Bài giảng Đánh giá đất đai: Chương 1 - Giới thiệu chung
lượt xem 14
download
Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Đánh giá đất đai: Chương 1 - Giới thiệu chung".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá đất đai: Chương 1 - Giới thiệu chung
- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (Thời gian: 8 tiết lý thuyết) 1.1. Giới thiệu môn học 1.1.1. Khái niệm vị trí vai trò và yêu cầu môn học 1.1.1.1. Khái niệm Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất đƣợc chia ra để lựa chọn. Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có. Nhƣ vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất đƣợc thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo. 1.1.1.2. Vị trí vai trò môn học Là môn chuyên sâu trong phần kiến thức ngành chính, có vai trò là môn chuyên môn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đánh giá đất đai để họ có thể vận dụng trong việc đánh giá đất đai, phân hạng đất tham gia vào việc quản lí tài nguyên đất lâm nông nghiệp. 1.1.1.3. Yêu cầu của môn học Sinh viên phải nắm đƣợc những nội dung, nguyên tắc, phƣơng pháp và qui trình đánh giá đất đai trong nông lâm nghiệp. Có khả năng đánh giá đất theo thích nghi và đánh giá phân hạng đất đai theo văn bản quy định hiện thời của Nhà nƣớc và đề xuất những biện pháp sử dụng đất đai hợp lí, bền vững. 1
- 1.2 Tổng quan về đánh giá đất đai 1.2.1 Trên thế giới Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO) đã tập hợp lực lƣợng gồm các chuyên gia nghiên cứu đất trên Thế giới để xây dựng phƣơng pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất (Soil) và khả năng sử dụng đất đai (Land) toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực, các nƣớc. FAO đã đƣa ra các tài liệu hƣớng dẫn về phân loại đất và đánh giá đất đai v.v. Các tài liệu hƣớng dẫn của FAO đƣợc các nƣớc quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất. Theo phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO, các yếu tố tự nhiên (địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, thảm thực vật, v.v.), kinh tế - xã hội, nhu cầu dinh dƣỡng cây trồng, khả năng đầu tƣ thâm canh, hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất, mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng,... đƣợc xem xét dựa trên những luận cứ khoa học và đƣợc tiến hành theo từng bƣớc. Với kỹ thuật tin học tiên tiến, Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) đã đƣợc ứng dụng trong đánh giá đất đai để xử lý thông tin, đƣa ra đƣợc các thông số cần thiết và chính xác nhằm xây dựng các loại bản đồ về đất. Thấy rõ tầm quan trọng của đánh giá, phân hạng đất đến 1976 FAO đã tập trung nghiên cứu xây dựng đề cƣơng đánh gá đất. Tài liệu này đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai của nƣớc mình. Đến 1983 và những năm tiếp theo đề cƣơng ngày càng đƣợc nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện, đã xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau nhƣ: Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nƣớc trời - 1983. Đánh giá đất đai cho vùng đất rừng -1984. Đánh giá đất đai cho nông nghiệp đƣợc tƣới – 1985. 1.2.2. Tại Việt Nam Vào những năm 60 - 70 thế kỷ trƣớc, việc điều tra tài nguyên đất đai ở nƣớc ta đã đƣợc tiến hành, nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp. 2
