Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 1: Dinh dưỡng học đại cương
lượt xem 25
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Dinh dưỡng học đại cương, khái niệm về dinh dưỡng và tầm quan trọng, dinh dưỡng hợp lí, các đối tượng nghiên cứu của dinh dưỡng học,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 1: Dinh dưỡng học đại cương
- NĂM HỌC 2013- 2014 BÀI GiẢNG Dành cho chương trình SP Mầm Non Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga 1
- Thành phần,vai trò - TUYÊN TRUYÊN các chất dinh dưỡng - NUÔI DƯỠNG, - CHĂM SÓCTRẺ Xây dựng khẩu phần ăn THEO KHOA HỌC PHÙ HỢP LỨA TUỔI Vệ sinh , an toàn thực phẩm
- DINH DƯỠNG TRẺ EM CHƯƠNG I: DINH DƯỠNG HỌC ĐẠI CƯƠNG
- I- KHÁI NIỆM VỀ DINH DƯỠNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG 1. Khái niệm về dinh dưỡng Dinh dưỡng học là ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người và xác định nhu cầu của cơ thể về chấtPhân dinh dưỡng biệt khái niệm Giúp con người phát triển khỏe mạnh, dinh dưỡnghọc sinh sản để duy trì nòi giống và dinh dưỡng??? Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể.
- I- KHÁI NIỆM VỀ DINH DƯỠNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG 2- Tầm quan trọng của dinh dưỡng - Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. - Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau - đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe.
- 2. Dinh dưỡng hợp lí Chúng ta phải ăn uống như thế nào là hợp lí? Cơ cấu bữa ăn như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình lao động…?
- 2. Dinh dưỡng hợp lí: Bữa ăn đạt yêu cầu: * Cung cấp đầy đủ về năng lượng (ăn no). * Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (ăn đủ và cân đối). * Tổ chức và chế biến tốt, hợp khẩu vị, thơm ngon, hấp dẫn (ăn ngon). * Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không gây tác hại cho cơ thể (ăn sạch). * Phải đem lại niềm vui, sự hào hứng cho con người, đồng thời thực hiện cách ăn văn minh, đảm bảo các yêu cầu của tâm lí học ăn uống (ăn văn minh). * Phải dựa trên cơ sở tính toán về kinh tế (hợp lí, tiết kiệm).
- 3. Các đối tượng nghiên cứu của dinh dưỡng học Bữa ăn đạt yêu cầu: * Cung cấp đầy đủ về năng lượng (ăn no). * Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (ăn đủ và cân đối). * Tổ chức và chế biến tốt, hợp khẩu vị, thơm ngon, hấp dẫn (ăn ngon). * Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không gây tác hại cho cơ thể (ăn sạch). * Phải đem lại niềm vui, sự hào hứng cho con người, đồng thời thực hiện cách ăn văn minh, đảm bảo các yêu cầu của tâm lí học ăn uống (ăn văn minh). * Phải dựa trên cơ sở tính toán về kinh tế (hợp lí, tiết
- 3. Các đối tượng NC của dinh dưỡng học Dinh dưỡng học là một ngành nghiên cứu rất nhiều vấn đề và đòi hỏi nhiều chuyên khoa khác nhau: Sinh lí dinh dưỡng Bệnh lí dinh dưỡng Khoa tiết chế Khoa học về thực phẩm Dịch tễ học Dinh dưỡng cho ăn uống công cộng…
- II- NĂNG LƯỢNG 1- Vai trò quan trọng của năng lượng trong đời sống con người CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO - Con người muốn sống và làm việc thì cần phải được cung cấp năng lượng Nguồn năng lượng của con người là do thức ăn cung cấp . Năng lượng vào cơ thể chủ yếu dưới dạng hóa năng của thức ăn
- Hoá năng của thức ăn sẽ được chuyển thành: * Nhiệt năng để duy trì thân nhiệt. * Cơ năng để đảm bảo hoạt động và lao động. •Điện năng để duy trì luồng điện sinh học. • Tất cả các loại năng lượng này cuối cùng đều chuyển thành nhiệt năng toả ra ngoài cơ thể Đo lượng nhiệt năng (nhiệt lượng) là biết được mức độ tiêu hao năng lượng tổng hợp của cơ thể.
- Trong khoa học dinh dưỡng, đơn vị năng lượng thể hiện bằng kilocalo (Kcal) là lượng nhiệt cần thiết để nâng 1 lít nước lên 10c 1Kcal = 1000 calo Có 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng chính trong khẩu phần là: protid, lipid và glucid. Quá trình phản ứng sinh nhiệt từ thức ăn: Protein,gluit, lipit + O2 Nhiệt năng + H2O +CO2 1 gam chất glucid cung cấp 4 Kcal. 1 gam chất lipid cung cấp 9 Kcal. 1 gam chất protid cung cấp 4 Kcal.
- 2. Hệ số sinh nhiệt sinh lí Thức ăn được tiêu hóa bên trong cơ thể không bị đốt cháy hoàn toàn Cơ thể không sử dụng được toàn bộ năng lượng của thức ăn do 2 nguyên nhân: Tiêu hóa không bao giờ hoàn toàn( Người khỏe mạnh ăn hỗn họp thức ăn chỉ hấp thu khoảng 90%) Quá trình đốt chay các chất dinh dưỡng trong cơ thể không hoàn toàn( các chất thải ra qua nước tiểu).
