intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hiệp định TRIP của WTO

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

168
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hiệp định TRIP của WTO nêu lên những đặc điểm chính của Hiệp định TRIPS; giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung; giải quyết các tranh chấp quốc tế theo TRIPS; thực thi IPR theo quy định của TRIPS. Với các bạn chuyên ngành Luật thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hiệp định TRIP của WTO

  1. Hiệp định TRIP của WTO
  2. Giới thiệu • Một trong những hiệp định hoàn thiện về sở hữu trí tuệ là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (‘TRIPS’), một trong 18 hiệp định mang tính bắt buộc đối với các thành viên của WTO
  3. Những đặc điểm chính của Hiệp địnhTRIPS *Hiệp định TRIPS là một trogn những hiệp định có tầm quan trọng tột bực, bởi vì: (1) Nó kết hợp bằng cách đề cập đến tất cả các quy định quan trọng của các Hiệp ước đa phương về sở hữu trí tuệ. Những quy định này tự động ràng buộc tất cả các thành viên WTO bất kể họ có là thành viên của các Coogn ước đa phương đó không;
  4. Những đặc điểm chính của Hiệp địnhTRIPS (2) TRIPS bổ dung một loạt các nghĩa vụ khác về các vấn đề ở những nơi các Công ước đang tồn tại là quá im ắng và chưa đầy đủ. Những nghĩa vụ đó bao gồm: - Các nguyên tắc cơ bản về ‘Đối xử quốc gia’ và ‘đối xử tối huệ quốc”, những nguyên tắc quy định nền tảng cho hệ thống GATT/WTO;
  5. Những đặc điểm chính của Hiệp địnhTRIPS - các quy định chi tiết và cụ thể về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở cấp quốc gia; - và, việc giải quyết các vấn đề về IPR ở cấp quốc tế * Cụ thể hơn, Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến sự sẵn sàng, phạm vi và sự sử dụng 8 loại quyền sở hữu trí tuệ (xem trong bài trình bày) và phát triển các quy định của các coogn ước đa phương trong tương lai
  6. Những đặc điểm chính của Hiệp địnhTRIPS • Việc đưa vào Hiệp định TRIPS tiêu chuẩn đối xử tối huệ quốc là tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ đầu tiên • Điều 4 quy định rằng bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được dành cho bởi một thành viên WTO cho coogn dân của bất cứ một nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên WTO khác
  7. Những đặc điểm chính của Hiệp địnhTRIPS • Các nghĩa vụ theo Hiệp địnhTRIPS áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của WTO, những quốc gia này phải thực thi các quy định chi tiết của Hiệp định thông qua luật phaspm các quy định và thủ tục hành chính của các các quốc gia • Trong bối cảnh những nhu cầu đặc biệt, các quốc giakém phát triển không bị yêu cấu áp dụng Hiệp định này, trừ một số quy định cụ thể, đối với thời hạn 10 năm (nhưng thời hạn này hiện đã hết)
  8. Giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung • Nhiều hiệp ước có các quy định đối với việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định áp dụng đối với quốc gia thành viên • Các quy định giải quyết tranh chấp trogn các hiệp ước ở cấp đa phương, khu vực và song phương thường quy định việc đàm phán, hòa giải, hòa giải tring gian, trọng tài hoặc giải quyết bằng biện pháp tư pháp • Chúng phải được phân biệt với việc giải quyết tranh chấp trước các cơ quan xét xử và tòa án quốc gia, nơi không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa Nhà nước với Nhà nước
  9. Giải quyết các tranh chấp quốc tế theo TRIPS • Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO, Điều 64 Hiệp định TRIPS quy định trình tự giải quyết tranh chấp dựa trên GATT 94 và Quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO
  10. Giải quyết các tranh chấp quốc tế theo TRIPS • Trong những trường hợp này, hành vi bởi một quốc gia thành viên có thể bị khởi kiện chỉ nếu như lợi ích theo Hiệp định TRIPS bị vô hiệu hoặc bị làm suy yếu, hoặc nếu như sự đạt được bất kỳ một mục tiêu nào bị làm trở ngại như là kết quả của việc không thực hiện bởi bất kỳ thành viên nào tiến hành nghĩa vụ của mình
  11. Giải quyết các tranh chấp quốc tế theo TRIPS • Có rất nhiều các tranh chấp liên quan đến sự tuân thủ Hiệp địnhTRIPS đã được giải quyết trước Hội đồng giải quyết tranh chấp WTO và Cơ quan phúc thẩm được thành leaaopj theo WTO • Một ví dụ là trường hợp của Ấn độ - bảo hộ sáng chế đối với các sản phẩm dược phẩm và nông nghiệp (WT.DS79/1)
  12. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS • Phần III của Hiệp định TRIPS có các quy định cụ thể về các thủ tục và hành vi mà các tành iên WTO phải áp dụng để giải quyết bất kỳ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nào được quy định bởi TRIPS • Những thủ tục thực thi này được đưa ra bởi các thành viên WTO ở cấp quốc gia và cả các thủ tục dân sự và hình sự được quy định
  13. Enforcement of IPR under TRIPS • Art.41(2) provides that procedures for the enforcement of IPRs must also be fair and equitable. They must not be ‘unnecessarily complicated or costly, or entail unreasonable time-limits or unwanted delays.’
  14. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS • Phần III Hiệp định TRIPS quy định các quyền hạn thực thi khác nhau mà tòa án quốc gia và các cơ quan thực thi khác phải được trao bởi chính phủ hoặc cơ quan lập pháp để phù hợp với TRIPS. Đó là: - Trong các trường hợp cụ thể, yêu cầu một bên đương sự tham gia tố tụng đưa ra một chứng cứ cụ thể (Điều 43 Hiệp định TRIPS); - đưa ra lệnh buộc bên đương sự chấm dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 44 (1));
  15. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS -ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền khoản đền bù thỏa đáng để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền (Điều 45 (1)); -tiêu hủy hoặc các hình thức xử lý khác hàng hóa bị coi là đối tượng của hành vi xâm phạm mà không có bất kỳ sự bồi thường thiệt hại nào (Điều 46); - quy định sự bồi thường thiệt hại tương xứng cho bị đơn người đã bị áp dụng thủ tục sai trái (Điều 48);
  16. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS - thông qua các biện pháp tạm thời khi thích hợp, cụ thể khi bất kỳ một sự chậm trễ có nguy cơ gây hậu quả không khắc phục được cho chủ thể quyền, hoặc nếu có thể thấy rằng chứng cứ đang có nguy cơ bị thủ tiêu (Điều 50 (2)); -áp dụng thủ tục tố tụng và hình phạt hình sự ‘ít nhất trong các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại’.
  17. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS * các biện pháp được quy định sẵn sàng là để đưa vào hình phat tù và/hoặc phạt tiền đủ để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa phù hợp với mức độ hinh fphatj được áp dụng đối với mức độ nghiêm trọng của tội phạm * Trong các trường hợp thích hợp, các chế tài cũng phải bao gồm việc tịch thu, tước đoạt và tiêu hủy hàng hóa vi phạm và bất cứ vật liệu và phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm (Điều61)
  18. Thực thi IPR theo quy định của TRIPS • Cơ quan hải quan phải được trao thẩm quyền đình chỉ việc giải phóng hàng hóa tại biên giới nếu họ nhận được lệnh từ một cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hành chính hoặc cơ quan tòa án chỉ ra rằng cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ chứng cứ ban đầu để tình nghi rằng các hàng hóa đó là hàng giả, hoặc vi phạm bản quyền tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2