- Nhiều địa phƣơng đã quy hoạch sử dụng đất trên các tỷ lệ bản đồ khác nhau và đã góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nƣớc ta. Tuy nhiên, việc quy hoạch đó còn những khiếm khuyết, chƣa đề cập tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..., dẫn đến tình trạng nhiều bản quy hoạch không thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Năm 1999, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp dựa trên cơ sở phƣơng pháp của FAO có chỉnh biên cho phù hợp với điều kiện nƣớc ta (Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 343-98), hƣớng dẫn các cơ quan chức năng và địa phƣơng áp dụng để đánh giá tài nguyên đất đai trên phạm vi cả nƣớc. Trong lâm nghiệp các tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phƣơng đã xây dựng Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam 2005, Nxb KH&KT. 1.3 Khái quát phƣơng pháp đánh gái đất theo FAO 1.3.1. Hƣớng dẫn của FAO về đánh giá đất đai Trong tổng hợp báo cáo của FAO (1995) cho thấy tỷ lệ của sự suy thoái đất đai đang tiếp tục gi a t ăn g . Tuy nhi ên, sự suy thoái đất đai có thể đƣợc chỉnh sửa nếu đất đai đƣợc sử dụng một cách hợp lý hay tất cả các chức năng của đất đai đƣợc quan tâm suy nghĩ từ góc độ của địa phƣơng, quốc gia v à toàn cầu, ngƣợc lại sự suy thoái đất đai càng nghiêm trọng hơn ở những nơi không có quy hoạch sử dụng đất đai hoặc thực hiện theo thứ tự, hoặc nếu có một quyết định sử dụng đất đai sai hay định kiến l ãnh đạo sử dụng đất không hợp lý. Ðể khắc phục tình trạng này, có thể có những biện pháp nhƣ đối với việc tránh tác động tổn hại nhiều đến sự phát triển và đạt đƣợc một sự bền vững trong phát triển nông nghiệp. Có phƣơng pháp điều chỉnh việc sử dụng đất đai đƣợc trình bày, đó là một hoạt động đƣợc xác định trên nền tảng của qui luật chắc chắn có hiệu quả đối với từng thời kỳ sử dụng đất. Một khoảnh đất đƣợc xem là thích hợp khi sử dụng có hiệu quả đối 3
- với cả lúa, thổ cƣ và đƣợc đánh giá thông qua việc định lƣợng. Kết quả nghi ên cứu cho thấy rằng phƣơng pháp này đóng góp cho kế hoạch sử dụng đất trong việc t ìm ra chƣơng trình để điều chỉnh đối với trồng lúa là đất đƣợc sử dụng ổn định và có những kiến nghị cho sự phát triển ổn định lâu d ài. Một số nghiên cứu chỉ rõ hơn trong sử dụng đất đai là cần đảm bảo một hệ sinh thái bền vững v à hệ thống xã hội phát triển hoặc là tạo ra kết quả của sự suy giãm tài nguyên. Do vậy, để phục hồi tình trạng cân bằng giữa sự phá hoại và sự hữu dụng của tài nguyên là vấn đề quan trọng cho cả hai: con ngƣời và những đặc điểm tự nhiên trong hệ sinh thái. Cần có sự phân tích hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất đai, từ đó cho phép phục hồi lại đất đai, xác định các nhân tố giới hạn mà từ đó có thể đƣợc làm hạn chế bớt đi hoặc ngƣng suy thoái đất đai và sản xuất gia tăng (Geerling and Bie, 1986). Ðã từ lâu, con ngƣời đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên để cải tạo tự nhiên từng bƣớc cho phù hợp và có nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá. Nhƣ kết quả nghiên cứu của Lê Quang Trí (1996) đã chứng minh đƣợc: kinh nghiệm của ngƣời nông dân dƣới ảnh hƣởng khác nhau của sự hạn chế về mặt tự nhiên, nhƣng những ngƣời nông dân trong vùng đất phèn đ ã phát triển những kiểu thực hành khác nhau để khắc phục những hạn chế về đất trong sản xuất của họ, và cho những kết quả khả quan trong việc khai thác tốt t ài nguyên đất và nƣớc nhƣ: Chọn lựa cơ cấu cây trồng thích hợp và mùa vụ thích hợp nhƣ lúa, khoai, mía Việc tƣới và hệ thống kinh tiêu nƣớc cho vùng lúa năng suất cao. Tạo lớp đất bồi cho hoa màu trồng cạn. Tạo lớp đất bồi thấp cho cây lúa từ sự canh tác lúa mùa địa phƣơng. Thêm cỏ hoặc rơm phủ tr ên mặt của lớp đất bồi sau khi trồng 4
- hoa màu cạn. Không cày cho việc canh tác 2 vụ lúa cao sản. Xây dựng đê, đập, cống thoát tr ên vùng nhiễm mặn. Xây dựng hệ thống rãnh cho hệ thống Lúa-Tôm càng xanh trên những vùng nƣớc ngọt. Xây dựng hệ thống rãnh cho việc nuôi Tôm-Cua trên những vùng đất phèn, mặn. Kết quả đã để lại một hiện trạng đặc th ù của Ðồng bằng sông Cửu long, từ chỗ chỉ dựa vào tự nhiên là chủ yếu để khai thác môi trƣờng chƣa biến đổi lớn, tiến đến mục tiêu gia tăng lƣơng thực, nhất là sau năm 1975, dẫn đến tình trạng khai thác độc canh làm môi trƣờng tài nguyên bị phá huỷ. Nền nông nghiệp chỉ thiên về khai thác tài nguyên tự nhiên mà chƣa chú trọng đúng mức đến việc tái tạo chúng (làm mặn hoá hoặc phèn hóa một số vùng). Vì vậy, hiện trạng này cần phải đƣợc chú ý giải quyết v à mục tiêu quan trọng là phải bảo đảm an toàn lƣơng thực, đồng thời phải đa dạng hoá nền nông nghiệp, tức l à đa dạng hóa cơ cấu sử dụng đất v à mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Ðặc biệt từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho mục ti êu phát triển nền nông nghiệp sinh thái đ ã đề ra những biện pháp kỹ thuật đặc thù. Riêng ở ÐBSCL với đề tài nghiên cứu - Phát triển phƣơng thức quản trị đối với vùng đất phèn dựa vào kinh nghiệm của nông dân và kiến thức của chuyên gia đã cho thấy: Trong thực tế chất lƣợng đất đai quyết định cơ bản đến các kiểu sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ (trên vùng đất phèn). Công tác đánh giá thích nghi đất đai đƣợc thực hiện ở cấp độ nông trang để có những quyết định quản lý tối ƣu dùng để cải tiến nâng cấp thích nghi, để từ đó sẽ có những đề nghị về khoa 5
- học kỹ thuật mới cho từng đặc th ù của từng vùng nhƣ kiểu sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ và loại cây trồng (Lê Quang Trí, 1996). Các nhà khoa h ọc của FAO đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đ ai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phƣơng. Mục đích của việc xây dựng hệ thống đá nh giá đất đai FAO là: Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp nhƣ : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thi ên nhiên. Có khả năng áp dụng đƣợc cho toàn cầu cũng nhƣ xuống đến cấp địa phƣơng của cả các quốc gia đ ã phát triển và đang phát triển. Có đƣợc cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhi ên của đất đai, những chiều hƣớng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trƣờng, cũng nhƣ các biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai. Hệ thống này đƣợc sử dụng nhƣ là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả. Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên bi ệ hệ thống này đã và đang đƣợc áp dụng rộng rãi cho các nƣớc trên thế giới. 1.3.2. Một số khái niệm trong đánh giá đất đai theo FAO Theo FAO (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có. 6
- Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất đƣợc chia ra để lựa chọn. Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng đƣợc lựa chọn. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất. Nhƣ vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai đƣợc thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo. 1.3.3. Khái quát qui trình đánh giá đất đai Qui trình đánh giá đất đai đƣợcthực hiện theo các bƣớc sau: 1). Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai D ựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các điều kiện đất đai nhƣ: khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng, nƣớc, thực vật, …. Đ ể x â y d ự n g b ả n đ ồ đ ơ n v ị đ ấ t đ a i . Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có những đặc tính đất đai riêng khác so v ới những đơn vị bản đồ đất đai khá c. 2). Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đ ai Chọn lọc, mô tả kiểu sử dụng đất hiện tại phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã đƣợc xây dựng bởi các nhà qui hoạch cũng nhƣ phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trƣờng trong khu vực đang thực hiện. 3). Chuyển đổi những đặc tính đất đ ai Chuyển đổi những đặc tính đất đ ai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lƣợng đất đai có ảnh hƣởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đ ai đã đƣợc chọn lọc. 4). Xác định yêu cầu về đất đai Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn 7
- lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lƣợng đất đai. Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đ ai của các kiểu sử dụng đất đai đƣợc diễn tả dƣới dạng phân cấp yếu tố với các chất lƣợng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai đƣợc diễn tả dƣới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho đƣợc sự phân hạng khả nă ng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đ ai. Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trƣờng của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng nhƣ các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi. Các bƣớc thực hiện trong qui tr ình đánh gia đất đai đƣợc trình bày một cách hệ thống trong sơ đồ 8
- MỤC ĐÍCH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Quốc gia, vùng, khu vực, huyện Kiến thức về điều kiện XÁC ĐỊNH YÊU CẦU Kiến thức về điều kiện kinh tế - xã hội CẦN THAY ĐỔI sinh học, tự nhiên THẢO LUẬN BAN ĐÂU Diện tích, mục đích, tỉ lệ, phƣơng pháp, thời gian KHẢO SÁT KT – XH KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI Dân số, cơ sở hạ tầng, Hiện trạng sử dụng, HTCT, Khí hậu, địa chất, địa mạo, giá,lƣu thông quản lý và năng suất, các TN nƣớc, đất,thực vật Bản đồ sinh thái khí Bản đồ đơn vị đất đai hậu nông nghiệp và đặc tính đất Chọn lọc kiểu sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất đai đai và định nghĩa và cách quản lý YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHẤT LƢỢNG ĐẤT ĐAI Sử dụng đất có thể điều Chất lƣợng đất đai có thể cải ĐỐI CHIẾU biến theo yêu cầu sử dụng chỉnh theo chất lƣợng đất đai THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG CHO MỖI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI Phân tích KTXH + môi trƣờng Phân tích theo không gian, so Phân bố theo không gian Phân bố theo không gian sánh khả năng phát triển,quy chiều hƣớng KTXH hiện trạng sử dụng đất hoạch sử dụng đất đai Quyết định thực hiện và/hay đề nghị nghiên cứu thêm trong tƣơng lai THEO DÕI TIẾN TRÌNH Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất 9
- đai. De Vos t.N.C. 1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997. 1.3.4. Những nguyên tắc của đánh giá đất đai Sáu nguyên tắc cơ bản sau đây đƣợc sử dụng cho cho đá nh giá đất đai theo FAO, 1976: N g u yên t ắ c 1: Khả năng thích nghi đất đai phải đƣợc đánh giá và phân hạng cho một loại s ử dụng chuy ên biệt. N g u yên tắc 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tƣ cần thiết cho từng kiểu s ử dụng đất đ ai khác nhau. N g u yên tắc 3: Đán h giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành. Các đề án đánh giá đất đai ở các nƣớc đang phát triển thƣờng thiếu những kiến thức thông tin có hiệu quả về những đ iều kiện về môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội, mà những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu. N g u yên tắc 4: Đánh giá cần phải đứng tr ên quan điểm sự ảnh hƣởng và liên quan các yếu tố về môi trƣờng tự nhi ên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu. Khi đánh giá đất đai, thƣờng những hậu quả về sinh thái môi trƣờng nhƣ: đất xói mòn, gia tăng bịnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nƣớc ngọt ở hạ lƣu.... không đƣợc chú ý đề cập đến trong khi thực hiện. N ên trong các đề án lâu dài thƣờng bị thất bại là do các kết quả trên đem lại. N g u yên tắc 5: Đánh giá phải xây dựng tr ên nền tản g tính bền vững. Đánh giá đất đai đôi khi đƣợc thực hiện một cách độc lập để xác định tính thích nghi của một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ nhƣ chỉ cho cây mía mà quên đi khả năng cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh v ới các kiểu sử dụng khác. N g u yên tắc 6: Đánh giá thích nghi th ƣờng phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau. 10
- 1.3.5. Mức độ chi tiết và tỉ lệ khảo sát cho đá nh giá đất đai Đánh gia đất đai đƣợc thực hiện ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả của các tỉ lệ bản đồ khác nhau. Theo Young, 1976 thì có thể phân biệt ra 6 mức độ khác nhau để khảo sát cho đánh giá đất đai: Tỷ lệ biên soạn: ở mức độ này thì bản đồ đánh giá đất đai đƣợc biên soạn dựa trên cơ sở các tƣ liệu đã có trƣớc và đƣợc tổng hợp lại trong phạm vi to àn thế giới hay một vùng lớn. Tỉ lệ sử dụng là 1/1.000.000 hay nhỏ hơn. Phƣơng pháp sử dụng là đánh giá chất lƣợng đất đai. Kết quả đƣợc sử dụng để đánh giá nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề lƣơng thực trên thế giới hay trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở tỷ lệ 1/1.000.000 đến 1/5.000.000. Tỷ lệ khảo sát thăm dò: dựa trên cơ sở biên soạn các tài liệu đang có và bổ sung thêm một số thông tin từ các lát cắt thực địa xuyên qua các vùng chƣa biết. Mức độ này thƣờng áp dụng cho cấp quốc gia, với tỉ lệ thay đổi từ 1/1.000.000 đến 1/250.000. Vẫn sử dụng phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đất đai. Ở mức độ này dùng để kiểm kê tài nguyên thiên nhiên c ủa quốc gia. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở tỷ lệ cả nƣớc 1/1.000.000. Tỷ lệ khảo sát sơ bộ: theo FAO, thì đây là mức độ thấp để kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một vùng của một quốc gia. Mức độ này để xác định những nhóm sử dụng chính cho từng vùng. Tỉ lệ thực hiện là 1/100.000 đến 1/250.000. Áp dụng phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đất đai và bán số lƣợng đất đai. Kết quả có thể sử dụng cho việc chọn khả nă ng ƣu tiên phát triển của các đề án trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở cấp vùng với tỷ lệ 1/250.000 11
- Tỷ lệ bán chi tiết: theo FAO đây là mức độ trung bình thƣờng thực hiện trong các khu vực mà kết quả khảo sát thăm dò cho thấy có nhiều triển vọng phát triển. Mục ti êu của mức độ này là chọn những kiểu sử dụng chuyên biệt cho từng khu vực để hổ trợ cho việc xây dựng các dự án khả thi. Áp dụng từng phần phƣơ ng pháp đánh giá số lƣợng đất đai. Tỉ lệ bản đồ sử dụng là 1/25.000 đến 1/100.000. Kết quả sử dụng cho thực hiện dự án khả thi v à qui hoạch vùng nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở cấp Tỉnh với tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh lớn và 1/50.000 cho tỉnh có diện tích nhỏ. Tỷ lệ chi tiết: theo FAO đây là mức độ cao cần thiết thực hiện để phát triển dự án khả thi trong từng khu vực nhỏ. Áp dụng phƣơ ng pháp đánh giá số lƣợng chi tiết đất đai. Tỉ lệ sử dụng là 1/10.000 đến 1/25.000. Kết quả đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin cho vùng dự án và qui hoạch Huyện hay liên xã nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở cấp Huyện với tỷ lệ 1/25.000. Tỷ lệ thật chi tiết: theo FAO đây là mức độ rất cao để cung cấp thông tin và tƣ liệu cho việc quyết định cách quản lý v à cải thiện về canh tác trong nông trang nhƣ áp dụng hệ thống tƣới, khu chuyên biệt cho từng loại cây hay lƣợng phân bón cần áp dụng. Tỉ lệ lớn hơn 1/10.000. Kết quả dùng để qui hoạch xã thôn hay trang trại. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này đƣợc thực hiện ở cấp Xã với tỷ lệ 1/5.000, tuy nhiên tùy điều kiện mà có thể thực hiện quy hoạch cấp ấp (xóm, l àng hay thôn) 12
- 1.3.6. Các phƣơng pháp đánh giá đất đai 1.3.6.1. Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm đƣợc trình bày trên đƣợc sử dụng khá rộng rãi ở các nƣớc Tây Âu và phƣơng pháp đã đƣợc tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hƣớng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hƣớng dẫn “Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp”. Trên cơ sở đó một số nội dung hoặc khái niệm đƣợc xác định nhƣ sau: (1) Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá, v.v. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thƣờng áp dụng trên qui mô lớn nhƣ trong phạm vi một nƣớc, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất đƣợc áp dụng thành công ở Mỹ và một số nƣớc khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu nhƣ không thay đổi đƣợc nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu. Ở Mỹ đất đai toàn quốc đƣợc phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng. Yếu tố hạn chế chủ yếu đƣợc thể hiện qua chữ viết tắt nhƣ xói mòn là e, dư thừa nước là w.... Ví dụ IV-e, IV-w là nhóm đất IV có yếu tố hạn chế là đất bị xói mòn, bị ngập úng. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phƣơng pháp đánh giá đất đai tổng quát với mục tiêu sử dụng lớn nhƣ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác không phải là nông, lâm nghiệp và không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát. 13