- 3. Quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể a. Tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ bản Chuyển hoá cơ bản là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi, không tiêu hoá và ở nhiệt độ môi trường thích hợp là năng lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hoá, duy trì tính ổn định các thành phần của dịch thể bên trong và bên ngoài tế bào.
- 3. Quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể a. Tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ bản Chuyển hoá cơ bản phụ thuộcvào tuổi, giới, trạng thái cơ thể ở trẻ em cao hơn ở người lớn, tuổi càng nhỏ chuyển hoá cơ bản càng cao. ở phụ nữ thường thấp hơn nam giới 5 10% Chuyển hóa giảm khi đói hoặc thiếu ăn Ở người trưởng thành, năng lượng cho chuyển hoá cơ bản khoảng 1Kcal/ 1kg cơ thể/ 1 giờ. Vi du: CHCB của 1 người nặng 60Kg trong 1 ngày: 1Kcal x 60 x 24 = 1440Kcal
- Bạn hãy lí giải vì sao nhu cầu năng lượng cho trẻ em lại cao hơn người lớn? vì phải đáp ứng yêu cầu: Chuyển hoá cơ bản: Trẻ dưới 3 tuổi: 50 – 55 Kcalo/ kg trọng lượng cơ thể. Trẻ 4 đến 6 tuổi: 40 – 50 Kcalo/ kg trọng lượng cơ thể. Trẻ 7 đến 10 tuổi: 40 – 45 Kcalo/ kg trọng lượng cơ thể. Hoạt động của các cơ quan chức năng: 20 – 25 Kcalo/ kg trọng lượng cơ thể. Tạo hình các tổ chức tế bào cần thiết cho sự sinh trưởng: 25– 30 Kcalo/ kg trọng lượng cơ thể.
- 3. Quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể b. Tiêu hao năng lượng cho lao động thể lực Tiêu hao năng lượng cho lao động thể lực phụ thuộc vào một số yếu tố: Cường độ lao động. Thời gian lao động. Kích thước cơ thể người lao động. Trình độ quen việc và tư thế lao động. Xếp các nhóm nghề nghiệp
- Dựa vào tính chất, cường độ lao động thể lực, người ta xếp các loại nghề nghiệp thành nhóm như sau: - Lao động nhẹ: nhân viên hành chính, các nghề lao động trí óc, nghề tự do, nội trợ, giáo viên. - Lao động trung bình: công nhân xây dựng, nông dân, nghề cá, quân nhân, sinh viên. - Lao động nặng: một số nghề nông nghiệp, công nhân nông nghiệp, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kì luyện tập.
- 3. Quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể c. Tiêu hao năng lượng cho quá trình tiêu hóa Là năng lượng sử dụng để tiêu hoá, hấp thụ các chất dinh dưỡng ăn vào( nhai, co bóp của dạ dày,hoạt độn tuyến tiêu hóa, hấp thụ, bài tiết) lượng năng lượng này chiếm khoảng 10 – 20% so với năng lượng chuyển hoá cơ bản.
- miệng ruột non hấp thụ thức ăn dạ dày ruột già
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DINH DƯỠNG TRẺ EM (Kỳ 1)
5 p | 241 | 69
-
Bài giảng Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi - ThS.BS. Trần Cẩm Minh
20 p | 280 | 61
-
Bài giảng Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em - BS. ThS. Trương Hồng Sơn
83 p | 159 | 19
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 4: Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp
50 p | 131 | 19
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 3: Dinh dưỡng trẻ em
88 p | 123 | 16
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 5: Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
75 p | 113 | 14
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 3: Dinh dưỡng trẻ em dưới 1 tuổi
39 p | 102 | 11
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 3: Dinh dưỡng trẻ em từ 1 tới 6 tuổi
27 p | 113 | 11
-
Bài giảng Sức khỏe trẻ em: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
33 p | 42 | 7
-
Bài giảng Đánh giá thang điểm suy dinh dưỡng trẻ em Yorkhill (PYMS) ở trẻ viêm phổi nhập viện
22 p | 40 | 7
-
Mục lục Nhi khoa 1 (Nhi khoa cơ sở - Nhi dinh dưỡng)
1 p | 109 | 6
-
Bài giảng Chế độ dinh dưỡng trẻ em theo lứa tuổi không có RLCH đặc biệt - TS.BSCK2. Nguyễn Thị Thu Hậu
71 p | 1 | 1
-
Bài giảng Dinh dưỡng cho trẻ em - ThS.BS. Nguyễn Thùy Châu, TS.BS. Võ Thành Liêm
28 p | 1 | 1
-
Bài giảng Béo phì trẻ em - ThS. BS. CK2 Dương Công Minh
152 p | 3 | 1
-
Bài giảng Dinh dưỡng với trẻ mắc bệnh hen - TS. BS. Vũ Thùy Dương
33 p | 2 | 0
-
Bài giảng Quản lý trẻ em mắc “Hội chứng ruột ngắn” - TS.BS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
92 p | 0 | 0
-
Bài giảng Dinh dưỡng và táo bón trẻ em - TS.BSCK2. Nguyễn Thị Thu Hậu
48 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn