các bộ phận kết cấu để thiết kế lề đường và vỉa hè. Các cầu đường sắt, phần mặt cầu không có ba-lát độ dốc ngang không được vượt quá 4%. Đối với các cầu gỗ dùng cho đường sắt phần mặt cầu không có ba-lát cho phép đặt trên độ dốc tới 15% và nằm trên đường cong với bán kinh không nhỏ hơn 250m. Độ dốc dọc mặt cầu phần xe chạy phải thiết kế đảm bảo: không quá 3% đối với cầu trên đường ô tô; 4% đối với cầu thành phố và 2% đối với các cầu lát mặt bằng gỗ Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 138
  16. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Chiều dài nhịp có lợi nhất và chiều cao Để xác định chiều dài nhịp kinh tế một cách có căn cứ, nhất thiết phải lập ra một số các phương án phân chia nhịp tương đối hợp lý rồi so sánh chúng về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, có xét đến sự phát triển của khu vực ở năm tương lai, tới qui hoạch chung của khu vực và các điều kiện khác của địa phương. Chiều dài nhịp có lợi nhất phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn các loại nền móng của mố trụ cầu, phụ thuộc vào hệ thống kết cấu nhịp sử dụng, phụ thuộc vào khổ giới hạn và các yếu tố khác như: điều kiện địa chất, thủy văn… Chiều dài nhịp kinh tế có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn nhịp thông thuyền. Tuỳ vào các trường hợp cụ thể nên xét tới tính tiêu chuẩn hoá, công nghiệp hóa trong khi thiết kế các công trình cầu Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 139
  17. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU ChiÒu cao tèi thiÓu th«ng thêng dïng cho c¸c kÕt cÊu phÇn trªn cã chiÒu cao kh«ng ®æi ChiÒu cao tèi thiÓu (gåm c¶ mÆt cÇu) (khi dïng c¸c cÊu kiÖn cã chiÒu cao thay ®æi thì ph¶i hiÖu KÕt cÊu phÇn trªn chØnh c¸c gi¸ trÞ cã tÝnh ®Õn những thay ®æi vÒ ®é cøng t¬ng ®èi cña c¸c mÆt c¾t m« men d¬ng vµ ©m) VËt liÖu Lo¹i h×nh DÇm gi¶n ®¬n DÇm liªn tôc B¶n cã cèt thÐp chñ song song víi ph¬ng xe 1.2 (S + 3000) S + 3000  165 mm ch¹y 30 30 Bª t«ng cèt DÇm T 0,070L 0,065L thÐp DÇm hép 0,060L 0,055L DÇm kÕt cÊu cho ngêi ®i bé 0,035L 0,033L B¶n 0,030L165mm 0,027L 165mm DÇm hép ®óc t¹i chç 0,045L 0,04L Bª t«ng dù DÇm I ®óc s½n 0.045L 0,04L øng lùc DÇm kÕt cÊu cho ngêi ®i bé 0,033L 0,030L DÇm hép liÒn kÒ 0,030L 0,025L ChiÒu cao toµn bé cña dÇm I liªn hîp 0,040L 0,032L ChiÒu cao cña phÇn dÇm I cña dÇm I liªn 0,033L 0,027L ThÐp hîp Giµn 0,100L 0,100L Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 140
  18. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 141
  19. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU APPROACH BRIDGE No.7 SCALE : 1 : 300 A1 P1 EP1 VP1 VP2 EP2 P2 P3 A2 36.33 31.71 7.33 4.97 18.35 38.82 31.89 15.00 6.55 18.69 7.04 7.01 8.28 7.07 9.43 7.53 15.44 19.47 34.09 8.61 37.19 16.75 16.45 21.91 19.34 12.17 16.71 15.00 9.20 7.50 7.00 28.94 7.50 15.47 28.92 18.04 10.00 20.00 29.94 25.00 9.49 19.16 12.49 29.83 34.13 30.00 20.00 11.26 17.18 10.98 32.26 12.14 8.18 27.47 30.00 25.00 15.73 40.12 35.00 29.32 31.58 34.19 18.86 12.00 28.25 16.83 35.00 36.34 9.92 12.20 9.92 33.61 39.25 36.27 14.21 10.81 14.12 40.00 18.99 41.68 20.81 12.43 13.24 Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 142
  20. PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4: LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH CẦU Các yêu cầu về sử dụng không gian ngầm và chỉ giới xây dựng công trình hầm giao thông Yêu cầu về sử dụng không gian ngầm Khi thiết kế và xây dựng công trình hầm giao thông phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm, chi phí xây dựng thấp và khai thác công trình đạt hiệu quả cao. a) Đối với hầm đường ô tô và hầm đường sắt Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên tuyến cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành bảo dưỡng hầm. Việc mở rộng không gian trong hầm kết hợp với mục tiêu khác phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận. b) Đối với hầm giao thông đô thị Khi không có yêu cầu đặc biệt, không gian trong hầm đường sắt và hầm đường ô tô trong đô thị phải tuân thủ các yêu cầu nêu tại môc 4.5.1. Hầm cho người đi bộ ngoài các yêu cầu nêu trên, khi thiết kế và xây dựng nên xem xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các mục tiêu khác kết hợp và phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2