- (2) Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Đánh giá mức độ thích hợp đất đai là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất định, ví dụ cho một loài cây trồng nông nghiệp nhƣ ngô, lúa hay lâm nghiệp nhƣ thông, keo, bạch đàn, v.v. hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ thích hợp trong tƣơng lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai nhƣ đầu tƣ cao, áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ. Quá trình đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể tóm tắt nhƣ sau: Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng cần đánh giá Xác định các đơn vị đất đai. Xác định đặc điểm các yếu tố đơn vị đất đai. Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng theo mức độ thích hợp khác nhau dựa trên các yếu tố của đơn vị đất đai. So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử dụng đất với đặc điểm các yếu tố đất đai để xác định mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng. Tổng hợp đánh giá kết quả (3) Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) với điều kiện đất đai. Mức độ thích hợp (s) đƣợc phân chia thành 3 mức: Thích hợp cao (S1): Đất hầu nhƣ không có hạn chế đáng kể khi thực hiện cácbiện pháp canh tác. 14
- Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhƣng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất. Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể. Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng không thích hợp (Viết tắt là N – not suitable) với điều kiện đất đai. Mức độ không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức: Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ thuật và chi phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên trong tƣơng lai các điều kiện kỹ thuật, đầu tƣ thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó với cây trồng. Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục đƣợc. Chú ý: Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các chữ nhƣ e: xói mòn, w: ẩm ƣớt, t: địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ nhƣ S2e là mức độ thích hợp trung bình nhƣng có hạn chế do bị xói mòn. S2et là mức độ thích hợp trung bình nhƣng có hạn chế về xói mòn và địa hình. S3w là mức độ thích hợp kém và có hạn chế về nguồn nƣớc trong đất. Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng con số 1 (rất dễ),2 (dễ) ,3 (khó)... để trong ngoặc, ví dụ nhƣ S2e(2) là Mức độ thích hợp trung bình nhƣng có hạn chế do bị xói mòn và mức độ quản lý đơn giản v.v. 1.3.6.2. Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa (Site) 1). Tiêu chí phân chia lập địa (Site) Phƣơng pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến ở Cộng hoà dân chủ Đức trƣớc kia (nay là Cộng hoà liên bang Đức). Ngoài ra ở Ukraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân chia lập địa phục vụ công tác trồng rừng và xác định các kiểu 15
- rừng. Có rất nhiều định nghĩa về lập địa nhƣng có thể hiểu bản chất của khái niệm là: “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh sinh trưởng của cây cối. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật”. Phƣơng pháp này nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định và đƣợc cụ thể hoá trên bản đồ. Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), và W. Schwaneeker (1965, 1974). Ở Liên xô cũ lập địa đƣợc coi là điều kiện nơi sinh trƣởng, nghĩa là tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh trƣởng của thực vật rừng. Những yếu tố xác định lập địa có nhiều nét tƣơng đồng các yếu tố xác định đơn vị đất đai. Đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa. Đó cũng là đơn vị cơ bản để đánh giá đất đai hoặc xác định các loài cây trồng phù hợp. Các yếu tố chính xác định các dạng lập địa cũng là địa hình (độ dốc, vị trí chân, sƣờn, đỉnh), loại đất, độ dày tầng đất, thực bì,.v.v. Sau đây là một số phƣơng pháp phân chia lập địa. a). Phân chia lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm của đất. Pogrebnhiac (Ucraina, 1992) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì đƣợc chia làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất chia làm 6 cấp: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ƣớt (4), lầy (5). Tổng hợp 2 tiêu chí trên sẽ có 24 kiểu lập địa nhƣ sau: Bảng 1. Các kiểu lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm Độ phì Độ ẩm 16
- 0 1 2 3 4 5 A A0 A1 A2 A3 A4 A5 B B0 B1 B2 B3 B4 B5 C C0 C1 C2 C3 C4 C5 D D0 D1 D2 D3 D4 D5 Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do chúng có bộ rễ ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào lớp thảm tƣơi do chúng nhạy cảm hơn với sự thay đổi của độ ẩm. (ví du: A0 là đất rất xấu và rất khô…) Lập địa có thể phân chia ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện, v.v.) hoặc vi mô (xã, thôn v.v.). Trong ứng dụng hiện nay để phục vụ cho các dự án trồng rừng lập địa đƣợc phân chia và đánh giá ở cấp vi mô. b). Phân chia lập địa dựa vào điều kiện thoát nước Một phân loại khác về lập địa đƣợc áp dụng ở Liên xô cũ, do đặc điểm điều kiện thoát nƣớc kém ở vùng Tây Bắc (vùng Saint Pesterburg) nên lập địa đƣợc phân chia dựa trên 3 yếu tố: đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nƣớc (Blaglovidop, Buadop 1958, 1959, Trectop 1977, 1981). Đó là đơn vị cơ bản của lập địa gọi là kiểu lập địa. Trectop trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng (1981). Trên cùng một kiểu khí hậu, hệ thống phân loại lập địa đƣợc phân chia nhƣ sau: (1) Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nƣớc để phân chia; (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nƣớc và đá mẹ hình thành đất; (3) Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên. 17
- Điều kiện thoát nƣớc tác giả phân chia thành 6 kiểu: Thoát nƣớc mạnh; Thoát nƣớc bình thƣờng; Thoát nƣớc không tốt; Thoát nƣớc kém; Tạo thành dòng chảy rất yếu; Tạo thành dòng chảy yếu. Đá mẹ hình thành dựa trên quan điểm sinh thái cần xem xét các yếu tố là độ dày tầng đất và thành phần cấp hạt. Đỗ Đình Sâm (1990) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt chế độ khô hạn mùa khô ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nƣớc để xác định các nhóm lập địa ở Việt Nam. Mức độ khô hạn đƣợc chia làm 4 cấp: rất khô, khô, ẩm và ẩm thƣờng xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so mặt biển, đặc điểm đất, địa hình. Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là: Nhóm lập địa thoát nƣớc mạnh, rất khô hạn; Nhóm lập địa thoát nƣớc mạnh, khô hạn mùa khô; Nhóm lập địa thoát nƣớc mạnh, ẩm thƣờng xuyên; Nhóm lập địa thoát nƣớc, rất khô hạn; Nhóm lập địa thoát nƣớc, khô hạn; Nhóm lập địa thoát nƣớc, ẩm thƣờng xuyên; Nhóm lập địa thoát nƣớc không tốt, rất khô hạn; Nhóm lập địa thoát nƣớc không tốt, ẩm; Nhóm lập địa thoát nƣớc yếu, ẩm; Nhóm lập địa thoát nƣớc yếu, khô hạn. Từ 1991 đến 1995 khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phƣơng pháp điều tra lập địa, Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa theo nguyên tắc: Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong phân chia lập địa. Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia. Các yếu tố lựa chọn cần đƣợc xem xét phù hợp và thoả mãn với mục đích kinh doanh, mức độ thâm canh. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa c). Phân chia lập địa dựa vào địa hình thổ nhưởng và điều kiện thoát nước 18
- Nhóm yếu tố địa hình: Bao gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Yếu tố vị trí đƣợc chia ra theo 3 cấp là chân, sƣờn, đỉnh. Yếu tố độ dốc đƣợc phân chia tuỳ từng điều kiện cụ thể. Nhóm yếu tố thổ nhƣỡng: Gồm 3 yếu tố quan trọng là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới đất và độ dày tầng đất. Nhóm và loại đất đƣợc xác định thông qua bản đồ thổ nhƣỡng và điều tra thực địa. Thành phần cơ giới đất đƣợc chia ra thành 4 cấp là cát rời, cát pha, thịt và sét. Độ dày tầng đất đƣợc xác định cùng với tỷ lệ đá lẫn, kết von. Phân chia cấp độ dày tuỳ từng đối tƣợng cây trồng. Nhóm yếu tố chế độ thoát nƣớc và ngập nƣớc: Gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nƣớc và chế độ ngập nƣớc. Với chế độ thoát nƣớc, 4 cấp để đánh giá là thoát nƣớc mạnh, thoát nƣớc trung bình, thoát nƣớc yếu và thoát nƣớc rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nƣớc thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tƣợng và điều kiện thực tế. Nhóm chế độ thoát nƣớc và ngập nƣớc có ý nghĩa sinh thái cho nhiều vùng nhƣ đất chua phèn, đất dƣới rừng khộp, một số vùng ở Đông Nam bộ, vùng ven biển. 2). Phân chia lập địa trong lâm nghiệp ở Việt Nam a). Các cấp phân chia lập địa Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khánh (1996) Viện điều tra Quy hoạch rừng đề xuất một hệ thống phân chia lập địa Lâm nghiệp cho toàn quốc gồm 6 cấp theo sơ đồ sau: 19
- Miền lập địa Á miền lập địa Vùng lập địa Tiểu vùng lập địa Dạng đất đai Dạng lập địa Hình 1.2: Hệ thống phân chia lập địa cho toàn thế giới Miền lập địa: Miền lập địa là một lãnh thổ khép kín đƣợc đặc trƣng bởi một chế độ nhiệt riêng trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa đông có một số tháng ở đó nhiệt độ bình quân dƣới 200C) là dấu hiệu để phân chia. Á miền lập địa: Á miền lập địa là một lãnh thổ khép kín, có đặc trƣng của miền lập địa là chế độ nhiệt đồng thời còn có đặc trƣng riêng của á miền là thời gian mƣa trong năm. Vùng lập địa: Vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín đƣợc phân ra từ á miền lập địa. Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân hạng đất đai
74 p | 562 | 144
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng, bất động sản - TS. Lưu Trường Văn
67 p | 334 | 87
-
Giáo trình thực tập dánh giá đất
50 p | 167 | 34
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 3 - Trương Trọng Hiểu
19 p | 146 | 23
-
Bài giảng Quy trình quy hoạch sử dụng đất đai
7 p | 186 | 21
-
Bài giảng Đánh giá đất: Chương 2 - ThS. Nguyễn Du
61 p | 83 | 10
-
Bài giảng Đánh giá đất: Chương 4 - ThS. Nguyễn Du
53 p | 104 | 9
-
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 7 - Trường ĐH Xây dựng
18 p | 29 | 8
-
Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp
62 p | 13 | 8
-
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
12 p | 24 | 8
-
Bài giảng Đánh giá đất: Chương 1 - ThS. Nguyễn Du
54 p | 101 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đất đai môi trường - ĐH Thương Mại
0 p | 86 | 7
-
Xác định khả năng thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
12 p | 14 | 6
-
Đánh giá yếu tố tác động đến hiệu quả canh tác các mô hình nông nghiệp ven biển thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên
10 p | 28 | 6
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường - Đánh giá môi trường
13 p | 13 | 4
-
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
13 p | 7 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đất đai – môi trường: Chương 2 - Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường - Đánh giá môi trường
27 p | 113 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn